Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.2 KB, 111 trang )
Chương 3: Khung nghiên cứu
10
Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên cho bệnh nhân biết chính xác
khi nào thực hiện các dịch vụ (giờ phẫu thuật, giờ lấy kết quả
xét nghiệm)
11
Khám bệnh diễn ra đúng giờ như quy định
12
Khi đi khám, bệnh nhân được khám ngay trong lần đó
13
Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chứng tỏ có chuyên môn và
năng lực
14
Hồ sơ ghi đúng thông tin bệnh nhân và dễ tìm kiếm
15
Chi phí khám bệnh, xét nghiệm nhất quán
16
Bác sĩ và kỹ thuật viên luôn có mặt khi cần
17
Thời gian chờ không quá lâu (chờ khám, chờ xét nghiệm, chờ
lấy kết quả xét nghiệm)
Sự đáp
18
Điều dưỡng sẵn lòng giúp đỡ bệnh nhân
ứng của
19
Điều dưỡng đáp ứng đúng yêu cầu của bệnh nhân
20
Điều dưỡng thực hiện yêu cầu bệnh nhân nhanh chóng (trả lời,
làm giấy tờ)
21
Bệnh nhân cảm thấy an tâm trước cách phục vụ của điều dưỡng
22
Bác sĩ giải thích kỹ càng bệnh tình cho bệnh nhân
23
Bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm chính xác
24
Bác sĩ điều trị đúng ngay lần khám đầu tiên
25
Bác sĩ chẩn đoán bệnh đúng
26
Bác sĩ có chuyên môn trả lời câu hỏi của bệnh nhân
27
Bệnh nhân cảm thấy an tâm khi phó mặc bệnh tình cho bác sĩ
Sự thấu hiểu
28
Bác sĩ thân thiện và lịch sự
của bác sĩ
29
Bác sĩ sẵn lòng trả lời cho bệnh nhân
30
Bác sĩ chăm chú lắng nghe bệnh nhân
31
Bác sĩ quan tâm bệnh nhân
32
Bác sĩ đặt lợi ích bệnh nhân lên hàng đầu
Sự thấu hiểu
33
Điều dưỡng báo cho bác sĩ biết bệnh tình của bệnh nhân
của điều
34
Điều dưỡng hiểu hoàn cảnh bệnh nhân
điều
dưỡng
Chương 3: Khung nghiên cứu
35
Điều dưỡng chỉ dẫn đơn thuốc cho bệnh nhân hoặc người nhà
bệnh nhân
36
Điều dưỡng quan tâm từng cá nhân bệnh nhân
37
Điều dưỡng động viên bệnh nhân
Sự tiếp cận
38
Bệnh viện có đủ chỗ gửi xe
bệnh viện và
39
Bệnh nhân dễ dàng đến được bệnh viện
40
Bệnh viên luôn sẵn sàng phục vụ 24/24
41
Bệnh viện nhận phản hồi và trả lời bệnh nhân
42
Chi phí khám chữa bệnh thỏa đáng
chi phí khám
chữa bệnh
Nguồn: Lim & Tang (2000), Youssef et al. (1995), Jabnoun & Chaker (2003) và
Siddiqui & Khandaker (2007)
Về đo lường chất lượng dịch vụ, nghiên cứu chỉ đo cảm nhận của người được
hỏi, không đo kỳ vọng và sử dụng điểm khoảng cách vì Cronin & Taylor (1992) cho
rằng chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất bởi chất lượng cảm nhận mà không
cần có chất lượng kỳ vọng.
3.2.
NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
Phần quan trọng trong phương pháp nghiên cứu là soạn bảng câu hỏi. Các câu
hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Người được hỏi đánh giá cảm nhận của mình và
cho điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra còn có các
câu hỏi về phân loại loại hình bệnh viện, loại hình khám, nhân khẩu học.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện nhằm đánh giá lại những yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ khám ngoại trú. Việc nghiên cứu sơ bộ
được thực hiện trên những người có liên quan đến hoạt động khám và chữa bệnh.
Cách tiến hành:
•
Thảo luận với ba bác sĩ làm việc tại bệnh viện Trưng Vương, bảy người
từng đi khám hoặc đưa người thân khám ngoại trú tại các bệnh viện tại TPHCM
nhằm xác định lại các nhân tố chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và số
câu hỏi.
Chương 3: Khung nghiên cứu
•
Soạn thảo các câu hỏi, kiểm tra câu, cách dùng từ, hình thức trình bày,
thứ tự câu hỏi để xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. Sau bước nghiên cứu sơ bộ này,
bảy nhân tố của chất lượng dịch vụ đề xuất trong mô hình nghiên cứu với 42 câu
hỏi được rút xuống còn bốn nhân tố với 26 câu hỏi. Ngoài ra thêm 1 câu hỏi về sự
hài lòng chung.
