Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.73 KB, 121 trang )
7
Lịch sử ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa gắn với sự hình
thành và phát triển của các DN. Nền sản xuất hàng hóa xuất hiện khi sự phân
công lao động đạt đến một trình độ nhất định, cùng với chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất được xác lập.
Trong giai đoạn tiền sử (Các Mác gọi là sản xuất hàng hóa giản đơn)
không có sự phân biệt giữa giới chủ và giới thợ. Người sản xuất hàng hóa vừa là
người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người
điều khiển (quản lý) công việc của mình (gia đình mình), vừa là người trực tiếp
mang sản phẩm của mình ra trao đổi thị trường. Đó là loại DN cá thể, DN gia
đình.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), có một số người gặp
một số vận may và đặc biệt là nhờ tài ba, biết chớp thời cơ, có sáng kiến cải
tiến kỹ thuật, biết cách điều hành tổ chức công việc,... để thành đạt, ngày càng
giàu lên, tích lũy vốn, mở rộng được quy mô SXKD và do đó cần phải thuê
thêm người làm và trở thành ông chủ. Ngược lại, một bộ phận lớn người sản
xuất hàng hóa nhỏ khác thua lỗ triền miên, buộc phải bán tư liệu sản xuất, đi
làm thuê cho người khác.
Theo các nhà kinh tế học hiện đại, thông thường đại đa số những người
khi mới trưởng thành đều muốn thử sức mình trong nghề kinh doanh. Bắt đầu
sự nghiệp với số vốn ít ỏi của mình phần lớn họ đều thành lập DN nhỏ chỉ của
riêng mình, tự SXKD. Trong quá trình kinh doanh của mình, một số người
thành đạt đã phát triển DN của mình bằng cách mở rộng quy mô SXKD và
như vậy, nhu cầu về vốn đòi hỏi sẽ nhiều hơn. Từ đó, thôi thúc các nhà DN
hoặc là vài ba người cùng nhau góp vốn liên doanh thành lập xí nghiệp liên
doanh, hoặc phát hành cổ phiếu thành lập công ty cổ phần (CTCP), bằng cách
thành lập "liên kết dọc", "liên kết ngang"... để phát triển DN. Các DN lớn ra
đời phát triển từ các DNVVN và thông qua liên kết với các DNVVN. Nền
kinh tế của một quốc gia là do tổng thể các DN lớn, nhỏ tạo thành.
8
Ngày nay, khi cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra như vũ bão và
tác động sâu sắc tới sự thay đổi của sản xuất, quản lý và đời sống thì DNVVN
cũng có sự thay đổi về chất so với DNVVN của các thế kỷ trước: có kỹ thuật
và công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao,.. DNVVN
không phát triển rời rạc mà gắn bó và "nấp dưới bóng" của các DN lớn.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, mô hình DNVVN ngày
càng được mở rộng và phổ biến không chỉ ở các nước công nghiệp phát triển
mà cả ở những nước đang phát triển và kém phát triển. Vì thế, dù mang cái tên
rất khiêm tốn "vừa và nhỏ" song sức sống và vai trò của nó thật sự không nhỏ.
- Sự ra đời của các DNVVN ở Việt Nam
Theo các tài liệu lịch sử, DNVVN ở Việt Nam đã được hình thành
cùng với quá trình ra đời nghề thủ công và làng nghề truyền thống trong nông
thôn. Những nghề và làng nghề thủ công truyền thống quan trọng, nổi tiếng
phần lớn đã ra đời từ rất lâu, vài trăm đến hàng nghìn năm ở đồng bằng sông
Hồng rồi sau đó lan ra cả nước. Hình thành tổ chức SXKD của nghề thủ công
và làng nghề truyền thống trước đây chủ yếu là kinh tế hộ gia đình hoặc liên
gia đình trong từng làng xã, vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa, vừa mang
tính chất sáng tạo nghệ thuật.
Trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, nghề thủ công truyền thống vẫn
được tiếp tục tồn tại và phát triển. Dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật
và phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa (TBCN), các DNVVN đã được
hình thành.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và đất nước bước
vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, các DNVVN vẫn phát
triển. Vùng bị tạm chiếm, nhiều chủ DN chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn... bỏ vốn ra kinh doanh. Trong vùng tự do,
chính quyền cách mạng thành lập các DN để sản xuất các mặt hàng phục vụ
9
kháng chiến và đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đồng thời khuyến khích nhân
dân lập xưởng sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng. Các DNVVN ở vùng tự
do đã có tác dụng to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bộ đội,
nhân dân và phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp đến thắng lợi vẻ
vang.
Từ năm 1954 đến năm 1975, các DNVVN ở hai miền Bắc - Nam phát
triển theo hai đường lối, cơ chế khác nhau. Ở miền Bắc tiến hành xây dựng
chủ nghĩa xã hội (CNXH), hàng loạt xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn ra
đời, đồng thời các xí nghiệp quốc doanh của cấp huyện được phát triển mạnh,
còn DNVVN của tư nhân bị cải tạo, xóa bỏ. Ở miền Nam, một mặt các cơ sở
công nghiệp lớn, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Sài
Gòn,... được phát triển, mặt khác các DNVVN chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân
cũng ra đời và phát triển mạnh.
Từ năm 1975 - 1985, các DNVVN ở miền Nam hoặc là bị quốc hữu hóa,
hoặc được cải tạo, xóa bỏ. DNVVN ngoài quốc doanh không được khuyến
khích phát triển, phải hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác xã
(HTX), công tư hợp doanh,... Nói chung, ở thời kỳ này các DNVVN ở hai
miền được phát triển theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, số lượng DNVVN
chưa nhiều và tồn tại dưới hai loại hình: xí nghiệp quốc doanh, HTX.
Sau năm 1986, nhờ tác động của các chủ trương và chính sách phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại và lâu dài
của các hình thức sở hữu khác nhau, đã tạo điều kiện cho hàng loạt cơ sở sản
xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình ra đời, phát triển.
- Quá trình nghiên cứu về DNVVN ở Việt Nam
Nhìn lại quá khứ, chúng ta nhận thấy, trên thực tế các DNVVN ở nước
ta đã ra đời, tồn tại cách đây hàng trăm, nghìn năm. Song trước đây do chúng
ta quan niệm và vận dụng máy móc chế độ sở hữu, chỉ chú trọng phát triển
10
kinh tế quốc doanh, coi nhẹ việc sử dụng kinh tế ngoài quốc doanh, muốn xóa
bỏ nhanh kinh tế tư nhân, cá thể (hầu hết là DNVVN) nên Chính phủ đã áp
dụng nhiều chính sách và biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của khu
vực kinh tế tư nhân. Có thể nói, về mặt nhận thức, chúng ta không chính thức
thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân. Từ đó làm cho bộ phận kinh tế ngoài
quốc doanh phát triển rất thấp, không tương xứng với tiềm năng của nó trong
nền kinh tế, làm cho nền kinh tế Việt Nam liên tục rơi vào các cuộc khủng
hoảng trầm trọng.
Để khắc phục khủng hoảng kinh tế, bắt nguồn từ năm 1986, Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới
toàn diện, trên phạm vi toàn quốc, trong đó đổi mới kinh tế được chú trọng
đặc biệt, sự đổi mới kinh tế này đã tạo ra những cơ sở pháp lý, chính trị và
kinh tế cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tại Việt Nam, bao gồm
khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá
thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân). Nhờ đó, hàng loạt các DN (chủ yếu là
DNVVN) đã được hình thành, phát triển và đóng góp một phần đáng kể cho
sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà kinh tế
thì DNVVN còn gặp nhiều khó khăn trong SXKD, chưa phát huy được hết
tiềm năng của mình bởi nhiều nguyên nhân: do bản thân của các DN, do hiểu
biết về loại hình DN này còn nhiều hạn chế,... Mặt khác, các chuyên gia cùng
nhận định, khu vực DNVVN ở Việt Nam sẽ trở thành một động lực quan trọng
cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Chính vì vậy, đòi hỏi cần phải tiến hành
nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về DNVVN, để từ đó tạo điều kiện cho
các DNVVN phát huy hết khả năng của mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế
đất nước.
Việc nghiên cứu loại hình DNVVN đã được Nhà nước quan tâm và được
các tổ chức của nhiều nước trên thế giới ủng hộ, hỗ trợ. Nhiều cơ quan khoa học,
cơ quan quản lý và nhiều địa phương đã tiến hành nghiên cứu về DNVVN: Bộ
11
Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Viện
Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội),
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Liên minh các HTX
Việt Nam, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO), Trung
tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh...
Ngay từ những năm 1990, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương đã tiến hành hai cuộc hội thảo về DNVVN có sự tài trợ của Cộng hòa
Liên bang Đức, sau đó tiến hành khảo sát 135 DNVVN ở tỉnh Hà Bắc.
Năm 1991, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội) cùng với Trung tâm xúc tiến việc làm châu Á
(ARTEP-ILO) và các cộng tác của trường Đại học kinh tế Stockholm (Thụy
Điển) đã tiến hành khảo sát điều tra 1.000 DN nhỏ ở Hà Nội, Hải Phòng,
thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phú, Quảng Ninh, Long An (theo chương trình
của dự án VIE 90/MO).
Năm 1993, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội phối hợp với
Viện Khoa học lao động Nhật Bản thực hiện cuộc khảo sát 300 DNVVN ở
Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng...
Việc nghiên cứu về DNVVN ở Việt Nam cũng được thuận lợi bởi Việt
Nam trong những năm qua liên tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế.
Trước hết, Việt Nam tiếp nhận nhiều dự án phát triển DNVVN của Liên Hợp
Quốc như dự án VIE/86-054 về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các DNVVN,
Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam xây dựng "Quỹ phát triển các DNVVN",
năm 1996 Viện FRIEDRICH EBERT của Cộng hòa Liên bang Đức hợp tác
với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tài trợ cho dự án: "Chính
sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam", năm 1997 Công ty Tài chính
quốc tế chuyên trách khu vực tư nhân thuộc Ngân hàng Thế giới xây dựng
12
"Chương trình dự án Mê Kông MPDF" nhằm thành lập và phát triển DNVVN
khu vực tư nhân cho ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Các nước Vương
quốc Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... đã cử chuyên gia, giúp tư vấn
cũng như tài trợ về vốn cho khảo sát, lập quỹ bảo lãnh tín dụng,... để nghiên
cứu và phát triển DNVVN ở Việt Nam.
Có thể nói, mặc dù thời gian nghiên cứu DNVVN ở Việt Nam chưa
nhiều song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức
trên thế giới, quá trình nghiên cứu này đã thu hút được nhiều nhà khoa học,
nhiều chuyên gia trong nước và ngoài nước tham gia, do đó hàng loạt các tài
liệu, các sách hướng dẫn, các bài báo, các công trình nghiên cứu về DNVVN
được công bố. Các vấn đề về lý luận và thực tế liên quan đến DNVVN đều
được đưa ra nghiên cứu và ngày càng sáng tỏ: khái niệm, tiêu chí xác định, ý
nghĩa của DNVVN ở Việt Nam, các chính sách liên quan đến DNVVN,...
Song vì đây là vấn đề nghiên cứu rất rộng và phức tạp, nên quá trình nghiên
cứu về DNVVN vẫn luôn là vấn đề cấp thiết, luôn cần sự quan tâm của các
nhà khoa học để từng bước tháo gỡ những vướng mắc, những vấn đề mới nảy
sinh nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển, khai thác tốt tiềm năng,
góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
1.1.2. Những vấn đề lý luận đã đạt được về DNVVN ở Việt Nam
Như đã trình bày phần trên, việc nghiên cứu DNVVN ở Việt Nam mặc
dù chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn so với thực tế tồn tại DNVVN ở
Việt Nam, song kết quả đạt được rất lớn, hàng loạt các vấn đề về DNVVN ở
Việt Nam đã được làm sáng tỏ. Cụ thể:
- Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bắt đầu đã hình thành khái
niệm DNVVN, thuật ngữ DNVVN bước đầu đã đi vào cuộc sống, đi vào các
tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng và Nhà nước.
13
- Từng bước hoàn chỉnh định nghĩa về DNVVN. Mỗi cơ quan nghiên
cứu đều đưa ra định nghĩa về DNVVN. Trên cơ sở những định nghĩa đó, trong
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa DNVVN ở
Việt Nam: DNVVN là các cơ sở SXKD, đã ĐKKD theo pháp luật hiện hành,
có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 người. Theo định nghĩa thì DNVVN ở Việt Nam bao gồm:
+ Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN.
+ Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DNNN.
+ Các HTX thành lập và hoạt động theo Luật HTX.
+ Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐCP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh
(ĐKKD).
- Khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của các DNVVN trong sự
nghiệp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- Phân tích làm rõ những ưu thế, hạn chế cũng như khuyết điểm của
các DNVVN.
- Xác định những điều kiện kinh tế - xã hội cũng như vai trò quản lý
của Nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ đối với sự phát triển nhanh,
mạnh và có hiệu quả của các DNVVN.
- Nghiên cứu hình thành và hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô cũng
như các chính sách hỗ trợ để phát triển DNVVN.
Với kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu, đặc biệt là với sự ra đời
của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN
đã làm thay đổi quan niệm của các cấp ủy Đảng và Nhà nước cũng như nhận
thức của mọi người nói chung về loại hình DNVVN, từ chỗ không chấp nhận
sự tồn tại, phân biệt đối xử, kỳ thị,... đến chỗ thừa nhận, khuyến khích hỗ trợ
14
DNVVN phát triển. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhiều kiến nghị, giải pháp
được trình bày cho các nhà hoạch định chính sách, cho Chính phủ, tạo cơ sở
ban hành những chính sách nhằm khuyến khích phát triển DNVVN.
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đứng trước tình hình
biến đổi phức tạp và sôi động của đời sống kinh tế - xã hội nhiều vấn đề mới
đối với DNVVN tiếp tục phát sinh, đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu để
phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH.
1.1.3. Những quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về DNVVN
Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, các DN có quy mô
vừa và nhỏ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, song trong từng giai đoạn
khác nhau sự quan tâm, tạo điều kiện cũng khác nhau bởi sự khác nhau về
quan điểm đối với loại hình DN này.
- Giai đoạn từ 1986 trở về trước
Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta quan niệm về chế độ sở
hữu XHCN gồm hai bộ phận quốc doanh và tập thể, còn kinh tế tư nhân thuộc
diện cải tạo. Xét về quy mô, cả quốc doanh và tập thể đều là loại vừa và nhỏ,
nhất là các HTX tiểu thủ công nghiệp, nhưng chưa có khái niệm về DNVVN.
- Giai đoạn từ 1986 đến nay
Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) đã đề ra đường lối
đổi mới toàn diện mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, thừa nhận sự tồn tại và phát
triển lâu dài của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết
Đại hội VI khẳng định: cùng với việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế
quốc doanh và kinh tế tập thể, cần sử dụng khả năng tích cực của kinh tế tiểu
sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân, mở rộng nhiều hình thức liên kết
giữa các thành phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi và bình đẳng trước
pháp luật. Đường lối này lại được củng cố thêm ở Đại hội Đảng VII, VIII, IX,
các văn kiện của Đảng tại các kỳ Đại hội này đều nêu rõ chủ trương xuyên
15
suốt là thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là các bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Theo đó các DN thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào kinh doanh đúng pháp
luật, theo định hướng chung của Nhà nước đều được khuyến khích, tạo điều
kiện để phát triển. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ DNVVN
bắt đầu du nhập vào nước ta, cũng có ý kiến cho rằng, đây là loại hình kinh tế
của chủ nghĩa tư bản. Nhưng qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã khẳng
định rằng, sự tồn tại của DNVVN là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta. Từ đó, đã tác động lớn đến quan điểm
của Đảng và Nhà nước đối với DNVVN. DNVVN không còn coi là phụ trợ
như trước, mà giờ đây là công cụ hữu hiệu, là nhà thầu phụ quan trọng cho các
DN lớn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII nhấn mạnh: "Trong phát triển
mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu
hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần
thiết và có hiệu quả" [10, tr. 28]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục
nhấn mạnh: "Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một
số tập đoàn lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hóa" [12, tr. 27].
