1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

Bảng 2.27: Tác động của các chất ô nhiễm không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.43 KB, 66 trang )


Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



cacboxyhemoglobin.

- Gây rối loạn hô hấp phổi.

4



Khí cacbonic(CO2)



- Gây hiệu ứng nhà kính.

- Tác hại đến hệ sinh thái.



5







Hydrocarbons



- Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt,

nhức đầu, rối loạn giác quan, có khi gây tử vong.



Chất thải rắn



Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của khu xử lý nước thải tập

trung chủ yếu là rác xanh từ hoạt động chăm sóc cây xanh trong trạm, rác thải sinh

hoạt của công nhân và nhân viên, chất thải rắn nguy hại ( chai, lọ, vỏ hộp, bao bì…)

từ hoạt động phun thuốc trừ sâu, bón phân cho cây xanh hay chai lọ đựng hóa chất

trong phòng thí nghiệm. rác từ trạm bơm , bùn từ các hồ xử lý,cát từ bể lắng cát, xác

động vật ( cá, chuột, chim từ hồ hay từ các cống thải).

- Đối với rác xanh từ hoạt động chăm sóc cây xanh và thảm cỏ. Hàng ngày các

thảm cỏ và cây xanh đều được cắt tỉa , dọn dẹp cành khô, thu dọn là khô nên loại ra

này được thải ra hàng ngày, ước tính mỗi ngày có khoảng 40kg cỏ, lá cây và cành

cây khô được thu dọn. Chúng là những chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nếu không

có biện pháp xử lý hữu hiệu mà lưu trữ trong khu vực dự án chất thải này sẽ bị phân

hủy, gây mùi hôi, ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất, nước ngầm hay theo nước chảy

tràn ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.

- Rác thải sinh hoạt của công nhân và nhân viên trong trạm gồm : thức ăn dư thừa,

rau, … Chúng dễ phân hủy sinh học nên dễ gây phát sinh mùi hôi thối và nước rỉ rác.

giấy, plastic, bao bì nhựa, chai lọ bằng nhựa…Nếu không được thu gom và xử lý

thích hợp thì chất thải rắn sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ cảnh

quan. Tổng lượng rác thải sinh hoạt khoảng 30kg/ ngày.

- Trong hoạt động bón phân, phun thuốc trừ sâu cho cây phát sinh các loại bao bì,

chai lọ đựng hóa chất bằng nhựa hay thủy tinh, giấy. Hoạt động trong phòng thí

nghiệm cũng phát sinh chất thải rắn là những chai lọ đựng hóa chất, thủy tinh vỡ từ

các dụng cụ hỏng, những loại chất thải này nếu không được thu gom quản lý thì rất

dễ gây ô nhiễm môi trường.



Page

41



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



- Rác từ trạm bơm là rác từ kênh Đen theo cống thu vào trạm bơm, tại đây song

chắn rác thô sẽ giữ các loại rác có kích thước lớn để tránh gây nghẽn bơm. Lượng rác

tập trung tại hố thu là rác hỗn hợp bao gồm cả xác động vật chết, phát sinh mùi hôi

trong quá trình phân hủy, và là nơi phat tán các vi sinh vật gây bệnh. Trạm bơm có vị

trí gần đường giao thông và khu dân cư nên tác động càng lớn. Ngoài ra, còn có rác

trôi nổi trên các hồ xử lý, lượng rác này khi có gió thổi sẽ trôi tụ lại và che mặt nước,

điều này ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của hồ và làm mất cảnh quan. Côn trùng sẽ

phát triển và mùi hôi sẽ phát sinh. Tổng lượng rác thải ra mỗi ngày từ khoảng

4,38m3/ngày

- Bùn từ các hồ xử lý : thể tích lớn nhất của cặn lắng tích luỹ trong hồ lắng là 30,72

m3/ngày (20,5cm trong 4 tháng ở đáy hồ tương ứng với 11,243m 3 cặn lắng mỗi năm).

Bùn được hút lên một lần/ năm. Các thông số quan trọng của bùn là:

+ Tổng lượng chất rắn (TS);

+ Hàm lượng vi khuẩn gây bệnh;

+ Hàm lượng các chất hữu cơ nguy hại;

+ Khả năng tiếp nhận của đất;

+ Hàm lượng kim loại nặng.

