1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Bảng 2.3: Sự phát triển của DNVVN (DNTN, CTTNHH, CTCP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (số liệu từ năm 1996 đến 2001)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.73 KB, 121 trang )


46



+ 81 Công ty TNHH, chiếm tỷ lệ 97,6% tổng Công ty TNHH.

+ 7 CTCP, chiếm tỷ lệ 87,5% tổng CTCP.

+ 15.131 hộ kinh doanh cá thể.

Các DNVVN thuộc kinh tế ngoài quốc doanh như: DNTN, Công ty

TNHH, CTCP có xu hướng tăng dần qua các năm về mặt số lượng cơ sở, quy mô

kinh doanh, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, thị trường tiêu thụ vươn

ra ngoài tỉnh, ngoài nước (năm 1992: 19 DN, năm 1996: 87 DN đến năm

1999: 137 DN). Đặc biệt, qua tác động của Luật DN có hiệu lực từ ngày 0101-2000 số lượng DN năm 2000 tăng so với năm 1999 là 53 DN (mức tăng trưởng:

38,69%), vốn đăng ký tăng so với năm 1999 là 45,63%; Năm 2001 tăng so với

năm 2000: 94 DN (mức tăng trưởng: 49,47%), vốn đăng ký tăng so với năm

2000 là 53,65% (xem bảng 2.3). Bên cạnh đó DNVVN thuộc DNNN thì hầu

như không có sự biến động đáng kể về số lượng song có sự thay đổi về chất.

Trước sự tác động của cơ chế thị trường một loạt các DN bị phá sản, giải thể

như: XN xay xát 15 tấn/ ca, XN mộc dân dụng Đức Phổ, Nhà máy sứ,... Đồng

thời một loạt các DN mới được xây dựng với dây chuyền công nghệ tiên tiến,

tạo nên những sản phẩm mới có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của thị

trường như Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, nhà máy sản xuất tinh bột

mì Tịnh Phong,...

- Về phân bố ngành nghề và địa bàn hoạt động

Theo Luật DNTN, Luật Công ty (1990), Luật DN (1999) quy định DN

được phát triển đa ngành nghề tùy theo khả năng của DN (trừ những ngành nghề

bị pháp luật cấm). Các DNVVN ở Quảng Ngãi được mở ra với các ngành

nghề tương đối đa dạng trong các lĩnh vực xây dựng, chế biến nông lâm thủy

sản, vận tải, y dược, may mặc, dịch vụ khách sạn, du lịch, tin học, xăng

dầu,...đã góp phần đáp ứng nhu cầu SXKD, nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể:

Bảng 2.4: Phân bổ DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi



47



theo ngành nghề hoạt động năm 2001



Loại hình

doanh nghiệp



Tổng số

Số

lượng



Tổng số

15.509

DNNNTW

8

DNNNĐP

37

Hợp tác xã

49

DN tư nhân

196

C. ty TNHH

81

CTCP

7

Hộ KD cá thể 15.131



%



100

100

100

100

100

100

100

100



Công nghiệp,

khai thác chế

Xây dựng

biến lâm hải sản

Số

Số

%

%

lượng

lượng



Số

lượng



5.047 32,54

4

50

15 40,54

12 24,49



5.879 37,91 4.449 28,69

2

25

7

18,9

12 32,46

1

2,04

33 67,65



44



15,49



134

2

3

3



0,86

25

8,1

6,12



126



44,37



4.972 32,86



Thương mại



78



%



Dịch vụ

Số

lượng



27,46



36



%



12,68



5.793 38,29 4.366 28,85



Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi.

Nhìn chung các DNVVN chủ yếu đầu tư vào các ngành thương mại dịch vụ, chế biến, xây dựng dân dụng. Đó là những lĩnh vực giàu tiềm năng về

tài nguyên khai thác hay các ngành nghề truyền thống hoặc các ngành ít vốn,

sinh lời khá cao, khả năng thu hồi vốn nhanh.

Về địa bàn hoạt động, DNVVN Quảng Ngãi phân bố không đều, chủ

yếu tập trung ở các trung tâm hoặc các nơi có đường quốc lộ đi qua và các khu

công nghiệp đang triển khai như thị xã Quảng Ngãi: 3.421 cơ sở, Sơn Tịnh:

2.389 cơ sở, trong khi đó ở huyện Sơn Tây chỉ có 27 cơ sở, huyện Lý Sơn:

224 cơ sở. So sánh về số cơ sở giữa nơi đông nhất và nơi thấp nhất gấp nhau

126 lần. Hầu hết các DNNN, các HTX đều tập trung ở thị xã Quảng Ngãi (7/8

DNNN Trung ương, 27/37 DNNN địa phương, 19/49HTX).

Bảng 2.5: Phân bổ DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

theo địa bàn hoạt động năm 2001

STT

1



Địa bàn hoạt động

Thị xã Quảng Ngãi



Tổng

3.421



Công nghiệp,

khai thác chế biến

lâm hải sản

413



Xây

dựng



Thương

mại



Dịch

vụ



76



1.596



1.336



48



2



Huyện Đức Phổ



2.075



914



11



614



536



3



Huyện Mộ Đức



1.355



458



8



457



432



4



Huyện Tư Nghĩa



1.722



927



10



501



284



5



Huyện Sơn Tịnh



2.389



831



12



825



721



6



Huyện Bình Sơn



2.097



717



7



868



505



7



Huyện Nghĩa Hành



940



285



2



456



197



8



Huyện Ba Tơ



251



67



2



76



106



9



Huyện Minh Long



120



57



1



32



30



10



Huyện Trà Bồng



296



51



1



138



106



11



Huyện Sơn Hà



592



212



4



228



148



12



Huyện Sơn Tây



27



5



13



9



13



Huyện Lý Sơn



224



110



75



39



15.509



5.047



5.879



4.449



TỔNG SỐ



134



Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ngãi.

Với sự phân bố này nhận thấy, trong những năm qua các DNVVN

thường được hình thành một cách tự phát, thường tập trung trong nội thị, đan

xen vào các khu dân cư, từ đó đã gây ra những bất hợp lý về quy hoạch ngành

nghề, về vận tải, về tiêu thụ và gây ô nhiễm môi trường. Việc di dời các DN

này ra các vùng ngoại thị cần được đặt ra một cách khẩn trương. Việc bố trí lại

DN trên địa bàn lãnh thổ không chỉ là để tránh gây ô nhiễm môi trường mà

quan trọng hơn là để tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, thực

hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2.2.2. Tiềm lực DNVVN ở tỉnh Quảng Ngãi

- Vốn.

Tiềm lực về vốn của một DN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự

tồn tại và phát triển của DN. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu

tiềm lực vốn DN càng lớn thì DN càng có khả năng cạnh tranh trên thương

trường. Trong điều kiện một tỉnh mới được chia tách, ngân sách tỉnh có nhiều



49



khó khăn, vốn đầu tư của các DN ở mức quá thấp. Tại thời điểm năm 1995 tỷ

lệ DNNN địa phương không đủ vốn pháp định là 76%, năm 1998: 62,79% đến

năm 2001 tỷ lệ DN không đủ vốn pháp định đã giảm xuống còn 33%, quy mô

DN từ khi sắp xếp đổi mới đến nay đã tăng lên rõ rệt, vốn bình quân 1 DN từ

1,8 tỷ đồng năm 1995 đã tăng lên 3 tỷ đồng năm 2001. Song số DN có vốn

dưới 5 tỷ đồng còn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 60%, thậm chí có DN vốn dưới

500 triệu đồng [27, tr. 10].

