Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.38 KB, 28 trang )
tượng tham gia. Theo Amir Manzoor (2010), các mơ hình TMĐT phổ biến
hiện nay gồm có:
B2B (Business-to-business): là loại hình thương mại được tiến hành
giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua các phương tiện điện tử
B2C (Business-to-consumer): là loại hình doanh nghiệp sử dụng các
phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng. Quá
trình người tiêu dùng lựa chọn, đặt hàng, thanh tốn và nhận hàng đều được
tiến hành thơng qua các phương tiện điện tử.
B2B2C (Business-to-business-to-consumer): là loại hình doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ B2B để hỗ trợ các doanh nghiệp B2C. Nói cách
khác, doanh nghiệp B2B2C cung cấp các dịch vụ (ví dụ gian hàng ảo) để
giúp người bán (ở đây là các doanh nghiệp B2C) tiến hành các hoạt động
bán hàng tới người mua.
C2C (Consumer-to-consumer): là loại hình thương mại được tiến
hàng giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Hình thái dễ nhận biết
nhất của mơ hình này là các website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên
mạng.
Ngồi ra còn có mơ hình Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với
cơ quan nhà nước (B2G), giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B),
giữa doanh nghiệp với nhân viên (B2E), ….
Theo cách phân loại của Amir Manzoor, tiểu luận của chúng em sẽ tập
trung nghiên cứu hoạt động logistics của loại hình doanh nghiệp B2B2C.
II.
Hoạt động logistics của doanh nghiệp Thương mại điện tử
1.
Khái niệm logistics
Theo một định nghĩa được coi là đầy đủ và được sử dụng phổ biến
nhất của Hội đồng quản lý Logistics Hoa Kỳ (Council of logistics
Management) thì Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và
kiểm sốt q trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông
7
tin liên quan từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả
và phù hợp với yêu cầu của khách hàng (Hoàng Văn Châu, 2009)
2.
Logistics trong Thương mại điện tử
Logistics trong Thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là dịch vụ
vận chuyển mà thực tế bao gồm nhiều hơn thế. Đó là quá trình hoạch định
chiến lược và phát triển tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình,
cơ cấu tổ chức và tác nghiệp hậu cần để hiện thực hóa và vật chất hóa cho
hoạt động thương mại điện tử.
Hay nói cách khác, Joe Khoo (2013) cho rằng logistics trong Thương
mại điện tử là toàn bộ quá trình từ lúc khách hàng đặt mua hàng hóa (Point
of sales) đến lúc sản phẩm được giao tận tay tới người tiêu dùng. Nếu tiếp
cận theo góc độ lịch sử phát triển của logistics thì logistics thương mại điện
tử (e-logistics) chính là giai đoạn phát triển tiếp theo của logistics truyền
thống, với việc ứng dụng Internet và sử dụng các phương tiện điện tử vào
các hoạt động của logistics (Đoàn Thị Hồng Vân, 2006)
3.
Vai trò của Logistic trong Thương Mại Điện Tử
Theo An Thị Thanh Nhàn & cộng sự (2011), vai trò cụ thể của
logistics đối với một doanh nghiệp được thể hiện ở:
Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ
hiệu quả đến khách hàng. Logistics khơng chỉ góp phần tối ưu hóa hệ thống
phân phối hàng hóa nhờ việc phân bố mạng lưới các cơ sở phù hợp với yêu
cầu vận động của hàng hóa, mà còn tối ưu hóa phương án dự trữ, vận
chuyển hàng hóa nhờ vào hệ thống thơng tin hiện đại, tạo điều kiện đưa
hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu trong thời gian ngắn nhất với chi phí
thấp nhất.
Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm. Mỗi hàng
hóa sản phẩm được sản xuất ra ln có một hình thái hữu dụng và giá trị
(form utility and value) nhất định với con người. Tuy nhiên để được khách
8
hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần được đưa đến đúng vị trí, đúng
thời gian và có khả năng trao đổi với khách hàng. Trong xu hướng tồn cầu
hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa
cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian và địa điểm do logistics mang
lại càng trở nên đặc biệt cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm.
Đặc biệt, logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing hỗn hợp
và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, trong TMĐT, khi mà việc chọn mua sản
phẩm và thanh toán chỉ được thực hiện qua mạng ảo bằng việc đơn giản
chuyển từ màn hình này sang màn hình khác, khối lượng hàng hóa càng
ngày càng khổng lồ, thì việc xử lý hàng chục nghìn các sản phẩm hàng
ngày tại khâu hậu cần là vô cùng quan trọng.
III. Đặc trưng của logistics trong TMĐT
Logistics TMĐT là một xu hướng phát triển mới của logistics, vì thế
nó cũng mang các đặc trưng của hoạt động logistics truyền thống:
Logistics TMĐT không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một q
trình có tính hệ thống bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tục,
liên quan mật thiết và có tác động qua lại lẫn nhau.
Logistics TMĐT là sợi chỉ kết nối xuyên suốt các khâu trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, từ khâu mua sắm, lưu kho, đến
khâu xử lý đơn hàng và phân phối vận chuyển hàng hóa cho người
tiêu dùng.