Lượng bùn sau khi hút lên được phơi khô, trong quá trình đó dễ phát sinh mùi

hôi, lượng bùn khá lớn nên mùi hôi có khả năng phát tán ra khu vực dân cư xung

quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và công nhân trong trạm. Hơn nữa nước

rỉ từ bùn có thể ngấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra trong quá

trình vận chuyển bùn còn có thể bị rỡi vãi gây mất mỹ quan.

- Tại các kênh lắng cát có thiết bị cào cát tự động và liên tục. Cát thu hồi tại kênh

này từ 4-8m3/ngày. Lượng cát nhiều có thể không có chỗ chứa và nước chiết từ cát là

nước bẩn cần được xử lý.

• Những tác động không liên quan đến chất thải

Trong kho lưu chứa của trạm có nhiều loại vật liệu và hóa chất có tính ăn mòn

( acid, xút) , dễ nổ, dễ bắt lửa. Chúng gây ra những tác động đến môi trường không

khí, hư hại tài sản, ảnh hưởng sức khỏe con người.



Page

42



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



Các thiết bị điện có thể gây khả năng cháy nổ, chập điện. Sự cố này gây tác hại

tính mạng và tài sản của khu xử lý, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của dân cư

xung quanh.

Những sai sót trong vận hành của công nhân hay cán bộ kĩ thuật không những

ảnh hưởng đến quy trình xử lý mà còn gây ra tai nạn lao động,phát sinh các khí độc

hại , cháy, chập, nổ điện …

Người công nhân thường phải đi kiểm tra bảo dưỡng thiết bị ở các hố ga, cống

ngầm, hầm bơm. Tại nhửng nơi này thường bị thiếu hụt oxy do đó dễ dẫn tới những

tai nạn lao động trong quá trình làm việc. Khi nồng độ oxy ≤ 12% sẽ rất nguy hiểm

tới tính mạng.

Các sự cố về thiên nhiên như mưa,sét đánh, gió xoáy, lốc… có thể gây cháy nổ,

hư hỏng tài sản xói mòn đất… các sự cố này không thể khống chế được mà phải

phòng ngừa bằng phương pháp kỹ thuật và quản lý thích hợp. Sự xói mòn đất

thường xảy ra trên bờ hồ và mái hồ

Tại các hồ xử lý là nơi cho các loại ruồi, muỗi, côn trùng phát triển. Muỗi là tác

nhân truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh khác. Ruồi và côn trùng với mật độ dày

sẽ xâm nhập vào khu dân cư, phát tán dịch bệnh.

Các sinh vật đào hang đặc biệt là chuột chũi dào những đường hầm chìm một

phần trong bờ hồ. Chúng đe dọa sự ổn định của bờ và mái bờ gây ra sự lắng tụ và xói

mòn đáng kể

Chim chóc cũng bị hấp dẫn đến các hồ, mật độ chim ( chủ yếu là chim én) xuất

hiện ở các hồ khà lớn, nhất là thời điềm buổi sáng và chiều tối. Phân của chúng rơi

xuống làm gia tăng đáng kể số lượng vi khuẩn đường ruột vì vậy gây hại cho chất

lượng nước đầu ra.

Cây cỏ trong hồ cũng là một yếu tố gây tác động: đăc biệt với mực nước thấp hay

cây cỏ trên bờ không được chăm sóc, quản lý tốt. Thực vật bậc cao có rễ dài như lau,

sậy, sen súng có thể bắt đầu phát triển. Điều này có hại cho hiệu quả của hồ. Thứ

nhất, lá cây sẽ ngăn cản ánh sáng và oxy khuếch tán vào hồ vì vậy giảm khả năng

diệt khuẩn. Thứ hai, cây chết sẽ tạo thêm lượng BOD trong hồ, Rễ có thể làm giảm

sức tải của đất gây sạt lở bờ hồ, xói mòn.



Page

43



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ

SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.1 Giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn tiền xây dựng

• Mục tiêu

Mục tiêu giảm thiểu tác động trong giai đoạn tiền xây dựng là:

- Giảm thiểu tác động đến đời sống kinh tế xã hội của các hộ dân thuộc diện di dời,

giải tỏa.

- Giảm thiểu tác động đến môi trường do giải tỏa, phá dỡ, di dời các hạng mục

công trình.

