1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Lâm nghiệp >

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 128 trang )


5

Ông đã đưa ra cách đặt tên bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta

còn sử dụng và ông đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị: Giới, Ngành, Lớp, Bộ,

Họ, Chi, Loài [9].

Longchun và cộng sự (1993) nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh thái

nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã đưa ra kết luận: Khi

nương rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá được 19 năm thì có

60 họ, 134 chi và 167 loài [48].

Đến nay, theo số liệu của Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới (2000) trên thế

giới đã thống kê được 1.700.000 loài sinh vật, trong đó thực vật bậc cao có 250.000

loài (số loài ước tính khoảng 300.000 loài) [23].

1.1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật

H.G. Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện đã

phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: Nhiệt đới, Á nhiệt đới, Ôn đới

và Núi cao [46].

J.Beard (1938) đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và

loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ là: Loạt quần hệ rừng

xanh từng mùa, loạt quần hệ khô thường xanh, loạt quần hệ miền núi, loạt quần hệ

ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm [35].

Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thành 3

vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian, đồng thời ông đã liệt

kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [56].

Theo Schmitthusen (1959), ở châu Âu có 2 hệ thống phân loại thảm thực vật

chủ yếu, đó là hệ thống phân loại các quần xã thực vật của Braun - Blanquet (1928),

được thực hiện chủ yếu bởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp và hệ

thống phân loại các quần thể thực vật được thực hiện bởi những nhà địa thực vật của

Đức [46].

Ở Phần Lan, A.K. Caiande chủ trương phân loại rừng dựa vào thực vật thảm

tươi. Ông cho rằng, trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụ

thuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài cây

gỗ của lâm phần. Theo đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng nhất sinh

học của môi trường, kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng. Tuy thế, điều

này đã không hoàn toàn đúng vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị nhưng không có

khả năng chỉ thị cho tất cả các điều kiện lập địa. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như:

Lửa rừng, khai thác... cũng ảnh hưởng lên thảm tươi [46].

Gần đây các nhà sinh thái và địa thực vật Đức đã phân chia thảm thực vật ở cạn

thành 16 kiểu quần hệ: Rừng mưa nhiệt đới, Rừng mưa á nhiệt đới, Rừng mưa lạnh ôn



6

đới, Rừng xanh mưa mùa, Rừng lá rộng xanh mùa hè, Rừng lá kim rộng ôn đới, Kiểu

quần hệ cây gỗ có gai, Kiểu cây gỗ có lá rộng, Kiểu thảo nguyên rừng, Kiểu trảng cỏ

nhiệt đới, Kiểu thảo nguyên ôn đới, Kiểu đầm lầy, Kiểu hoang mạc nóng và Kiểu

hoang mạc khô lạnh [46].

1.2. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam

1.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam

Một số công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển của các tác giả là người

nước ngoài nhằm thống kê các loài thực vật Việt Nam như: J. Loureiro (1793), J.B.L.

Pierre (1880) và đến đầu thế kỷ XX có H. Lecomte và cộng sự (1907-1952). Đây là

những công trình được đánh giá là nền tảng cơ sở cho các nghiên cứu hệ thực vật Việt

Nam sau này. Để biên soạn bộ sách này, các tác giả đã thu mẫu, định tên, lập khoá mô

tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương lúc bấy giờ [40].

Một số nghiên cứu về đa dạng thành phần loài: T. Pócs (1965) khi nghiên cứu

về hệ thực vật ở miền Bắc Việt Nam đã thống kê được ở miền Bắc có 5.196 loài. Phan

Kế Lộc (1969) đã thống kê lại và có bổ sung nâng số loài ở miền Bắc lên 5.609 loài,

1.660 chi và 140 họ xếp theo hệ thống của Engler [8], [40].

Thái Văn Trừng (1978) đã phân tích và cho rằng hệ thực vật Việt Nam, gồm

7.004 loài, 1850 chi, 289 họ trong đó, ngành thực vật Hạt kín chiếm ưu thế với 6.366

loài, 1.727 chi và 239 họ [46].

