Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.7 KB, 91 trang )
1.1.2 Lý thuyết đo – cách tiếp cận
Phần này chúng ta trình bày phương pháp biểu diễn phép đo. Phép đo được
mô hình hóa dựa trên các khái niệm : tập hợp, quan hệ và ánh xạ. Các thành phần
cơ bản của lý thuyết đo gồm có:
Hệ thống quan hệ: Xác định tính chất của các thuộc tính (tiên đề) qua các kết
quả quan sát trực giác hay là các hiểu biết ban đầu về thuộc tính. Các tính chất
này thường được thể hiện qua các quan hệ giữa các thực thể. Ví dụ như thuộc
tính độ nóng của dung dịch có mối quan hệ “núng hơn” giữa các dung dịch và
quan hệ này thỏa mãn tính bắc cầu.
Biểu diễn thay thế: Các thuộc tính có thể được biểu diễn bằng một hệ thống
trị số thích hợp bảo toàn các tính chất và quan hệ, việc biểu diễn này thực hiện
như là một ánh xạ từ tập thực thể vào tập trị số. Tiếp tục ví dụ độ nóng ở trên,
dung dịch A ánh xạ vào số x, dung dịch B ánh xạ vào số y, khi đó quan hệ “núng
hơn” được chuyển thành quan hệ “>”, ta phải có x>y.
Quan hệ chuyển đổi: Hai hàm bất kỳ từ thực thể sang trị số để biểu diễn
thuộc tính đều có một mối quan hệ nào đó. Chẳng hạn tất cả những gì chúng ta
biết về độ nóng của dung dịch là dung dịch này thỡ núng hơn dung dịch kia và
mối quan hệ nóng hơn này có tính bắc cầu. Hai hàm bất kỳ thể hiện độ nóng
được liên hệ bởi một sự chuyển đổi.
Một điểm lưu ý là mặc dù mong muốn của chúng ta là phép đo được thực hiện
khách quan nhưng các quan hệ ban đầu được thiết lập một cách chủ quan. Chẳng
hạn đo độ dài khi chưa có đơn vị đo thì đó là cách đánh giá chủ quan cái này dài
hơn cái kia. Khi nào các quan hệ chưa được xác lập một cách rõ ràng thì chỉ có
cách đánh giá chủ quan, ví dụ như việc đánh giá chất lượng rượu hay đánh giá độ
phức tạp của một chương trình. Cách làm có thể là đưa cho một nhúm cỏc
chuyên gia phân nhóm chương trình theo tính phức tạp từ 1 đến 5. Mặc dù việc
đánh giá đó chưa phải là phép đo theo đúng nghĩa của nó nhưng việc đánh giá
như thế là cần thiết, dần dần khi đó cú sự nhất trí về phân loại các thực thể dựa
trên tính chất, có thể dẫn đến một phép đo khách quan.
Hệ thống quan hệ
Giả sử tính chất của thuộc tính được biểu diễn bởi tập các quan hệ R, gọi tập
các thực thể là C, ta gọi hệ thống quan hệ là ξ = (C,R).
Ví dụ : Xét thuộc tính độ nghiêm trọng của sai hỏng phần mềm. Gọi C là tập
các sai hỏng phần mềm, ta xem xét 3 hệ thống quan hệ như sau:
12
1) Hệ thống quan hệ đơn giản trong đó chỉ có sự phân loại các sai hỏng phần
mềm chẳng hạn như: cú pháp, logic, đổ vỡ hệ thống. Giả thiết rằng các sai
hỏng phần mềm chỉ thuộc một trong ba loại trên.
Điều đó có nghĩa là chúng ta có một hệ thống quan hệ (C,R) trong đó R gồm
3 quan hệ đơn: quan hệ R1 “là cỳ phỏp”, R2 “là logic”, R3 “là đổ vỡ hệ thống”.
Giả thiết rằng với mọi x∈C thì x là R1, R2, hoặc R3. Trong hệ thống quan hệ
này chúng ta chưa có đánh giá về trị số để so sánh tương đối về tính nghiêm
trọng giữa các sai hỏng, chúng ta chỉ biết rằng đó là các loại sai hỏng khác
nhau.
2) Chúng ta thêm vào quan hệ cũ một quan hệ mới R4 “nghiờm trọng hơn”.
