Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 59 trang )
Gồm các cơ thẳng trên, thẳng dưới, thẳng ngoài và thẳng trong.
Các cơ có nguyên uỷ từ một vòng gân chung ở đỉnh ổ mắt (quanh lỗ thị và phần trong khe ổ
mắt trên).
Đi từ sau ra trước, tương ứng với các thành ổ mắt. Bám tận ở củng mạc, cách bờ giác mạc
khoảng 7-9mm.
1.3. Các cơ chéo
Có cơ chéo trên và cơ chéo dưới:
- Cơ chéo trên: đi từ xương bướm (phía trên trong lỗ thị) theo góc trên trong của ổ mắt, ở phía
trên cơ thẳng trên, đến ròng rọc (ở góc trên trong nền ổ mắt) rồi quặt ra ngoài, ra sau và xuống
dưới để bám vào phần sau ngoài của củng mạc.
- Cơ chéo dưới: có nguyên uỷ ở thành dưới ổ mắt (phần xương hàm trên ở phía ngoài ống lệ
mũi). Cơ đi ra ngoài, ra sau và nằm dưới cơ thẳng dưới, chạy lên bám vào phần sau ngoài
củng mạc, đối diện chỗ bám của cơ chéo trên.
1.4. Thần kinh điều khiển
- Thần kinh ròng rọc (thần kinh IV): cơ chéo trên.
- Thần kinh vận nhãn ngoài (thần kinh VI ): cơ thẳng ngoài.
- Thần kinh vận nhãn chung (thần kinh III ): các cơ còn lại.
1.5. Động tác của các cơ nhãn cầu
Các cơ thẳng và các cơ chéo có thể hoạt động riêng lẻ hoặc phối hợp nhau để đưa giác mạc
vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới hoặc xoay vòng.
2. Mạc ổ mắt
Mạc ổ mắt là một phức hợp tổ chức xơ nâng đở và bao bọc các thành phần trong ổ mắt. Mạc ổ
mắt do màng não cứng tạo thành. Màng não cứng qua ống thị giác và khe ổ mắt trên vào ổ
mắt chia hai lá: lá ngoài tạo nên ngoại cốt mạc ổ mắt, còn lá trong tạo nên các mạc bao phủ
thần kinh thị giác, các cơ... Gồm có:
2.1. Ngoại cốt mạc ổ mắt
Lót các thành của ổ mắt và phía sau liên tục với các màng não cứng ở lỗ thị giác và khe ổ mắt
trên.
2.2. Bao nhãn cầu
Là lớp xơ mỏng bao bọc xung quanh củng mạc, ngăn cách nhãn cầu với khối mỡ xung quanh.
2.2. Mạc cơ
Bọc các cơ nhãn cầu và nối nhau thành màng gian cơ, liên tục với bao nhãn cầu.
2.3. Vách ổ mắt
Vách ổ mắt là một cấu trúc gồm 2 mảnh xơ sợi căng ngang qua đáy ổ mắt, liên tục với ngoại
cốt mạc ở bờ trên và bờ dưới nền ổ mắt, đến gắn sụn mi mắt trên và dưới.
3. Lông mày
Là một lồi da hình cung có lông ngắn nằm ngang trên nền ổ mắt. Phía sau, liên quan với cơ
vòng mắt, cơ mày và cơ trán.
4. Mi mắt
42
Mí mắt trên và mí mắt dưới dưới là 2 nếp da cơ mạc di động, nằm ở nền ổ mắt ngay trước
nhãn cầu.
Mí trên và mí dưới cách nhau bởi khe mí, gặp nhau hai đầu bởi mép mí, tạo nên góc mắt trong
và góc mắt ngoài.
Ở gần mép mí trong, giữa hai mí mắt và nhãn cầu là một khoảng tam giác nhỏ gọi là hồ lệ,
trong đó có cục lệ. Trên mỗi mí mắt ở vùng hồ lệ có một lỗ nhỏ gọi là điểm lệ (nằm trên gai
lê ) là lổ vào tiểu quản lệ.
Mỗi mí có hai mặt: trước và sau. Bờ tự do của mí mắt có hai viền: viền trước: tròn có lông mi,
viền sau tiếp xúc với nhãn cầu có lỗ của các tuyến sụn mi mắt.
Mí mắt được cấu tạo bởi 5 lớp từ nông vào sâu là da, mô dưới da, cơ (cơ vòng mắt, cơ nâng
mi) sụn mi mắt và kết mạc.
5. Kết mạc
Kết mạc là niêm mạc lót mặt trong hai mí mắt và mặt trước nhãn cầu, nên gồm hai phần:
- Kết mạc mi: lót mặt trong mí mắt.