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1990), thực vật rừng Việt Nam có 2.084 loài đặc

hữu chiếm 27,5% tổng số loài. Ngoài ra, hệ thực vật Việt nam còn liên hệ chặt chẽ với

3 hệ thực vật xung quanh: Hệ thực vật Malaixia - Inđônêxia, Trung Hoa và Ấn Độ Miến Điện [33].

Trần Đình Lý (1993) cho rằng, thực vật rừng Việt Nam rất phong phú đa dạng,

chỉ riêng ngành Khuyết thực vật (Ptesydophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và

ngành Hạt kín (Angiospermae) đã có trên 11.000 loài của trên 2.500 chi [33].

Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp, chỉnh lý tên các loài thực vật theo hệ

thống Brummitt (1992) và đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582

chi, 395 họ thực vật bậc cao [41].

Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 loài cây hoang

dại có mạch, 2.010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng, như vậy tổng số lên tới 10.361

loài, 2.256 chi, 305 họ. Lê Trần Chấn (1999) khi nghiên cứu một số đặc điểm của

khu hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 10.192 loài của 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành

thực vật. Trên phạm vi cả nước, Nguyễn Tiến Bân (2005) đã thống kê và đi đến kết

luận hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.603 loài, trong đó ngành Ngọc lan với 10.775

loài [1], [8], [40].



7

Trong số các tài liệu về thực vật học được xuất bản trong thời gian gần đây, đáng

chú ý nhất phải kể đến bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” gồm 3 tập của Phạm Hoàng Hộ

(1999-2000). Đây là bộ sách được đánh giá là đầy đủ nhất, dễ sử dụng nhất và góp phần

quan trọng trong việc nghiên cứu thực vật ở Việt Nam. Trong bộ sách này, tác giả đã

thống kê có mô tả và kèm theo hình vẽ của hơn 11.600 loài thực vật Việt Nam [25].

Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) đã thống kê được 368 loài Vi

khuẩn Lam (Sinh vật tiền nhân - sinh vật nhân sơ - Prycaryota); 2.176 loài Tảo

(Algae); 481 loài Rêu (Bryophyta); 1 loài Quyết lá thông (Psilotophyta); 53 loài Thông

đất (Lycopodiophyta); 2 loài Cỏ tháp bút (Equisetophyta); 691 loài Dương xỉ

(Polipodiophyta), 69 loài Hạt trần (Gymnospermae) và 13.000 loài thực vật Hạt kín

(Angiospermae) đưa tổng số loài thực vật Việt Nam lên đến hơn 20.000 loài [1].

Bên cạnh các công trình nghiên cứu về hệ thực vật nói chung, còn có một số tài

liệu về các họ thực vật riêng biệt đã được công bố như Orchidaceae Việt Nam (L.

Averyanov, 1994, 2003), Euphorbiaceae (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999, 2006),

Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000), Lamiaceae (Vũ Xuân Phương, 2000),

Myrsinaceae (Trần Thị Kim Liên, 2002), Cyperaceae (Nguyễn Khắc Khôi, 2002),...

Tuy chỉ đề cập đến một họ nhất định nhưng đây là các công trình nghiên cứu chuyên

sâu, trình bày đầy đủ các thông tin cần thiết về các loài trong họ. Là những tài liệu

quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại của các họ thực vật Việt

Nam [40].

Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về các loài, nhóm các loài thực vật

và ở các địa phương:

Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Averyanov và Phillip Cribb (2003), cho rằng

họ Lan (Orchidaceae) là họ thực vật lớn nhất Việt Nam với 753 loài và 153 chi. Chi

Lan hài (Paphiopedilum) là một trong 10 chi lớn nhất của họ Lan. Việt Nam có 18 loài

và 4 dạng lai giống tự nhiên của chi Lan hài, loài Lan hài (Paphiopedilum) và các

giống lai tự nhiên đã được biết đến một cách chắc chắn. Các tác giả đã mô tả rất chi

tiết về hình thái, sinh thái và phân bố các loài Lan hài ở Việt Nam. Mặc dù tình trạng

của các loài Lan hài hoang dại của Việt Nam là đang hay sắp bị tuyệt chủng nhưng chỉ

có 3 loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (1996), đó là: P. appletonianum, P.

delenatii và P. hrsutissimum [53].

Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, P.I. Thomas, A.

Farjion, L. Averyanov và J. Regalado Jr. (2005) đã nghiên cứu về hiện trạng bảo tồn

các loài Thông ở Việt Nam. Công trình đã xác định được 33 loài Thông bản địa thuộc

5 họ. Trong đó có 14 loài thuộc danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới;

29 loài được đánh giá bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độ quốc gia, đồng thời xác định

được danh sách 10 loài Thông ưu tiên cho công tác bảo tồn. Những mối đe dọa đối với



8

Thông Việt Nam được xác định là: Mức sử dụng không bền vững của khai thác thương

mại và khai thác tại địa phương, khai thác sản phẩm ngoài gỗ, cháy rừng, chuyển đổi

thành đất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, lai tạp với các loài ngoại lai được nhập

nội, cùng với những vấn đề về tái sinh và di truyền đối với những quần thể nhỏ, phân

tán của những loài cây gỗ đang chịu sức ép về sinh thái [24].

Lê Ngọc Công (2004) nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kê

được các taxon thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654

loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Dẻ,

Trai, Nghiến [14].

Nguyễn Thị Yến (2008) khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng

nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân

Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý hiếm, trong đó có 15 loài ở

mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp dựa theo những thứ hạng và tiêu

chuẩn của Sách đỏ Việt Nam (2007) và IUCN (1994) [52].

Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2009) đã công bố khu hệ thực vật ở Vườn quốc

gia Bến En với 1.389 loài của 65 chi, 173 họ. Họ đa dạng nhất là họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae) với 113 loài, bên cạnh đó có 47 họ chỉ có duy nhất một loài đại

diện [55].

Nguyễn Duy Chính và các cộng sự (2009) đã nghiên cứu ĐDSH thực vật rừng

Thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận và đưa ra kết

luận: Thành phần loài thực vật có mạch ở kiểu rừng Thông ba lá mọc tự nhiên gồm

244 loài thuộc 179 chi, 68 họ của 4 ngành: Lycopodiophyta, Polypodiophyta,

Pinophyta và Magnoliophyta [11].

1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam

Trên quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1978, 1998) đã xây dựng

bảng phân loại rừng Việt Nam. Trong hệ thống này, tác giả đã sắp xếp các kiểu thảm

thực vật hiện có ở Việt Nam vào một khung hợp lý, qui định được trật tự trước sau

giữa các nhân tố sinh thái, đồng thời lại theo một trật tự giảm dần từ kiểu tốt nhất đến

kiểu xấu nhất. Đây là một công trình tổng quát, đáp ứng được qui hoạch sinh thái. Tuy

nhiên, theo tác giả thì bảng phân loại này thuộc loại đặc biệt hay mang tính chất địa

phương của một vùng hay một khu vực. Bảng phân loại được chia làm hai nhóm:

Nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng thấp (có độ cao dưới 1000m ở miền Nam và dưới

700m ở miền Bắc) và nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng cao (có độ cao trên 1000m

ở miền Nam và trên 700m ở miền Bắc), cụ thể như sau [46], [47]:



9

- Nhóm các kiểu thảm ở độ cao dưới 1000m ở miền Nam, dưới 700m ở miền

Bắc có các kiểu sau:

+ Các kiểu rừng rú kín vùng thấp:

(1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới: Là quần thụ nhiều tầng,

cao 25-30m, cây gỗ lớn thường xanh, các loài cây chủ yếu: Dầu, Sao, Kiền kiền, Chò

chỉ, Chò nâu, Dầu rái, Táu, Vên vên,...

