1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

1 Tính tỷ giá thực song phương của một số đồng tiền so với USD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 139 trang )


25



Hình 2.1 Đồ thị tỷ giá thực song phương các đồng tiền so với USD

160

140

Singapore



120



Thailand

Chinese Taipei



100



Republic of Korea

Japan



80



China, People's Republic of



60



France



40



Australia



Germany

United States

Viet Nam



20

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008



Nguồn: bảng 2.1 của phụ lục 2

2.1.2 Phân tích mức độ định giá của từng đồng tiền

Đô la Mỹ cố định bằng 100 cho cả thời kỳ từ 2000 đến 2008. Trên đồ thị

đường biểu diễn tỷ giá thực của Mỹ là đường nằm ngang có tung độ là 100. Nếu tỷ

giá thực của một đồng tiền nằm phía trên đường này (tỷ giá thực lớn hơn 100) thì

đồng tiền đó bị định giá thấp so với USD, ngược lại nếu nằm phía dưới được gọi là

định giá cao so với USD.

Căn cứ vào tỷ giá thực tính được, tác giả tiến hành so sánh xếp hạng cho tỷ

giá thực song phương của từng đồng tiền (Bảng 2.2 của phụ lục 2).

Tỷ giá thực một đồng tiền có thứ hạng càng cao (thứ hạng được sắp xếp theo

thứ tự, cao nhất là 1 và thấp nhất là 10) có nghĩa là tỷ giá thực song phương của

đồng tiền đó càng nhỏ hơn so với tỷ giá thực song phương của các đồng tiền khác.

Thứ hạng cao, đồng tiền bị định giá cao và ngược lại, thứ hạng thấp đồng tiền bị

định giá thấp hơn so với các đồng tiền khác. Hay nói cách khác, thứ hạng cao chỉ

phản ánh mức độ định giá trị thực của đồng tiền này cao hơn mức độ định giá thực

của đồng tiền khác khi cùng so sánh với USD (do có RER thấp hơn).

Ví dụ đồng đô la Australia (AUD) được xếp hạng nhất từ năm 2004 đến

2008 trong bảng trên vì có tỷ giá thực so với USD thấp nhất, có nghĩa AUD bị định

giá cao nhất so với các đồng tiền khác trong “rổ tiền” trong cùng thời gian.

Dấu hiệu để biết đồng tiền nào đó bị định giá cao so với USD là khi tỷ giá

thực song phương của nó nhỏ hơn 100. Ví dụ, tiền đồng và nhân dân tệ cùng bị định

giá thấp so với USD trong năm 2005, nhưng mức độ định giá của tiền đồng cao hơn



26



Nhân dân tệ do chỉ số tỷ giá thực thấp hơn của nhân dân tệ (101.9 so với 104,96), tỷ

giá thực của Việt Nam đứng hàng thứ sáu, Trung Quốc đứng vị trí thứ 7.

Từ đồ thị 2.1, ta thấy rằng tỷ giá thực của tiền đồng so với USD giảm dần và

có chỉ số thấp nhất vào năm 2008. Với cách lấy kỳ gốc là năm 2000 và tỷ giá được

thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như các tổ chức tài chính quốc tế, các công bố

của các cơ quan tài chính của chính phủ Mỹ như đã nêu ở trên, kết quả tính tỷ giá

thực song phương VND/USD (RERVND/USD) có sự khác biệt (dù nhỏ) so với cách

thu thập số liệu tỷ giá từ trong nước (có cùng kỳ gốc là năm 2000). Cụ thể nếu tính

theo số liệu tỷ giá thu thập trong nước, RERVND/USD có bốn năm liên tiếp từ 2005

đến 2008 dưới 100 (có nghĩa là tiền đồng bị định giá cao), còn nếu tính theo số liệu

tỷ giá được thu thập từ nước ngoài, tiền đồng chỉ bị định giá cao trong ba năm cuối.

