1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

CỦA KCN DUNG QUẤT ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.23 KB, 44 trang )


Báo cáo thực tập giáo trình



nguồn nước phân bổ không đồng đều, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân

khu vực.

4.2.3. Đánh giá tác động môi trường đất

Từ năm 1998-2000, trong quá trình san lấp mặt bằng, vật liệu san lấp

không đảm bảo trong quá trình vận chuyển, ảnh hưởng đến giao thông, nguy

hiểm đi lại, nhất là về đêm, đất đá đổ ngổn ngang dẫn đến cống rãnh bị bồi

đắp, lâu dài ảnh hưởng đến nguồn nước. Ban quản lí Dung Quất hợp đồng

với công ty môi trường có thu gom, xử lí rác thải song chưa đảm bảo.

4.2.4. Đánh giá tác động ô nhiễm tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn từ hoạt động xây dưng ảnh hưởng đến khu dân cư trong bán

kính 5-7km . Độ rung từ các phương tiện cơ giới và thiết bị máy móc hoạt

động ảnh hưởng đến công trình nhà ở,trường học ,khu trạm xá ,bệnh viện …

4.2.5. Đánh giá tác động môi trường đến vấn đề an sinh xã hội

Năm 1997-1998, mức giá bồi thường đất so với hiện tại là rẻ. Vào thời

điểm nhà máy tạo ra sản phẩm, tỉnh đã kiến nghị tập Đoàn dầu khí Việt Nam

trình Chính Phủ cho phép hổ trợ cho người dân nhường đất để người dân Bình

Trị tới định cư và đến năm 2010, đã hổ trợ 50 triệu đồng/hộ, số tiền này được

xem xét và quyết toán trong tổng mức đầu tư của nhà máy. Trong quá trình

san lấp mặt bằng, thi công xây dựng cũng tạo ra nhưng cơ hội việc làm cho

người dân nơi đây, như là tận dụng để mở các hàng nước, tạp hóa,…

4.2.6. Đánh giá tác động môi trường đến vấn đề sức khỏe cộng cộng đồng

Nguồn nước bị ô nhiễm, gây nên các bệnh về da nhưng ở mức độ nhẹ

như ngứa ngoài da, nổi mụt nước,…

4.2.7. Đánh giá tác động môi trường đến an ninh trật tự, giao thông,



Từ năm 2006 đến năm 2008, việc xây dựng nhà máy mới bắt đầu ảnh

hưởng đến người dân do việc tập trung quá mức công nhân xây dựng trên địa

bàn. Ước tính có khoảng 20.000 công nhân/ hơn 5000 người dân, chủ yếu là chịu

tác động từ các công ty lớn và công ty lắp đặt máy móc. Theo lời của chủ tịch xã

Bình Trị,huyện Bình Sơn, Quãng Ngãi: “ Thật sự phải ghi nhận sự chịu đựng

của người dân xã Bình Trị. Tiếng ồn, môi trường vệ sinh, đất ở, bà con đã thu

dọn tạo điều kiện sinh hoạt cho công nhân. Phương tiện cơ giới tập trung đông

Nhóm thực hiện: 01



13



Báo cáo thực tập giáo trình



đúc cũng gây cản trở giao thông, dầu mỡ đổ ra đường gây ô nhiễm”.

B. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA GIAI ĐOẠN

HOẠT ĐỘNG CỦA KCN DUNG QUẤT TỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu đi vào giai đoạn hoạt

động, vận hành. Với 36/42 hộ dân được khảo sát thuộc khu vực gần nhà máy

lọc dầu Dung Quất và trong đó có 95.2 % là những người sống lâu năm ở đây,

thông tin thu thập được coi là đáng tin cậy.