(2) Kiểu rừng kín nửa rụng lá khô nhiệt đới: Là quần thụ phải bao gồm có 25%75% cây rụng lá. Loài cây chủ yếu là các loài thuộc các họ: Dầu, Bàng, Tử vi, Dâu

tằm, Xoan, Bời lời, Đậu, Trôm, Mỡ, Bồ đề, Lim, Sau sau và Nứa.

(3) Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới: Kiểu này có cấu trúc đơn giản, gồm

2 tầng, tầng cao gồm những cây rụng lá cao trung bình 25m, tầng dưới cao 15-20m.

Các loài cây chủ yếu: Tử vi, Thung, Dẻ, Sau sau, Gạo, Sổ, Bồ đề, Xoan, Thẩu tấu

lông, Thành ngạnh,...

(4) Kiểu rú kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới: Kiểu này ít gặp ở Việt Nam, thường

ở ven biển và Nam Trường Sơn.

+ Các kiểu rừng thưa:

(1) Kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới: Phân bố ở các vùng Đắc

Lắc, Thuận Hải, Buôn Ma Thuột, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Hoà Bình.

(2) Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở Sơn La,

Đà Lạt.

Các kiểu rừng thưa trên chiếm một diện tích rộng ở miền Nam, có đặc điểm

chính là tầng cây gỗ thưa cây. Các loài cây chủ yếu là: Dầu, Bàng, Cẩm liên, Cà chắc,

Chiêu liêu, Sơn, Thẩu tấu lông, Me rừng...

+ Các kiểu trảng, truông:

(1) Kiểu trảng cây to, cây bụi cỏ cao, khô nhiệt đới (gặp nhiều ở miền Nam, ở

miền Bắc gặp ở Hà Bắc, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh). Đặc điểm của kiểu này là tầng

ưu thế sinh thái là tầng cỏ, trong tầng cây thì mật độ cây to, nhỏ cây bụi rất thưa thớt.

Thực vật chủ yếu là các cây thuộc các họ Lúa, họ Tuế, họ Thầu dầu, họ Trôm và họ Cỏ

lào.

(2) Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới (thường gặp ở vùng thấp và cao trung

bình) với nét đặc trưng là thành phần thực vật chủ yếu là cây bụi có gai, và thảm cỏ

thưa thớt.



10

- Nhóm các kiểu thảm vùng núi có độ cao trên 1000m (ở miền Nam) và trên

700m (ở miền Bắc) gồm:

+ Các kiểu rừng kín:

(1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (thường gặp

miền Bắc);

(2) Kiểu rừng kín hỗn hợp lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp (thường gặp

ở miền Bắc);

(3) Kiểu rừng lá kim ẩm ôn đới núi vừa (thường gặp ở vùng núi cao như dãy

Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Nam Trung Bộ).

(4) Đó là các kiểu rừng vùng cao, có các quần thụ cây gỗ kín rậm. Thực vật

gồm các loài: Dẻ, Re, Ngọc lan, Sau sau, Cáng lò, Tre gầy, Giang, Nghiến, Kim giao,

Hoàng đàn.

+ Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao:

(1) Kiểu quần hệ khô vùng cao: Đó là rừng cây bụi nhỏ, trảng cỏ cao, cỏ thấp,

nhóm loài ưu thế, đặc trưng gồm: Dẻ, Óc chó, Cỏ lách, Cỏ lào, Ngải cứu.

(2) Kiểu quần hệ lạnh vùng cao (thường gặp ở đỉnh núi cao như Phan Si Phăng,

Tà Pình, Tây Côn Lĩnh...) nhóm loài ưu thế, đặc trưng gồm: Dẻ, Pơ mu, Đỗ quyên,

Thông...

Phan Kế Lộc (1985) dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, cũng đã xây

dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới lớp,

32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau [40]:

- Lớp quần hệ 1: Rừng rậm. Lớp quần hệ này gồm 3 phân lớp quần hệ chính là:

rừng thường xanh, rừng rụng lá và rừng khô.

