1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

4 Một số mô hình hồi quy liên quan đến tỷ giá, xuất nhập khẩu và lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 139 trang )


22



Mô hình này có thể thêm bất kỳ biến độc lập nào khác nếu các biến đó có thể có các

tác động đến giá trị xuất khẩu.

1.4.3 Mô hình tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá thực

Mô hình hồi quy của Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001)

Ln(X/M)t = α1 + α1lnY t + α2Y t * + α3lnRER t + α4D + εt

Trong đó Ln là logarit tự nhiên.

X/M là tỷ trong thương mại.

Y là chỉ số thu nhập quốc dân (GDP) trong nước

Y* là chỉ số thu nhập quốc dân (GDP) của nước ngoài

RER chỉ số tỷ giá thực.

Kết luận chương 1

Tỷ giá danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng

tiền khác, nó là tỷ giá được giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối.

Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo

mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Tỷ giá thực đa phương (REER) hay còn gọi

là tỷ giá thực hiệu lực được điều chỉnh theo lạm phát so với các đối tác thương mại

có tính đến trọng số thương mại của các đối tác. Tỷ giá thực có thể được xem là

thước đo sức cạnh tranh về giá cả trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia.

Theo cách phân loại truyền thống, cơ chế tỷ giá bao gồm: (1) cơ chế tỷ giá cố

định, (2) cơ chế tỷ giá thả nổi và (3) cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Theo cách

phân loại mới của IMF: (1) cơ chế neo cố định (hard pegs), (2) cơ chế neo linh hoạt;

(3) thả nổi, bao gồm thả nổi có điều tiết không công bố trước và thả nổi hoàn toàn.

Trong ngắn hạn, phá giá làm giá xuất khẩu rẻ, giá nhập khẩu tăng làm cán

cân thương mại tạm thời bị xấu đi được gọi là hiệu ứng giá cả. Trong dài hạn, xuất

khẩu rẻ, giá nhập khẩu tăng hơn làm tăng khối lượng xuất khẩu, hạn chế khối lượng

nhập khẩu, từ đó làm cán cân thương mại được gọi là hiệu ứng khối lượng.

Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi

trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn.



23



Điều kiện Marshall-Lerner: để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực

tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của

xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1, (|ηx + ηm|>1).



24



CHƯƠNG 2. TÍNH TỶ GIÁ THỰC VÀ ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ

GIÁ THỰC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

2.1 Tính tỷ giá thực song phương của một số đồng tiền so với USD

2.1.1 Tính tỷ giá thực song phương

Để xem xét đánh giá mức độ định giá cao hay thấp của đồng tiền của một số

đối tác thương mại và tiền đồng so với USD, tác giả tính tỷ giá thực song phương

của các đồng tiền này (khoảng mười đồng tiền của các nước và vùng lãnh thổ mà

phần tiếp theo tác giả sẽ chọn đưa vào rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực đa phương). Số

liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy ngoài Việt Nam: về tỷ giá giữa đồng

tiền các nước so với USD lấy từ các nguồn như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân

hàng Phát triển châu Á (ADB), cục dự trữ liên bang Mỹ (tại địa chỉ

http://www.federalreserve.gov/releases/g5a); về CPI, tác giả có so sánh với các

công bố từ các trang web của bộ lao động Mỹ, trang web www.unstats.un.org của

chính phủ Mỹ công bố các số liệu về châu Á, trang web của diễn đàn hợp tác châu

Á Thái Bình Dương (APEC)… để cập nhật số liệu mới so với các số liệu ước tính

thu thập từ các nguồn trong nước.

Để tính tỷ giá thực song phương cho từng đối tác thương mại, tác giả chọn

kỳ gốc là năm 2000. Chỉ số tỷ giá danh nghĩa được tính bằng cách lấy tỷ giá của

từng đồng tiền so với USD ở thời điểm t chia cho tỷ giá ở kỳ gốc và nhân lại với

100. Sau đó, lấy chỉ số tỷ giá danh nghĩa nhân với lạm phát của Mỹ và chia cho lạm

phát của từng nước ta được tỷ giá thực. Vì năm 2000 là kỳ gốc nên tỷ giá thực năm

này bằng 100.

Kết quả tính toán tỷ giá thực song phương của đồng tiền so với đô la Mỹ cho

bởi bảng 2.1 của phụ lục 2



25



Hình 2.1 Đồ thị tỷ giá thực song phương các đồng tiền so với USD

160

140

Singapore



120



Thailand

Chinese Taipei



100



Republic of Korea

Japan



80



China, People's Republic of



60



France



40



Australia



Germany

United States

Viet Nam



20

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008



Nguồn: bảng 2.1 của phụ lục 2

2.1.2 Phân tích mức độ định giá của từng đồng tiền

Đô la Mỹ cố định bằng 100 cho cả thời kỳ từ 2000 đến 2008. Trên đồ thị

đường biểu diễn tỷ giá thực của Mỹ là đường nằm ngang có tung độ là 100. Nếu tỷ

giá thực của một đồng tiền nằm phía trên đường này (tỷ giá thực lớn hơn 100) thì

đồng tiền đó bị định giá thấp so với USD, ngược lại nếu nằm phía dưới được gọi là

định giá cao so với USD.

Căn cứ vào tỷ giá thực tính được, tác giả tiến hành so sánh xếp hạng cho tỷ

giá thực song phương của từng đồng tiền (Bảng 2.2 của phụ lục 2).

Tỷ giá thực một đồng tiền có thứ hạng càng cao (thứ hạng được sắp xếp theo

thứ tự, cao nhất là 1 và thấp nhất là 10) có nghĩa là tỷ giá thực song phương của

đồng tiền đó càng nhỏ hơn so với tỷ giá thực song phương của các đồng tiền khác.

Thứ hạng cao, đồng tiền bị định giá cao và ngược lại, thứ hạng thấp đồng tiền bị

định giá thấp hơn so với các đồng tiền khác. Hay nói cách khác, thứ hạng cao chỉ

phản ánh mức độ định giá trị thực của đồng tiền này cao hơn mức độ định giá thực

của đồng tiền khác khi cùng so sánh với USD (do có RER thấp hơn).

Ví dụ đồng đô la Australia (AUD) được xếp hạng nhất từ năm 2004 đến

2008 trong bảng trên vì có tỷ giá thực so với USD thấp nhất, có nghĩa AUD bị định

giá cao nhất so với các đồng tiền khác trong “rổ tiền” trong cùng thời gian.

Dấu hiệu để biết đồng tiền nào đó bị định giá cao so với USD là khi tỷ giá

thực song phương của nó nhỏ hơn 100. Ví dụ, tiền đồng và nhân dân tệ cùng bị định

giá thấp so với USD trong năm 2005, nhưng mức độ định giá của tiền đồng cao hơn



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

×