1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Điện - Điện tử - Viễn thông >

Quản lý nguồn năng lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 130 trang )


-



Hard Handoff - đây là chức năng chuyển vùng dạng “phá vỡ trước khi thực

hiện” "break before make" khi các thiết bị đầu cuối khách hàng không kết

nối với bất kỳ trạm gốc nào trước khi kết nối với trạm gốc tiếp theo.



-



FBSS - mạng chuyển vùng thuê bao giữa các trạm gốc trong khi vẫn duy trì

sự kết nối mạng lõi với trạm gốc



-



MDHO (Macro-diversity handover) - thuê bao duy trì một kết nối với đồng

thời 2 hoặc nhiều trạm gốc để tạo sự chuyển vùng không bị gián đoạn với

chất lượng kết nối cao nhất.



Trong đó, chuyển giao HHO là bắt buộc còn FBSS và MDHO là hai chế độ

tuỳ chọn. Diễn đàn Wimax đã phát triển một vài công nghệ chuyển giao cứng rất

thích cực trên nền tảng chuẩn 802.16e. Những cải tiến này được phát triển với mục

đích giữ cho trễ chuyển giao lớp 2 ít hơn 50 ms.

Tại chế độ chuyển giao cứng HHO, MS chỉ duy trì kết nối với chỉ một BS duy

nhất trong cùng một thời điểm. Kết nối của MS với trạm BS cũ sẽ được phá vỡ

trước khi kết nối mới được thiết lập. Chuyển giao được thực hiện sau khi cường độ

tín hiệu ở các cell kế cận vượt quá cường độ tín hiệu tại cell hiện thời. Phần ranh

giới giữa các cell được coi như là nơi có sự chuyển giao cứng xảy ra.

Hình 3.17 thể hiện mức tín hiệu khi chuyển giao cứng HHO.



Hình 3.17: Chuyển giao cứng HHO

Khi được hỗ trợ FBSS, MS và BS duy trì một danh sách các BS mà liên quan

đến FBSS với MS. Tập này gọi là một tập tích cực (Set Active). Trong FBSS, MS

tiếp tục theo dõi các trạm gốc trong tập Active Set. Khi hoạt động trong FBSS, MS

chỉ trao đổi với Anchor BS cho các bản tin đường lên và đường xuống chứa các kết

nối lưu lượng và quản lý.



Việc chuyển từ một Anchor BS đến trạm khác (chẳng hạn chuyển giao BS)

được thực hiện mà không cần có sự hiện diện của các bản tin báo hiệu HO. Các thủ

tục cập nhật “mỏ neo” được thực hiện bởi cường độ tín hiệu giữa trạm gốc phục vụ

thông qua kênh CQI. Một chuyển giao FBSS bắt đầu một quyết định dựa trên MS

nhận hoặc phát dữ liệu từ trạm anchor BS mà nó có thể được thay đổi trong tập tích

cực. MS dò tìm các BS lân cận và lựa chọn trạm nào thích hợp nhất trong tập tích

cực.

Hình 3.18 mô tả việc một MS chuyển giao trạm gốc nhanh.



Hình 3.18: Chuyển trạm gốc nhanh (FBSS)

MS gửi báo cáo cho BS được chọn và thủ tục cập nhật tập tích cực được thực

hiện bởi BS và MS. MS tiếp tục theo dõi cường độ tín hiệu của các BS trong tập

tích cực và lựa chọn một BS để trở thành anchor BS. MS gửi báo cáo đến BS lựa

chọn trên kênh CQICH hoặc MS khởi tạo bản tin yêu cầu HO. Một yêu cầu quan

trọng của FBSS là dữ liệu sẽ được truyền đồng thời đến tất cả các phần tử của tập

các BS hoạt động sẵn sang phục vụ MS.

Đối với các MS và BS hỗ trợ MDHO, MS và BS duy trì một tập các BS hoạt

động mà có chế độ MDHO với MS, được gọi là tập phân tập (Diversity Set) . Tập

này được định nghĩa cho mỗi MS ở trong mạng. Trong số các BS của tập các trạm

gốc hoạt động, một BS mỏ neo được định nghĩa.



Chế độ thông thường để hoạt động chính là một trường hợp cụ thể của MDHO

với tập các trạm gốc hoạt động chỉ gồm một BS đơn lẻ. Khi hoạt động trong chế độ

MDHO, MS trao đổi với tất cả BS trong tập các trạm gốc hoạt động thông qua các

bản tin đơn hướng cả hướng lên và hướng xuống. Một phiên MDHO bắt đầu khi

một MS quyết định truyền và nhận lưu lượng và bản tin đơn hướng từ nhiều BS

trong cùng khoảng thời gian.

