Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15 MB, 163 trang )
6
- Lựa chọn được các giải pháp tiêu thoát lũ cho sông Hồng và sông Đuống
của lưu vực tiêu nghiên cứu thuộc thành phố Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu.
1.1.1. Vị trí và giới hạn
Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp
với 8 tỉnh gồm: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa
Bình, Hưng Yên và Hà Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 334.470ha, dân số
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
8
6.232.940 người. Thành phố Hà Nội bao gồm địa giới hành chính của 29 quận,
huyện, thị là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy,
Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông, các huyện Đông Anh, Từ Liêm,
Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ
Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng
Hòa, Mê Linh và thị xã Sơn Tây.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình.
- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên.
- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.
1.1.2. Địa hình, địa chất
Địa hình thành phố Hà Nội biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, cao độ
biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, có đủ các
dạng địa hình gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng:
Vùng miền núi có diện tích khoảng 73.508ha chiếm khoảng 22% diện tích tự
nhiên toàn thành phố, tập trung chủ yếu ở Ba Vì và Sóc Sơn có độ cao tuyệt đối từ
300 m trở lên với đỉnh cao nhất tới 1.296 m.
Vùng đồng bằng chiếm 78% diện tích tự nhiên, nằm ven sông Hồng, sông Đáy
và các vùng thấp ven sông Tích. Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu, vùng sản xuất
nông nghiệp quan trọng nhất của thành phố với cây trồng chủ yếu là lúa nước. Những
khu vực cao hơn thì trồng cây ăn quả, làm vườn và trồng hoa màu. Tuy là vùng đồng
bằng nhưng cao độ cũng có nhiều biến đổi. Cao độ phổ biến từ 1,0 đến trên 11,0 m.
Địa chất của vùng Hà nội mang đặc trưng của vùng đồng bằng lưu vực sông
Hồng là phát triển không đồng nhất. Lớp trầm tích phù sa Đệ tứ có bề dày trên 100
m, có nới tới 400 m.
1.1.3 Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên 242.289 ha, đất sản xuất nông nghiệp 123.690 ha
chiếm 51,05% diện tích đất tự nhiên. Trong đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng
cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn 89,4%; đất trồng cây lâu năm chiếm 10,6%. Diện
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
9
tích đất lâm nghiệp chiếm 8,12% đất tự nhiên, đất chuyên dùng chiếm 17,8 % và đất
ở chiếm 7,6%.
1.1.4 Tài nguyên rừng
Toàn vùng hiện có 19.678 ha rừng, rừng sản xuất 9.114 ha, rừng phòng hộ
1.127 ha, rừng đặc dụng 9.346 ha. Độ che phủ rừng đạt 7,58% đây là tỷ lệ thấp
chưa đáp ứng được nhu cầu về phòng hộ.
1.1.5. Đặc điểm khí tượng thủy văn
1.1.5.1. Mưa : Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.250 - 1.870 mm, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường tập trung tới 85% lượng mưa cả năm, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa năm, mưa lớn
nhất thường vào tháng 7, 8; đây cũng cũng là tháng thường có nhiều cơn bão nhất
và mực nước các sông dâng cao gây khó khăn cho tiêu úng, tháng có lượng mưa
nhỏ là tháng 1 và tháng 2 khó khăn cho việc làm ải và gieo cấy vụ đông xuân.
Bảng 1.1: Lượng mưa 1, 3, 5 ngày max (P=10%) tại các trạm quan trắc
1 ngày max
3 ngày max
5 ngày max
(mm)
(mm)
(mm)
Hà Nội
211,5
316,6
353,0
2
Gia Lâm
216,6
280,3
314,1
3
Đông Anh
217,2
315,7
363,4
TT
Trạm
1
1.1.5.2. Các yếu tố khí hậu khác:
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1.010 mm, tháng có lượng bốc hơi lớn
nhất là tháng VI với lượng bốc hơi trung bình khoảng 100 mm, tháng có lượng bốc
hơi nhỏ là tháng II với lượng bốc hơi trung bình khoảng 56,8 mm. Nhiệt độ trung
bình năm 24oC, độ ẩm trung bình 80-82%.