Bảng câu hỏi này sau đó được phát thử cho 10 người để kiểm tra lần nữa từ
ngữ, ý nghĩa các câu hỏi, thứ tự câu hỏi, hình thức trình bày. Sau khi phát thử, bảng
câu hỏi câu hỏi hoàn chỉnh được trình bày ở Phụ lục A được phát phục vụ cho nghiên
cứu chính thức.
Bảng 3.19 Chi tiết các nhân tố sau bước nghiên cứu sơ bộ
Nhân tố
Cơ sở vật
chất
Số biến (thuộc tính, câu hỏi)
Môi trường bệnh viện sạch sẽ, khoáng đãng
A3
Đội ngũ y bác sĩ và nhân viên bệnh viện ăn mặc tươm tất và
làm việc nghiêm túc
A4
Các bảng hướng dẫn dễ hiểu, giới thiệu đầy đủ các dịch vụ
của bệnh viện
A5
Phòng chờ khám bệnh, phòng khám bệnh, phòng phát thuốc
rộng rãi
A6
An ninh bệnh viện tốt
A7
Nhà vệ sinh sạch sẽ
A8
B9
Căn tin sạch sẽ, thức ăn hợp vệ sinh và phục vụ tốt
B10
Khi đi khám, bệnh nhân được khám ngay, không bị hẹn lại
lần sau
B11
Bệnh nhân được cho biết chính xác thời gian thực hiện các
dịch vụ (giờ khám bệnh, giờ xét nghiệm, giờ lấy kết quả xét
nghiệm)
B12
Thời gian chờ không quá lâu (chờ khám, chờ xét nghiệm,
chờ lấy kết quả xét nghiệm)
B13
Sổ khám bệnh ghi đúng thông tin bệnh nhân (thông tin cá
nhân, thông tin tình trạng sức khỏe) và không bị thất lạc
B14
Sự đáp ứng
của bác sĩ-
Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại
A2
Sự tin cậy
A1
Bác sĩ chữa khỏi bệnh hoặc làm giảm triệu chứng bệnh
C15
Bác sĩ thân thiện, lắng nghe bệnh nhân kể tình trạng bệnh
Giờ giấc khám bệnh diễn ra đúng như quy định
Chương 3: Khung nghiên cứu
C16
C17
Điều dưỡng trả lời các thắc mắc của bệnh nhân
C19
Điều dưỡng phục vụ tạo cảm giác hài lòng cho bệnh nhân
D20
Bệnh viên luôn sẵn sàng phục vụ 24/24 giờ
D21
Bệnh viện có bàn hướng dẫn và nhân viên chỉ dẫn tận tình
bệnh nhân đến đúng khu vực khám
D22
Thủ tục đăng ký khám chữa bệnh tiến hành nhanh chóng
D23
Vị trí của bệnh viện dễ tìm thấy
D24
Bệnh viện có đủ chỗ gửi xe
D25
Bệnh viện trả lời khi có cuộc gọi đến đường dây nóng
D26
3.3.
Bác sĩ tạo cảm giác an tâm cho bệnh nhân
C18
Sự tiếp cận
bệnh việnhành chính và
chi phí khám
chữa bệnh
Bác sĩ sẵn lòng trả lời câu hỏi của bệnh nhân
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý
CHỌN MẪU
Chọn mẫu trong nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thuận tiện. Để
phục vụ mục tiêu đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân tại mỗi loại hình bệnh viện,
số mẫu cần thiết được xác định theo công thức:
n≥
( z ×σ ) 2
e2
Trong đó:
Độ tin cậy chọn 95%= 1- α nên z=1.96
Với thang đo Likert 5 điểm nên giá trị trung bình của thang đo E=3
Sai số
e = 0.05 × 3 = 0.15
Độ lệch chuẩn ước lượng theo quy tắc 3σ :
σ=
max − min 5 − 1
=
= 0.67
6
6
Vậy cỡ mẫu tối thiểu phải thu thập tại mỗi loại hình bệnh viện là:
( z × σ ) 2 = (1.96 × 0.67 ) 2
n≥
e2
0.152
= 77 mẫu
Ngoài ra theo nghiên cứu của của Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là 5
mẫu cho một biến (tỷ lệ 5:1). Mô hình đang nghiên cứu có 27 biến (bao gồm biến mức
Chương 3: Khung nghiên cứu
độ hài lòng chung) thì cỡ mẫu tối thiểu là 160. Đề tài chọn tính kích cỡ mẫu kết hợp cả
hai cách này tiến hành thu thập, nghĩa là mỗi loại hình bệnh viện thu nhập ít nhất 77
mẫu và tổng số mẫu ít nhất 160.