Page

44



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa

-



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



Không gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án



Trong giai đoạn này, công tác đền bù và giải phóng mặt bằng là công tác quan trọng

nhất. Việc đền bù và giải phóng mặt bằng do chủ dự án là Công ty Balteau (Bỉ) và Tổng

Công ty Thủy lợi 4 (VN) cùng BQL dự án 415 phối hợp với UBND quận Bình Tân thực

hiện. Việc đền bù khu đất này trên nguyên tắc là đền theo Nghị Định của chính phủ số

22/1998/NĐ – CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu

hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công

cộng. ( mục 2, điều 1).

• Phương pháp thực hiện

Công bố quy hoạch rộng rãi đến các hộ dân có nhà và các hộ dân có đất trong khu

vực dự án. Công tác công bố qui hoạch dự án thông qua: UBND quận Bình Tân, các

phương tiện truyền thông, bản đồ quy hoạch dự án và cung cấp thông tin bằng văn bản

cho các hộ dân để họ ý thức được việc dự án sẽ được thi công trên khu đất này.

Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao đổi ý kiến với các hộ dân có nhà và

các hộ dân có đất trong khu vực dự án. Các nội dung dự kiến trao đổi/thỏa thuận gồm:

+ Giới thiệu về dự án;

+ Thỏa thuận về chi phí đền bù gồm: đất đai, hoa màu, nhà cửa và các vật dụng

+ Thỏa thuận về chi phí trợ cấp xã hội gồm: trợ cấp đền bù mất thu nhập, trợ cấp

chuyển đổi nghề nghiệp, trợ cấp di dời nhà cửa

Trong quá trình đền bù và giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm

chuẩn bị đủ kinh phí cho hội đồng đền bù đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND các

cấp trong việc thông báo nội dung dự án đến người dân cũng như các công tác liên

quan.

Cần phải xây dựng khu tái định cư cho người dân, thực hiện các chính sách xã hội

như :

- Hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho các đối tượng có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp

và tạo điều kiện để họ được làm việc tại dự án. Những người trong độ tuổi lao động

sẽ được hỗ trọ chi phí đào tạo chuyển đổi nghành nghề (có xác nhận của chính quyền

địa phương và là người trực tiếp lao động nông nghiệp).

- Ưu tiên giải quyết công ăn việc làm cho những lao động dư thừa, bị mất đất canh

tác nông nghiệp đã được đào tạo tay nghề thông qua các dịch vụ lao động. Khi dự án



Page

45



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



hoàn thành sẽ tuyển dụng nguồn lao động tại địa phương (lao phổ thông). Ưu tiên

tuyển dụng người có đất bị thu hồi để thực hiện dự án.

-



Xây dựng trường học trong khu tái định cư



Trong quá trình di dời và giải phóng mặt bằng cần phối hợp chặt chẽ chính quyền địa

phương va người dân, lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân, đền bù thỏa đáng để

không xảy ra tranh chấp, khiếu kiện làm chậm tiến độ thực thi dự án.

Chi phí cho công tác đền bù và giải phóng mặt bằng khoảng 47,4 tỉ đồng bao gồm

chi phí đền bù trợ cấp, phí điều hành đền bù giải tỏa và phí giám sát đền bù giải tỏa.

3.2 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng

• Giảm thiểu tác động do san lấp mặt bằng

• Dùng các thiết phun nước chống bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những

khu vực phát sinh ra nhiều bụi, cát.

• Tạo khoảng cách hợp lý giữa công trường với khu dân cư địa phương nhằm tạo

vùng đệm giảm tác động bụi, tiếng ồn.

• Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi

công.

• Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập đề án tổ chức thi công như các

biện pháp thi công đất; vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn

lao động, vấn đề chống sét, thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm,

hậu cần phục vụ (các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như

nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh, xe đưa đón … ). Công nhân làm việc tại

công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, kínhphòng hộ

mắt.

• Tổ chức đội sơ cứu các tai nạn lao động. Về lâu dài đội sẽ được bổ sung thêm

vềđiều kiện trang thiết bị y tế, cứu hộ để phục vụ cho quá trình hoạt động lâu dài của

dự án.