Đối với DN thuộc kinh tế tư nhân, với sự thông thoáng của môi trường

pháp lý, với cơ chế chính sách phù hợp, khu vực kinh tế này đã thu hút một

lượng vốn lớn trong dân cư để đầu tư vào SXKD, số cơ sở SXKD, quy mô

vốn đầu tư ngày càng tăng lên. So với thời điểm năm 1996, năm 2001 vốn

ĐKKD bình quân 1 DN tăng gấp 2,6 lần.

Bảng 2.6: Tổng số vốn kinh doanh của các DNVVN

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2001

Công nghiệp,

khai thác chế

biến lâm hải sản



Tổng số



Loại

hình

doanh

nghiệp



Số

DN



Số tiền

(tr.đ)



Vốn bình

quân

(tr.đ/DN)



Số

DN



Số tiền

(tr.đ)



5.047



Xây dựng

Số

DN



Số tiền

(tr.đ)



Số

DN



TỔNG SỐ



15.50

9



DNNN TƯ



8



37.489



4.686



4



15.096



2



DNNN ĐP



37



108.988



2.945,6



15



41.713



3



20.933



7



HTX



49



26.650



543,9



12



5.461



3



600



DNTN



196



120.932



81



134.165



1.656,4



44



41.190



126



148.261



CTCP



7



67.210



Số

DN



9.601,4

21,8



5.879



Dịch vụ

Số tiền

(tr.đ)



617



CT TNHH



Số tiền

(tr.đ)



14.575



Hộ KD cá thể 15.131 329.856



134



Thương mại



4.972



Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi.



4.449

2



7.818



13.568



12



32.774



1



575



33



20.014



78



56.792



36



76.064



5.793



4.366



50



Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về luợng vốn được đầu tư và kinh

doanh so với nhu cầu vốn thực tế cần thiết để đơn vị có đủ điều kiện mua sắm

trang thiết bị hiện đại, cải tiến công nghệ... thì lượng vốn như trên còn quá

thấp. Trong khu vực kinh tế tư nhân có đến gần 50% DN có số vốn dưới 500

triệu đồng, 70% DN có số vốn dưới 1 tỷ đồng. Nguyên nhân:

+ Đối với các DNTN bất lợi nhất và trước hết là chế độ chịu trách

nhiệm vô hạn của cá nhân chủ sở hữu tài sản. Có nghĩa là, tài sản cá nhân của

các chủ sở hữu tài sản không đầu tư vào kinh doanh đều có thể bị bên thứ ba

thu giữ để thực hiện nghĩa vụ cam kết. Điều đó làm cho DN sợ đầu tư mở rộng

để phát triển DN với quy mô lớn hơn.

+ Khi chủ DNTN bị ốm hoặc mất khả năng làm việc thì DN hoạt động

kinh doanh kém hiệu quả, có thể bị giải thể hoặc xảy ra phá sản. Nếu chủ

DNTN bị chết thì sự tồn tại của DN cũng chấm dứt; sự bất ổn này cũng là yếu

tố gây khó khăn trong việc vay, mượn tiền từ nhiều người khác.

+ Là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người rất thấp (khoảng

192 USD/người/năm) nên tiềm lực vốn nhàn rỗi trong dân cư không lớn.

+ Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của DNTN rất hạn chế, ngoài

nguồn vốn tự có, kinh tế tư nhân trong tỉnh chủ yếu là vay tín dụng qua ngân

hàng để đầu tư vào sản xuất và mở rộng SXKD. Đối với các nguồn vốn như:

vốn vay ưu đãy từ Quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án Chính phủ, các nguồn vốn

từ nước ngoài,... chưa được tiếp cận.

+ Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ chủ DN chưa qua

đào tạo đầy đủ nên khả năng liên doanh, liên kết trong kinh doanh còn nhiều hạn

chế.

+ Do khả năng kinh doanh thấp, lợi nhuận thấp nên tích lũy vốn của

các DNVVN còn hạn chế.

- Về trình độ công nghệ.



51



Đối với các DNVVN là DNNN, nhìn chung từ khi thực hiện Nghị định

388/NĐ-CP, các DN làm ăn kém hiệu quả đã bị giải thể hoặc sát nhập, những

DN còn lại trong quá trình sắp xếp lại đã bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư đổi

mới thiết bị bằng nhiều nguồn vốn khác. Đồng thời một số DN mới xây dựng

đã đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có chất

lượng cao. Song do hạn chế thông tin về công nghệ nên hầu hết các dây

chuyền sản xuất mới đầu tư xây dựng đều khá lạc hậu so với công nghệ tiên

tiến hiện thời của thế giới. Mặt khác, do kinh doanh kém hiệu quả, khả năng

tích lũy chưa có nên nguồn vốn đầu tư, cải tiến trang thiết bị còn rất hạn chế,

nhìn chung MMTB và công nghệ ở các DN còn lạc hậu, chậm đổi mới. Qua

kết quả khảo sát về thực trạng công nghệ, MMTB của các DNNN thuộc tỉnh

quản lý (năm 2000) chỉ có 1/28 DN có công nghệ tiên tiến, 25/28 DN có công

nghệ trung bình và 2/28 DN có công nghệ lạc hậu. Hệ số đổi mới thiết bị bình

quân của các DN là 27,8%, thậm chí có đến 10/28 DN không hề đổi mới thiết

bị, công nghệ mặc dù MMTB đã lạc hậu, TSCĐ đã cũ.

Đối với các DNVVN ngoài quốc doanh, phần lớn các DN này trước

khi thành lập thiếu sự chuẩn bị về kiến thức kinh doanh, công nghệ, thị trường

cộng thêm vào là số vốn ít ỏi nên trang thiết bị sản xuất hầu hết là sản xuất

trong nước, mà trước hết là mua lại trang thiết bị của các DNNN. Song với

tính linh hoạt, nhanh nhẹn của thành phần kinh tế này, để đáp ứng nhu cầu của

kinh doanh trong cơ chế thị trường, các DN đã tìm mọi cách xoay xở để đổi mới,

cải tạo trang thiết bị phục vụ sản xuất, song tuyệt đại đa số cũng chỉ ở trình độ

công nghệ trung bình. Năm 2000 trong 190 DN có 6 DN (3,2%) có trình độ kỹ

thuật và công nghệ tiên tiến, trung bình có 177 DN (93,2%), lạc hậu có 7 DN

(68%).

Bảng 2.7: Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các DNVVN

(DNTN, CT TNHH, CTCP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2000



52



Tổng số

TT



Loại hình doanh

nghiệp



Trình độ kỹ thuật và công nghệ

Tiên tiến



Trung bình



Lạc hậu



Số

lượng



%



Số

lượng



%



Số

lượng



%



Số

lượng



%



6



4,35



1



DN tư nhân



138



100



3



2,17



129



93,48



2



Công ty TNHH



46



100



3



6,52



43



93,48



3



Công ty cổ phần



6



100



5



83,3



1



16,6



190



100



177



93,2



7



3,68



Tổng cộng



6



3,2



Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ngãi.

Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, các DN càng đặc biệt quan

tâm đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu sản xuất và khả năng cạnh tranh

trên thị trường, nhất là các DN chế biến thủy sản và lâm sản xuất khẩu. Qua

kết quả khảo sát kinh tế tư nhân trong tỉnh (khảo sát ở 27 DN vào thời điểm

cuối năm 2001), bản thân các chủ DN tự đánh giá về trình độ công nghệ sản

xuất của DN mình vào thời điểm năm 2000: khá: 7, trung bình: 19, kém: 1,

nhưng đến tháng 6/2001 thì khá: 9, trung bình: 18 (xem phụ lục 3).

DN khu vực sản xuất cá thể, hầu hết MMTB, công nghệ lạc hậu, lao

động thủ công là chủ yếu. Giá trị MMTB chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng

vốn kinh doanh của cơ sở sản xuất. Điều đó dẫn đến năng suất lao động thấp,

mẫu mã sản phẩm xấu, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh trên thị

trường là rất yếu.

- Về nhân lực

Về số lượng, tổng số lao động trong các DNVVN tính đến thời điểm

ngày 31/12/2001 là 104.176 người, chiếm 18,24% lực lượng lao động, bằng

14,92% nguồn nhân lực của cả tỉnh. Với 15.131 hộ kinh doanh cá thể và 284

DN tư nhân và 49 HTX đã thu hút gần 100.000 lao động thuộc các ngành nghề

khác. Các DNNN thuộc loại hình vừa và nhỏ do tỉnh quản lý có 37 đơn vị và

số lao động là 2.915 người. DNVVN do Trung ương quản lý có 8 đơn vị và số



53



lượng lao động là 1.686 người (xem phụ lục 1). Đó là số lao động thường

xuyên trong các DN. Ngoài ra số lao động thời vụ có đến hàng ngàn, đặc biệt

là các DN của ngành xây lắp.

Phương pháp tuyển dụng lao động ở các DN này chủ yếu thông qua giới

thiệu của bạn bè, người thân và qua tiếp xúc cá nhân. Việc đào tạo lao động

trong DN chưa được chú trọng, trình độ lao động trong các DNVVN chủ yếu là

lao động phổ thông chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa thấp, thiếu kỹ năng lao

động (xem phụ lục 2). Số lao động qua đào tạo bình quân chỉ đạt 12% tổng số

lao động nhưng chủ yếu là trong các DNNN, CTCP, TNHH hoặc DNTN, còn

trong các hộ kinh doanh cá thể thì hầu hết lao động chưa qua đào tạo [15, tr. 2].

Về việc ký kết hợp đồng lao động và thực hiện chế độ bảo hiểm cho

người lao động, mặc dù trong năm qua đã được chủ DN quan tâm song chiếm

tỷ lệ còn khá khiêm tốn. Qua kết quả khảo sát tình hình SXKD của 27 DN cho

thấy: số người có ký hợp đồng lao động tính đến tháng 6/2001 là 174/813

chiếm tỷ lệ 21,4% (tăng 5,4% so với thời điểm năm 2000). Số người có bảo

hiểm xã hội là 94/813 chiếm tỷ lệ 11,57% (tăng 4,47% so với thời điểm năm

2000) (xem phụ lục 3).

- Về trình độ quản lý SXKD

Trong nền kinh tế thị trường, thiết yếu đòi hỏi cần phải có một đội ngũ

những người quản lý DN có kinh nghiệm, có bản lĩnh đồng thời phải nắm

vững lý thuyết quản trị DN, hiểu biết luật pháp,... Nhận thức được sự cần thiết

đó những năm qua tỉnh đã chú trọng trong việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ

quản lý DN, nhất là đối với DNNN. Đến nay thực trạng trình độ chuyên môn của

đội ngũ quản lý DNVVN trên địa bàn Quảng Ngãi như sau: Giám đốc các

DNNN Trung ương 100% có trình độ đại học, giám đốc các DNNN địa phương

100% có trình độ trung cấp trở lên. Trong các HTX, trình độ chuyên môn của

đội ngũ quản lý: Đại học, cao đẳng chỉ có 8 người (5,4%), trung cấp: 41 người

(27,89%), sơ cấp: 20 người (13,6%), chưa qua đào tạo: 78 người (53,06%)

(xem phụ lục 4). Rất nhiều DNTN, công ty TNHH, CTCP được hình thành



54



trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý DNNN và HTX nên

nhiều chủ DN là CBCNV nhà nước do vậy số có trình độ đại học, cao đẳng

chiếm 24,7%, song cũng còn đến 64,75% chủ DN chưa có bằng cấp (xem phụ

lục 5). Đối với chủ cơ sở sản xuất cá thể, phần lớn các chủ cơ sở sản xuất này

được kèm cặp qua thực tế, được gia đình truyền nghề, tự học hoặc nâng cao

kiến thức qua các lớp bồi dưỡng ngắn,... Nhìn chung có thể nói, phần lớn các

chủ DNVVN rất ít được trang bị kiến thức quản lý một cách hệ thống, nhiều

chủ DN chưa qua đào tạo, kiến thức quản lý thông qua kinh nghiệm là chủ yếu.

Chính vì vậy mà khả năng quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiếp cận thị

trường chưa được mở rộng, khả năng liên doanh, liên kết chưa được mạnh

dạn. Thêm vào đó tình trạng khá phổ biến trong các DNVVN là các chủ DN ít

hiểu biết về pháp luật, chính sách kinh tế, chế độ kế toán,... đó là những trở

ngại không nhỏ đối với DNVVN trong hoạt động SXKD trong cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước.

2.2.2.3. Thị trường và sức cạnh tranh của DNVVN

Cùng với sự phát triển về số lượng DN, ngành nghề kinh doanh ngày

càng đa dạng, các sản phẩm, dịch vụ do các DNVVN thực hiện ngày càng

tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại, làm phong phú thêm thị trường.

Một số DN đã có một số loại sản phẩm đạt chất lượng được thị trường

trong và ngoài nước chấp nhận như sản phẩm đặc sản (đường phổi, đường

phèn,...), các sản phẩm đông lạnh xuất khẩu: mực, tôm, cá,... Trong một số lĩnh

vực như xây dựng, làm đường giao thông quy mô vừa và nhỏ, chế biến nông lâm

sản thực phẩm,... các DN ngoài quốc doanh đã từng bước chiếm lĩnh được thị

trường, khẳng định vị trí của mình nhờ cơ chế quản lý linh hoạt, mềm dẻo, chủ

động tìm và khai thác thị trường, huy động vốn nhanh, chủ động, giữ chữ tín trong

kinh doanh.

Song do kỹ thuật công nghệ lạc hậu cùng với trình độ quản lý và khả

năng tài chính hạn chế nên nhìn chung các DNVVN gặp khó khăn về thị trường,



55



hạn hẹp thị phần, sản phẩm chủ yếu chỉ tiêu thụ tại địa phương, sức cạnh tranh

kém. Theo số liệu năm 2000 chỉ có khoảng 26,32% DN có ưu thế chiếm lĩnh

thị trường, 62,1% DN kinh doanh trong thế chưa vững chắc và 11,58% không

có khả năng cạnh tranh để có thị trường trong nước (xem phụ lục 6). Về khả

năng xuất khẩu thì dự đoán chỉ có khoảng 18% DN có triển vọng xuất khẩu

trong những năm tới.

2.2.2.4. Hiệu quả kinh doanh của các DNVVN

Với quy mô vừa và nhỏ, các DNVVN dễ dàng phát huy những lợi thế

của mình: tính linh hoạt cao, thích ứng với sự biến động của thị trường, khả

năng thay đổi mặt hàng, mẫu mã nhanh theo thị hiếu của khách hàng, sử dụng

nguyên liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương,... để từ đó dẫn đến hoạt động

SXKD đạt hiệu quả. Đặc biệt đối với DN thuộc kinh tế tư nhân, xét trên giác

độ quản lý cá nhân chủ DN có toàn quyền quyết định độc lập, do đó có thể

đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, mọi hoạt động SXKD tiến hành một

cách linh hoạt ứng phó nhanh và có hiệu quả thiết thực. Cá nhân chủ sở hữu

được quyền hưởng tất cả lợi nhuận tạo ra, điều đó thúc đẩy và tạo động lực

cho người chủ làm việc chăm chỉ, cần cù hơn. Phần lớn DNTN đều có quy mô

nhỏ, giữa người chủ và người thợ có mối quan hệ bà con, họ hàng, bạn bè,

quen biết tin cậy nhau, có thiên hướng tạo ra sự hòa hợp trong DN. Vì vậy đa

số các DN đều có những điều kiện thuận lợi để kinh doanh có hiệu quả, tốc độ

chu chuyển của vốn nhanh, điển hình như DN Kim Chung trong năm 2001 có

doanh thu 17.107 triệu đồng tương ứng với số vốn đầu tư: 600 triệu đồng,

Công ty tư vấn cầu đường có doanh thu 2.134 triệu đồng trong khi vốn đầu tư

chỉ có 198 triệu đồng... Gần đây, một số DNTN ngành thủy sản và chế biến

lâm sản đã tham gia làm hàng xuất khẩu, tạo hướng đi mới, nhằm khai thác lợi

thế, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Song với thực trạng khó khăn

hiện tại (vốn, công nghệ, trình độ lao động, quản lý kinh doanh...) nên hầu hết

các đơn vị mới chỉ có khả năng tồn tại được trong thị trường cạnh tranh, số lãi

đạt được ở từng DN còn thấp, hiệu quả sinh lời của đồng vốn chưa cao. Theo



56



số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục thuế Quảng Ngãi, trong số 200/284 DN

kinh tế tư nhân gửi báo cáo năm 2001, tổng số doanh thu thuần các DN đạt

được là 557.690 triệu đồng, số DN hoạt động hòa vốn và có lãi là 161/200 DN

với số lãi 5.957 triệu đồng, số DN hoạt động còn bị lỗ là 39/200 DN với số lỗ

là 1.552 triệu đồng, hiệu suất sinh lời của đồng vốn là 0,0269.

Đối với HTX, theo báo cáo của Hội đồng Liên minh các HTX Quảng

Ngãi trong năm 2001 toàn tỉnh có 21/49 HTX loại khá (là HTX hoạt động SXKD

có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và có lãi ròng hàng năm

đạt từ 50 triệu đồng trở lên); có 25/49 HTX loại trung bình (là HTX hoạt động

SXKD không ổn định, phương án SXKD vẫn như trước khi chuyển đổi, làm

nghĩa vụ đối với Nhà nước chưa đầy đủ và lãi ròng hàng năm đạt dưới 50 triệu

đồng); 3/49 HTX yếu kém (là HTX trong hoạt động SXKD còn gặp nhiều khó

khăn, các nguyên tắc của HTX và nghĩa vụ đối với Nhà nước không được thực

hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thu nhập của HTX chỉ đủ nuôi bộ máy quản

lý). Tổng doanh thu các HTX phi nông nghiệp thực hiện được trong năm 2001 là

25.940 triệu đồng, tổng số lãi thực hiện là 1.534 triệu đồng, tổng số lỗ là 12 triệu

đồng [18, tr. 3].

Đối với các DNNN, qua sắp xếp, đổi mới phần lớn các DN đã khai thông

được bế tắc trong SXKD, hoạt động có hiệu quả hơn, lợi nhuận và nộp ngân

sách đều tăng hơn trước. Số DN kinh doanh có hiệu quả từ 17% (năm 1995)

tăng lên 54% năm 2001, số kinh doanh thua lỗ từ 30% (năm 1995) giảm còn

20% (năm 2001). Số DN hoạt động cầm chừng tuy có lãi nhưng không đáng

kể còn chiếm 26% tổng số DNNN địa phương [46, tr. 2].

Về khả năng đóng góp vào ngân sách nhà nước của các DNVVN thì

chỉ tính đóng góp của DNVVN thuộc DNNN địa phương trong những năm

qua (1996-2000) có xu hướng giảm: năm 1996 là 15,389 tỷ đồng; 1997 là

12,599 tỷ đồng; 1998 là 9,849 tỷ đồng; 1999 là 9,245 tỷ đồng; 2000 là 11,829

tỷ đồng nhưng số thu thuế công thương ngoài quốc doanh có xu thế tăng lên:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

×