Hình 3.19 mô tả việc một MS chuyển giao phân tập.



Hình 3.19: Chuyển giao phân tập MDHO

Đối với MDHO đường xuống, có hai hoặc nhiều hơn BS cung cấp khả năng

truyền đồng bộ cho dữ liệu đường xuống MS và như vậy kết hợp phân tập được

thực hiện ở MS. Đối với đường lên MDHO, việc truyền dẫn từ MS được thu bởi

nhiều BS ở đó thông tin phân tập lựa chọn nhận được thực hiện. Trạm BS cũng có

thể nhận được tín hiệu kết nối giữa các MS với các trạm BS khác, tuy nhiên khi đó

cấp độ cường độ tín hiệu không đủ để được coi như là một BS kế cận.



3.3.7 Trung tâm quản lý

Trung tâm quản lí là nơi bắt buộc phải có đối với các các mạng nói chung và

WiMAX nói riêng. Các WiMAX BS sẽ được kết nối về một điểm tập trung duy

nhất. Và các trung tâm quản lý sẽ được hình thành tại những điểm tập kết này.



Trung tâm quản lí là nơi làm nhiệm vụ giao tiếp giữa mạng WiMAX và các

mạng khác, nơi kiểm soát thông tin truyền trong mạng WiMAX, nơi kiểm tra các

trạm WiMAX SS,… Trung tâm quản lý được mô tả như hình 3.20:



Hình 3.20: Trung tâm quản lý mạng WiMAX



Về cơ bản, trung tâm quản lý cần có các thành phần sau:

-



Hệ thống tiếp nhận kết nối: Đảm nhận vai trò kết nối trung tâm quản lý và

tất cả các BS. Ngoài ra, hệ thống này còn phải hỗ trợ giao diện LAN để kết

nối với các thành phần còn lại trong trung tâm quản lý.



-



Subcriber Gateway: Cửa ngõ dành cho thuê bao. Nhiệm vụ chính của nó là

quản lý tất cả thông tin về thuê bao. Việc chứng thực người dung hay tính

cước khai thác Internet đều phải thông qua Gateway này. Chính vì lẽ đó́,

Subcriber Gateway luôn được dặt tại cửa ngõ liên thông Internet duy nhất

của toàn hệ thống cho từng miền. Với đặc thù này, Cisco Building

Broadband Service Manager (BBSM) là một sự lựa chọn lý tưởng cho vai trò

của một Subcriber Gateway. BBSM sẽ kết nối với hệ thống tiếp nhận kết nối

qua giao diện LAN để tiếp nhận các yêu cầu của thuê bao từ xa gửi về. Từ

đó, nó sẽ thực thi nhiệm vụ của mình để cho phép hoặc không cho phép

khách hàng thuê bao được đi ra Internet, hay ghi nhận thông tin cho việc tính

cước đối với các khách hàng này.



-



Hệ thống Firewall: Có nhiệm vụ chính là bảo vệ cho Trung tâm quản lý nói

riêng và toàn hệ thống WiMAX cục bộ cho từng miền nói chung. Vì toàn hệ

thống chỉ sử dụng một cửa ngõ đi Internet duy nhất nên hệ thống Firewall tại



đây đòi hỏi phải có thông lượng khá tốt, hoạt động hiệu quả và ổn định. Đối

với những đòi hỏi đặc thù như vậy Cisco PIX Firewall thường là một sự lựa

chọn tốt cho nhà cung cấp dịch vụ.

-



Hệ thống máy chủ chức năng: Bao gồm Radius server, Billing Server,

DBMS server và các LAN server khác. Mỗi máy chủ sẽ đảm nhiệm vai trò

của một chức năng đặc thù. Tuy nhiên, việc kết hợp chúng lại với nhau trong

một hệ thống của trung tâm quản lý sẽ cho phép nhà cung cấp dịch vụ quản

lý người dùng đầu cuối của mình một cách chặt chẽ và hiệu quả. về mặt cược

phí mô hình này cũng cho phép dịch vụ WiMAX cung cấp đa dạng hình thức

tính cước cho người dùng đầu cuối, một cách tương tự như các dịch vụ

VNN1260, 1269 đã có từ lâu.



3.3.8 Sơ đồ kết nối mạng WiMAX

Hình vẽ 3.21 mô tả sơ đồ kết nối của mạng WiMAX:



Hình 3.21: Sơ đồ kết nối của mạng WiMAX



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

×