1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

TẠI KHU VỰC KCN DUNG QUẤT, HUYỆN BÌNH SƠN,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.23 KB, 44 trang )


Báo cáo thực tập giáo trình



giờ/tháng. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình có từ

100 -125 giờ/tháng.

Lượng bức xạ mặt trời: Tổng lượng bức xạ bình quân hàng năm từ 140 –

150 kcal/cm2/năm. Lượng bức xạ đạt cực đại vào tháng 4: 16-18

kcal/cm2/tháng, cực tiểu vào tháng 7: 6-7 kcal/cm2/tháng.

3.1.4. Gió, bão

Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông - Bắc và Đông

-Nam, vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8 m/s, thời kỳ xuất hiện tốc độ gió

lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với vận tốc cực đại từ 20 - 40 m/s.

Bão: Thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hướng đi của

các cơn bão thường là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9, cấp 10

cá biệt có những cơn bão gió trên cấp 12. Trung bình hàng năm có 1,04 cơn

bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp và có 3,24 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp

đến Quảng Ngãi.

Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 9 - 12 chiếm 65 - 70%

lượng mưa cả năm. Từ tháng 1 đến tháng 8 lượng mưa chiếm 30 - 35%. Mưa

lớn và tập trung trong thời gian ngắn gây lũ lụt và phân bố lượng nước không

đều trong năm.

3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA CHẤT

Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng

Ngãi. Dung Quất nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ,

hàng hải cũng như hàng không. Nằm bên Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 24 nối với các tỉnh Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu vùng

sông Mê Kông (một trong 5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á

chạy qua Việt Nam: tuyến Dung Quất - Ngọc Hồi - Paksé - Upon); Có cảng

nước sâu Dung Quất, cách tuyến nội hải 30 km và cách tuyến hàng hải quốc

tế 90 km.

Bình Sơn có một địa hình đa dạng có thể phân chia làm ba vùng, mỗi

vùng có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau: 1) Vùng trung du bán sơn địa gồm

Nhóm thực hiện: 01



10



Báo cáo thực tập giáo trình



các xã phía tây giáp Trà Bồng, có nhiều núi đá, đất bazan; 2) Vùng châu thổ

dọc hai bên bờ sông Trà Bồng, gần sông, được phù sa bồi đắp hằng năm, xa

sông là đất pha cát; 3) Vùng đồi thấp nhấp nhô và những trảng cát rộng giáp

với tỉnh Quảng Nam, nối với bờ biển phía đông. Vùng này cũng có đất bazan

xen lẫn với sa khoáng.

Núi đồi: Bình Sơn có nhiều núi cao thấp trải dài từ phía đông huyện Trà

Bồng ra đến bờ biển Đông: núi Đồng Tranh ở Thọ An cao 785m, các núi

Chớp Vung, Thình Thình (Sâm Hội), Ba Bì, núi Đất, núi Răm, núi Sơn, núi

Lớn, núi Cổ Ngựa, núi Trì Bình (tục gọi là núi Cấm), Xuân An, An Lộc, Tam

Thao, An Hải, Kiền Kiền, núi Gió, Nam Châm, Cà Ty… cao trên dưới 100m;

hầu như xã nào cũng có đồi gò.

Bờ biển: Bình Sơn có bờ biển dài 54km và chính là đoạn bờ biển khúc

khuỷu nhất trong tỉnh Quảng Ngãi với nhiều mũi đất và vũng vịnh, có các cửa

biển Sa Cần, vũng Quýt (Dung Quất), cửa Sa Kỳ (giáp với huyện Sơn Tịnh), các

vịnh Việt Thanh, Nho Na. Từ đầu thế kỷ XXI, Dung Quất được xây dựng thành

cảng biển nước sâu, trong vùng nội địa thì xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất.



Nhóm thực hiện: 01



11



Báo cáo thực tập giáo trình



CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA KCN DUNG QUẤT ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

A. GIAI ĐOẠN GIẢI PHÓNG, SAN LẤP MẶT BẰNG VÀ XÂY

DỰNG KCN DUNG QUẤT

4.1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

4.1.1. Di dân, giải tỏa

Ngày 10/7/1997, Thủ Tướng có quyết định 514 công bố xây dựng nhà

máy lọc dầu Dung Quất. Hoạt động giải tỏa, đền bù khu đất quy hoạch KCN

Dung Quất nằm trong dự án đền bù, giải phóng mặt bằng. Theo số liệu ghi

nhận có 400 hộ dân phải di dân khỏi xã Bình Trị tới vùng khác định cư.