Logistics TMĐT khơng chỉ liên quan đến nguồn nguyên vật liệu đầu
vào mà còn liên quan đến các yêu tố nguồn tài nguyên của bản thân
doanh nghiệp, bao gồm tiềm lực vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng cơng
nghệ thơng tin, bí quyết kinh doanh.
Logistics TMĐT chỉ có thể phát triển khi doanh nghiệp có cường độ
ứng dụng cao các thành tựu của khoa học cơng nghệ vào quy trình
hậu cần. Với sức mạnh của cơng nghệ thơng tin, các quy trình vận
chuyển hàng hóa được tối ưu hiệu quả, việc xử lý đơn hàng và phản
9
hồi khách hàng diễn ra nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian và
nguồn lực cho doanh nghiệp.
Mặc dù logistics TMĐT có những đặc trưng cơ bản giống logistics
truyền thống, tuy nhiên TMĐT đã đặt ra những yêu cầu cao hơn cho hoạt
động logistics TMĐT so với logistics truyền thống, bởi hoạt động logistics
trong TMĐT phải đối mặt với sự phức tạp trong việc xử lý khối lượng
khổng lồ những đơn hàng lẻ đến những địa điểm lẻ mỗi ngày, số lượng
điểm đến lớn với phạm vi rộng và phân tán. Vì thế đòi hỏi tốc độ thực hiện
phải nhanh hơn, nguồn nhân lực cũng cần có chun mơn về cơng nghệ,
điện tử.
10
CHƯƠNG II: MƠ HÌNH CHINA SMART LOGISTICS CỦA
TẬP ĐOÀN ALIBABA
I.
Tổng quan về Alibaba Group và hoạt động Thương mại Điện tử
của Alibaba
1.
Tổng quan về Alibaba Group
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Alibaba Group được thành lập ngày 28/06/1999 tại Trung Quốc bởi 18
người, dẫn đầu bởi Jack Ma - một cựu giáo viên tiếng Anh từ Hàng Châu,
Trung Quốc. Kể từ khi ra mắt trang web đầu tiên hỗ trợ các nhà xuất khẩu,
nhà sản xuất và doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc, ngày nay Alibaba
Group đã phát triển lớn mạnh thành cơng ty dẫn đầu tồn cầu trong thương
mại trực tuyến và di động.
Hiện nay Alibaba và các cơng ty liên quan của nó đang dẫn đầu không
chỉ trên thị trường bán buôn và bán lẻ trực tuyến mà còn trong cả thị thường
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trực tuyến như dịch vụ quảng cáo &
marketing, thanh toán điện tử, dịch vụ điện toán đám mây và các giải pháp
di động khác.
1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
Sứ mệnh: “Làm cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng ở bất cứ đâu” (To
make it easy to do business anywhere). Alibaba mong muốn trở thành
sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới, hỗ trợ đắc lực cho các doanh
nghiệp nhỏ trong việc kết nối với khách hàng.
Tầm nhìn:
Trở thành nền tảng đầu tiên cho sự chia sẻ dữ liệu
Trở thành một doanh nghiệp có nhân viên hạnh phúc nhất o Tồn
tại ít nhất 120 năm
Giá trị cốt lõi :
11
Lấy khách hàng làm trung tâm : Lợi ích của cộng đồng người
dùng và thành viên là ưu tiên hàng đầu của công ty.
Tinh thần làm việc nhóm : mong muốn tồn thể nhân viên sẽ
cùng cộng tác như một nhóm để hồn thành sứ mệnh chung. Tin
rằng tinh thần làm việc nhóm có thể giúp những người bình
thường làm được những điều phi thường.
Nắm bắt thay đổi : Ở trong 1 nền kinh tế phát triển như vũ bão
đòi hỏi các nhân viên phải duy trì sự linh hoạt, khơng ngừng cải
tiến để thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới.
Trung thực : Sự trung thực là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh
của công ty
Đam mê : Nhân viên được khuyến khích duy trì một thái độ tích
cực với công việc và không bao giờ từ bỏ những việc họ tin là
đúng
Cam kết : Hy vọng nhân viên của chúng tôi chứng minh sự
chuyên nghiệp và không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở nên xuất
sắc hơn (Nguồn Alibaba Group : 2015)
2.
Hoạt động Thương mại điện tử của Alibaba
Alibaba được coi là gã khổng lồ trong lĩnh vực Thương mại điện tử
không chỉ trên thị trường Trung Quốc mà còn trên thị trường tồn cầu với
tốc độ phát triển như vũ bão. Khác với Amazon là nhà bán lẻ hàng đầu thế
giới, Alibaba không trực tiếp kinh doanh bất cứ loại hàng hóa nào mà chỉ
đóng vai trò trung gian giữa người bán và người mua.
Khách hàng của Alibaba là các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu
mở một gian hàng trên các sàn giao dịch TMĐT của Alibaba, và Alibaba sẽ
cung cấp môi trường và các dịch vụ hỗ trợ người bán trong việc marketing,
thanh toán, vận chuyển để hàng hóa tiếp cận được với người mua cuối
12