Bảng câu hỏi sau đó được phân phát thông qua email, phỏng vấn trực tiếp hoặc
người được hỏi tự điền vào bảng câu hỏi được phát bằng giấy. Kết quả sau khi thu
thập sẽ được mã hóa và nhập dữ liệu bằng phần mềm SPSS, sau đó trải qua các phân
tích sau:
•
Thống kê mô tả.
•
Đánh giá thang đo các khái niệm.
•
Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phân tích tương quan, hồi quy
đa biến
•
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
•
Thống kê mô tả, so sánh; phân tích ANOVA.
•
Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ
3.4.
3.4.1.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố được thực hiện để kiểm định sự hội tụ của các biến thành
phần về khái niệm. Mô hình phân tích nhân tố được xem là phù hợp khi hệ số đo
lường thích hợp mẫu KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên (Hair et al.,
1995) Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết Ho: độ tương quan giữa các biến quan sát
bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các
biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng & Ngọc, 2005, 262).
Hệ số tải (factor loading) cho biết tương quan giữa từng biến với nhân tố. Hệ số
càng lớn thì biến đại diện trong nhân tố càng lớn. Tổng phương sai trích cho biết mức
ý nghĩa của các nhân tố được rút trích. Theo Hair et al. (1995), hệ số tải lớn hơn 0.5
được xem là có ý nghĩa thực tiễn và tổng phương sai trích của các nhân tố phải lớn hơn
Chương 3: Khung nghiên cứu
50%. Vì vậy các biến có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Giá trị eigenvalue 5 trong từng
nhân tố cũng được xem xét với yêu cầu phải lớn hơn 1 để có ý nghĩa (Hair et al. 1995).
Phương pháp rút trích các nhân tố được thực hiện theo các thành phần chính
(Principal components) kết hợp phương pháp xoay Varimax (có tác dụng tối thiểu số
lượng biến có hệ số lớn trong cùng một nhân tố).
3.4.2.
Đánh giá tính giá trị của thang đo
Theo Hair et al. (1995), tính giá trị có liên quan đến câu hỏi: “Có phải thang đo
đo đúng cái cần đo?” Tính giá trị gồm 4 loại (Neuman, 2000):
(1) Giá trị bề mặt (Face Validity): Thang đo có giá trị này nếu giới khoa học
đạt sự đồng thuận rằng biến thật sự đo được khái niệm. Nó liên quan đến câu hỏi
“Trên bề mặt, mọi người có cho rằng định nghĩa và phương pháp đo lường phù hợp?”
(2) Giá trị nội dung (Content Validity) là trường hợp riêng của giá trị bề mặt.
Nó liên quan đến câu hỏi “Toàn bộ nội dung của một định nghĩa có được bao hàm
trong một thang đo?” Vì các biến của thang đo dựa vào các nghiên cứu trước nên
thang đo sử dụng trong nghiên cứu này nói chung được công nhận có giá trị nội dung.
(3) Giá trị khái niệm (Construct Validity). Nó liên quan đến câu hỏi “Nếu thang
đo có giá trị, các biến trong thang đo có cùng vận hành trong một cách thức nhất
quán?” Giá trị này gồm giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Giá trị hội tụ đạt được khi các biến hội tụ hoặc có liên quan nhau. Điều này có
nghĩa khi thực hiện đo nhiều lần cùng một khái niệm thì thang đo hoạt động theo cách
thức tương tự nhau.
Giá trị phân biệt đạt được các biến của một khái niệm phân biệt hoặc quan hệ
trái chiều với với các biến của khái niệm trái ngược nó.
(4) Giá trị tiêu chuẩn (Criterion Validity) sử dụng một số tiêu chuẩn để đánh
giá chính xác một khái niệm. Tính giá trị của biến được chứng thực bằng cách so sánh
nó với biến trong thang đo đã đo trước đó trên cùng khái niệm và được chứng tỏ độ tin
cậy. Giá trị này gồm hai loại: Giá trị đồng thời và Giá trị dự báo.
5
Eigenvalue: phương sai của một nhân tố, cho biết mức độ quan trọng của của từng nhân tố đối với các biến
được phân tích (Hair et al., 1995)
Chương 3: Khung nghiên cứu
3.4.3.
Đánh giá tính tin cậy của thang đo
Tính tin cậy đo lường sự nhất quán nội tại của các biến trong khái niệm. Nói
cách khác theo Hair et al. (1995), tính tin cậy là mức độ cho biết biến quan sát đo giá
trị thật và không có sai số. Thang đo sẽ được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số
Cronbach Alpha và hệ số tương quan tổng biến. Giá trị alpha nằm từ 0 đến 1, giá trị
càng lớn cho biết tính tin cậy càng nhiều giữa các biến (Hair et al.,1998). Các biến có
hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số
Cronbach Alpha lớn hơn 0.8 (Hintze, 1997). Còn Nunnally (1978) đề nghị trong
nghiên cứu khám phá, giá trị alpha 0.6 là đạt yêu cầu.
