Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.2 KB, 36 trang )
được mình trở thành một trong các Chi nhánh Ngân hàng thương mại lớn hoạt động trên địa
bàn. Bằng những nỗ lực rất lớn của chính bản thân cộng với sự chỉ đạo, hỗ trợ của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thái Bình đã có nhiều
khởi sắc và được đánh giá là một Ngân hàng lớn nhất giữ vị trí hàng đầu trên địa bàn về thị
phần, sản phẩm dịch vụ đa dạng, công nghệ ngân hàng hiện đại, đảm bảo chất lượng về cung
cấp các sản phẩm dịch vụ, văn minh giao dịch,... góp phần phấn đấu, xây dựng Chi nhánh trở
thành một Chi nhánh hoạt động, kinh doanh đa năng, hiện đại.
Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình
Tên tiếng Anh: Vietnam joint stock Commercial Bank for Industry and Trade
Tên giao dịch quốc tế: Viettinbank
Giám Đốc: Nguyễn Văn Thái
Câu định vị thương hiệu: “Nâng giá trị cuộc sống”
Về cơ cấu tổ chức gồm Hội sở chính, 6 phòng giao dịch loại 1, 5 phòng giao dịch loại
2 và 6 quỹ tiết kiệm đặt tại những nơi tập trung dân cư và kinh tế phát triển, thuận lợi cho việc
huy động vốn cũng như cho vay.
Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng TNCP Công Thương Thái Bình là huy động
vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân để cho các tổ chức kinh tế và cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh doanh, dịch vụ vay và thực hiện các
nghiệp vụ như thanh toán quốc tế…thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ cho phép
1.3. Cơ cấu tổ chức:
Hiện tại để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình chi nhánh
Vietinbank Thái Bình đã sắp xếp và tổ chức bộ máy tại Trụ sở chính bao gồm: 1 giám đốc,
2 phó giám đốc và 7 phòng nghiệp vụ như sau:
−
Phòng khách hàng doanh nghiệp.
−
Phòng khách hàng cá nhân.
−
Phòng kế toán giao dịch.
−
Phòng tiền tệ kho quỹ.
−
Phòng tổ chức hành chính.
−
Phòng tổng hợp quản lý rủi ro, Nợ có vấn đề.
−
Tổ thông tin điện toán
Trong công tác tổ chức tính đến ngày 31/12/2010 NH TMCP Công Thương Việt Nam
– chi nhánh Thái Bình có tổng số 176 cán bộ công nhân viên trong đó có 2 thạc sĩ, 142 đại
học và cao đẳng, 14 trung cấp và 18 khác. Cơ bản tuổi đời bình quân ở mức vừa phải (40
tuổi), có nhiều thuận lợi cho việc triển khai nhiệp vụ và công nghệ hiện đại.
Sơ đồ 8: Sơ dồ bộ máy tổ chức của VietinBank Thái Bình
Ban Giám Đốc
Khối kinh doanhKhối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp
Phòng khách hàng tổng hợp quản lý rủi Phòng kế toán
Phòng DN
ro
Khối tác nghiệp Phòng giao dịch
Phòng tiền tệ kho quĩ Tổ thông tin
PGD Minh Khai
QTK Số 02
PGD Hồng Phong
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng tổ chức
Quỹ tiết kiệm
QTK Số 05
Các PGD khác
Các QTK khác
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của VietinBank Thái Bình)
1.4. Khái quát nhiệm vụ và chức năng
1.4.1. Khái quát nhiệm vụ và chức năng của VietinBank Thái Bình
•
Huy động vốn và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân
•
Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của cá tổ chức trong và ngoài nước.
•
Thu các khoản nộp NSNN.
•
Kinh doanh ngoại tệ.
•
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá.
•
Thanh toán ngoại tệ và thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ khác.
•
Chuyển tiền trong và ngoài nước dưới mọi hình thức….
1.4.2. Khái quát nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ với khách hàng là doanh
nghiệp tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện
các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ
thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH TMCP Công Thương Việt Nam. Tiếp thị giới thiệu
sản phẩm dịch vụ của NH, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp
thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phòng khách hàng cá nhân: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là cá
nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ , thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành. Tiếp thị giới
thiệu sản phẩm dịch vụ NH, tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản hồi của khách hàng về
dịch vụ.
Phòng kế toán giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và các công
việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp dịch
vụ NH, tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm NH.
Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ quản lý kho tiền và quỹ nghiệp
vụ.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý tiền lương bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực
hiện nội quy lao động, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Các công tác hành
chính khác phát sinh trong chi nhánh.