1.1.5.3. Đặc điểm dòng chảy lũ trên sông Hồng - sông Đuống
Xét thành phần lũ sông Thao, sông Đà, sông Lô và yếu tố lưu lượng đỉnh lũ
Qmax, tổng lượng lũ thời đoạn 8 ngày (W8 ngày), 30 ngày (W30 ngày). Về mùa lũ,
về dạng lũ, thời gian nước lên xuống, đều tạo thành những trận lũ sông Hồng khác
nhau về đỉnh lũ, dạng lũ, các ngọn liên tiếp, trùng đè lên nhau. Đường chủ lưu, tốc
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
10
độ truyền lũ, cường suất nước lũ, quan hệ mực nước giữa các trạm của từng trận lũ
cũng khác nhau; ngay cả lưu lượng phù sa, hàm lượng phù sa và thành phần hạt
cũng khác nhau, gây nguy hiểm cho từng vị trí đê, diễn biến lòng sông và cửa biển
cũng khác nhau.
Bảng 1.2: Thành phần lượng lũ 8 ngày max các sông nhánh so với Sơn Tây
Thành phần
Sông
Trạm
trung bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất
(%)
Tỷ lệ %
Năm
Tỷ lệ %
Năm
Đà
Hoà Bình
49,2
68,8
1964
30,4
1954
Thao
Yên Bái
19,0
30,0
1954
13,4
1926
Lô
Phù Ninh
28,2
41,5
1983
17,4
1964
Tỷ lệ phân phối dòng chảy ở vùng châu thổ sông Hồng - Thái Bình: Sông
Hồng (ở Sơn Tây) dòng chảy chiếm 100% :
- Phân sang sông Đuống 28 - 30% vào mùa lũ và 25 - 25,2% vào mùa cạn (tỷ
lệ này đã tăng lên từ năm 1985).
- Phân sang sông Luộc 10 - 14% vào mùa lũ; 7 - 8% vào mùa kiệt.
- Phân sang sông Trà Lý 12 - 17% vào mùa lũ; 9 - 11% vào mùa kiệt.
- Phân sang sông Đào Nam Định 29 - 31% vào mùa lũ; 27 - 35% vào mùa kiệt.
- Phân sang sông Ninh Cơ 6 - 9% vào mùa lũ; 7 - 10% vào mùa kiệt.
- Đổ ra biển qua cửa Ba Lạt 25 - 30%.
1.1.5.4. Nước mặt.
* Sông Hồng: Sông Hồng là hợp lưu của sông Thao với sông Đà và sông Lô.
+ Sông Thao phát nguồn từ cực Tây Bắc của lưu vực sông Hồng trên độ cao
hơn 1770 m (phần chảy trên lãnh thổ Trung Quốc gọi là sông Nguyên có chiều dài
640 km, diện tích lưu vực 39.840 km2), sông chảy vào Việt Nam ở Lào Cai theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam và có tên là sông Thao dài 270km với diện tích lưu vực
ở Việt Nam là 11.910 km2. Sông Thao chảy thẳng ít khúc khuỷu độ dốc lòng sông
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
11
lớn. Diện tích lưu vực toàn bộ (cả phần Trung Quốc và Việt Nam) tính đến Việt Trì
là 51.800 km2 chiều dài 902km.
Sông Hồng là sông lớn nhất chảy qua địa phận TP Hà Nội với chiều dài
khoảng 118 km, có lưu lượng bình quân hàng năm 2.640 m3/s, tổng lượng nước
khoảng 83,5.109m3. Đây là nguồn nước cung cấp chính cho TP Hà Nội.
* Sông Đuống: Là phân lưu của sông Hồng tại xã Ngọc Thụy, Xuân Canh và
đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại, sông dài 67 km. Sông có độ dốc lớn, lòng sông
đoạn đầu rộng 200 ÷ 300 m càng về cuối càng mở rộng với độ rộng trung bình từ 1000
÷ 1500 m và còn khá sâu, cao độ đáy sông nằm trong khoảng từ (-4 ÷ -10) m. Hàng
năm sông chuyển một lượng nước khá lớn khoảng 27 km3 từ sông Hồng sang sông
Thái Bình, thường đây là một trong những nguồn gây lũ cho hạ du sông Thái Bình.