• Giảm thiểu tác động do vận chuyển chuyên liệu, thiết bị

• Sử dụng phương pháp vận chuyển thích hợp nhằm giảm bụi như băng tải, dùng

các tấm che chắn xung quanh công trình.

• Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Kiểm tra các phương tiện thi công

nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật.

• Các phương tiện đi ra vào khỏi công trường phải được vệ sinh, rửa bụi.



Page

46



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



• Hạn chế vận chuyển vào giờ có mật độ người qua lại cao.

• Dùng bạt che các phương tiện vận chuyển đất, cát, đá, xà bần...

• Sử dụng nước phun, tưới vào mùa khô tại khu vực có nhiều bụi.

• Khống chế và giảm thiểu tác động do hoạt động dự trữ và bảo quản nguyên

nhiên liệu

• Bố trí kho chứa nguyên nhiên liệu tại những vị trí cách xa khu dân cư và các trụ

sở cơ quan lân cận.

• Hạn chế các nguồn dễ phát sinh cháy, nổ như lửa, chập điện.... Lập rào chắn cách

ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ (như kho chứa nhiên

liệu xăng dầu...).

• Hạn chế sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm, hút và có hệ thống thu gom.Khu

vực kho chứa có nền cao hơn so với khu vực xung quanh.

• Xây dựng chương trình phòng cháy chữa cháy khi gặp sự cố xảy ra.

• Khống chế và giảm thiểu tác động do sinh hoạt của công nhân thi công.

• Không tổ chức bếp ăn tập thể tại công trường để kiểm soát vệ sinh an toàn thực

phẩm.

• Để đảm bảo vệ sinh an toàn môi truờng, Chủ dự án sẽ lặp đặt nhà vệ sinh di động,

khi đầy bồn chứa chất thải sinh hoạt sẽ thuê đơn vị hút hầm cầu vận chuyển đến nơi xử

lý đảm bảo chất lượng đầu ra.

• Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại dự án sẽ được thu gom và lưu trữ trong các

thùng chứa thích hợp trong dự án. Hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa

phương thu gom và vận chuyển đemđi xử lý theo các qui định hiện hành.

• Hạn chế lượng nước thải và chất thải rắn đổ xuống hệ thống cống thoát nước

trong khu vực bằng cách giáo dục ý thức của công nhân trong việc phóng uế, và xả

rác vào các thùng chứa rác thải sinh hoạt.

• Chất thải rắn là các loại vật liệu trơ như xà bần, đất đá, cát, sỏi… sẽ được dùng để

san lấp trong khu đất.

• Giảm thiểu ô nhiễm do rò rỉ nhiên liệu ( dầu thải)

• Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại dự án.

• Khu vực bảo dưỡng sẽ được bố trí tạm trước và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải

từ quá trình bảo dưỡng, duy tu thiết bị thi công cơ giới.

• Không được phép đốt hoặc chôn lấp dầu mỡ thải phát sinh tại dự án. Chúng sẽ



Page

47



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



được thu gom vào 02 thùng chứa loại 50 L và 100 L để quản lý.

• Hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để xử lý tuân thủ

theo các qui định hiện hành.Tần suất thu gom là 01 lần/tháng.

• Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra máy móc thiết bị và các phương tiện cơ giới

nhằm đảm bảo chung hoạt động đúng công suất tránh bị rò rỉ nhiên liệu

• Giảm thiểu mâu thuẫn giữa công nhân và với người dân địa phương

• Ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại địa phương khi có đầy đủ các điều kiện

yêu cầu.

• Phổ biến phong tục tập quán cho công nhân nhập cư.





Kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý công nhân nhập cư.



Trong các phương án nêu trên, để giảm thiểu tác động và phòng tránh rủi ro trong

giai đoạn dự án được thi công xây dựng thì trong suốt thời gian thi công, công tác an

toàn lao động phải được đặt lên hàng đầu. Trong đó:

 Chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây dựng sẽ được tập huấn về an toàn lao

động trước khi bắt đầu xây dựng dự án.

 Chỉ huy trưởng công trình hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn

lao động của công nhân xây dựng.

 Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các quy

định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.

• Giảm thiểu rủi ro tai nạn đối với người dân

• Phổ biến những nguy hiểm có thể có trong vùng dụ án tới từng người dân, cảnh

báo cho họ về những nơi không an toàn. Khuyến cáo người dân không cho trẻ em tới

gần khu vực thi công.