Phòng tổng hợp quản lý rủi ro nợ có vấn đề: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc
trong công tác KHTH, báo cáo và thi đua khen thưởng của toàn chi nhánh. Tham mưu về
công tác quản lý rủi ro, nợ có vấn đề, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay đầu tư,
đảm bảo tuân thủ các quan hệ tín dụng cho từng đối tượng.
Tổ thông tin điện toán: Quản lý trang thiết bị vi tính, hệ thống các máy in, thông tin số
liệu, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống mạng nội bộ. Cài đặt và cập nhật các chương trình
do NH TMCP Công Thương Việt Nam triển khai.
1.5. Sơ lược về vị trí kiến tập và quá trình thực tập
Trong thời gian kiến tập, em được phân công về phòng khách hàng cá nhân của
VietinBank Thái Bình hỗ trợ nhân viên phòng khách hàng cá nhân thực hiện nhiệm vụ giao
dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ , thực hiện các nghiệp
vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành.
Tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ NH, tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản hồi của khách
hàng về dịch vụ.
1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường ở một tỉnh nông nghiệp là một vấn đề
hết sức khó khăn đối với Chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
cho nên việc mở rộng tín dụng và thanh toán của Ngân hàng còn hạn chế. Trong khi đó nhiều
đơn vị kinh tế, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Với phương châm: “Phát triển - An toàn - Hiệu quả” chủ đề là “huy động vốn, phát triển và
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng”, VietinBank Thái Bình tìm mọi biện pháp
thu hút nguồn vốn còn tạm thời nhàn rỗi để cho vay các đơn vị có khả năng kinh doanh nhưng
thiếu vốn hoạt động nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế địa phương.
Cùng với sự nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh và
kết hợp với điều kiện kinh tế địa phương đã tạo được môi trường tốt cho hoạt động kinh
doanh của VietinBank Thái Bình.
1.6.1. Công tác huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn bao gồm các hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ
tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn; vay vốn của
các cá nhân, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, Ngân hàng TMCP Công thương và các
hình thức huy động vốn khác.
Có thể nói công tác huy động vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của
bất cứ một ngân hàng thương mại nào, là tiền đề cho các hoạt động kinh doanh tiếp theo, là
yếu tố quyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tư tín dụng. Do vậy ngay từ khi thành lập,
VietinBank Thái Bình đã luôn chú trọng tới việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và trong
dân cư. Nhờ sự linh hoạt trong kinh doanh và đa dạng các hoạt động, VietinBank Thái Bình
nhìn chung đã đạt được những kết quả tốt. Hiện nay tổng vốn của Chi nhánh bao gồm tiền
mặt, trái phiếu và các tài sản khác của ngân hàng. Tuy tình hình huy động vốn của Ngân hàng
qua các năm có nhiều biến động nhưng nguồn vốn huy động nói chung có xu hướng tăng lên
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. Bảng kết qủa huy động vốn trong giai đoạn 2009 – 30/06/2011
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2008
Năm
2009
1.122.66
2
Năm
2010
1.342.57
2
TiỀN GỬI DÂN CƯ VÀ TỔ
CHỨC
967.835
0
20.350
10.902
27.804
TỔNG
967.835
1.143.01
2
1.353.47
4
1.630.372
TĂNG TRƯỞNG
116,34%
118,10%
118.41%
120,46%
KỲ PHIẾU
30/06/2011
1.602.568
(Nguồn: Phòng kế toán của VietinBank Thái Bình)
Qua bảng trên ta thấy tổng vốn huy động của VietinBank Thái Bình liên tục tăng qua
các năm. Năm 2009 tổng vốn huy động tăng 18,10% so với năm 2008. Tổng mức vốn huy
động sang năm 2010 tiếp tục tăng 18,41% tức là 1.143.012 triệu đồng. Tính đến 30/06/2011,
tổng mức huy động vốn là 1.630.372 tăng 24,94% so với cùng kì năm 2010.
Chi nhánh VietinBank Thái Bình có được kết quả huy động vốn như trên là nhờ đã sử
dụng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau để khai thác nguồn vốn tại chỗ như: huy động tiền
gửi tiết kiệm và kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ; vận động và tuyên truyền các đơn vị, cá
nhân có tiền nhàn rỗi, chưa sử dụng gửi vào ngân hàng. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định
với lãi suất đầu vào hợp lý có hiệu quả với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, .... Đặc biệt
trong năm 2010, Chi nhánh đã thành lập thêm Phòng giao dịch loại 2, đầu tư nâng cấp và đầu
tư mới máy móc trang thiết bị tiên tiến tạo ra diện mạo mới cho cả hệ thống mạng lưới của
ngân hàng. Bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, Chi nhánh còn thường xuyên
quan tâm đến tác phong, thái độ giao dịch của đội ngũ cán bộ với khách hàng.