Ngoài ra từng nhân tố cũng được đánh giá độ tin cậy cũng thông qua hệ số
Cronbach Alpha.
3.4.4.
Đánh giá mức độ tương quan giữa các nhân tố
Dựa trên kết quả phân tích nhân tố để kiểm tra mức độ tương quan giữa các
biến bằng ma trận tương quan Pearson. Lý tưởng là các biến độc lập không tương
quan, nếu có thì lưu ý kiểm định đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy.
3.4.5.
Đánh giá tác động của các nhân tố lên sự hài lòng của bệnh nhân
Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để đánh giá mức độ tác động của
các nhân tố đến sự hài lòng chung. Đánh giá mô hình thông qua hệ số R 2 và kiểm định
mức ý nghĩa của các hệ số trong phương trình hồi quy.
Mức độ hài lòng chung= f (thứ nguyên)
3.4.6.
Đánh giá và so sánh sự khác biệt chất lượng dịch vụ các nhân tố và
mức độ hài lòng giữa bệnh viện công và tư
Đánh giá chung chất lượng dịch vụ các nhân tố và sự hài lòng bằng thống kê
mô tả trình bày trung bình, độ lệch chuẩn của các nhân tố và sự hài lòng chung. Sau
đó One way ANOVA và thống kê mô tả được dùng để đánh giá sự chung khác biệt
chất lượng dịch vụ khám ngoại trú và sự hài lòng ở bệnh viện công và tư.
Tiếp theo đề tài đánh giá chi tiết và so sánh chất lượng dịch vụ theo từng nhân
tố giữa bệnh viện công và tư. Phần đánh giá và so sánh sử dụng thống kê mô tả và One
way ANOVA.
Chương 3: Khung nghiên cứu
Chương 4: Kết quả
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ
4.1.
MÔ TẢ MẪU
Sau khi bảng câu hỏi được hoàn chỉnh, 300 bản câu hỏi được phân phát thông
qua email, phát trực tiếp để người hỏi tự điền trả lời hoặc tác giả phỏng vấn trực tiếp.
Kết quả phản hồi được liệt kê bảng dưới đây.
Bảng 4.20 Kết quả thu thập mẫu
STT
Phương thức
1 Email
2 Phát bản giấy
3 Phỏng vấn trực tiếp
Tổng mẫu thu thập
Phát ra
129
138
33
Thu về
75
91
33
199
Tỷ lệ phản hồi
58%
66%
100%
66%
Trong 199 mẫu thu về có 6 mẫu không hợp lệ.
Bảng 4.21 Thống kê mẫu thu thập theo từng loại hình bệnh viện (BV)
STT
1
2
Loại hình BV
Nhà nước
Tư Nhân
Tổng
Số mẫu
114
79
193
Tỷ lệ
59.07%
40.93%
100%
Tổng số mẫu trả lời đầy đủ 27 câu là 184, trong đó bệnh viện tư nhận 79 mẫu.
Như vậy số mẫu thu hồi đủ để phân tích theo các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Số
liệu mẫu được mã hóa và nhập bằng phần mềm SPSS version 16.0.
Kết quả thống kê mẫu theo tuổi cho thấy, độ tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là 25-35
tuổi (62.3%), kế tiếp là 18-25 tuổi (16.6%). Về thu nhập, tỷ lệ người trả lời có thu
nhập từ 1-4 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất (37.8%), kế tiếp là 4-7 triệu (25.9%).
Về học vấn, số người trả lời có trình độ Đại học-sau đại học chiếm tỷ lệ cao
nhất (71.5%). Kết quả này do phần lớn người được hỏi là bạn học cùng lớp hoặc thông
qua bạn cùng lớp; cùng cơ quan hoặc người quen của tác giả. Vì lý do trên, tỷ lệ cao
người được hỏi có nghề nghiệp là kỹ sư-chuyên viên kỹ thuật (31.6%) và nhân viên
văn phòng (24.4%).
48
Chương 4: Kết quả
.
Hình 4.17Thống kê mẫu thu thập theo yếu tố tuổi
Hình 4.18 Thống kê mẫu thu thập theo yếu tố thu nhập
49
Chương 4: Kết quả
Hình 4.19 Thống kê mẫu thu thập theo yếu tố học vấn
Hình 4.20 Thống kê mẫu thu thập theo yếu tố nghề nghiệp
Về loại hình khám chữa bệnh, phần lớn người được hỏi chọn khám bình thường
(49.7%), bảo hiểm y tế và dịch vụ có tỷ lệ tương đương (24.4% và 25.9%).
50