• Xây dựng khu vui chơi cho trẻ em

• Xây dựng hàng rào chắn bảo vệ quanh các hồ

• Đặt những biển báo nguy hiểm tại những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn

• Tăng cường bảo vệ giám sát để không để người dân và trẻ em trong khu dân cư

lại gần hay vào được khu vực thi công công trình

3.3 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoạt động

3.3.1



Giảm thiểu tác động đến môi trường đất, nước



• Kiểm soát lượng nước thấm xuống đất từ các hồ sinh học

• Nền đáy và tường bao của các hồ được gia cường để tránh hiện tượng nước hồ

Page

48



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



ngấm xuống đất và thấm vào nguồn nước ngầm. Trong các hồ sục khí và hồ lắng,

chiều sâu lớp chống thấm kéo dài xuống 1,3m theo chiều cao, theo mặt cắt nang của

mái nghiên thì lớp này có chiều cao 1,8m.

• Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bờ, mái bờ ở các hồ để tránh hiện tượng xói

mòn gây bờ làm tăng khả năng nước thấm.

• Kiểm soát và thu gom nước thải

• Xây dựng hệ thống kênh thoát nước quanh khu vực nhà máy để thu nước mưa và

nước thải từ khu vực dân cư, khu vực quanh kênh, nước mưa từ các mài bờ nước mặt

chảy tràn, nước thấm ra từ đất đắp bờ.

• Việc thu gom nước thải trực tiếp từ Kênh Đen nên cấu tạo một hố thu rộng 3,3m ,

sâu 1,2 và dài 16m. Về mùa khô toàn bộ nước thải được thu hết vào khu xử lý.

Kiểm soát nước thải sinh hoạt của công nhân và nhân viên trong trạm

Bố trí tách riêng hệ thống dẫn nước mưa và nước thải để thu gom và xử lý triệt để

lựong nước thải phát sinh.



Nước thải tắm giặt,

rửa tay



Nước thải từ nhà

vệ sinh



Bể tự hoại



Hệ thống thu gom chung



Hồ sục khí



Hình 3.1: biện pháp thu gom nước thải sinh hoạt

Nước thải từ nhà vệ sinh phải được đi qua bể tự hoại trước khi dẫn vào hệ thống



Page

49



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



thu gom chung của nước thải sinh hoạt. Có thể thiết kế bể tự hoại 2 ngăn hoặc ba

ngăn theo tiêu chuẩn xâu dựng số 2/2008.

Kiểm soát nước chảy tràn

Có hệ thống thu gom nước chảy tràn hiệu quả vì hoạt động tưới cây, bón phân

hay phun thuốc đều có ảnh hưởng đến hàm lượng ô nhiễm trong nước chảy tràn bao

gồm nước mưa và nước tưới cây.

Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng kênh thoát nước nội bộ

Kiểm soát mức độ xử lý nước thải

• Tăng thời gian lưu nước trong các hồ để giảm N

• Tăng pH trong các hồ hiếu khí ≥ 6,6 , cấu tạo lớp lọc trong hồ hoàn thiện sẽ có

hiệu quả giảm N.

• Có thể bổ sung Clo để Oxy hóa N với hàm lượng 6-8mg/l.

• Thường xuyên đo đạc , lấy mẫu và phân tích mẫu để kiểm soát các hàm lượng

chất ô nhiễm trong các hồ. ( Phụ lục 1. Phụ lục 2)

• Thường xuyên kiểm tra, đo đạc và kiểm soát mực nước trong các hồ.

Đối với hệ thống cấp nước, sử dụng hệ thống nước cấp thành phố, nước sạch sử

dụng cho phàng thí nghiệm, vệ sinh, hoặc để làm sạch xung quanh trạm xử lý.

Đường ống dẫn nước thải không đặt băng ngang qua đường ống nước cấp để tránh

nước cấp bị ô nhiễm. khi lắp các vòi nước dùng cho việc tưới cây phải có bảng chỉ

dẫn là nước không sạch, không phục vụ cho việc vệ sinh cá nhân hay ăn uống.