Trong năm 2011, Chi nhánh đã triển khai tốt dịch vụ thẻ ATM, thêm vào đó là tính thuận
tiện của thẻ nên ngày càng có nhiều người sử dụng thẻ, nhất là các cơ quan, doanh nghiệp trả
lương cho người lao động qua thẻ. Điều này đã giúp cho Chi nhánh có thêm được một kênh
huy động vốn ổn định. Đến 30/06/2011 tại Chi nhánh nguồn vốn từ số dư trên tài khoản ATM
là 20 tỷ đồng.
Nguồn vốn huy động được duy trì phát triển ổn định là nhờ sự đồng lòng quyết tâm, nỗ lực
của toàn Chi nhánh thông qua các biện pháp cụ thể. Với số bình quân nộp vốn về Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam bằng 145% so với cùng kỳ năm trước được xếp là một trong
các Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao.
1.6.2. Hoạt động cho vay:
Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết
khấu thương phiếu, và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng và các hình thức khác.
Đặc biệt công tác tín dụng luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong
kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam và trên cơ sở thực tế tại
địa phương, Chi nhánh đã xác định định hướng chính trong công tác tín dụng là:
- Tích cực đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Mở rộng
hoạt động tín dụng như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, chuyển
mạnh sang cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên là ngân hàng đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương.
- Thực hiện kinh doanh tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu vốn, áp
dụng lãi suất thực dương, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi.
- Tìm kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án và chương trình kinh tế có tính khả
thi cao của địa phương, giữ vững thị trường và liên kết chặt chẽ với sự phát triển
của các khu công nghiệp trong địa bàn.
Những kết quả của việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng tại VietinBank
Thái Bình được thể hiện qua diễn biến số liệu về hoạt động tín dụng trong 3 năm gần đây:
Bảng 1.2. Bảng kết quả dư nợ cho vay trong các năm 2009 – 30/06/2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
30/06/2011
853.000
1.114.295
1.310.458
1.594.984
1. Bằng VNĐ
537.570
776.291
1.106.758
1.385.930
- Ngắn hạn
357.392
306.089
381.665
387.153
180.178
470.202
725.093
998.777
315.430
338.004
203.700
209.054
223.674
131.639
142.686
152.653
91.756
206.365
61.014
56.401
cho vay
- Trung và dài
hạn
2. Bằng ngoại
tệ quy đổi
- Ngắn hạn
- Trung và dài
hạn
Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.310,458 tỷ đồng bằng 98,3% so với kế hoạch năm
2010.
- Theo loại tiền:
+ Dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2010 là 1.106,758 tỷ đồng, đạt 97,6% kế hoạch
do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao.
+ Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ là 203,7 tỷ đồng, vượt 2,4% so
với kế hoạch năm 2010.
- Theo kỳ hạn:
+ Dư nợ ngắn hạn đến 31/12/2010 là 524,351 tỷ đồng chiếm 40% tổng dư nợ
cho vay nền kinh tế.
+ Dư nợ trung và dài hạn là 786,107 tỷ đồng chiếm khoảng 60% tổng dư nợ
cho vay năm 2010.
Tính đến 30/06/2011, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.594.984 triệu đồng, tăng 22,083% so
với cùng kì năm 2010.
1.6.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Ở Chi nhánh Thái Bình dịch vụ này gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện
thanh toán trong nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và nước ngoài, thu hộ, chi hộ,
thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng.
Chi nhánh đã thực hiện điều chuyển vốn tuyệt đối an toàn, nộp Ngân hàng Nhà nước
635 tỷ VNĐ bằng 80% so với năm 2009; nộp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
8.678.500 USD bằng 72% so với năm 2009 và 2.054.532 EUR bằng 115% so với năm 2009.
Các khoản nộp này đã đảm bảo định mức tồn quỹ theo quy định của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam.
Việc phân loại tiền, chọn lọc những đồng tiền không đủ tiêu chuẩn theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước được Chi nhánh thực hiện tốt, từ đó góp phần làm đồng tiền sạch
đẹp hơn. Công tác bảo quản, xuất – nhập tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản thế chấp theo đúng
chế độ. Nghiêm túc chấp hành quy chế về an toàn kho quỹ cả trong kho và trên đường vận
chuyển.
Năm 2010 Ngân hàng đã phát hiện và thu giữ 45 tờ tiền giả với tổng số tiền
4.090.000 đồng và nộp Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Tổng số thu hộ năm 2010 đạt 482 tỷ VNĐ tăng 129 tỷ so với năm 2009 chứng tỏ
công tác này đã được triển khai tốt.