Sông Đuống chảy qua vùng phía Bắc thành phố Hà nội trên địa phận huyện Gia
Lâm, Đông Anh với chiều dài khoảng 22 km, đây là vùng có hướng phát triển mở rộng
của thành phố nên yêu cầu về mức độ bảo vệ của hệ thống đê ngày càng tăng lên.
1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội.
1.2.1 Kinh tế Thủ đô có bước phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế ngày càng
hiện đại và hiệu quả
- Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế:
Tổng quy mô GDP của Hà Nội năm 2008 đạt trên 178,5 nghìn tỷ đồng (giá
thực tế), tương đương với 10,77 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng Đồng
bằng sông Hồng và 12,1% cả nước. Nếu xét theo thứ tự về quy mô GDP theo tỉnh,
thành cả nước, Thủ đô Hà Nội đứng vị trí thứ hai và bằng 61,5% tổng GDP của địa
phương đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành
Đơn vị tính: %
2001-
Năm
Năm
Năm
ƯTH
2005
2006
2008
2009
2010
1. Tốc độ tăng trưởng
11,0
12,2
10,6
6,7
10,9
10,6
- Dịch vụ
10,7
10,3
10,9
7,4
11,0
10,4
Chỉ tiêu
Luận văn thạc sĩ
2006-2010
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
12
2001-
Năm
Năm
Năm
ƯTH
2005
2006
2008
2009
2010
- Công nghiệp - xây dựng
13,4
17,2
11,9
6,8
11,5
12,3
- Nông, lâm, thuỷ sản
4,1
1,3
2,0
0,1
6,2
2,5
2. Đóng góp cho tăng trưởng 100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
- Dịch vụ
50,7
43,8
52,1
56,1
51,1
50,1
- Công nghiệp - xây dựng
45,2
55,3
46,7
43,8
47,4
48,7
- Nông, lâm, thuỷ sản
4,1
0,9
1,1
0,1
1,5
1,2
Chỉ tiêu
2006-2010
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội 2008,2009 và số liệu dự báo.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Nội thời kỳ 2001-2008 là 11,3%
(thời kỳ 2001-2005 là 11,0%), cao gấp 1,49 lần cả nước. Trong đó, ngành dịch vụ với
tốc độ tăng cả thời kỳ là 10,9%, đóng góp 49,9% cho tăng trưởng. Ngành công
nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 13,8% và có lúc có mức đóng góp cho tăng
trưởng cao hơn ngành dịch vụ, nhưng nếu xét toàn thời kỳ 2001-2008, tỷ lệ đóng góp
cho tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt 47,4%, xấp xỉ bằng ngành dịch vụ. Tốc
độ tăng trưởng của khối ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2008 chỉ là 3,3%, nhưng
cũng gần bằng mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong phạm vi cả nước
(3,83%). Với tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với khu vực phi nông nghiệp,
đóng góp vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã giảm đi nhanh từ 4,1% thời kỳ
2001-2005 xuống còn 1,1% năm 2008. Xét tổng cả thời kỳ 2001-2008, mức đóng góp
cho tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ đạt 2,7%. Dự kiến giai đoạn 2006-2010
tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 10,6%/năm.
Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh theo
hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 6,5% năm 2008. Khu vực dịch
vụ có tỷ trọng là 52,4% trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố năm 2008 và là
ngành có tỷ trọng cao nhất. Hà Nội là một trong số ít địa phương có tỷ trọng dịch vụ
cao hơn ngành công nghiệp.