4.1.2. San lấp mặt bằng

Khu vực KCN, cụ thể là nhà máy lọc dầu Dung Quất bao gồm cả đất ở,

đất nông nghiệp do đó trong quá trình san lấp gặp nhiều vấn đề phức tạp, theo

số liệu ghi nhận có 135ha đất san lấp. Quãng Ngãi chỉ chuẩn bị được một mỏ

đất trong khi để san lấp được mặt bằng xây dựng nhà máy lọc dầu thì đòi hỏi

thêm 4 mỏ đất. Điều này đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khai thác mỏ đất

trái phép để đưa về nhà máy. Tuy nhiên vấn đề đơn vị nào bị xử phạt lại rất

khó khăn do tại thời điểm đó phương tiện thông tin, thiết bị máy móc điện tử

để theo dõi đang còn nhiều hạn chế.

4.1.3. Hoạt động thi công xây dựng

Tháng 5/2005, Việt Nam tự chủ đầu tư nhà máy, bỏ liên doanh Việt-Nga,

kí kết hợp đồng mua công nghệ nước ngoài thi công xây dựng nhà máy lọc

dầu Dung Quất. Quá trình bắt đầu khởi công, kí kết hợp đồng 44 tháng.

4.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TỚI

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

4.2.1. Đánh giá tác động môi trường không khí

Khói bụi từ phương tiện vận chuyển vật liệu, từ đất san lấp, mùi khói đốt

lốp cao su, hóa chất súc rửa đường ống độc hại sử dụng nhiều, có ảnh hưởng

ít nhiều đến sức khỏe của người dân

4.2.2 . Đánh giá tác động môi trường nước

Chất thải chủ yếu từ sinh hoạt của khu công nhân thẩm thấu trong đất,

mặc dù chưa có thông số cụ thể nhưng có thể khẳng định rằng mức độ ô

nhiễm đã cao hơn trước đây. So với trước thì khoảng 10 năm gần đây, các

Nhóm thực hiện: 01



12



Báo cáo thực tập giáo trình



nguồn nước phân bổ không đồng đều, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân

khu vực.

4.2.3. Đánh giá tác động môi trường đất

Từ năm 1998-2000, trong quá trình san lấp mặt bằng, vật liệu san lấp

không đảm bảo trong quá trình vận chuyển, ảnh hưởng đến giao thông, nguy

hiểm đi lại, nhất là về đêm, đất đá đổ ngổn ngang dẫn đến cống rãnh bị bồi

đắp, lâu dài ảnh hưởng đến nguồn nước. Ban quản lí Dung Quất hợp đồng

với công ty môi trường có thu gom, xử lí rác thải song chưa đảm bảo.

4.2.4. Đánh giá tác động ô nhiễm tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn từ hoạt động xây dưng ảnh hưởng đến khu dân cư trong bán

kính 5-7km . Độ rung từ các phương tiện cơ giới và thiết bị máy móc hoạt

động ảnh hưởng đến công trình nhà ở,trường học ,khu trạm xá ,bệnh viện …

4.2.5. Đánh giá tác động môi trường đến vấn đề an sinh xã hội

Năm 1997-1998, mức giá bồi thường đất so với hiện tại là rẻ. Vào thời

điểm nhà máy tạo ra sản phẩm, tỉnh đã kiến nghị tập Đoàn dầu khí Việt Nam

trình Chính Phủ cho phép hổ trợ cho người dân nhường đất để người dân Bình

Trị tới định cư và đến năm 2010, đã hổ trợ 50 triệu đồng/hộ, số tiền này được

xem xét và quyết toán trong tổng mức đầu tư của nhà máy. Trong quá trình

san lấp mặt bằng, thi công xây dựng cũng tạo ra nhưng cơ hội việc làm cho

người dân nơi đây, như là tận dụng để mở các hàng nước, tạp hóa,…

4.2.6. Đánh giá tác động môi trường đến vấn đề sức khỏe cộng cộng đồng

Nguồn nước bị ô nhiễm, gây nên các bệnh về da nhưng ở mức độ nhẹ

như ngứa ngoài da, nổi mụt nước,…

4.2.7. Đánh giá tác động môi trường đến an ninh trật tự, giao thông,



Từ năm 2006 đến năm 2008, việc xây dựng nhà máy mới bắt đầu ảnh

hưởng đến người dân do việc tập trung quá mức công nhân xây dựng trên địa

bàn. Ước tính có khoảng 20.000 công nhân/ hơn 5000 người dân, chủ yếu là chịu

tác động từ các công ty lớn và công ty lắp đặt máy móc. Theo lời của chủ tịch xã

Bình Trị,huyện Bình Sơn, Quãng Ngãi: “ Thật sự phải ghi nhận sự chịu đựng

của người dân xã Bình Trị. Tiếng ồn, môi trường vệ sinh, đất ở, bà con đã thu

dọn tạo điều kiện sinh hoạt cho công nhân. Phương tiện cơ giới tập trung đông

Nhóm thực hiện: 01



13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

×