2. Thực trạng huy động vốn tại VietinBank Thái Bình
2.1. Nguồn vốn của VietinBank Thái Bình:
Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay” VietinBank Thái Bình hết sức coi
trọng công tác huy động vốn và coi đây là một trong các công tác chủ yếu nhẳm mở rộng và
nâng cao hiệu qua trong hoạt động của mình. Nhìn nhận từ quan điểm đó, Ngân hàng luôn
chú trọng đến công tác huy động vốn tại chỗ, Ngân hàng luôn coi trọng chiến lược khách
hàng trong huy động vốn và đưa ra mọi biện pháp nhằm khai thác các nguồn vốn trên địa bàn
như: tổ chức mạng lưới huy động tiết kiệm rộng khắp với các hình thức huy động phong phú,
đa dạng. Cụ thể trong địa bàn của VietinBank Thái Bình có tới 10 quỹ tiết kiệm với nhiều
hình thức huy động vốn khác nhau nhằm thu hút tối đa khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn
vận động khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng. Phát hành trái phiếu tiết kiệm bảo đảm
bằng vàng tạo độ tin cậy cao cho nhân dân. Nhờ vậy, mà ngân hàng đã có chuyển biến tích
cực từ thế bị động thiếu thốn của mấy năm trước sang chủ động tự cân đối hoặc vốn thừa gửi
về quỹ điều hoà của Ngân hàng công thương Việt Nam
Nhờ đó tính đến 30/06/2011 tổng vốn huy động của ngân hàng đạt 1630 tỷ 372 triệu đồng
với cơ cấu nguồn vốn đa năng
Với tư cách là một ngân hàng thương mại trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, vốn của
VietinBank Thái Bình được hình tình từ các nguồn vốn sau :
- Nguồn vốn tự có
- Nguồn vốn huy động : Đây là vốn chủ yếu quan trọng nhất để Ngân hàng thực hiện
cho vay
- Nguồn vốn vay của Ngân hàng Nhà Nước
- Nguồn vốn điều động từ các Ngân hàng khác trong hệ thống
Tuy nhiên, một đặc điểm khác biệt của Ngân hàng Thái Bình khác so với cá ngân hàng
khác là: Do nguồn gốc lịch sử của Ngân hàng Thái Bình, vốn của ngân hàng được hình thành
chủ yếu từ hai nguồn: nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động. Ta xem xét hai đặc điểm nói
trên đó là:
*/ Do đặc điểm kinh tế của khu vực
Dân cư khu vực Thái Bình có mức thu nhập khá cao so với dân cư khu vực khác trong nội
thành, do vậy số lượng tiền nhàn rỗi trong tay dân cư trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Đối với
những người không tham gia hoạt động kinh doanh nhưng lại muốn vừa có thêm tiền vừa đảm
bảo an toàn cho khoản tiền của họ, họ sẽ gửi tiền của mình dưới hình thức tiết kiệm hoặc mua
kỳ phiếu Ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân tạo sự dồi dào trong nguồn tiết kiệm, nên với
kinh doanh huy động vốn của Ngân hàng sẽ có một khoản tiền hoạt động lớn. Trong khi đó ở
đầu ra, khách hang của Ngân hàng chính là các hộ tư thương, các đơn vị sản xuất, các xí
nghiệp có trụ sở trên địa bàn tỉnh trong đó tư nhân chiếm phần lớn. Do vậy, trong năm 2010
tổng số tiền gửi đạt mức 1.353.474 triệu đồng. Trong năm 2011, tính đến 30/06/2011, tổng số
tiền gửi là 1630 tỷ 372 triệu đồng. Đây là một con số cao trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng
thương mai. Thêm vào đó tổng số tiền phát hành kỳ phiếu của VietinBank Thái Bình trong
năm 2011 là : 27.804 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ rằng VietinBank Thái Bình đã biết khai
thác hết sức mạnh của đặc điểm khu vực mình và hoạt động ngày càng có uy tín.
*/ Do đặc điểm lịch sử của ngân hàng
VietinBank Thái Bình trước đây là một đơn vị kinh tế với chức năng chính là đảm bảo vốn
cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trên địa bàn
tỉnh. Còn đối với các doanh nghiệp lớn đều phải thực hiện quan hệ tín dụng của họ đối với hội
sở chính. Chính điều này đã dẫn đến việc hạn chế bớt số lượng khách hàng đến với
VietinBank Thái Bình và điều đó cũng có nghĩa là giảm bớt thị trường đầu ra của Ngân hàng.
Như vậy, nguồn vốn của VietinBank Thái Bình chỉ hình thành từ 2 nguồn chủ yếu đó là :
Nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động
2.2. Thực trạng của hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Thái
Bình
Vấn đề huy động vốn của một ngân hàng xoay quanh 3 nghiệp vụ chính :
- Các nghiệp vụ bên nợ (huy động vốn)
- Các nghiệp vụ bên có ( sử dụng vốn )