- Kết mạc nhãn cầu: phủ phía trước nhãn cầu, dính lỏng lẻo với củng mạc. Kết mạc nhãn cầu
liên tục với lớp thượng mô trước giác mạc.
Giữa kết mạc mi và kết mạc nhãn cầu là vòm kết mạc. Vòm kết mạc trên có lỗ của các ống
tuyến lệ.
6. Bộ lệ
Bộ lệ gồm có:
6.1. Tuyến lệ
Nằm trong một hố ở góc trước ngoài thành trên ổ mắt. Tuyến lệ tiết ra nước mắt, đổ vào vòm
kết mạc trên bằng 10-12 ống tuyến, nhằm làm ẩm, rửa sạch giác mạc. Ngoài ra nước mắt còn
có tác dụng sát trùng nhẹ.
6.2. Tiểu quản lệ
Gồm ống trên và ống dưới, từ gai lệ đổ vào túi lệ. Ở giữa phình ra, tạo thành bóng tiểu quản
lệ.
6.3. Túi lệ
Nằm trong hố túi lệ ở giữa hai mào lệ trước và sau, dài 1-1,5mm, nhận hai tiểu quản lệ và nối
với ống lệ mũi.
6.4. Ống lệ mũi
Dài khoảng 2cm, nằm trong một ống xương do xương lệ, xương hàm trên và xương xoăn mũi
dưới tạo nên. Ống lệ mũi nối túi lệ với ngách mũi dưới, nước mắt được dẫn từ mắt đến ổ mũi.
43
Hình 10. 25. Bộ lệ
1. Lỗ đổ của các ống tuyến lệ 2. Cục lệ 3. Điểm lệ trên 4. Tiểu quản lệ 5. Túi lệ
6. Điểm lệ dưới 7. Ống lệ mũi 8. Ngách mũi dưới
IV. Mạch máu của mắt
1. Động mạch
Cấp máu chính cho mắt là động mạch mắt là một nhánh bên của động mạch cảnh trong. Ở
trong sọ. động mạch mắt cùng thần kinh thị giác chui qua ống thị giác để vào ổ mắt, rồi phân
ra nhiều nhánh (10-12 nhánh bên) để cấp máu cho các cơ quan trong ổ mắt, trong đó có nhánh
động mạch trung tâm võng mạc chạy ở giữa thần kinh thị vào cấp máu cho võng mạc.
2. Tĩnh mạch
Có hai tĩnh mạch chính:
- Tĩnh mạch mắt trên: do tĩnh mạch góc và tĩnh mạch trên ổ mắt hợp lại, chạy vào ổ mắt rồi
qua khe ổ mắt trên (ngoài vòng gân chung) để đổ vào xoang hang.
- Tĩnh mạch mắt dưới: Chạy vào xoang hang qua khe ổ mắt trên (ngoài vòng gân chung) hoặc
đổ vào tĩnh mạch mắt trên.
Ngoài ra tĩnh mạch trung tâm võng mạc có thể đổ trực tiếp vào xoang hang, còn các tĩnh mạch
xoắn chui từ củng mạc ra thì đổ vào tĩnh mạch mắt trên hoặc tĩnh mạch mắt dưới.
44
CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAI
Mục tiêu bài giảng
1. Phân biệt được giới hạn tai ngoài, tai giữa, tai trong.
2. Mô tả cấu tạo các thành phần và chức năng của tai ngoài, tai giữa, tai trong.
3. Giải thích cơ chế nghe và giữ thăng bằng.
4. Vẽ hình soi màng nhỉ.
Tai (hay cơ quan tiền đình ốc tai) là cơ quan đảm nhiệm việc nghe và điều chỉnh thăng bằng
cho cơ thể. Mỗi một tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
I. Tai ngoài
Tai ngoài gồm loa tai và ống tai ngoài.
1. Loa tai
Nằm hai bên đầu vùng thái dương.
1.1 Hình thể ngoài
Loa tai hình loa kèn, có 2 mặt: mặt ngoài và mặt trong với nhiều nếp lồi lõm.
Hình 10. 26. Loa Tai
1.Gờ luân 2. Gờ đối luân 3. Bình tai 4. Gờ đối bình ta 5.Dái tai
1.1.1. Mặt ngoài
Ở giữa có một chỗ lõm lớn gọi là xoắn tai, vây quanh là 4 gờ:
- Gờ luân: đi từ xoắn tai vòng ra sau đến nửa chu vi loa tai. Ở giữa có củ loa tai.
- Gờ đối luân: chạy song song phía trong gờ luân, đầu trên tách đôi tạo thành hai trụ đối luân
ôm lấy hố tam giác. Giữa hai gờ luân và gờ đối luân là lõm thuyền.
45