Làm sạch thường xuyên sàn nhà, rãnh thoát nước, phễu thu nước.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống cống. Hệ thống ống cống nối kênh lấy nước

và hố thu nước của trạm bơm, có đường kính 1m , ngầm dưới đường và luôn ở trạng

thái mở. Ống cống này không cần bảo dưỡng nhưng cần kiểm tra thường xuyên để

tránh nghẽn , lắng đọng hay hư hỏng.

3.3.2



Kiểm soát chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt:



Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom, phân loại và lưu trữ trong các

thùng chứa thích hợp. Bố thí các thùng chứa rác nhiều ngăn để phân loại rác tại

nguồn theo nguyên tắc 3R ( giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế).

Các chất thải có thể tái sinh tái chế như chai lọ, giấy từ văn phòng, được phân

loại và thu gom riêng, sau đó, chuyển về trạm trung chuyển chất thải để bán cho các

vựa ve chai.

Phần chất thải còn lại sẽ được thu gom hàng ngày, Công ty sẽ ký hợp đồng với

đơn vị công trình công cộng địa phương thu gom và vận chuyển đi xử lý.



Page

50



Báo cáo ĐTM: Dự án trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa



GVHD: TS Vũ Chí Hiếu



Rác xanh từ hoạt động chăm sóc cây:

Thu gom toàn bộ chất thải rắn từ chăm sóc cỏ, cây xanh sau đó, cho các đơn vị/cá

nhân nhu cầu sử dụng làm thức ăn cho gia súc vận chuyển đi. Hoặc có thể đem đi ủ

phân compost và sử sụng để bón lại cho cây.

Rác thải từ hố thu nước và song chắn rắn:

Thực hiện hàng ngày việc cào rác ra khỏi song chắn rác và hố thu nước, thu gom

chúng, phơi khô và được chuyển tới bãi rác địa phương hoặc chuyển cho đơn vị thu

gom rác.

Làm sạch song chắn rác mỗi ngày và giữ luôn thông thoáng. Chùi rửa đều đặn

kênh lấy nước đặc biệt khi nó bị ngập bởi mực nước cao của kênh Đen.

Rác trôi nổi trên các hồ

Gió sẽ thổi các vật trôi nổi vào một bên của hồ, nơi chúng tụ lại và che mặt nước.

Hàng tuần tổ chức các buổi làm vệ sinh để vớt rác ra khỏi hồ, gom chúng lại đưa đến

nơi chứa trước khi đem ra bãi rác.

Trạm xử lý có các chiếc xuồng nhỏ có thể thực hiện công việc này. Đối với rác

gần bờ có thể đi trên mái bờ và vớt bằng tay.

Đối với rác hữu cơ có thể chứa ở khu phơi bùn và ủ phân. Đối với rác vô cơ như

bao nilon, chai lọ…phải chứa lại và mang đi bãi rác.

Kiểm soát bùn

Bùn được lưu trong hồ từ 8-12 tháng nên các chất hữu cơ hầu như đã được phân

hủy tuy nhiên một hàm lượng keo hữu cơ và vô cơ vẫn còn. Sau khi bơm bùn lên sân

phơi bùn, làm khô nước và phơi từ 20-40 ngày. Khi bùn giảm độ ẩm chỉ còn 60-70%

thì trộn với 10-20% vôi bột và ủ tiếp 10 ngày sau đó đem đi làm phân, sau khi trộn

vôi thì vi khuẩn còn lại sẽ bị tiêu diệt. 1 phương án khác là sau thời gian phơi bùn có

thể hợp đồng với công ty quản lý chất thải rắn của thành phố tới thu gom mà không

cần phải ủ phân, tiết kiệm được diện tích đất xây hầm ủ.

Xử lý cát

Cầu công tác ở kênh lắng cát sẽ tự động cào cát vào thùng chứa rồi chuyển tới sân

phơi bùn để làm khô sau đó vận chuyển ra ngoại thành phục vụ cho mục đích san

nền. nước chiết từ cát được chuyển trở lại hồ sục khí.

Các chất thải rắn khác

Chất thải rắn là chai lọ, hộp giấy,bao bì từ phân bón, thuốc trừ sâu, chai lọ đựng

mực in từ văn phòng hay từ phòng thí nghiệm… phải được thu gom riêng, phối hợp

với công ty thu gom chất thải tới thu gom định kỳ hàng tháng.

3.3.3





Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

Kiểm soát mùi hôi ở các hồ sinh học



Page

51



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

×