Thông thường ta quan niệm: các đổ vỡ hệ thống thì nghiêm trọng hơn sai
hỏng cú pháp và logic, các sai hỏng logic thì nghiêm trọng hơn sai hỏng về cú
pháp. R4 gồm các cặp sai hỏng (x, y) trong đó hoặc: i)x∈R3 và y∈R2 hay R1,
ii) x∈R2 và y∈R1. Hệ thống quan hệ mới cho tính nghiêm trọng các sai hỏng
phần mềm là (C, R’) trong đó R’ = {R1, R2, R3, R4}.
3) Nhằm đạt mục tiêu biểu hiện các hiểu biết sâu hơn về tính nghiêm trọng của
các sai hỏng phần mềm, chúng ta thêm vào hệ thống quan hệ R’ một quan hệ
mới: sự chênh lệch về độ nghiêm trọng giữa sai hỏng cú pháp và sai hỏng
logic cũng bằng với sự chênh lệch về độ nghiêm trọng giữa sai hỏng logic và
sai hỏng đổ vỡ hệ thống. Chúng ta có quan hệ R 5 với (x,y,x’,y’) ∈ R5 nghĩa là
chênh lệch về độ nghiêm trọng giữa x và y bằng chênh lệch về độ nghiêm
trọng giữa x’ và y’ trong đó x là sai hỏng đổ vỡ hệ thống, y và x’ là sai hỏng
cú pháp còn y’ là sai hỏng logic. Chúng ta có hệ thống quan hệ mới (C, R’’)
trong đó R’’ = {R1, R2, R3, R4, R5}.
Hệ thống quan hệ dựa trên trị số (biểu diễn thay thế)
Sau khi tìm được hệ thống quan hệ cho thuộc tính, chúng ta cần tìm một ‘hệ
thống số, chẳng hạn như tập các số thực ℜ, để thực hiện ánh xạ các thực thể. Nói
đúng hơn chúng ta cần hệ thống quan hệ dựa trên trị số gồm có một tập hợp trị số
và các quan hệ trên tập đó. Mỗi quan hệ trong hệ thống cũ đều đòi hỏi một quan
hệ tương ứng trong hệ thống quan hệ dựa trên số. Đó gọi là điều kiện biểu diễn
thay thế cho hệ thống quan hệ. Ký hiệu N là tập trị số và P là tập quan hệ giữa
các trị số ta có hệ thống mới (N, P) .
Việc bảo toàn tất cả các quan hệ trong hệ thống số cho phép chúng ta định
nghĩa ánh xạ từ tập thực thể vào tập trị số N là một phép đo. Ta nói M là phép đo
một thuộc tính nếu đó là một ánh xạ từ hệ thống quan hệ (C, R) sang hệ thống
13
quan hệ dựa trên số (N, P). M thực hiện ánh xạ một thực thể thuộc C sang một trị
số thuộc N, và một quan hệ thuộc R sang một quan hệ thuộc P.
Ví dụ: Tiếp tục ví dụ về độ nghiêm trọng sai hỏng phần mềm ở trên. Chúng ta
tìm hệ thống quan hệ dựa trên trị số cho thuộc tính sai hỏng phần mềm.
1) Để tìm một biểu diễn thay thế cho R trong dạng số thực, ta lấy ba số phân biệt
bất kỳ, chẳng hạn 6, 2, 69. Chúng ta ánh xạ tất cả các sai hỏng cú pháp (các
thành phần của R1) vào số 6, các sai hỏng logic (thuộc R 2) vào số 2, các sai
hỏng đổ vỡ hệ thống (thuộc R 3) vào số 69. Để thỏa mãn điều kiện biểu diễn
thay thế, chúng ta chuyển các quan hệ R1, R2, R3 thành các quan hệ P1, P2, P3
đối với các số trong đó P1 là quan hệ “là 6”, P2 là quan hệ “là 2” và P3 là quan
hệ “là 69”.
2) Để tìm một biểu diễn thay thế cho R’ chúng ta cần xem xét cẩn thận hơn khi
gỏn cỏc trị số. Trước hết chúng ta cần tìm quan hệ P 4 tương ứng với R4. Quan
hệ P4 đương nhiên là >. Để hệ thống mới thỏa mãn quan hệ P 4 chúng ta cần
ánh xạ sai hỏng đổ vỡ hệ thống vào số lớn hơn sai hỏng logic và sai hỏng
logic vào số lớn hơn sai hỏng cú pháp. Như vậy có thể biểu diễn như sau: sai
hỏng cú pháp →1, sai hỏng logic→6, sai hỏng đổ vỡ hệ thống→ 7.
3) Để tìm biểu diễn thay thế cho R’’, chúng ta cần bảo toàn cả quan hệ R 5, nghĩa
là sai khác giữa các trị số mà sai hỏng đổ vỡ hệ thống và sai hỏng logic ánh
xạ vào bằng sai khác giữa các trị số mà sai hỏng logic và sai hỏng cú pháp
ánh xạ vào. Một ánh xạ thỏa mãn là:
cú pháp →6, logic→8, đổ vỡ hệ thống→10.
1.2 Cơ sở lý thuyết về phép đo phần mềm
Phép đo phần mềm là phương tiện mà nhờ đó các kỹ sư phần mềm tính toán
và dự đoán được các khía cạnh khác nhau về các quá trình, tài nguyên, sản
phẩm liên quan tới hoạt động kỹ thuật phần mềm [7].
1.2.1. Vai trò của phép đo phần mềm.
“Chúng ta không thể kiểm soát cái mà chúng ta không thể đo được” [4]. Việc
phát triển phần mềm có chất lượng là rất cần thiết. Để đảm bảo chất lượng phần
mềm cần tiến hành các phép đo trong quá trình phát triển phần mềm. Chúng ta đã
biết rằng việc bảo dưỡng các hệ thống thông tin chiếm một tỷ lệ tài chính khá lớn
trong các dự án. Hệ thống có chất lượng kém cần phải bảo dưỡng nhiều hơn hệ
thống có chất lượng tốt. Một hệ thống được xây dựng mới mà không kèm theo sự
14
kiểm soát chất lượng chặt chẽ sẽ dẫn đến những yêu cầu bảo dưỡng tốn kém sau
này.
Mọi ngành công nghệ như điện, cơ khí, xây dựng không thể phát triển như
ngày nay nếu thiếu vai trò của đo đạc. Đối với ngành công nghệ phần mềm cũng
vậy, phép đo đóng một vai trò quan trọng. Những thiếu sót mà chúng ta thường
mắc phải khi phát triển phần mềm mà không sử dụng phép đo là:
1) Khi phát triển một sản phẩm phần mềm, chúng ta không đặt một mục tiêu rõ
ràng có thể đo được. Chúng ta nói rằng sản phẩm có tính “thõn thiện người sử
dụng”, “tin cậy cao”, “khả năng bảo trì tốt” nhưng không định nghĩa rõ những
thuộc tính này có ý nghĩa như thế nào xột trờn khía cạnh đo đạc. Như vậy
không thể khẳng định sự thành công của dự án nếu mục tiêu của nó là “mờ”.
2) Chúng ta không thể hiện chất lượng phần mềm dưới dạng lượng. Chúng ta
không thể nói với khách hàng rằng phần mềm mà chúng ta sản xuất sẽ chạy
trong bao lâu không bị sai hỏng với một độ tin cậy nào đó, hoặc là cần bao
nhiêu chi phí nhân lực để chuyển sản phẩm đó sang chạy ở một môi trường
khác.
3) Chúng ta hoàn toàn bị thuyết phục bởi việc sử dụng những phương pháp hay
công cụ mới được phát triển sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm mà chúng ta
sản suất.
Thiếu sót của ngành công nghệ phần mềm là các phép đo được tiến hành
không thường xuyên, không phù hợp và không hoàn chỉnh. Phép đo phần mềm
phải được dựa trên những luận điểm cơ bản của lý thuyết đo. Chúng ta có thể
thấy những báo cáo khoa học công bố “80% chi phí sản xuất phần mềm là dành
cho pha bảo trỡ” hay “cứ 1000 dòng lệnh thỡ cú khoảng 55 lỗi”. Nhưng chúng ta
không biết những thí nghiệm đó được tiến hành như thế nào, vì thế ta không thể
lặp lại những nghiên cứu như thế trong môi trường của chúng ta để có kết quả so
sánh. Vậy vấn đề của phép đo phần mềm là thiếu một cách tiếp cận thống nhất
được áp dụng rộng rãi, dẫn đến các kết quả đo được thực hiện và công bố không
nhiều.
Thật không may là những nỗ lực nghiên cứu đánh giá về hiệu năng phần cứng,
đánh giá độ phức tạp tính toán cho ta những đánh giá rất tốt về những chương
trình nhỏ, những thuật toán nhưng không đánh giá được những hệ thống lớn
phức tạp là lĩnh vực của công nghệ phần mềm. Có thể nói nếu chúng ta không
xác định vai trò quan trọng của phép đo phần mềm thì cuộc khủng hoảng phần
mềm có thể ngày càng gay gắt hơn.
15