Các năm từ 2002 đến 2004, chỉ số tỷ giá thực VND/USD khá cao (tiền đồng

được định giá thấp hơn so với hầu hết các đồng tiền khác, đứng hàng thứ 7 và 8 trên

9 đồng tiền). Đến ba năm cuối của kỳ nghiên cứu, tỷ giá thực của Việt Nam đồng

giảm dần, mức độ định giá của tiền đồng đứng hàng thứ 5/9 và thứ 4/9 đồng tiền

trong “rổ tiền”. Cũng trong ba năm này, tiền đồng bị định giá cao so với USD. Một

vài năm trở lại đây, có sự gia tăng mức định giá cao của tiền đồng so với “rổ tiền”,

điều này cho thấy rằng tiền đồng ngày càng tăng giá so với các đồng tiền trong “rổ”.

Mặt khác, ba năm trở lại đây tiền đồng liên tục bị định giá cao so với đô la Mỹ (tỷ

giá thực của Việt Nam nhỏ hơn 100).

Đồng đô la Autralia, Euro, Baht Thái là những đồng tiền bị định giá thực cao

nhất tính đến cuối 2008. Đồng won của Hàn Quốc năm 2008 bị mất giá mạnh nhất,

tỷ giá đồng won đã tăng 18,23% so với năm 2007 đưa đồng tiền này từ vị trí bị định

giá cao đứng hàng thứ ba xuống vị trí thứ bảy so với rổ tiền, nhưng vẫn còn bị định

giá cao so với USD. Ngược lại, trong hầu hết thời gian xem xét, đồng yen Nhật là

đồng tiền mất giá mạnh nhất so với USD, và mức độ mất giá của nó cao nhất so với

các đồng tiền khác trong rổ tiền. (hạng 10 trong tám năm và hạng 9 trong hai năm)

Nhìn chung, năm 2008 so với năm 2000, tỷ giá thực EUR/USD giảm

31,68%, AUD/USD giảm 34,93%, CNY giảm 12,93%, BATH/USD giảm 18,67%...

trong khi đó VND/USD chỉ giảm 13,54%. Tính đến năm 2008, USD đã có quá trình



27



mất giá mạnh so với hầu hết các đồng tiền trong rổ, đặc biệt nó đã mất giá rất mạnh

so với EUR và AUD. Điều này cho thấy tỷ giá thực giữa USD/VND có thể sẽ thấp

hơn tỷ giá thực đa phương, chỉ số này sẽ được tính ngay sau đây. Hay nói cách khác

mặc dù tiền đồng bị định giá cao so với USD, nhưng do USD bị mất giá mạnh so

với hầu hết các đồng tiền trong rổ nên tiền đồng có thể sẽ bị định giá thấp hơn nếu

so với một rổ tiền.

2.2 Tính tỷ giá thực đa phương (REER)

Phần phân tích trên cho thấy phần nào mức độ định giá cao của tiền đồng so

với rổ tiền tính cho đến năm 2008, nhất là định giá cao so với đồng USD. Tuy

nhiên, những phân tích ở trên chỉ cho thấy những góc nhìn riêng lẻ về giá trị tiền

đồng so với từng đồng tiền, nên rất khó để có thể đánh giá tổng hợp về mức độ định

giá cao hay thấp của tiền đồng so với các đồng tiền trong rổ. Để có cái nhìn tổng

quát hơn về mức độ định giá của tiền đồng so với rổ tiền, tác giả tiến hành tính tỷ

giá thực đa phương. Sau đây, tác giả trình bày phương pháp để tính tỷ giá thực đa

phương.