Các thành phần kinh tế đều được Thành phố khuyến khích phát triển. Các
doanh nghiệp Nhà nước được củng cố, sắp xếp lại, tiếp tục giữ vị trí quan trọng
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
13
(năm 2008 khu vực Nhà nước vẫn chiếm 44,2% trong cơ cấu GDP). Khu vực kinh
tế ngoài Nhà nước phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, góp phần đáng kể vào
tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản
lý và tay nghề của người lao động. Hình thành nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty,
công ty mạnh, có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội
(Theo phân ngành kinh tế năm 2007)
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
ƯTH
2000
2005
2006
2008
2009
2010
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
- Dịch vụ
53,2
52,4
52,2
52,4
52,6
52,5
- Công nghiệp - xây dựng
36,4
40,7
41,4
41,1
41,1
41,4
- Nông, lâm, thuỷ sản
10,4
6,9
6,4
6,5
6,3
6,1
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
81,9
81,5
81,1
81,8
81,9
81,8
- Nhà nước
50,7
49,6
47,0
44,2
43,9
43,5
- Ngoài Nhà nước
31,2
31,9
34,1
37,6
38,0
38,3
14,9
16,1
17,3
16,6
16,5
16,7
3,2
2,4
1,6
1,6
1,6
1,5
Chỉ tiêu
1. Cơ cấu GDP theo
ngành
2. Cơ cấu GDP theo
thành phần kinh tế
1. Khu vực kinh tế trong
nước
2. Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
3. Thuế nhập khẩu
Nguồn: Xử lý từ số liệu Niên giám thống kê Hà Nội 2008 và số liệu dự báo.
- Các chỉ tiêu kinh tế khác
Tuy có tổng GDP đứng thứ hai trong cả nước nhưng GDP bình quân đầu người
của Thủ đô Hà Nội năm 2008 chỉ gần 1.700 USD, gấp hơn 1,7 lần trung bình cả nước
và 1,75 lần so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Lý do là mức tăng dân số (đặc biệt
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
14
là người nhập cư vào Thủ đô) tăng rất nhanh, lên đến 2,1% trong cả thời kỳ 2001-2008.
Thủ đô Hà Nội là một thành phố có kinh tế "mở" khi mức xuất nhập khẩu
trong năm 2008 chiếm 283% GDP. Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2008 đã
đạt mức hơn 1.092 USD, cao hơn một nửa so với mức GDP/người của Hà Nội. Tuy
vậy, mức xuất khẩu của thành phố chỉ bằng 29,4% so với nhập khẩu. Điều đó có
nghĩa là thâm hụt thương mại của thành phố lên tới hơn 16,6 tỷ USD, gấp hơn 1,54
lần GDP của cả thành phố.
Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội có hiệu quả nhất định khi mức tiêu thụ điện
để tạo ra 1 đô-la GDP của thành phố chỉ còn 0,49 KWh (2008), tương đương với
mức các nước có thu nhập trung bình khá trên thế giới (0,45-0,60) và chỉ bằng 1/2
mức tiêu thụ bình quân của cả nước.
Hà Nội là một trong số ít địa phương trong nhiều năm có mức bội thu ngân
sách và đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương. Năm 2008, tỷ lệ thu ngân sách
huy động vào GDP là 37,8% và mức bội thu ngân sách lên tới hơn 46,9 nghìn tỷ
đồng, chiếm 26,3% GDP.
Lạm phát (tính theo GDP deflator) của Hà Nội thời kỳ 2001-2008 là 8,4%,
cao hơn mức lạm phát của cả nước (8,1%) nhưng tỷ số giữa tăng trưởng và lạm phát
của Hà Nội là lớn hơn 1, tức là tăng trưởng cao hơn lạm phát (1,35 lần) trong khi tỷ
số này của cả nước là nhỏ hơn 1 (0,93 lần), đây là một chỉ số tích cực đối với sự
phát triển của Hà Nội. Dù vậy, chỉ tiêu này ở năm 2008 chỉ là 0,62 lần do yếu tố tác
động của cuộc khủng hoảng và lạm phát tăng cao của cả nước.
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu hiện trạng về kinh tế của thành phố Hà Nội
