Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.04 KB, 31 trang )
là làng xóm láng giềng. Nguyên tắc ứng xử này được thể hiện trong các
câu ca dao, tục ngữ như: “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “hàng xóm
láng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau”, hay “Một giọt máu đào hơn ao nước
lã”, “chẳng gì cũng là máu mủ ruột già”… nội dung hàm ý của các câu ca
dao, tục ngữ ấy chẳng mâu thuẫn với nhau mà nó còn thể hiện lối ứng xử
của người Việt hết sức linh hoạt “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.
Sống trong làng lại biết rõ về nhau qua quá trình dài sinh hoạ, nên
người Việt thường “vị tình chứ không vị lý”, “một bồ cái lý không bằng
một tí cái tình”; “có tình, có lý”… Những người sống trong cùng một làng
luôn luôn có sự hợp tác tương trợ dưới nhiều hình thức khác nhau như đổi
công, giúp đỡ nhau trong các dịp hiếu, hỷ… điều này dẫn đến một hệ quả
là người Việt có thói quen thích chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau, yếu
tố này làm nên tình cảm cộng đồng.
Phạm Minh Thảo [ 19, 145 - 146] cho rằng: trước đông người dân
sống quanh quẩn ở làng, chỉ làm ruộng là chủ yếu nên tâm thức tiểu nông
phát triển. Đó là sự an phận thủ thường, ít chất phiêu lưu, chỉ dự trữ theo
lối sống “ăn chắc, mặc bền” cuộc sống ấy có ưu điểm là “cố kết mọi
người”, nhưng nhược điểm của nó là sức ỳ rất lớn, không muốn có sự xáo
trộn, thay đổi. Cộng đồng có tính cố kết nhưng lại xét nét. Con người
trước đây sinh ra sống và chết đi đều ở làng. Còn nay “cơ sở xã hội đã có
sự thay đổi cơ bản về chất - cuộc sống ồn ảo, khẩn trương và quan niệm
về tự do cá nhân phát triển đã khiến cho trật tự trên dưới không còn có
tính bất di bất dịch như trước. Theem nữa ngày nay ở nông thôn, do cơ
chế khoán, do các phương tiện thông tin đại chúng và sự giao lưu văn hoá
thì làng xã không còn như trước nữa, vẫn còn có những tập tục mà dân
làng phải theo nhưng với cuộc sống hiện đại thì con người có nhu cầu đi
đây đi đó rồi lại về làng đã làm thay đổi bầu không khí tâm lí trong làng.
Từ đó, các quan hệ chặt chẽ liên đới giữa các cá nhân trong làng lỏng lẻo
hơn trước.
12
Tóm lại: đặc trưng nổi bật của làng xã Việt Nam truyền thống là
tính cộng đồng (tính tự trị), được hình thành và duy trì trong nhiều thế kỷ
là do cơ cấu tổ chức đặc biệt của làng xã cũng như do điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt, do nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đã buộc con người phải
có sự đoàn kết cao để chống lại thiên tai, bảo vệ mùa màng, chống giặc
ngoại bang bảo vệ làng mạc, đất nước nên đã tạo nên tình cảm cộng đồng
trong làng xã Việt Nam.
3.1. Dư luận làng:
là một trong những cơ chế duy trì và củng cố tính cộng đồng.
Dư luận làng có thể coi là một thành tố tâm lý của cộng đồng làng.
Nó chịu sự chi phối của các đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội, đạo đức,
văn hoá làng. Từ đó nó chịu sự chi phối mạnh mẽ đến hành vi của người
nông dân. Bằng sự đánh giá tốt hay xấu, khen hay chê, khích lệ hay lên
án, dư luận làng có tác động trực tiếp tới phương thức ứng xử của mọi
người dân trong làng.
Dư luận làng được hình thành do cơ cấu làng xã Việt Nam. Mỗi
làng là một thực thể khép kín, trong đó tồn tại, nhiều nhóm xã hội khác
nhau (gia đình, dòng họ, hàng xóm, hội…) với các chuẩn mực giá trị, lợi
ích, trách nhiệm là nghĩa vụ riêng. Tính khép kín và quan h chằng chịt là
điều kiện khiến cho các thành viên trong làng hiểu rõ nhau.
Bên cạnh những mẩu chuyện về mùa màng, thời tiết, thì tất cả
những sự kiện lớn nhỏ xảy ra trong làng đều trở thành nyhững mẩu
chuyện của làng, được dân làng nhỏ to bàn tán mỗi khi gặp gỡ. Người
trong làng bình phẩm từ chuyện hay hay dở trong làng, trong xom, trong
từng gia đình, cho đến hành vi của từng cá nhân trong sinh hoạt đời
thường. Những lời bàn luận, bình phẩm ấy đã tạo nên dư luận làng.
Bởi thế, người nông dân luôn “trông trước nhìn sau”, trong ứng xử,
“ăn vuông ở tròn” phòng khi người trên trông xuống, người ta trông vào
13
phòng “thiên hạ đàm tiếu”, phòng “kẻ cười người chê”, phòng “miệng đời
mỉa mai”.
Hành vi của người nôgn dân được thông qua sự thẩm định của dư
luận làng, của bà con lối xóm. Mọi cử chỉ của họ phải tuân theo ý nuốn
của những người xung quanh - bị dư luận dẫn dắt, điều khiển.
3.2. Tính cộng đồng và bầu không khí trong làng.
Làng xã Việt Nam cổ truyền với đặc trưng là khép kín đã tạo nên
bầu khong khí thanh bình, êm ả, đầm ấm. Bầu không khí tâm lý chính là
các phản ánh các mối quan hệ (quan hệ giữa các thành viên trong nhóm
với nhau, quan hệ giữa các thành viên với lãnh đạo…) trong một nhóm,
một tập thể. Mặt khác tính chất của cá mối quan hệ trong làng cũng là yếu
tố phản ánh tính cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu tính cộng đồng làng
không thể không xem xét đến bầu không khí tâm lý làng.
Trong cuộc sống, làng xã cổ truyền Việt Nam thì những xung đột
trong làng thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, cách thức
tổ chức của làng xã và những sinh hoạt cộng đồng như: hội phụ nữ, hội
cựu chiến binh, hội thanh niên… đã góp phần xoa dịu những xung đột,
căng thẳng trong làng.
Mặt khác, trong sinh hoạt hằng ngày quan hệ làng xóm, láng giềng,
gia đình thông qua giao lưu bằng thổ ngữ (tiếng địa phương) cũng đã góp
phần tạo dựng tâm lý đàm ấm, cố kết của những người dân trong làng. Vì
theo người nông dân, thì khi nói tiếng địa phương họ cảm thấy gần gũi, tự
tin hơn. Mặc dù do hoàn cảnh sinh sống và học tập ở nơi khác có làm thay
đổi hành vi sử dụng ngôn ngữ địa phương, nhưng hầu hết khi họ trở về
quê hương thì họ vẫn dùng tiếng thổ ngữ để trò chuyện. Vì vậy, yếu tố thổ
ngữ đã tác động và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý trong làng.
Tóm lại: tính cộng đồng là tập hợp những yếu tố như: dòng họ, quan
hệ làng xóm, láng giềng, qua việc sử dụng thổ ngữ, qua việc tuân thủ và
giữ gìn phong tục tập quán của làng, lễ hội làng đã duy trì và nuôi dưỡng
14
bầu không khí tâm lý làng. Nếu bầu không khi làng tích cực thì phản ánh
tính cộng đồng cao. Mọi người quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau.
Ngược lại, nếu bầu không khí tâm lý tiêu cực thì ở đó sự ích kỷ, cá nhân
hẹp hòi đã len lỏi và lấn át cái cộng đồng. Những yếu tố đó cũng là tiêu
chí giúp chúng ta thiết lập bảng hỏi và phân tích kết quả trong phần
nghiên cứu thực tiễn.
3.3. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tình cảm cộng đồng.
Nói đến tính cộng đồng, không thể không nhắc đến một hệ quả rất
quan trọng của nó đó là tình cảm cộng đồng. Như đã đề cập đến, hoạt
động và giao tiếp là hai phạm trù rất quan trọng của tâm lý, chính chúng
là những điều kiện tiên quyết để làm xuất hiện và phát triển tâm lý người.
Do đó tính cộng đồng được coi là một nét tính cách của người Việt Nam.
Nếu không có hoạt động và giao tiếp thì không thể hình thành nét tính
cách ấy. Trong điều kiện làng là một hệ thống khép kín với sự tồn tại
tương đối độc lập về nhiều lĩnh vực cho nên hoạt động và giao tiếp không
thể vượt ra khỏi phạm vi của làng và chi phát huy tác dụng trong nội bộ
của nó, có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình hoạt động sống
của mỗi người. Trên thực tế, quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân đều
phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức đặc thù của làng; sự tác động qua lại
ảnh hưởng lẫn nhau chỉ diễn ra trong phạm vi chật hẹp của làng. Tâm lý
cộng đồng làng sẽ qui định mức độ tiếp thu kinh nghiệm, phạm vi học hỏi,
trình độ, bề rộng, chiều sâu của các tri thức của các thành viên trong làng.
Giao tiếp, thực hiện chức năng rất quan trọng, đó là chức năng cảm
xúc, tình cảm. Cần phải khẳng định rằng: tính cộng đồng được hình thành
và biểu hiện qua hoạt động giao tiếp, nhưng một khi nó đã trở thành đặc
trưng của làng xã, ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của người nông
dân thì nó cũng sẽ tác động lại hoạt động và giao tiếp của người dân trong
làng. Tính cộng đồng chính là biểu hiện ở mức độ cao của tính cộng đồng
làng.
15
4. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ:
Thổ ngữ là phương tiện để người dân có thể giao tiếp, trao đổi kinh
nghiệm trong sản xuất, phản ánh ưu, nhược điểm của các thành viên trong
làng… Vì vậy, nét đặc trưng của thổ ngữ mang đặc điểm của từng làng.
Thổ ngữ là một yếu tố trong hệ thống những yếu tố làm nên văn hoá làng,
thổ ngữ đóng vai trò tích cực trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của
những người trong làng.
Làng ra đời càng sớm bao nhiêu, càng cổ xưa bấy nhiêu, thì giọng
nói của làng càng đặc trưng bấy nhiêu. Vì theo những người nông dân, thổ
ngữ chính là sự kế thừa từ thế hệ trước truyền đạt lại cho những thế hệ
sau, nên thổ ngữ là tiếng cha sinh mẹ đẻ, họ có thể sử dụng bất cứ lúc
nào. Có chăng sự thay đổi sử dụng thổ ngữ là do môi trường sinh sống và
học tập buộc họ phải thích nghi, nhưng khi về làng họ vẫn sử dụng tiếng
của làng mình.
Đặc trưng chủ yếu của thổ ngữ được thể hiện ở ngữ điệu, thanh sắc,
cách phát âm, cách gọi tên đồ vật, sự vật. Theo nhứng ngtười nông dân thì
họ lại cho rằng: âm tiết, ngữ điệu, cách phát âm thì có thể là nhấn mạnh,
hoặc kéo dài, hoặc tô đậm ở nguyên âm thêm thanh điệu của làng được
coi là thiêng liêng mà mỗi người cần phải giữ gìn và bảo vệ.
Những người có cùng chung một thứ tiếng nói, họ luôn ý thức về
tính cộng đồng, nó được thể hiện ở chỗ là họ có thể nói dược thứ ngôn
ngữ toàn dân nhưng khi gặp những người trong làng thì họ lại nói thứ
tiếng của làng mình, bởi họ nghĩ, nói tiếng địa phương của làng xã mình
cảm thấy gần gũi hơn, tự tin hơn. Trong thâm tâm của từng người dân thì
họ cảm thấy thân thiết hơn so với bất cứ cách diễn đạt nào khác. Thổ ngữ
mang tính đạc trưng của nó. Vì vậy, thổ ngữ là thứ tiếng nói cho một làng
xã cụ thể nào đó ở Việt Nam, nên người trong làng có thể nghe tiếng thôi
họ có thể phân biệt được đâu là người làng mình, đâu là không phải. Vì
vậy, nói đã tạo cơ sở, là nền tảng tạo ra tâm lý “vững dạ” hơn, được che
16
chở hơn vf cũng cho họ sức mạnh hơn trong cộng đồng có cùng chung
tiếng nói, chung ngữ điệu, thanh điệu.
Thổ ngữ là tiêu chí phân biệt làng này với làng khác, nên dù có bị
làng làng khác chê bai, nhạo báng nhưng bao giờ nó cũng được trân trọng
và gìn giữ. Đối với người dân trong làng thì thổ ngữ là danh dự chung của
làng không được chế nhạo, nếu có sự chế nhạo sẽ tạo nên tâm lý rất tức
giận trong từng thành viên trong làng. Một người dân trong làng đi làm xa
nhưng khi trở về thì họ vẫn ý thức được rằng họ phải sử dụng tiếng địa
phương của mình để giao tiếp. Nếu có nói tiếng pha tạp, không phù hợp
với tâm lý chung của các thành viên trong làng xã thì sẽ bị dư luận làng
xã lên tiếng chê trách, người dân thì dị nghị, dem pha và nhìn với ánh mắt
đây tức giận. Theo quan điểm của từng thành viên trong làng xã cho rằng:
nếu người đi làm xa, học tập có thể sử dụng tiếng ngôn ngữ của địa
phương khác nhưng với điều kiện khi ngôn ngữ đó phải có sự tương đồng
với ngôn ngữ làng xã mình.
Đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển, đã kéo theo hàng loạt
các biến động về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội. Thổ ngữ cũng bị yếu
tố hội nhập và phát triển chi phối, nhưng người dân luôn tự ý thức về bản
thân, về cộng đồng mình mà biểu hiện ở chỗ: ngày nay do có nhiều luồng
thông tin đại chúng từ những phương tiện hiện đại mang lại. Sự giao lưu
giữa các nền văn hoá đã làm ngôn ngữ của làng xã Việt Nam xáo trộn
nhưng người dân trong làng xã Việt Nam vẫn dùng thứ tiếng cha sinh mẹ
đẻ, họ vẫn ý thức được trách nhiệm cần phải gìn giữ bản sắc dân tộc. Vì
đó là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy tinh thần đoàn
kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những quy định, nguyên tắc
trong làng xã được củng cố; người dân trong làng có thể bị dư luận làng
xã lên án là a dua, học đòi, mất gốc… khi người đó có hành vi không phù
hợp với các chuẩn mực của làng xã. Tính cố kết, gìn giữ, bảo vệ bản sắc
văn hoá làng xã biểu hiện ở mức độ cao khi người dân đã ý thức được
rằng: cho dù ai đó trong làng chuyển tới một nơi nào khác sinh sống, học
17