1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.59 KB, 47 trang )


Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



và Nguyễn Văn Quân có nhiệm vụ là: vận động và tổ chức nông dân học

tập chính sách điều lệ tạm thời về HTX mua bán bắt đầu hoạt động sau

khi đã phổ biến song điều lệ chính sách về HTX mua bán và tổ chức với

số vốn ban đàu do các xã viên đóng góp là 20150 đồng.

đén ngày 01/01/1956 đơn vị có quyết định thành lập có tên là: Ban

quản lý HTXmua bán huyện Gia lâm. Địa điểm Thôn Vàng xã Cổ Bi

huyện Gia Lâm.

Năm 1959 đơn vị được thành lập công đoàn cơ sở đồng chí Trần

Tiến được bầu làm thư ký công đoàn đầu tiên của đơn vị, tiếp đó là các tổ

chức đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ được thành lập.

Cuối năm 1959 văn phòng HTX mua bán được chuyển từ xã Cổ Bi

về xã Trâu Quỳ - Gia Lâm là nơi trung tâm gần huyện uỷ- UBND huyện,

đồng thời cũng thuận tiện cho việc chỉ đạo các xẫ. Cùng lúc đó ban vận

động tỉnh cử bà Vũ Thị Viên về làm chủ tịch thay đồng chí Nguyễn Huy

Để.

Năm 1960 ban vận động tỉnh chủ trương làm thử việc giao sở mua,

bán về cho xã quản lý.

Năm 1979 theo quyết định của UBND thành phố cho tách phòng

chỉ đạo xã thành lập ban quản lý HTX mua bán huyện chuyên môn hoá

công tác chỉ đạo xây dựng HTX mua bán xã. Đại bộ phận đơn vị còn lại

được mang tên là: Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phảm Gia Lâm.

Trải qua nhiều thăng trầm của quá trình hoạt động kinh doanh cho

đến ngày 19/12/1992 với quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số

3310/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội Công ty Thương Mại Gia Lâm

ra đời trên cơ sở trước đó của nó là Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ

phẩm Gia Lâm.

21



Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



Đến ngày 27/09/2000 Công ty đã đổi tên thành Công ty Thương

Mại Gia Lâm.

Đến ngày 26/09/2003 theo quyết định số 5710/QĐUB của UBND

thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thì Công ty

Thương Mại Gia Lâm đã đổi tên thành Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương

Mại Long Biên

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty.

Khi mới thành lập và còn là HTX mua bán thì HTX mua bán là một

trợ thủ đắc lực cho mậu dịch quốc doanh ở khu vực nông thôn. HTX mua

án được thành lập với ba chức năng:

+ Đại lý mua và bán mậu dịchquốc doanh, là việc nối liền giao lưu

hàng hoá giữa nông thôn và thành thị, giữa nông nghiệp với công nghiệp,

củng cố vững chắc khối liên minh công nông.

+ Mua và bán những mặt hàng mậu dịch quốc doanh không kinh

doanh.

+ Tham gia quản lý thị trường cải tạo tiểu thương ở khu vực nông

thôn đưa dần họ sang sản xuất nông nghiệp góp phần cải tạo thị trường tự

do đi vào lề nếp có tổ chức.

Đến ngày 29/08/1979 Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩm Gia

Lâm được thành lập với nhiệm vụ chính của Công ty là bán lẻ hàng công

nghệ phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện.

Bước sang thời kỳ đổi mới phương thức hoạt động của Công ty có

nhiều thay đổi. Để thích ứng với cơ chế thị trường mở các thành phần

kinh tế đều tham gia vào hoạt động mua bán, Công ty đã không ngừng mở

rộng sản xuất kinh doanh với các nhiệm vụ và chức năng sau:



22



Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



+Tổ chức kinh doanh theo đúng ngành, theo đúng pháp luật theo

đăng ký kinh doanh số 105734 ngày 03/03/1993 do Chủ tịch hội đồng

kinh tế cấp.

+Đảm bảo kinh doanh có hiệu qủa . Đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu

dùng của nhân dân trong và ngoài huyện đồng thời đẩy mạnh công tác

TTHH trên thị trường.

+ Thực hiện phân phối theo lao động, đảm bảo công ăn việc làm

cũng như thu nhập cho CBCNV trong công ty.

+ Từng bước ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh để tồn tại và

đứng vững trên thị trường.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty.

Tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần

có sự quản lý của nhà nước, Công ty đã từng bước tổ chức lại bộ máy

quản lý cũng như sắp xếp lại lao động cho phù hợp cới yêu cầu hiện tại,

đổi mới các mặt hàng kinh doanh để đảm bảo sản xuất kinh doanh mang

lại hiệu quả cao.

Trong Công ty mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được đặt dưới sự

chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Giúp việc cho giám đốc là hai phó

giám đốc, ngoài ra Công ty còn có một số phòng ban chức năng như:

phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch nghiệp

vụ. Công ty còn có 9 cửa hàng kinh doanh tổng hợp:

+ Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Trâu Quỳ.

+ Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Sài Đồng

+ Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Hương Sen.

+ Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Thanh Am.

+ Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Yên Viên.

+Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 70 Gia Lâm.

23



Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



+ Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 71 Gia Lâm.

+Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 323 Nguyễn Văn Cừ.

+ Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Chợ Gia Lâm.

Công ty còn có 3 xưởng sản xuất bia hơi và rượu vang:

+ Xưởng sản xuất rượu Sài Đồng.

+ Xưởng sản xuất rượu Trâu Quỳ.

+ Xưởng sản xuất bia Kim Sơn.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty được thể hiện ở sơ đồ 2:



Ban giám đốc



Phòng kế toán tài

vụ



Phòng tổ chức

hành chính



CH

KD

TH

Trâu

Quỳ



CH

KD

TH

Hươg

Sen



CH

KD

TH

Sài

Đồng



CH

KD

TH

Thanh

Am



CH

KD

TH

Yên

Viên



Phòng kế hoạch

nghiệp vụ



CHK

DTH

70

Gia

Lâm



CH

KD

TH

71

Gia

Lâm



CHKD

TH

323

Nguyễn

văn

Cừ



Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty.

Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về

vốn, tức là phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, là người đứng

đầu Công ty trực tiếp lãnh đạo Công ty và các phòng ban chức năng.

24



CH

KD

TH

Chợ

Gia

Lâm



Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



Cùng với Giám đốc là hai phó giám đốc là những người giúp việc

cho giám đốc lãnh đạo đIều hành Công ty, bao gồm một phó gám đốc

quản lý nhân sự, hành chính, một phó giám đốc chịu trách nhiệm về sản

xuất kinh doanh của toàn Công ty.

Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp phân phối

lao động, tuyển dụng nguồn nhân lực, giúp Ban giám đốc giải quyết các

chính sách chế độ cho CBCNV: chế độ lương, thưởng, bảo hiểm xã hội…

Phòng kế toán tài vụ: giám sát mọi hoạt động của Công ty trong

từng thời điểm kinh doanh, quản lý toàn bộ vốn của toàn Công ty, chịu

trách nhiệm tổng hợp các báo cáo quyết toáncủa các cửa hàng, xí nghiệp

thuộc Công ty, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các nghiệp vụ kế toán,

thiết lập sổ sách, chứng từ theo đúng yêu cầu của Bộ tài chính ban hành.

Thường xuyên thông tin kinh tế giúp Ban giám đốc quyết định mọi hoạt

động kinh tế trong Công ty về mặt tài chính.

Phòng kế hoạch nghiệp vụ: làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám

đốc đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và phương án

thực hiện kế hoạch đó. Chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trong toàn

Công ty thực hiện những chủ trương của cấp trên và kế hoạch sản xuất

kinh doanh của toàn Công ty đã đề ra. Tiếp cận tìm hiểu nhu cầu tiêu

dùng trên thị trường để có kế hoạch ký kết các hợp đồng mua bán hàng

hoá với các cơ sở sản xuất, các thành phần kinh tế khác, tạo nguồn hàng

cung ứng cho các đơn vị trong Công ty. Đồng thời trực tiếp tham gia kinh

doanh, tăng thu nhập, ổn định cải thiện đời sống cho CBCNV trong toàn

Công ty.



3.1.4. Tình hình lao động của Công ty.

25



Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



Tình hình lao động của Công ty được thể hiện ở biểu1:

Qua biểu1 ta thấy: tổng số lao dộng của toàn Công ty qua 3 năm có

xu hướng tăng dần, cụ thể năm 2002 tăng 2,15% so với năm 2001 tương

đương với 7 người, năm 2003 tăng 2,41% so với năm 2002 tương đương

với 8 người, bình quân trong 3 năm tăng 2,28%, do điều kiện mở rộng

quy mô kinh doanh nên Công ty cần tăng cường lao động.

Xét về lao động nam của Công ty qua 3 năm có xu hương giảm,

năm 2001 và 2002 không có sự thay đổi, năm 2003 giảm 2,35% so với

năm 2002 tương đương với 2 người, bình quân trong 3 năm giảm 1,17%.

Về lao động nữ của Công ty tăng dần qua 3 năm, năm 2002 tăng 2,92% so

với năm 2001 tương đương với 7 người, năm 2003 tăng 4,05% so với

năm 2002 tương đương với 10 người, bình quân trong 3 năm tăng 3,4%.

Sở dĩ lao động nữ trong Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn, và tăng nên qua

các năm so với lao động nam do Công ty là Công ty thương mại hoạt

động kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng hoa dịch vụ là chính.

Tình hình lao động trực tiếp của Công tỷ trong 3 năm đều tăng,

năm 2002 tăng 14,29% so với năm 2001 tương đương với 30 người, năm

2003 tăng 4,58% so với năm 2002 tương đương với 11 người, bình quân

trong 3 năm tăng 9,44%. Khi đó lao động gián tiếp của Công ty trong 3

năm đều giảm, năm 2002 giảm 20% so với năm 2001 tương đương với 23

người, năm 2003 giảm 5,26% so với năm 2002 tương đương với 3 người,

bình quân trong 3 năm giảm 11,63%. Điều này là do Công ty là đơn vị

sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về lao động trực tiếp là cần thiết trong

sản xuất cũng như trong tiêu thụ hàng hoá.

Về trình độ lao động của Công ty, lao động có trình độ cao tăng

dần qua các năm. Số người có trình độ đại học năm 2002 tăng 16,67% so

với năm 2001 tương đương với 5 người, năm 2003 tăng 14,29% so với

26



Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



năm 2002 tương đương với 5 người, bình quân trong 3 năm tăng 15,48%.

Số người có trình độ cao đẳng và trung cấp, công nhân kỹ thuật qua 3

năm đều tăng. Cùng với việc tăng lên của lao động có trình độ là sự giảm

đi của lực lượng lao động không qua đào tạo, năm 2002 giảm 7,18% so

với năm 2001 tương đương với 8 người, năm 2003 giảm 6,67% so với

năm 2002 tương đương với 7 người. Điều này là do sự tiến bộ khoa học

kỹ thuật và sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay vì vậy

đòi hỏi Công ty ngày càng tăng cường những người có trình độ cũng như

về chuyên môn.

3.1.5. Tình hình nguồn vốn của Công ty.

Công ty từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhièu khó khăn thử

thách, với số vốn ban đầu ít ỏi trong suốt những năm hoạt động bằng sự

năng động nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV trong Công

ty mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những

bước phát triển lớn.

Về mắt cơ sở vật chất kỹ thuật hàng năm Công ty đã không ngừng

đầu tư cải tạo xây dựng lại, xây dựng mới văn phòng và các cửa hàng, các

phân xưởng sản xuất kinh doanh , đầu tư trang thiết bị sản xuất bia, rượu,

thay thế quầy tủ, thiết bị bán hàng, thiết bị văn phòng…hệ thống cửa

hàng, nhà sản xuất khang trang sạch đẹp văn minh thương nghiệp. Để đầu

tư thêm cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngoài

số vốn được Nhà nước cấp công ty còn huy động thêm bằng việc đi vay

để tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua biểu 2 ta thấy: tổng số vốn của Công ty qua 3 năm đều tăng,

năm 2002 tăng 1,91% so với năm 2001 tương đương với 105,495 triệu

đồng, năm 2003 tăng 2,18% so với năm 2002 tương đương với 239,615

triệu đồng, bình quân trong 3 năm tổng số vốn của công ty tăng 2,05%.

27



Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



Nếu chia theo tính chất sử dụng: nguồn vốn cố định năm 2001 có

3.144,585 triệu đồng chiếm 29,2% trong tổng số vốn, năm 2003 có

3.172,790 triệu đồng chiếm 28,91% trong tổng số vốn, năm 2003 có

3.194,905 triệu đồng chiếm 28,49% trong tổng số vốn của Công ty, như

vậy năm 2002 tăng 0,9% so với năm 2001 tương đương 28,205 triệu

đồng, năm 2003 tăng 0,7% so với năm 2002 tương đương với 22,115 triệu

đồng. Nguyên nhân của sự tăng là do Công ty đầu tư sửa chữa, cải tạo

nâng cấp các cửa hàng, nhà xưởng…

Nguồn vốn lưu động: năm 2001 có 7.625,430 triệu đồng chiếm

70,8% trong tổng số vốn, năm 2002 có 7.802,720 triệu đồng chiếm

71,09% trong tổng số vốn và tăng 2,32% so với năm 2001 tương đương

với 172,290 triệu đồng. Năm 2003 có 7.020,220 triệu đồng chiếm 71,51%

trong tổng số vốn và tăng 2,79% so với năm 2002 tương đương với

217,500 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm tổng số vốn lưu động của

Công ty tăng 2,56%, sự tăng lên của vốn lưu động sẽ giúp cho Công ty

chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh .

Nếu chia theo nguồn vốn: vốn ngân sách cấp năm 2001 là 5.150,000 triệu

đồng chiếm 47,82% trong tổng số vốn, năm 2002 là 5.250,000 triệu đồng

chiếm 47,83% trong tổng số vốn, năm 2003 là 5.320,000 triệu đồng chiếm

47,44% triệu đồng trong tổng số vốn. Mặc dù trong 3 năm số vốn do ngân

sách cấp đều tăng song tỷ lệ tăng là không đáng kể , điều đó chứng tỏ

Công ty đã tự chủ động vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn tự bổ xung năm 2003 là 2.670,250 triệu đồng chiếm 23,81%

trong tổng số vốn và tăng 4,29% so với năm 2002 (2.560,500 trđ). Bình

quân trong 3 năm tăng 4,4%.

Nhìn chung với số vốn hiện nay Công ty đã thu được kết quả đáng kể

trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song cũng còn nhiều mục tiêu để

28



Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



Công ty phấn đấu trong những năm tiếp theo. Vì vậy còn có rất nhiều khó

khăn cho Công ty trên bước đường tồn tại và phát triển.

3.2. Phươmg pháp nghiên cứu:

3.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng:

Là phương pháp giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về sự tác động

của các quy luật tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến quá trình sản xuất

kinh doanh của Công ty. Sử dụng phương pháp này để nhận thức được

các mối quan hệ giữa các khâu trong TTHH, thấy được các yếu tố ảnh

hưởng đến quá trình TTHH từ đó xác định đúng nguyên nhân, thực trạng

và đề ra giải pháp đúng đắn, thiết thực và có hiệu quả.

3.2.2. Phương pháp duy vật lịch sử:

Để đánh giá sự vật hiện tượng một cách đầy đủ chính xác chúng ta

phải đặt sự vật hiện tượng đó trong mối liên hệ liên quan đến thời đIểm

lịch sử cụ thể trong mối liên hệ không gian và thời gian nhất định.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu được thu thập từ nguồn sẵn có: từ sách báo, các phương tiện

thông tin đại chúng, niên giám thống kê, các báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh, các báo cáo tàI chính của Công ty, từ đó tổng hợp số liệu cần

thiết để phân tích.

3.2.4. Phương pháp sử lý số liệu:

3.2.4.1. Phương pháp phân tích hệ thống:

Phương pháp này sử dụng để sử lý, tổng hợp và phân tích các số

liệu qua đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hiện tượng sự vật từ các

góc độ khác nhau, từ đó đưa ra được những giải pháp cần thiết.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh:

Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng

kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để

29



Luận văn tốt nghiệp Đại học



Tạ Hữu Định - KD44



xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh

giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu

quả để tìm ra giải pháp tối ưu trong từng trường hợp.



30



Luận văn tốt nghiệp Đại học



PHẦN IV:



Tạ Hữu Định - KD44



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



4.1. Kết quả kinh doanh của Công ty.

Trong những năm gần đây Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư

Long Biên đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị

trường, giữ vai trò là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả.

Để có được hiệu quả đó là do Công ty đã xác định rõ mục tiêu cơ bản của

mình trên ba mặt trận: sản xuất-kinh doanh và dịch vụ, trong đó kinh

doanh là trọng tâm chiếm 80%, sản xuất chiếm 15% và dịch vụ chiếm 5%

trong tổng doanh thu của toàn Công ty. Từ những định hướng đó Công ty

đầu tư đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nhằm nâng cao chất

lượng, số lượng, chủng loại mặt hàng, dần dần hiện đại hoá các thiết bị

sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị

trường. Để từng bước ổn định và mở rộng quá trình tiêu thụ hàng hoá của

Công ty. Kết quả hoạt động TTHH được thể hiện qua biểu 3. Khi đánh

giá kết quả hoạt động TTHH trước hết phải so sanh kết quả đạt được so

với mục tiêu đặt ra sau đó mới so sáng với các kỳ trước.

Qua biểu 3 cho thấy: tổng doanh thu của Công ty trong ba năm,

năm 2001 và năm 2003 tổng doanh thu thực hiện của Công ty hoàn thành

vượt mức kế hoạch, cụ thể năm 2001 tổng doanh thu thực hiện là

29.117,380 triệu đồng vượt mức kế hoạch (28.285,000 triệu đồng) là

2,94% tương đương với 832,380 triệu đồng, năm 2003 tổng doanh thu

thực hiện là 35.306,340 triệu đồng vượt mức ké hoạch( 34.765,500 triệu

đồng ) là 1,56% tương đương với 540,840 triệu đồng. Nguyên nhân là

trong hai năm Công ty đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh

doanh,tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Riêng năm 2002 tổng

doanh thu thục hiện của Công ty chưa đạt mức kế hoạch đã đề ra chỉ đạt

31



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

×