Đánh giá chung của người dân về sự tác động

của nhà máy lọc dầu Dung Quất tới các yếu tố



Yếu tố

MT tự nhiên

- Không khí

- Đất

- Nước

- Động vật

- Thực vật

MT KT-XH

- Nhà ở

- Việc làm

- VH- GD

Sức khỏe



Tác động tích cực

Không



Không



×

×

×

×

×

×

×



Tác động tiêu cực

Không



Không



×

×

×

×

×



×

×

×

×

( Nguồn: Số liệu điều tra nhóm khảo sát thực tế)



Trong đó, có 52.4% số người dân được hỏi cho rằng hoạt động của nhà

máy mang lại những tác động tiêu cực, 7.1% cho rằng mang lại những tác

động tích cực và 40.5% số người dân được hỏi cho rằng có cả tác động tích

cực và tiêu cực.

4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ THẢI

4.3.1. Nguồn ô nhiễm không khí

- Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu: Hoạt động của các loại máy móc

trong nhà máy, việc đốt các nhiên liệu…sinh ra khí thải mà thành phần chủ

yếu là SOx, CO….

- Các loại khí từ dây chuyền công nghệ: Thành phần khí thải dạng này

Nhóm thực hiện: 01



14



Báo cáo thực tập giáo trình



rất khác nhau, phụ thuộc vào từng công nghệ sản xuất như khí thải SO 2, SO,

CO, H2S…

- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải: Lưu lượng xe cao trong

giai đoạn hoạt động sinh ra số lượng khí thải đáng kể. Thành phần khí thải

của các phương tiện giao thông bao gồm bụi, NOx, SOx…

- Khí thải từ các hoạt động khác: Các hoạt động khác như xử lý nước

thải , đổ rác…cũng sinh ra một lượng khí như NH3, CH4, H2S…

4.3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải

Kết quả quan trắc chất lương môi trường không khí bên trong nhà máy

lọc dầu Dung Quất đợt 1 năm 2014 cho thấy :

- Hàm lượng các thông số Nox, SO 2 bụi lơ lửng tại các vị trí quan trắc

đều nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định quy chuẩn QCVN 05-06 :

2013/BTNMT( trung bình 24h) - quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng

không khí xung quanh. Thông số SO2: <=125Mg/m3, thông số hàm lượng

bụi: <=200Mg/m3.



Nhóm thực hiện: 01



15



Báo cáo thực tập giáo trình



Biểu đồ 1: Biểu diễn thông số SO2 NMLDDQ

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát môi trường Dung Quất đợt 1 năm 2014)



Biểu đồ 2: Biểu diễn hàm lượng bụi NMLDDQ

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát môi trường Dung Quất đợt 1 năm 2014)



Nhóm thực hiện: 01



16



Báo cáo thực tập giáo trình



Hàm lượng thông số HC tại các vị trí quan trắc đều nằm dưới giới hạn

cho phép theo quy định của quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT ( trung bình

24h) 1500Mg/m3 - quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong

không khí xung quanh



- Hàm lượng thông số H2S, CO, VOC chưa có quy định về giới hạn để so

sánh



trong



quy



chuẩn



QCVN



06:2009/BTNMT







QCVN



05:2013/BTNMT( trung bình 24h). Nên chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm

từ các thông số trên

4.3.3. Đánh giá tác động tới cộng đồng dân cư

Mặc dù theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường, hàm lượng các thông

số ô nhiễm đều nằm dưới giới hạn cho phép, song với một lượng lớn khí thải

được thải ra môi trường từ nhà máy như vậy thì hàng ngày người dân quanh khu

vực nhà máy đều chịu ảnh hưởng rất nhiều. Qua điều tra, khi hỏi người dân sống

khu vực gần nhà máy lọc dầu Dung Quất bán kính từ 300-500km thì họ đều

phản ánh là trong các môi trường bị ảnh hưởng từ khi nhà máy lọc dầu xuất hiện

thì môi trường không khí là bị ảnh hưởng nhiều nhất và 78,6% người dân đánh

giá là mức độ bị ảnh hưởng là cao. Bên cạnh nhà máy lọc dầu là nhà máy nhựa,

tuy nhiên khi được hỏi thì người dân đều khẳng định là mùi hôi khó chịu bắt

nguồn chủ yếu từ hoạt động của nhà máy lọc dầu, đó là mùi dầu, gas, mùi được

Nhóm thực hiện: 01



17



Báo cáo thực tập giáo trình



ví như là thuốc trừ sâu,… Thời điểm có mùi “ nặng” nhất là khi hết ca làm việc

của công nhân trong nhà máy từ khoảng 3 - 4 giờ chiều. Không chỉ với một

lượng khi thải ra như vậy trong một khoảng thời gian, mà kéo dài với cường độ

liên tục từ ngày này qua ngày khác. Theo ý kiến của 36/42 hộ dân được khảo sát

thuộc khu vực gần nhà máy lọc dầu và là những người sống lâu năm thì ngay từ

khi mới bắt đầu hoạt động đã có mùi nhưng những năm gần đây thì mùi hôi càng

ngày càng tăng về nồng độ và thời gian phát thải. Nhất là vào mùa gió thì tốc độ

lan tỏa càng nhanh và mạnh hơn.

Vì mỗi ngày đều phải hít vào một lượng mùi khí độc hại nên ảnh hưởng

rất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân, cụ thể: Đến

giờ khí thải ra thì mọi sinh hoạt trở nên khó khăn hơn, kể cả khi ngủ phải

mang cả khẩu trang, các bệnh về xoang và hô hấp gia tăng, nguy hiểm hơn là

gần nhà máy lại có trưởng mầm non và tiểu học, tuy quy mô không lớn song

các bậc phụ huynh tỏ ra rất lo lắng cho “ thế hệ tương lai” này sẽ mắc các

chứng về hô hấp,…

4.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI

4.4.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước, đất

- Nước thải công nghiệp quy ước là sạch: là loại nước thải sinh ra từ các

hệ thống giải nhiệt có thể xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy

(sau khi làm nguội đến 400C) hoặc xả thẳng vào hệ thống thoát nước mưa.

- Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm:

+ Ô nhiễm cơ học: Nước mưa của nhà máy có thể nhiễm bẩn do đất, cát,

rác.…do quá trình thu gom, chuyển tải nguyên liệu, rửa nguyên liệu hay vệ

sinh thiết bị.

+ Ô nhiễm hữu cơ: Nước thải của một số phân xưởng có thể ô nhiễm

hữu cơ như phân xưởng công nghệ, phân xưởng phụ trợ.

+ Ô nhiễm hóa học: Như ở nhà máy sản xuất polypropylene, khu bể

chứa trung gian…trong nhà máy.



Nhóm thực hiện: 01



18



Báo cáo thực tập giáo trình



- Nước thải sinh hoạt: Loại nước thải của toàn bộ nhân viên, công nhân

trong nhà máy thải ra có chứa cặn (TSS), chất dinh dưỡng (N,P), các chất hữu

cơ (BOD, COB)…

- Nước thải là nước mưa: Tập trung toàn bộ diện tích khu vực, trong quá

trình chảy trên bề mặt có kéo theo các cặn đất chất dinh dưỡng…và các rác

thải cuốn trôi trên khu vực nhà máy.

4.4.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải



Biểu đồ 4: Biểu diễn các thông số nước thải sau xử lý tại NMLDDQ

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát môi trường Dung Quất đợt 1 năm 2014)



Biểu đồ 4, 5 cho thấy kết quả quan trắc môi trường nước thải công

nghiệp sau xử lý của NMLDDQ đợt I năm 2014 cho thấy tại thời điểm giám

sát hàm lượng các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo

quy định của Quy chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT ( Cột B, Kf=0.9 ; Kq=1.3)

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Nhóm thực hiện: 01



19



Báo cáo thực tập giáo trình



Nhóm thực hiện: 01



20



Báo cáo thực tập giáo trình



Biểu đồ 6, 7 cho thấy kết quả quan trắc môi trường nước mặt đợt I năm

2014 tại thời điểm giám sát hàm lượng các thông số quan trắc ( thông số pH

và Coliform) đều nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn

QCVN 08:2008/ BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

mặt. Thông số pH <=9, thông số Coliform <=10000 MPN/100ml.



Hiện nay chưa có quy định về giới hạn trong đất đối với các thông số

THC nên chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm từ thông số này.

4.4.3. Tác động tới cộng đồng dân cư

Trong quá trình hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất đã thải ra

một lương lớn nước thải bao gồm nước thải từ sản xuất, từ sinh hoạt. Các loại

nước thải ô nhiễm đã được nhà máy xử lý và loại nước thải sạch phần lớn đều

được thải qua hệ thống xả thải. Tuy nhiên vẫn có một phần được thải trực tiếp

ra khu vực xung quanh đồng thời thẩm thấu vào đất và các mạch nước ngầm

một lượng không nhỏ.

Tuy ảnh hưởng của nước thải từ nhà máy đến khu vực dân cư xung

quanh không rõ ràng như khí thải nhưng không có nghĩa là nó không tác động

đến đời sống của người dân nơi đây. Việc nước thải của nhà máy thải một

phần trực tiếp ra xung quanh cũng như là thẩm thấu xuống đất có tác động

không nhỏ đến người dân, cây trồng và vật nuôi gần nhà máy. Ngoài ra,

những năm gần đây xuất hiện thường xuyên những bệnh ngứa về da, nhất là

Nhóm thực hiện: 01



21



Báo cáo thực tập giáo trình



nước ở các ruộng lúa.

Về mức độ ảnh hưởng tới môi trường đất, tuy ý kiến của người dân nơi

đây ít đề cập đến sự ảnh hưởng của nhà máy tới môi trường đất nhưng vẫn có

một vài ý kiến cho rằng từ khi có nhà máy thì xuất hiện hiện tượng cây trồng

ở gần nhà máy cũng ít ra trái hơn hoặc nếu có trái thì rất nhỏ. Tuy mức độ

xuất hiện hiện tượng nay không nhiều nhưng đáng kể.

4.5. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN

4.5.1. Nguồn gốc của chất thải rắn

Khi đi vào hoạt động, chất thải rắn phát sinh từ các nguồn sau đây:

- Từ công nghệ sản xuất của các xưởng trong nhà máy lọc dầu, tức là

chất thải rắn công nghiệp.

- Từ trạm xử lý rác thải cục bộ tập trung.

- Từ chất thải rắn sinh hoạt

4.5.2. Đánh giá tác động tới cộng đồng dân cư

Nhìn chung, chất thải rắn từ nhà máy được xử lý an toàn và việc vận

chuyển đến khu tập trung rác thải được đảm bảo theo quy trình đúng tiêu

chuẩn nên không gây ảnh hưởng đến người dân khu vực xung quanh nhà máy.

4.6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DO TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG

4.6.1. Nguồn gốc gây ra tiếng ồn, độ rung

Việc vận hành lại các thiết bị để bảo dưỡng hay các thiết bị máy móc

hoạt động gây ra tiếng ồn hay rung nhẹ.



Nhóm thực hiện: 01



22



Báo cáo thực tập giáo trình



4.6.2. Đánh giá mức độ tác động



Theo biểu đồ 8,9 thì tất cả các trạm quan trắc đều nằm dưới giới hạn cho

phép theo Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về độ rung và tiếng ồn

Thông số độ rung: QCVN 27:2010/BTNMT Từ 6h-21h <=70dB; từ 21h-6h

<=60dB. Thông số tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Từ 6h-21h <=70dBA;

Nhóm thực hiện: 01



23



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

×