+ Phân lớp quần hệ rừng thường xanh nhiệt đới, gồm: Nhóm quần hệ rừng mưa

thường xanh; Nhóm quần hệ rừng mưa mùa thường xanh; Nhóm quần hệ rừng nửa

rụng lá nhiệt đới;

+ Phân lớp quần hệ rừng rụng lá nhiệt đới;

+ Phân lớp quần hệ rừng khô nhiệt đới, gồm: Nhóm quần hệ rừng lá cứng khô;

Nhóm quần hệ rừng gai.

- Lớp quần hệ 2: Rừng thưa. Lớp quần hệ này có 3 phân lớp quần hệ:

+ Phân lớp quần hệ rừng thưa thường xanh, gồm: Nhóm quần hệ rừng thưa lá

rộng; Nhóm quần hệ rừng lá kim.

+ Phân lớp quần hệ lá rộng rụng lá vùng núi và vùng đất thấp



11

+ Phân lớp quần hệ rừng thưa khô, gồm: Nhóm quần hệ rừng thưa lá cứng khô;

Nhóm quần hệ rừng thưa có gai.

- Lớp quần hệ trảng cây bụi.

- Lớp quần hệ trảng cây bụi lùn.

- Lớp quần hệ trảng cỏ.

Vũ Tự Lập và cộng sự (1995) cho rằng, khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành

và phân bố các kiểu thực bì thông qua nhiệt độ và độ ẩm. Dựa vào mối quan hệ giữa

hình thái thực bì và khí hậu chia ra 15 kiểu thực bì khác nhau: Kiểu rừng rậm nhiệt đới

gió mùa rụng lá; kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh; kiểu rừng rậm nhiệt đới gió

mùa nửa rụng lá; kiểu rừng khô nhiệt đới gió mùa khô rụng lá; kiểu rừng thưa nhiệt

đới khô lá kim; kiểu sa van nhiệt đới khô; kiểu truông nhiệt đới khô; kiểu rừng nhiệt

đới trên đất đá vôi; kiểu rừng nhiệt đới trên đất mặn; kiểu rừng nhiệt đới trên đất phèn;

kiểu rừng rậm á nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; kiểu rừng rậm á nhiệt đới ẩm hỗn

giao; kiểu rừng thưa á nhiệt đới hơi ẩm lá kín; kiểu rừng rêu á nhiệt đới mưa mùa; kiểu

rừng lùn đỉnh cao [29].

Lê Ngọc Công (2004) cũng dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) đã

phân chia thảm thực vật của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ: Rừng rậm; rừng

thưa; trảng cây bụi và trảng cỏ. Ở đây, những trạng thái thứ sinh (được hình thành do

tác động của con người như: khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng làm nương rẫy...) bao

gồm: trảng cỏ; trảng cây bụi và rừng thưa [14].

1.2.3. Văn bản chính sách về công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và phát

triển nguồn tài nguyên động, thực vật hoang dã. Điều này được thể hiện bằng một loạt

các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo tồn của

Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị định 48/2002/NĐ-CP

(2002) và Nghị Định 32/2006/NĐ-CP. Nghị định 18/HĐBT nhằm thực hiện Điều 19

của Luật bảo vệ rừng năm 1991. Nghị định này quy định danh mục các loài động thực

vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ. Đây là nghị định đầu tiên có định nghĩa về các

loài quý, hiếm và các loài động vật hoang dã thông thường ở Việt Nam. Năm 2002,

Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ- CP để sửa đổi, bổ sung danh mục thực

vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định 18/HĐBT và chế độ quản lý

bảo vệ. Việc ban hành và thực hiện Nghị định này đã đem lại nhiều cơ hội tồn tại cho

nhiều loài động thực vật hoang dã. Ví dụ, trước năm 1992, nhiều loài cây lấy gỗ bị

khai thác kiệt, do không có chính sách và cơ chế quản lý, bảo vệ. Sau khi Nghị định

18/HĐBT được ban hành rất nhiều các vụ việc liên quan đến việc khai thác, buôn bán

và sử dụng các loài quí hiếm được quy định trong Nghị định đã bị xử phạt, truy tố theo