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
Năm
Năm
Năm
ƯTH
2000
2005
2006
2008
2010
1. GDP (giá hiện hành)
Tỷ đồng
Quy đổi USD
Tỷ USD
2,82
- GDP/người
USD
- NSLĐ
USD
Luận văn thạc sĩ
39.944 92.425
110.73 178.53
249.100
6
5
5,83
6,92
10,77
13,3
524
986
1.148
1.696
2.021
1.221
2.180
2.491
3.594
4.157
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
15
Chỉ tiêu
Đơn vị
2. GDP giá so sánh 1994
Tỷ đồng
3. Vốn đầu tư (giá h.
Tỷ đồng
hành)
Năm
Năm
Năm
Năm
ƯTH
2000
2005
2006
2008
2010
26.228 44.130 49.512 61.619
72.913
19.356 42.384 67.180 99.013 175.063
- VĐT/GDP
%
48,5
45,9
60,7
55,5
70,3
4. Xuất khẩu
Triệu USD
1.449
3.003
3.947
6.936
7.644,2
%
51,4
51,5
57,0
64,4
57,5
- Xuất khẩu/GDP
- Nhập khẩu
Triệu USD
- Chênh lệch XNK
Triệu USD
- CLXNK/GDP
%
5. Thu ngân sách
Tỷ đồng
- Thu ngân sách so GDP
- Bội thu ngân sách
- Tỷ lệ bội thu so GDP
6. Điện
%
Tỷ đồng
%
Triệu KWh
- Tiêu thụ điện/GDP
KWh/1$GD
P
3.937 10.687 12.575 23.544 21.434,9
-2.488 -7.684 -8.628 -16.608
88,2
103,7
14.084 32.390 41.031 67.430
90.947
37,8
37,8
9.849 19.423 24.949 46.931
62.556
24,7
35,0
124,6
13.790,7
154,2
35,3
131,8
-
21,0
2.271, 4.004,
0
0
0,81
0,69
37,1
22,5
26,3
26,0
4.442,0 5.300,0
6.240,0
0,64
0,49
0,48
Ghi chú: Mức tỷ giá hối đoái 1USD = 14.168 VNĐ (2000); 15.859 VNĐ (2005);
15.994 VNĐ (2006); 16.074 VNĐ (2007); 16.577 VNĐ (2008).
Nguồn: Xử lý từ số liệu Niên giám thống kê Hà Nội 2008 và số liệu dự báo.
- Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều có bước phát triển.
Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng khá. Hiện nay, trên địa bàn thành
phố Hà Nội có 17 khu công nghiệp (KCN) tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập hiện đã và đang triển khai, trong đó có 8 KCN đã đi vào hoạt
động với tổng diện tích 1.236 ha và 9 KCN đang trong giai đoạn lập quy hoạch,
hoàn chỉnh hồ sơ thu hồi đất GPMB và xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 3.581
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
16
ha. Một số KCN đã được lấp đầy doanh nghiệp thứ phát như KCN Bắc Thăng
Long, Nội Bài...
Dịch vụ vẫn là ngành có giá trị tăng thêm lớn, chiếm tỷ trọng cao, có tác dụng
làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ đô. Các ngành dịch vụ
trình độ, chất lượng cao như dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thông, tín dụng - ngân
hàng, du lịch, tư vấn, y tế, giáo dục, hỗ trợ sản xuất kinh doanh... đều có sự tăng
trưởng và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, người dân và khách quốc tế.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, diện tích đất
nông nghiệp liên tục giảm, hệ thống thủy lợi xuống cấp, đê điều bị sạt lở, song sản
xuất nông nghiệp vẫn phát triển. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp/1ha đất nông
nghiệp liên tục tăng, năm 2009 ước đạt 131 triệu đồng/ha. Cơ cấu nông nghiệp
chuyển dịch tích cực; giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản dịch vụ nông nghiệp. Tỷ trọng các cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh
tế cao, an toàn thực phẩm tăng dần. Kinh tế trang trại liên tục phát triển cả về số
lượng, quy mô và giá trị sản xuất. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được
quan tâm đầu tư, đã từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và
góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân khu
vực nông thôn.
1.2.2. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển;
các vấn đề xã hội bức xúc từng bước được giải quyết
Giữ vững và ổn định quy mô giáo dục. Phát triển đa dạng các loại hình trường
lớp và hình thức học tập, cơ bản đáp ứng được nhu cầu người học. Chất lượng giáo
dục toàn diện được giữ vững, chất lượng mũi nhọn được nâng cao. Việc thực hiện đổi
mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thu được kết quả
tốt. Chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa được ưu tiên đầu tư, số trường
đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh (tính đến 31/7/2009 toàn thành phố có 465 trường đạt
chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 20,9%). Đào tạo nghề trên địa bàn được mở rộng, tỷ lệ lao
động qua đào tạo dự kiến năm 2010 đạt 35% (trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt
25,4%).
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước