Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15 MB, 163 trang )
23
Bảng 2.1 : Thành phần lượng lũ 8 ngày max các sông nhánh so với Sơn Tây
Sông
Đà
Thao
Lô
Trạm
Hoà Bình
Yên Bái
Phù Ninh
Thành phần
trung bình (%)
49,2
19,0
28,2
Lớn nhất
Tỷ lệ %
Năm
68,8
30,0
41,5
1964
1954
1983
Nhỏ nhất
Tỷ lệ %
Năm
30,4
13,4
17,4
1954
1926
1964
2.2.1.2. Tỷ lệ phân phối dòng chảy ở vùng châu thổ sông Hồng - Thái Bình
Sông Hồng (ở Sơn Tây) dòng chảy chiếm 100% :
Phân sang sông Đuống 28 - 30% vào mùa lũ và 25 - 25,2% vào mùa cạn (tỷ
lệ này đã tăng lên từ năm 1985).
Phân sang sông Luộc 10 - 14% vào mùa lũ; 7 - 8% vào mùa kiệt.
Phân sang sông Trà Lý 12 - 17% vào mùa lũ; 9 - 11% vào mùa kiệt.
Phân sang sông Đào Nam Định 29 - 31% vào mùa lũ; 27 - 35% vào mùa kiệt.
Phân sang sông Ninh Cơ 6 - 9% vào mùa lũ; 7 - 10% vào mùa kiệt.
Đổ ra cửa Ba Lạt 25 - 30%.
2.2.2. Đặc điểm lòng dẫn của sông Hồng.
2.2.2.1. Lòng dẫn sông
Trong toàn bộ các tuyến sông thuộc lưu vực sông Hồng - Sông Thái Bình thì
sông Hồng là sông phải chuyển tải lưu lượng lũ lớn nhất, khả năng thoát lũ của sông
Hồng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác chống lũ cho toàn lưu vực. Qua phân tích các
tài liệu đo đạc mặt cắt ngang sông Hồng năm 1999 – 2000, bình đồ đo đạc tỷ lệ
1/5000 năm 2000 (riêng đoạn sông Hồng thuộc địa bàn Hà Nội đã cập nhật tài liệu
đo đạc năm 2006 của dự án “Lập quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn Hà
Nội”) cho thấy có một số đoạn mặt cắt sông bị co hẹp:
- Từ cảng Chèm đến Hải Bối (trong đó mặt cắt ở cầu Thăng Long hẹp nhất)
- Từ Long Biên đến Bồ Đề (hẹp nhất là mặt cắt ở cầu Chương Dương)
- Mặt cắt Hồng Vân – Bình Minh
- Mặt cắt tại bến đò Chương Dương
- Mặt cắt Hồng Thái – Nguyễn Huệ
- Mặt cắt cầu Yên Lệnh
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
24
- Mặt cắt Nhân Đạo – Hồng An
- Mặt cắt hạ lưu của phân lưu Trà Lý
- Mặt cắt Điền Xá – Bách Thuận
- Mặt cắt Xuân Châu – Vũ Vân
- Đoạn Xuân Đài – Bình Thanh
- Mặt cắt Giao Hương – Nam Hồng
2.2.2.2. Các bãi giữa trên sông Hồng
Dọc tuyến sông Hồng có 5 bãi giữa sông, các bãi này hình thành từ trong
khoảng 50 - 60 năm. Cá biệt bãi giữa Trung Hà trong bản đồ do Lê Đức Lộc và
Nguyễn Công Tiễn vẽ ngày 24/5/1831 đã có bãi này. Đặc trưng địa hình của các bãi
như sau :
- Bãi Minh Châu: Phía hữu là huyện Ba Vì, phía tả là huyện Vĩnh Tường tỉnh
Vĩnh Phúc. Chiều dài bãi 6000 - 6500 m, bề rộng khoảng 1200 - 1300 m. Vùng đất
cao có cao độ khoảng 13 - 14 m, vùng đất thấp có cao độ khoảng 10 -11 m.
- Bãi Võng La (hay còn gọi là bãi Sáp Mai): Thuộc huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội. Chiều dài bãi 3600 m, bề rộng khoảng 450 – 200 m. Đây là vùng đất
thấp trũng, có cao độ trung bình từ 8 - 10,5 m.
- Bãi Nhật Tân (hay còn gọi là bãi Phù Sa): Thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
Chiều dài bãi 2600 m, bề rộng khoảng 230 – 290 m. Vùng đất cao nhất có cao độ
khoảng 9 – 11 m, vùng đất thấp có cao độ khoảng 6 – 8 m.
- Bãi Trung Hà (hay còn gọi là bãi Long Biên hoặc tên cũ là Cơ Xá): Thuộc
các Quận nội thành Hà Nội (Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm). Chiều dài bãi kể từ vị
trí Liên Mạc đến hạ lưu cầu Chương Dương là 5200m. Bề rộng bãi tại Liên Mạc là
800 - 900m, tại vị trí Phúc Xá là 620m, tại vị trí Long Biên là 300m, tại hạ lưu cầu
Chương Dương là 170m. Vùng đất cao có cao độ khoảng 10 - 11m, vùng đất thấp
có cao độ khoảng 6 - 8m.
- Bãi Tự Nhiên: Thuộc huyện Thường Tín. Chiều dài bãi 2500 – 2700 m, bề
rộng lớn nhất của bãi 1200 m, bề rộng nhỏ nhất 50 – 100 m. Vùng đất cao có cao độ
khoảng 8 – 10 m, vùng đất thấp có cao độ khoảng 4 – 6 m.
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
25
2.2.2.3. Các tuyến đê bối trên sông Hồng.
Lưu lượng lũ thường lớn gấp vài chục lần so với lưu lượng trong mùa kiệt,
do vậy trong tuyến thoát lũ của sông Hồng có rất nhiều bãi sông, các bãi sông
thường không ổn định và thay đổi sau các trận lũ, diện tích bãi thay đổi do hiện
tượng xói lở và bồi lắng. Chiều rộng của bãi thường gấp nhiều lần chiều rộng lòng
sông mùa cạn. Một số bãi sông có xây dựng đê bối để bảo vệ diện tích bãi đã đưa
vào khai thác, vì lý do cục bộ các địa phương thường có khuynh hướng củng cố mặt
cắt đê và nâng cao độ đỉnh đê, làm giảm khả năng thoát lũ của dòng sông. Để quản
lý cao độ đỉnh đê bao ngày 31 tháng 7 năm 1999 Chính phủ đã ban hành nghị định
số 62/1999/NĐ-CP theo đó “Các đê bối chỉ được giữ ở mức Báo động 2 và không
được vượt quá mức Báo động 3, khi lũ lớn xảy ra phải chủ động cho nước lũ tràn
vào vùng phía trong các đê bối”. Hiện nay các tuyến bối trên sông Hồng thường có
cao độ xấp sỉ mức Báo động 3 và có chiều rộng mặt đê nằm trong khoảng 2 - 4m.
Trên một số tuyến đê bối thường có đoạn đê được gia cố để có thể chủ động cho
nước tràn vào khi mức nước lũ vượt quá mức Báo động 2, cao độ của tuyến tràn này
thay đổi theo từng tuyến đê bối. Trên sông Hồng có các tuyến đê bối như sau:
a. Tuyến đê bối bờ tả sông Hồng
Phía bờ tả sông Hồng còn tồn tại 19 tuyến đê bối lớn nhỏ. Tổng chiều dài của
19 tuyến đê là 144,14 km. Cao độ đỉnh đê xấp xỉ mức báo động 3, chiều rộng đỉnh
đê nằm trong khoảng từ 2 - 4,5 m, các đê bối kết hợp giao thông thì chiều rộng đỉnh
trên 4 m như bối Vĩnh Tường, bối Yên Lạc, Hoàng Thanh có B = 4,5m. Mặt cắt
tuyến đê được tu bổ tương đối vững chắc bảo đảm chống lũ với mức báo động 2.
Trên báo động 2 thường có các đoạn tràn chủ động cho nước tràn vào. Trên tuyến
đê bối còn có các cống thoát nước.
Chiều rộng các bãi trong đê bối thuộc bờ tả lớn nhất thường gấp nhiều lần
chiều rộng dòng sông mùa cạn như bãi trong bối Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức có
chiều rộng chỗ lớn nhất gấp khoảng 5 lần chiều rộng dòng sông mùa cạn ảnh hưởng
lớn tới khả năng thoát lũ sông Hồng khi lũ vượt quá mức báo động 2, khi lũ vượt
quá báo động 3 thì các bối này đều bị ngập. Đê bối Vĩnh Tường có nhiệm vụ bảo vệ
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
26
khoảng 2.832 ha đất canh tác của huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, chỗ rộng nhất
của bãi trong đê bối lớn gấp 3,5 chiều rộng dòng sông mùa kiệt.
Bãi trong đê bối Tứ Dân - Khoái Châu có diện tích tự nhiên là 1.793,8 ha
nằm cạnh đoạn sông cong nên ảnh hưởng tới dòng chảy lũ.
Đê bối Đức Hợp có chiều dài 9.569 m đã lấn sông, gây dòng chảy ép sát bờ
hữu trên đoạn sông cong (khoảng 120 độ) và co hẹp làm cản trở dòng chảy. Phía hạ
lưu dòng chảy cùng bờ tả là đê bối Phú Hùng Cường có chiều cao và mặt cắt hình
học gần như là tuyến đê chính. Các thông số bối bờ tả Hồng như sau :
Bảng 2.2: Các thông số chủ yếu của các đê bối bờ tả Hồng
TT
Tên đê bối
Tỉnh
1
Bối Vĩnh Tường
Vĩnh Phúc
2
Thông số kỹ thuật
Dài (m)
B mặt (m)
Cao độ đỉnh (m)
12.886
4,5
14,46 ÷ 16,98
Bối Yên Lạc
13.987
4,5
14,05 ÷ 15,26
3
Kim Lan Văn Đức
5.971
2,5 ÷ 3,0
11,2 ÷ 12
4
Văn Giang
1.500
3,5 ÷ 5,0
10,9 ÷ 11,4
5
Tứ Dân
11.257
4,5 ÷ 5,5
9,1 ÷ 10,6
6
Đức Hợp
9.569
2,0 ÷ 2,5
7,8 ÷ 8,8
7
Phú Hùng Cường
9.445
3,0 ÷ 3,5
4,1 ÷ 5,8
8
Quảng Châu
5.049
4,2 ÷ 5,0
4,1 ÷ 5,8
9
Hoàng Hanh
2.942
4,1 ÷ 5,0
5,6 ÷ 6,7
10
Hồng Lý
9.495
2,5 ÷ 3,0
5,8 ÷ 6,6
9.503
3,1 ÷ 4,0
4,0 ÷ 5,5
11
Hưng yên
Bách Thuận - Tân Lập Thái Bình
12
Duy Nhất
11.012
3,2
4,2 ÷ 5,1
13
Hồng Phong 2
8.469
3,1
3,4 ÷ 4,7
14
Vũ Đoài
3.804
4
3,8 ÷ 4,3
15
Vũ Vân
7.712
2,0 ÷ 2,5
2,8 ÷ 3,6
16
Minh Tân
3.275
2,0 ÷ 2,5
2,6 ÷ 3,1
17
Hồng Tiến
7.230
3,0 ÷ 3,5
2,5 ÷ 3,1
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
27
TT
Tên đê bối
18
19
Tỉnh
Thông số kỹ thuật
Dài (m)
B mặt (m)
Cao độ đỉnh (m)
Bình Thanh
2.558
3,0 ÷ 3,5
2,5 ÷ 3,0
Bình Định
8.479
3
2,4 ÷ 2,7
Tổng
144.143
b. Tuyến đê bối bờ hữu sông Hồng
Phía bờ hữu sông Hồng còn tồn tại 19 tuyến đê bối. Tổng chiều dài của 19
tuyến đê là 78,51 km. Cao độ đỉnh đê xấp xỉ mức báo động 3, chiều rộng đỉnh đê
nằm khoảng 2 - 4,0 m. Mặt cắt tuyến đê được tu bổ tương đối vững chắc bảo đảm
chống lũ với mức báo động 2.
Bãi trong bối Phú Châu có diện tích không lớn lắm, tuy nhiên do nằm trên
đoạn sông cong có nhánh sông đổ vào và có bãi trên sông do vậy chế độ thuỷ lực
trên đoạn sông này khá phức tạp, ảnh hưởng tới khả năng thoát lũ.
Đê bối Vân Hà - Vân Cốc kết hợp với bãi giữa Vân Hà tạo nên đoạn sông
cong có góc cong khá lớn khoảng 70o, ảnh hưởng đến dòng chảy lũ một cách đáng
kể. Sự hình thành bãi Vân Hà có khuynh hướng đẩy dòng chủ lưu sang phía bờ tả
gây sói lở bờ sông.
Bảng 2.3: Các thông số chủ yếu của các đê bối bờ hữu Hồng
TT
Tên đê bối
Tỉnh
1
Phú Châu (Châu Sơn)
2
Thông số kỹ thuật
Dài (m)
B mặt (m)
Cao độ đỉnh (m)
Hà Nội
6.397
2
13,17 ÷ 17,89
Cẩm Đình
-nt-
2.144
2,3
13,18 ÷ 14,9
3
Hồng Vân (tự nhiên)
-nt-
3.881
3
10,2 ÷ 10,8
4
Hống Thái
-nt-
4.001
3,2
7,4 ÷ 8,8
5
Thống nhất
Hà Nam
1.984
3,5
8,0 ÷ 8,2
6
Chuyên Ngoại
3.755
3,8
7,8 ÷ 8,7
7
Vũ Điện - Chân Lý
7.257
4,1
6,3 ÷ 8,2
8
Nhân Long
8.663
3,1
5,6 ÷ 7,1
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
28
TT
Tên đê bối
9
Tỉnh
Thông số kỹ thuật
Dài (m)
B mặt (m)
Cao độ đỉnh (m)
Nhân Hoà
2.630
3
6,1 ÷ 6,5
10
Mỹ Tân
7.597
3
4,4 ÷ 5,6
11
Hồng Hà (Phù Long)
3.515
3,1
3,7 ÷ 5,7
12
Nam Thắng
6.364
4
4,8 ÷ 5,8
13
Trực Chính
3.359
2,8
3,3 ÷ 4,2
14
Xuân Hồng
3.776
2,5
3,2 ÷ 3,7
15
Xuân Châu
3.195
2,5
3,7 ÷ 4,1
16
Xuân Thành
2.626
2,2
2,8 ÷ 3,2
17
Xuân Tân
3.578
2
2,6 ÷ 2,9
18
Hồng Thuận
2.177
2
2,1 ÷ 2,3
19
Giao Hương
1.614
2,1
2,5 ÷ 2,8
Tổng
78.510
Nam Định
2.2.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống đê của đoạn sông nghiên cứu
ảnh hưởng đến phương án tiêu thoát nước.
2.2.3.1. Đê chính
Hệ thống đê là công trình chống lũ vĩ đại dọc theo các sông trong vùng trung
và hạ du của hệ sông trong lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình đã được nhân dân
trong vùng phát triển lâu đời và được tu bổ nâng cấp thường xuyên. Cho đến nay hệ
thống đê là một biện pháp chủ yếu và hữu hiệu trong công tác chống lũ của lưu vực.
Dọc theo các tuyến sông Hồng, Đuống trong phạm vi thành phố Hà Nội đều đã
được xây dựng đê, hệ thống đê được phân thành 03 tuyến chính với chiều dài
110,733 km. Trong đó tuyến đê hữu sông Hồng là đê cấp đặc biệt bảo vệ cho nội
thành Hà Nội dài 37,709 km ; đê tả sông Hồng và hữu sông Đuống là đê cấp I dài
50,566 km; đê tả Đuống là đê cấp II dài 22,458 km. Các tuyến đê vẫn thường xuyên
2.2.3.2. Đê bối:
Ngoài các tuyến đê chính, trong phạm vi lưu vực nghiên cứu còn có các
tuyến đê bối để bảo vệ các vùng bãi sông đối với các trận lũ nhỏ khi mực nước
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
29
trong sông còn ở mức từ báo động II trở xuống.
2.2.3.4. Nhận xét:
Các tuyến đê thiện tại vẫn thường xuyên được kiểm tra tu bổ, tuy nhiên vẫn
còn một số đoạn đê bị thẩm lậu, mạch sủi, có tổ mối, mái thượng hạ lưu bị đào bới,
sạt lở nên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống lũ, tiêu thoát lũ trong sông
nghiên cứu và tiêu thoát nước ra ngoài của lưu vực tiêu.
2.3. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phương hướng phát triển kinh tế
xã hội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu.
- Theo quy hoạch Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng là Thủ đô, trung tâm chính
trị, hành chính quốc gia của một đất nước với trên 100 triệu dân vào năm 2030.
Hình thành hệ thống các khu hành chính, chính trị của Trung ương và thành phố, có
hệ thống công sở hiện đại và với những kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của Thủ đô
một nước Việt Nam phát triển.
- Vào năm 2030, Hà Nội sẽ là một Thủ đô văn minh với tổ chức xã hội phù
hợp với trình độ tiên tiến về kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, có được những
hệ thống công trình văn hoá tiêu biểu của cả nước.
- Hà Nội sẽ là Thủ đô có không gian xanh, sạch, đẹp, hiện đại, có kiến trúc
đô thị mang dấu ấn của một Thủ đô ngàn năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn
hoá của cả dân tộc.
- Về kinh tế, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, trung tâm du lịch, trung tâm giao thương
và phân phối hàng hóa; công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị sinh thái.
Với những mục tiêu phấn đấu đó thì vấn đề tiêu thoát nước cho thành phố
tránh tình trạng ngập lụt và bảo vệ an toàn lưu vực trong mùa lũ là một vấn đề rất
bức thiết và lựa chọn được giải pháp tiêu thoát hợp lý sẽ giúp đảm bảo cho sự phát
triển của thành phố.
2.4. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tình hình đô thị hóa đến giải
pháp tiêu của đoạn sông nghiên cứu.
Hà Nội là một trong hai thành phố (cùng với thành phố Hồ Chí Minh) có
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
30
mức độ và tốc độ đô thị hóa đạt cao nhất so với các tỉnh thành trong cả nước. Ước
tính đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà Nội là 30 - 32% và nhảy vọt thành 55 65% vào năm 2020. Tuy nhiên việc đô thị hóa nhanh diễn ra trong thời gian ngắn
cần phải được đánh giá khách quan những mặt được và không được, nhất là dưới
góc độ tính bền vững của nó. Tuy nhiên hiện tại sự đô thị hóa nhanh của Hà Nội còn
thiếu bền vững. Xét về mặt hạ tầng thì chưa đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thị
hiện đại, đặc biệt là vấn đề tiêu thoát nước ra sông và thoát lũ trong sông.
Mạng lưới thoát nước còn thiếu và bất cập. Năng lực thoát nước tại đô thị Hà
Nội hiện nay chỉ đạt 35% so với nhu cầu, làm cho hiện tựợng úng ngập trở thành
những “thảm họa” đối với đô thị Hà Nội. Năm 1995, Hà Nội có 110 hồ với hơn
2.100 ha, trong tổng diện tích đất xây dựng 10.000ha, song trên thực tế hiện nay đã
san lấp hết 30% diện tích hồ trong khi đó lại không có hồ mới. Hồ Yên Sở quy
hoạch diện tích là 130ha thì hiện nay không đạt được yêu cầu.
Cũng do tốc độ đo thị hóa nhanh và rộng, phát triển nóng, lấn chiếm hành
lang thoát lũ để xây dựng, sản xuất mà các lòng dẫn tiêu thoát nước bị thu hẹp rất
nhiều, ảnh hưởng lớn tới khả năng tiêu thoát lũ của các sông nội địa và sông chính,
đặc biệt là sông Hồng và sông Đuống.
2.5. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của mức đảm bảo phòng chống lũ
cho các tuyến sông có đê đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu.
Căn cứ QĐ 92/2007/QĐ-TTg và tiêu chuẩn 14TCN 19-85 đề nghị cấp đê và
tần suất thiết kế hệ thống đê sông trong bảng V.1 đến V.4:
Bảng 2.4 : Mức đảm bảo phòng chống lũ hệ thống đê sông Hồng, sông Đuống
TT
Vùng đê
chính bảo
vệ
Hữu
1
Hồng
(phần nội
Luận văn thạc sĩ
Tần suất thiết kế
Diện
Tuyến
tích bảo
Dân số
Kiến nghị
đê sông
vệ
2006
cấp đê
Hồng
25.777
2.340.000
Đặc biệt
2007-
2010-
2010
(ha)
Hữu
của Qmax
2015
0,4
0,2
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
31
thành Hà
Nội)
Đặc biệt
Tả Hồng - Tả Hồng
Hữu
Hữu
Đuống
2
Đuống
Tả Hồng 3
Tả Đuống
- hữu Cà
Lồ
13.815
348.860
I (cấp cũ
0,67
0,33
0,67
0,33
I)
Đặc biệt
Tả Hồng
Tả
(cấp cũ I)
36.028
747.880
Đuống
(cấp cũ I)
I (cấp cũ
II)
Tần suất thiết kế trên được kể đến các biện pháp công trình phòng lũ như hồ
chứa cắt lũ (Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà và giai đoạn sau 2010 có thêm Sơn
La), phân chậm lũ, hệ thống đê, thoát lũ của hệ thống sông theo quy hoạch phòng lũ.
Đê tả Hồng bao bảo vệ cho các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh theo định
hướng phát triển KTXH của TP.Hà Nội về phía Bắc, hiện tại và trong tương lai sẽ xây
dựng các khu công nghiệp tập trung, có sân bay quốc tế Nội Bài mở rộng, các vùng dân
cư đông đúc. Bởi vậy đề nghị nâng lên thành cấp Đặc biệt. Đây cũng là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn giải pháp tiêu cho thành phố Hà Nội.
2.6. Phân tích ảnh hưởng của lũ thiết kế tuyến đê sông Hồng, sông
Đuống thuộc phạm vi thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến khả năng tăng cường
khả năng tiêu của đoạn sông nghiên cứu.
Trong Quyết định số 80/2007/QĐ-TTg ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính
phủ, ban hành “ Quy trình vận hành liên hồ chứa các công trình thuỷ điện Hoà Bình,
Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm ”. Khi phân tích lũ chu kỳ 250 năm
dạng 1969, 1971 và 1996 đã có kết luận về các giá trị lũ tự nhiên (khi chưa có các
công trình phòng chống lũ tham gia vận hành) tại trạm Sơn Tây được trích trong
phụ lục như sau :
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
32
Bảng 2.5 : Đặc trưng lũ chu kỳ 250 năm với các dạng lũ khác nhau
Giá trị
Dạng 1969
Dạng 1971
Dạng 1996
Qmax (m3/s)
42.810
43.085
43.259
W20 ngày (tỷ m3)
41,23
41,52
43,90
Qua bảng chúng ta nhận thấy dạng lũ 1996 là dạng bất lợi nhất (cả về lưu
lượng max và tổng lượng lũ). Như vậy theo QĐ 92/2007/QĐ-TTg tính toán tuyến
thoát lũ sông Hồng theo trường hợp sau :
Lũ chu kỳ tái diễn 250 năm dạng lũ bất lợi 8/1996 (thu phóng về các nhánh
sông phía thượng du sông Hồng và sông Thái Bình).
Có hồ Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cắt lũ cho hạ du (theo quy trình vận
hành hồ chứa QĐ80).
Giữ mực nước lũ lớn nhất tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4m.
Từ các kết quả tính toán, xác định mực nước lũ thiết kế cho đê sông trong
bảng sau (số liệu trích trong kết quả tính toán):
Bảng 2.6 : Lũ thiết kế đê sông Hồng, sông Đuống đoạn qua Hà Nội
Cho đê cấp đặc biệt
(Đê hữu Hồng)
TT
Vị trí
Sông
Cho đê cấp I, II
(Đê tả Hồng, đê tả và
hữu Đuống)
Cát)
lượng
(m)
Hà Nội (Thượng
Lưu
nước
1
Mực
3
(m /s)
(m)
(m3/s)
Hồng
14,65
27.644
14,24
25.538
Mực nước Lưu lượng
2
Cầu Thăng Long
-
14,22
27.635
13,83
25.514
3
Nhật Tân
-
13,92
27.640
13,54
25.505
4
Tứ Liên
-
13,73
27.631
13,34
25.471
5
Trạm TV Hà Nội
-
13,40
20.300
13,10
18.566
6
Vĩnh Tuy
-
13,35
20.221
13,06
18.578
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
33
7
Thanh Trì
-
8
Cửa Đuống
9
Trạm TV Thượng
Cát
13,23
20.216
12,86
-
Đuống
13,34
6.865
-
12,64
6.863
10
Cầu Đuống
-
12,16
6.860
11
Cầu Phù Đổng
-
11,76
6.855
12
Đồng Viên
-
11,32
6.853
Mực nước theo hệ cao độ Quốc gia VN2000
Mực nước lũ thiết kế cho đê cấp đặc biệt tương ứng mực nước tại Hà Nội 13,4m
Mực nước lũ thiết kế cho đê cấp I, II tương ứng mực nước tại Hà Nội 13,1m
2.7. Phân tích ảnh hưởng của phân vùng bảo vệ của đê chính thành phố
Hà Nội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu.
Đê chính là tuyến đê sông với mục đích bảo vệ những vùng dân cư sinh
sống trong đó (được tính đến các yếu tố như diện tích đất đai, dân số, tài sản cố
định, mức GDP...). Toàn thành phố Hà Nội được chia làm 8 vùng có đê bao bảo vệ:
Vùng hữu sông Hồng (phần nội thành Hà Nội) : Gồm Quận Ba Đình, Đống
Đa, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, huyện Thanh
Trì, huyện Từ Liêm. Diện tích bảo vệ toàn vùng là 25.777 ha.
Vùng tả sông Hồng - hữu sông Đuống : Gồm Quận Long Biên và các xã Lệ
Chi, Cổ Bi, Đặng Xá, Phú Thị, Kim Sơn, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa
Tốn, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đông Dư và TT Gia Lâm thuộc huyện Gia
Lâm. Diện tích bảo vệ toàn vùng là 13.815 ha.
Vùng tả sông Hồng - tả sông Đuống - hữu Cà Lồ : Bao gồm các xã Trung Mầu,
Phù Đổng, Đinh Xuyên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Yên Viên, Yên Thường (huyện Gia
Lâm); các xã Xuân Canh, Mai Lâm, Đông Hội, Dục Tú, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà,
Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tiên Dương, Vân Nội, Kim Mỗ, Kim Chung, Đại Mạch, Võng La,
Hải Bối, Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thụy Lâm (thuộc Đông
Anh). Toàn bộ huyện Mê Linh. Tổng diện tích toàn vùng là 36.028 ha.
Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước