1. Trang chủ >
  2. Lý luận chính trị >
  3. Triết học Mác - Lênin >

NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.7 KB, 18 trang )


quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó tạo bước ngoặc cho sự tiến bộ khoa

học của tất cả các nghành [6,274]

Nhìn chung trong việc xác định bản chất và nguyên nhân của các ảo tưởng,

Bacon còn mang nặng tính trực quan. Chủ yếu ông nhận thấy khía cạnh nhận thức

luận của vấn đề chứ chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục ảo tưởng một cách

hợp lý. Trên thực tế, các quan niệm sai lệch về sự vật hiện tượng mà con người

thường mắc phải xuất phát từ những hạn chế lịch sử của thời đại, từ những cơ sở

kinh tế xã hội cũng như cơ chế quan hệ xã hội. Song, công lao của Bacon trong học

thuyết về ảo tưởng là ở chỗ nó đặt vấn đề về cơ sở xã hội của quá trình nhận thức.

Mục đích xuyên suốt của học thuyết về ảo tưởng này của ông là khẳng định nhận

thức sự vật phải hoàn toàn khách quan, xem xét mọi cái phải trên tinh thần phê phán

cách mạng chứ không giáo điều [6,275]

Những đóng góp của Bacon không chỉ dừng lại ở đó, về mặt nhận thức luận

và phương pháp luận, ông còn là một trong những người đầu tiên nhận thấy những

điểm hạn chế trong học thuyết tam đoạn luận của Aristote mà từ trước tới giờ vẫn

được xem như là phương pháp nhận thức vạn năng suốt nhiều thế kỷ. Thuyết tam

đoạn luận của Aristote dưới diễn giải của trường phái kinh viện trung cổ mang nặng

tính tư biện máy móc trong nghiên cứu hiện thực. Do đó đứng trên lập trường của

chủ nghĩa duy vật, Bacon khẳng định thuyết logic học này chưa tương xứng với quy

mô và đòi hỏi của giới tự nhiên và chỉ bảo vệ củng cố cho những sai lầm. Ông kết

luận việc sử dụng thuyết logic học này chỉ có hại hơn là có lợi và khởi xướng ra tư

tưởng logic mới với phương pháp nhận thức mới trên cơ sở kế thừa những mặt hợp

lý của phương pháp cũ [6,276]

Như đã trình bày ở trên phương pháp nhận thức mới của Bacon được triển

khai bắt đầu từ việc liệt kê những phương pháp nhận thức cơ bản đã được sử dụng.

Đó là phương pháp con nhện và con kiến. Phương pháp con nhện theo Bacon chỉ

xuất phát từ một vài bằng chứng và căn cứ nhỏ bé rồi vội vã đưa ra các tiền đề và

những khẳng định vô căn cứ về bản chất sự vật nên nhận thức cũng vì thế mà không



chắc chắn. Phương pháp con kiến thì chỉ giúp ta hiểu được những gì bên ngoài vụn

vặt chứ không thể khám phá được bản chất đích thực của sự vật. Trên cơ sở đó

Bacon đưa ra phương pháp con ong nhằm khắc phục những hạn chế của hai phương

pháp trên đồng thời kế thừa luôn những ưu điểm của chúng [6,277]

Phương pháp nhận thức tối ưu theo Bacon, là phương pháp quy nạp. Đây là

đóng góp rất lớn và rất có giá trị của Bacon. Vì ông chính là người đầu tiên khám

phá ra phương pháp quy nạp loại trừ. Quy nạp loại trừ tức là thu thập mọi dữ kiện

mà ta biết về sự vật sau đó phân tích và loại bỏ những dữ kiện phụ từ đó đi đến

khẳng định bản chất của sự vật sự việc [6,278]

Về phép quy nạp của Bacon, Macaulay cho rằng đó là phương pháp đã có từ

lâu. Mặc dù vậy thì điều này cũng không làm giảm bớt đi giá trị của những đóng

góp mà Bacon đã mang đến cho nhân loại. Vì đúng là phương pháp này đã có từ rất

lâu đời. Các triết gia và nhà khoa học thực nghiệm đã sử dụng quy nạp rất nhiều như

là một kỹ thuật để đưa ra những công thức toán, những định luật khoa học. Họ đã

dùng nó nhưng cho đến trước thời của Bacon nó vẫn chỉ là kinh nghiệm, phương

pháp làm việc và nghệ thuật tư duy của một số rất ít những người khôn ngoan.

Chính Bacon mới là người chuyển kỹ thuật đó thành một quy luật khoa học để có

thể giảng dạy cho tất cả mọi người [4,118]

Chính cả Bacon cũng nhận thấy trước sự lỗi thời trong phương pháp của ông,

bởi vì chính ông đã cho rằng thực hành khoa học sẽ tìm ra những phương pháp mới

hữu hiệu hơn là những phương pháp được nghĩ ra bởi những chính khách-những

người không phải là những nhà khoa học thực nghiệm chân chính. Ngay cả chính

những người yêu mến Bacon nhất cũng phải công nhận Bacon không phải là người

theo dõi và thấu hiếu rõ những trào lưu khoa học vào thời của chính ông. Bởi vì ông

quá bận rộn, đặc biệt với sự nghiệp chính trị của mình. Ông thích bàn luận hơn là

dành thời gian cho những tra cứu công phu. Nhiều tác phẩm của ông về khoa học và

triết học vẫn còn nhiều đoạn thiếu mạch lạc, trùng lắp mà nội dung lại chứa đựng

nhiều mâu thuẫn, ước vọng và mang tính giới thiệu là chính [4,120]



Ưu điểm và cũng là nhược điểm lớn nhất của Bacon nằm ở chính lòng ưa

chuộng sự thống nhất của ông. Ước vọng của ông là muốn phối hợp hàng trăm khoa

học lại. Ông muốn được như Platon-làm một người có thiên tài cao cả có thể nhìn

khắp mọi sự như đứng từ một mỏm đá cao. Như đã nói ở trên, ông ngã quỵ dưới

gánh nặng của công việc ông đã tự vạch ra cho mình. Ông thất bại vì đó là những

việc quá sức của một con người dù cho người đó có là ai. Đời người thì quá ngắn

ngủi mà ông thì lại muốn ôm đồm nhiều thứ, có lẽ vì thế mà nhiều người gọi đó là

thảm kịch của mọi thiên tài. Nhưng ngẫm cho cùng thất bại đó cũng không có gì

đáng chê trách và đó là điều vẫn thường thấy ở những vĩ nhân [4,121]

Quan điểm duy vật của Bacon thể hiện khi ông giải thích về bản chất của linh

hồn. Theo ông, linh hồn biết cảm giác và tồn tại trong óc người và vận động theo

các dây thần kinh và mạch máu. Nó cũng là một vật có thể xác, một loại vật chất

chân chính như lửa và không khí. Quan điểm này là một điểm hạn chế lớn trong tư

tưởng của ông. Nó cho thấy trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh vẫn còn là chủ

nghĩa duy vật tầm thường, chưa vượt xa được quan niệm các nhà duy vật Hy Lạp cổ

đại [6,279]

Bacon đã không thể đi vào miền đất hứa của khoa học nhưng ít ra đúng như

mong mỏi của mình, ông đã đứng được ở biên giới và chỉ ra cho nhiều thế hệ các

nhà triết học và khoa học thực nghiệm thế hệ sau thấy được con đường mà mình sẽ

đi và phải đi. Ông đã trở thành tiếng nói hùng hồn, lạc quan và có tính quyết định

của thời đại ông. Lịch sử không có mấy người là nguồn khởi hứng quan trọng cho

các nhà tư tưởng thế hệ sau như ông [4,121]

Lý luận về nhận thức của Bacon có đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của

khoa học thời bấy giờ. Tuy nhiên Bacon cũng như nhiều nhà tư tưởng duy vật kinh

nghiệm Anh khác đã không thể đứng vững trên lập trường duy vật vô thần. Vì theo

quan điểm của trường phái này, khoa học và thần học không nên can thiệp vào công

việc của nhau. Khoa học nghiên cứu cái mà thần học không thể có được. Còn thần

học nghiên cứu cái mà khoa học không thể vươn tới được. Tính không triệt để của



chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh đã thể hiện rất rõ qua quan điểm này. Điều này

cũng phản ánh tính thỏa hiệp của giai cấp tư sản Anh thời bấy giờ [5,224]

Có thể nói sự nghiệp tư tưởng nước Anh đã đi theo đường hướng triết học

của Bacon. Hobbes thừa hưởng quan điểm của ông và xây dựng phát triển thêm cho

chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm. Do những hạn chế của thời đại và giới hạn về mặt

nhận thức nên tư tưởng của các triết học theo chủ nghĩa duy vật Anh vẫn không thể

tránh được ảnh hưởng của những tư tưởng thần học và siêu hình. Dù vậy về sau,

Locke theo phương pháp quy nạp của Bacon đã sáng lập ra một nền tâm lý học thực

nghiệm, nhấn mạnh thêm sự quan sát và loại bỏ đi phần nào tính thần học và siêu

hình.

Bacon quả thật đã có nhiều đóng góp vĩ đại nhưng thật ra ông còn có thể vĩ

đại hơn thế rất nhiều. Về cuối đời ông cảm thấy hối tiếc vì đã không từ bỏ chính trị

sớm hơn để dành thời gian cho văn chương, khoa học mà đặc biệt là triết học. Cũng

vì thế mà ta có thể nói chính sự nghiệp chính trị của Bacon đã phần nào làm giảm đi

sự vĩ đại của ông.

2.2 Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của T.Hobbs:

Về mặt bản thể luận, Hobbs cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan,

không do thần thánh sang tạo ra cũng không phụ thuộc vào ý thức con người. Song,

thế giới tự nhiên mà ông nói tới là thế giới của những vật thể riêng lẻ, mọi sự vật

đều được quy về quan hệ số lượng cơ học, toán học vì vậy là một thế giới không

thuộc tính và không màu sắc. Đây là một bước lùi so với bức tranh thế giới nhiều

tính chất và màu sắc của Bacon [5,225]

Một điểm hạn chế khác của Hobbs là ông tuy coi vật chất luôn vận động .

Song, ông quy vận động của vật chất về vận động cơ học, đó là sự di chuyển giản

đơn máy móc của các vật thể trong không gian. Điều này bộc lộ rõ tính siêu hình

máy móc trong những quan điểm của ông.

Mặc dù có những hạn chế như vậy nhưng tư tưởng của Hobbs vẫn có nhiều

điểm tích cực. Ông phê phán tính thần học và học thuyết về “chân lý hai mặt” trong



tư tưởng của Bacon. Ông là một nhà vô thần, mọi lực lượng siêu nhiên đều bị loại

trừ ra khỏi triết học của ông. Theo ông gốc rễ của tôn giáo là do sự sợ hãi, do sự ngu

dốt đẻ ra, ý niệm “thiên thần” chỉ là một hình ảnh bịa đặt, lòng tin vào thượng đế

hay tôn giáo chỉ là sự tưởng tượng của con người. Tuy nhiên ông lại cho rằng cả con

người và nhà nước đều cần đến tôn giáo. Con người cần tôn giáo vì tôn giáo mang

lại cho con người niềm tin. Còn nhà nước cần tôn giáo để làm “cái dây trói buộc

trong xã hội” để khuyên răng mọi người tuân theo chuẩn mực của nhà nước. Nhà

thờ phải phục tùng nhà nước chứ không phải nhà nước phục tùng nhà thờ [5,226]

2.3 Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của J.Locke:

Sau Bacon và Hobbs, Locke đã kế thừa và phát triển thêm những tư tưởng

chủ nghĩa duy vật anh. Locke cho rằng mọi kinh nghiệm đều bắt đầu tư cảm giác.

Song khi lập luận về kinh nghiệm, Locke đã không đứng vững trên lập trường duy

vật. Ông cho rằng kinh nghiệm con người được chia thành hai loại. Đó là kinh

nghiệm bên ngoài và kinh nghiệm bên trong. Kinh nghiệm bên ngoài là kết quả của

sự tập hợp các cảm giác phát sinh do tác động của sự vật khách quan lên giác quan

con người. Còn kinh nghiệm bên trong là tập hợp các cảm giác bên trong con người,

hay những phản xạ, những cảm xúc cá nhân không liên quan đến sự vật khách quan.