12

đúng quy định. Tuy nhiên, Nghị định này cũng còn một số vấn đề tồn tại. Ví dụ, việc

điều tra giám sát các loài quy định trong Nghị định (Điều 5; 6) cũng chỉ được thực

hiện một phần ở các khu rừng đặc dụng mà không được thực hiện ở các khu rừng

khác, nơi có các loài đó phân bố. Do thiếu các tư liệu và thông tin cần thiết, việc thực

thi Nghị định cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, việc nhận dạng các loài thực vật quý

hiếm, đặc biệt các sản phẩm của chúng là rất khó khăn đối với hầu hết các cơ quan

thực thi như Kiểm lâm, Hải quan, Công an và quản lý thị trường. Hầu như chưa có tài

liệu nhận dạng hoặc hỗ trợ nhận dạng nào được xuất bản để trợ giúp cho việc thực thi

Nghị định. Việc xử phạt cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ, vi phạm đối với các loài

động vật thường được quan tâm hơn là đối với các loài thực vật, mặc dù chúng đều có

tên trong cùng một nhóm của Nghị định. Để khắc phục hạn chế trên, Chính phủ đã ban

hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Đây là Nghị định mới nhất được ban hành nhằm thay

thế Nghị định 18/HĐBT và Nghị định 48/2002/NĐ-CP để phù hợp với Luật BV&PTR

(2004). Về cơ bản, Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã được soạn thảo kỹ lưỡng hơn, các

quy định đã được nêu rõ ràng, đặc biệt các quy định để thực thi. Tuy nhiên, việc thực

thi Nghị định cũng gặp các vấn đề tương tự như Nghị định 18/HĐBT. Ví dụ, không có

hướng dẫn nhận dạng các loài được quy định trong Nghị định, đặc biệt là các sản

phẩm. Việc tiến hành xử phạt các vụ vi phạm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP cũng

gặp khó khăn vì khó định giá được các loài quý hiếm, do đó không áp dụng được mức

độ xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm thích hợp. Ngày 1 tháng 7 năm 2009 luật ĐDSH

của Việt Nam chính thức có hiệu lực. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được luật

ĐDSH ưu tiên bảo vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài. Luật ĐDSH là một bước tiến quan

trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị

ĐDSH của Việt Nam [6], [61].

Ở Việt Nam, tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” của tập thể tác giả

thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, nay là Viện Khoa học và

công nghệ Việt Nam là tài liệu duy nhất công bố một cách đầy đủ các loài thực vật quý

hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Cuốn sách được xuất bản vào các năm

1992, 1996 và mới nhất là năm 2007. Trong cuốn “sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)”

năm 2007 đã công bố 847 loài (thuộc 201 họ) quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần

được bảo vệ [2].

Theo nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy

cấp, quý, hiếm đã chia thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thành 2

nhóm [13]:

- Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những

loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có

giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt

chủng cao. Thực vật rừng, động vật rừng nhóm I được phân thành: nhóm IA gồm các



13

loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là: ngành Thông với 7 loài và ngành Ngọc lan với 8

loài, nhóm IB gồm các loài động vật rừng.

- Nhóm II: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài

thực vật rừng, động vật rừng có giá trị khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về

kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Thực vật

rừng, động vật rừng nhóm II cũng được chia thành: nhóm IIA gồm các loài thực vật

rừng thuộc 2 ngành: ngành Thông với 10 loài và ngành Ngọc lan với 27 loài, nhóm IIB

gồm các loài động vật rừng có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong

tự nhiên.

1.3. Tài nguyên cây gỗ và một số tư liệu về tiêu chuẩn phân loại gỗ tại Việt Nam

1.3.1. Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam

Theo Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh (1993) dựa trên thống kê của các nhà khoa

học Pháp thì trong hệ thực vật Đông Dương nhóm cây thân gỗ chiếm khoảng 1.200

loài thuộc trên 100 họ thực vật có hạt. Trong số 1.200 loài thì chỉ có khoảng vài trăm

loài gỗ có giá trị kinh tế cao và chỉ có trên dưới 100 loài có tác dụng tạo nên các kiểu

rừng giàu với trữ lượng lớn, còn đa số mọc hỗn giao, rải rác trong các kiểu rừng khác

nhau. Các tác giả cũng đã giới thiệu một số họ thực vật có nhiều loài cây gỗ có giá trị

kinh tế cần được quan tâm quản lý và phát triển (bảng 1.1) [28].