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để từng
bước hình thành hệ thống thể chế chính sách khuyến khích phát triển
DNVVN. Có thể kể ra đây những văn bản quan trọng như:
+ Hiến pháp năm 1992 công nhận quyền tự do kinh doanh của mọi
công dân theo quy định của pháp luật, công nhận quyền được đối xử của các
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
+ Nghị định 66-HĐBT ngày 2-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá
nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn mức vốn pháp định quy định trong
Nghị định 221-HĐBT ngày 23-7-1991
16
+ Luật Công ty và Luật DN tư nhân 1990 quy định khung pháp luật
cho các DN này hoạt động, tham gia thị trường trong nước và ngoài nước.
+ Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất
đai năm 1998 và năm 2001 đã quy định các DN có quyền hợp pháp về sử
dụng đất, có quyền chuyển nhượng hoặc thế chấp quyền sử dụng đất.
+ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 quy định rõ những
chính sách ưu đãi cho các dự án kinh doanh thuộc các ngành nghề, các vùng
khó khăn, đặc biệt khó khăn cần được ưu đãi.
+ Luật HTX năm 1996 nhằm để phát huy vai trò quan trọng của kinh
tế hợp tác, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX.
+ Nghị định số 15/CP-1997 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
phát triển HTX.
+ Luật Thuế thu nhập DN năm 1997 đơn giản hóa và thực hiện thống
nhất một sắc thuế thu nhập cho các loại hình kinh doanh trong nước.
+ Luật Thuế giá trị gia tăng - một sắc thuế giản đơn, công bằng thay
thế Luật Thuế doanh thu.
+ Luật Thương mại năm 1997 tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thương
mại của các DN.
+ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998 và Nghị định
số 51 (7/1999) cụ thể hóa việc thực hiện luật đó, đã đề ra khá nhiều chính sách
cụ thể áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức SXKD, kể cả cá nhân và nhóm
kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT (nay là Nghị định 02/2000/QĐ-TTg
ngày 03-02-2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh).
+ Luật DN năm 1999 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2000) quy định
việc tổ chức hoạt động của bốn loại hình DN: công ty TNHH, CTCP, DNTN,
công ty hợp danh, trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty và Luật DNTN trước kia.
17
+ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
+ Quyết định số 46/2001 ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
xuất, nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 đề ra một cơ chế 5 năm thay cho cơ chế
hàng năm trước đây, giảm bớt các biện pháp phi quan thuế, tăng các biện pháp
kinh tế.
+ Các chính sách về tín dụng ngân hàng cho đầu tư phát triển như
Quyết định 67/1997/QĐ-TTh, Nghị định 43/1999/NĐ-CP...
+ Đặc biệt là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp
phát triển DNVVN.
Rõ ràng là, trải qua 16 năm đổi mới của Đảng, thể chế kinh tế nước ta
đã từng bước chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, một hệ
thống các chính sách theo thể chế kinh tế thị trường đã từng bước hình thành,
tuy chưa thật sự hoàn chỉnh, song hệ thống chính sách hiện hành này đã bao
quát hầu hết các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của DNVVN như: chính
sách về hành nghề và tạo lập DN, chính sách về thuế, chính sách về vốn và tín
dụng, chính sách thương mại, chính sách đất đai, chính sách công nghệ,...
Nhờ hệ thống chính sách này mà kinh tế dân doanh bước đầu bùng nổ,
mọi lực lượng sản xuất được giải phóng đã đem lại sức phát triển mới của nền
kinh tế nước ta, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Một ví
dụ nổi bật, là từ khi Luật DN có hiệu lực thi hành, chỉ riêng năm 2000 đã có
thêm 13.891 DN mới ĐKKD, năm 2001 thêm 22.945 DN, 6 tháng đầu năm
2002 thêm khoảng 11.000DN nhưng đáng chú ý nhất là số DN mới này đã giải
quyết được thêm 1 triệu lao động mới có việc làm (khoảng 30% số lao động
mới) (chưa kể hơn 300.000 hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký thu hút khá
nhiều lao động) [21, tr. 62].
Song, như trên đã trình bày, đây là hệ thống chính sách chung cho DN