Đây chính là kẽ hở trong lý luận về nhận thức của ông [5,227]. Tính không triệt để

trong chủ nghĩa duy vật của Locke còn thể hiện khi ông phân biệt một cách cực

đoan giữa “đặc tính có trước” và “đặc tính có sau”. [5,228]

Mặc dù triết học của Locke vẫn mang tính chất không triệt để và có những

điểm nhượng bộ chủ nghĩa duy tâm nhưng trong những luồng tư tưởng này chủ

nghĩa duy vật vẫn chiếm ưu thế. Vì lẽ đó những tư tưởng của ông vẫn được các nhà

duy vật Pháp thế kỷ XVIII kế thừa và phát triển [5,229]



KẾT LUẬN

Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh thế kỷ XVII là triết học của giai cấp tư sản

đang lên, là ngọn cờ lý luận có chức năng chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách

mạng tư sản sau đó. Trường phái này đề cao vai trò triết học và khoa học thực

nghiệm, đặc biệt trong việc nhận thức tự nhiên nhằm giúp con người làm chủ giới tự

nhiên. Các nhà triết học đứng trên lập trường duy vật vô thần, chống lại thế giới

quan duy tâm, tôn giáo của nhà thờ. Do những hạn chế của thời đại nên thế giới

quan của họ nhìn chung vẫn còn mang tính siêu hình, máy móc và có phần thỏa hiệp

với xu hướng duy tâm.

Về con người, họ cho rằng con người cũng là sản phẩm của tự nhiên, là thể thống

nhất giữa cơ thể và ý thức. Họ bác bỏ linh hồn bất tử. Dù thế họ vẫn có cái nhìn máy

móc về con người, lấy yếu tố bản năng để giải thích bản chất con người.

Về nhận thức, các nhà triết học duy vật kinh nghiệm Anh đã nhận ra được một

phần nguồn gốc của nhận thức. Họ đề cao nhận thức cảm tính, của tư duy và thực

nghiệm khoa học nhưng lại chưa thấy được mối liên hệ giữa nhận thức và thực tiễn.

Về chính trị - xã hội, họ chống lại tư tưởng và trật tự phong kiến, đề cao nhà nước

dân chủ, tuyên truyền tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản. Đáng tiếc là họ vẫn

chưa nhận ra được bản chất của nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị.

Về vấn đề tôn giáo, họ vạch trần bản chất và tính phản tiến bộ của tôn giáo nhưng

họ chỉ thấy nguồn gốc nhận thức mà chưa thấy được nguồn gốc xã hội của nó.

Từ các luận điểm trên ta có thể kết luận: chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh vẫn

còn mang những hạn chế của chủ nghĩa duy vật tầm thường. Tính không triệt để đó

đã được thể hiện thông qua cách mạng tư sản Anh. Mặc dù vậy những đóng góp của

trường phái này đối với triết học và khoa học thực nghiệm là rất lớn, như TS Bùi

Văn Mưa đã nhận xét, cùng với trường phái duy lý của R.Descartes, đây được xem

như hai thanh ray của đoàn tàu đưa nhân loại tiến thẳng vào kỷ nguyên mới: Kỷ

nguyên của văn minh và phát triển !



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Văn Mưa (chủ biên), Triết học-Phần 1-Đại cương về lịch sử triết học, Lưu

hành nội bộ, Tp.HCM, 2011.

[2] Bùi Văn Mưa (chủ biên), Triết học-Phần 2-Các chuyên đề về triết học MácLênin, Lưu hành nội bộ, Tp.HCM, 2011.

[3] Bùi Văn Mưa, Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, Nxb Đại học Quốc

gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2008.

[4] Bùi Thanh Quất, Vũ Tình, Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, 2001.

[5] Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998.

[6] Will Durant. Câu chuyện triết học qua chân dung Platon, Aristote, Bacon, Kant,

Spinoza, Voltaire, Spencer, Nxb Đà Nẵng, 2000.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

×