Chọn năm gốc. Vấn đề chọn năm gốc (năm cơ sở) rất quan trọng, nó sẽ ảnh

hưởng đến kết quả tính tỷ giá thực. Năm gốc có thể chọn một trong các năm 1992,

1999, 2000, 2001. Lý do được đưa ra ở đây là vì tính từ năm 1986 trở lại đây, năm

1992 là năm có thặng dư mậu dịch, việc xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung đạt

nhiều tiến bộ, giá cả nhiều mặt hàng đã theo cơ chế thị trường cạnh tranh, nền kinh

tế ổn định; các năm 1999, 2000, 2001 có tỷ lệ thâm hụt mậu dịch là thấp nhất, tỷ lệ

xuất khẩu trên nhập khẩu lần lượt là 98,3%, 92,6%, 92,7%, chỉ số giá cả các năm

này được xem là rất ổn định, chỉ số giá tháng 12 năm này so với tháng 12 năm trước

rất gần 100.

Tác giả không chọn năm 1992, mặc dù năm này cán cân thanh toán khá cân

bằng, nền kinh tế ổn định vì việc nghiên cứu tỷ giá trong thời gian quá dài sẽ không

sát với thực tế. Vì Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền kinh tế đang

chuyển đổi, nên cấu trúc nền kinh tế thay đổi rất nhanh và phức tạp, các biến số vĩ

mô thay đổi lớn sẽ rất khó quan sát biến động của tỷ giá. Năm 1999 được chọn là

năm gốc vì năm này cán cân thanh toán của Việt Nam khá cân bằng, cũng trong



28



năm này chính phủ hai lần giảm giá mạnh đồng nội tệ, do đó đã đưa tỷ giá về gần

hơn vùng ngang giá sức mua, hay nói cách khác là tỷ giá hiệu lực thực được xem là

gần như bằng 100. Năm 1999 cũng là năm không quá xa so với hiện tại, việc thu

thập số liệu ít khó khăn hơn do thời gian gần hơn. Một vài nghiên cứu về tỷ giá các

tác giả khác cũng chọn năm 1999 là năm gốc.

Ngoài ra trong thời gian gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế khi công bố

số liệu thường chọn năm cơ sở là năm 2000. Xét thấy năm này cũng khá phù hợp

với các tiêu chí đã đề ra như không quá xa hiện tại, cán cân thanh toán khá cân

bằng…, tác giả đã chọn thêm năm cơ sở là năm 2000 khi tính REER do dễ dàng

trong việc thu thập số liệu và có thể đem so sánh hai kết quả tính REER ở hai kỳ

gốc khác nhau xem có gì khác biệt không.

Chọn rổ tiền tệ đặc trưng. Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của Việt Nam

và đối tác thương mại, tác giả chọn ra các đồng tiền tham gia “rổ tiền” để tính tỷ giá

thực đa phương (REER) theo nguyên tắc ưu tiên chọn đồng tiền của các đối tác có

tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam. Ngoài ra, các đối tác có sự cạnh tranh trong

xuất khẩu với Việt Nam, các đồng tiền mạnh, các đối tác tiềm năng... cũng được

xem xét trong việc lựa chọn đồng tiền nào tham gia “rổ tiền”.

Đô la Mỹ là đồng tiền hiển nhiên có mặt trong rổ tiền do đồng tiền này là

đồng tiền mạnh nhất thế giới cho tới thời điểm hiện nay.

Đồng Euro cũng là đồng tiền không thể thiếu trong rổ tiền vì nó là một trong

những đồng tiền mạnh nhất trên thế giới và vì khu vực sử dụng đồng Euro có giao

thương rất lớn với Việt Nam, đồng thời chọn hai quốc gia châu Âu làm đại diện là

Pháp và Đức.

Kế đến là đồng yen Nhật cũng là một lựa chọn không tranh cãi, do đây là

đồng tiền của một quốc gia có nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới và Nhật cũng

là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Trung Quốc là quốc gia ngoài việc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trao đổi

thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc có tỷ trọng lớn nhất và Việt

Nam luôn chịu tình cảnh nhập siêu lớn nhất với họ. Từ năm 2001 đến 2008 Việt

Nam liên tục nhập siêu với Trung Quốc cứ năm sau lớn hơn năm trước và đến 2008



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

×