Cũng trong cuốn sách “Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam” các tác giả Trần Hợp và

Nguyễn Bội Quỳnh (1993) [28] đã giới thiệu được 780 loài cây gỗ và tre nứa khác

nhau thuộc 93 họ thực vật có hạt của 2 ngành Thông và Ngọc lan. Các loài cây gỗ

được giới thiệu bao gồm cây bản địa và cây nhập nội đã được trồng đại trà. Các thông

tin về loài được thể hiện qua các nội dung chính như: (i). Đặc điểm hình thái (dạng

sống, kích thước cây, hình thái tán, thân cây, cành, vỏ cây, lá và hoa quả…); (ii).

Nguồn gốc và vùng phân bố tự nhiên ; (iii). Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học;

(iv). Mùa hoa quả ; (v). Đặc điểm của gỗ (màu sắc, kết cấu, tỷ trọng, tính chất cơ lý,

độ bền tự nhiên…) ; (vi). Giá trị sử dụng của gỗ và các giá trị ngoài gỗ đi kèm. Đây có

thể được xem là công trình toàn diện nhất về các loài cây gỗ kinh tế ở Việt Nam cho

đến nay.



14

Bảng 1.1. Phân bố số lượng loài cây gỗ theo các họ thực vật chủ yếu

Họ



Số chi Số loài

cây gỗ cây gỗ



1. Họ Đậu

(Fabaceae)

(gồm họ phụ Đậu,

Vang, Trinh nữ)



40



100



2.Họ Dâu tằm

(Moraceae)



10



>100



3.Họ Sồi dẻ

(Fagaceae)



5



>100



4. Họ Long não

(Lauraceae)



15



78



5. Họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae)



30



50



6. Họ Dầu

(Dipterocarpaceae

)



7



45



7. Họ Bồ hòn

(Sapidaceae)



12



40



8. Họ Xoan

(Meliacae)



12



30



9. Họ Ngọc lan

(Magnoliaceae)



5



25



10. Họ Thông

(Pinacaea)



4



7



Đặc trưng và khả năng cung cấp gỗ

Phân bố rộng trên toàn quốc. Cho gỗ tốt, vân đẹp,

cứng và có nhiều loại gỗ quý hiếm (Lim xanh, Cẩm

lai, Giáng hương, Trắc, Sưa, Gụ, Gõ, Xoay, Muồng

đen…)

Cây ưa sáng mọc nhanh, rải rác trong rừng, trường

cho gỗ có chất lượng trung bình (Mít, Mít nài) hay

kém (Đa, Sung, Si, Sui…)

Cây gỗ lớn, mọc rải rác trên các loại hình rừng núi,

khí hậu thiên về á nhiệt đới miền Bắc VN. Cây cho gỗ

cứng, tủy tuyến rõ, vân không rõ và dễ bị nứt nẻ,

dùng để xây dựng, đóng đồ thông thường (Cà ổi,Sồi

phảng, Dẻ cau,...)

Đóng vai trò rất lớn trong các quần xã sinh vật rừng ở

các tỉnh phía Bắc. Cây cho gỗ tuy mềm nhưng kết cấu

mịn, đặc biệt có hương thơm (Re hương, Re gừng,

Bời lời, Long não, Pháo lái)

Cây thường mọc nhanh, tiên phong nơi đất rừng mới

phục hồi. Gỗ nhỏ dễ gia công để đóng đồ mộc thông

dụng (Sòi, Ba soi, Vạng…)

Số cá thể lớn, tập trung, chiếm ưu thế trong nhiều loại

rừng, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam (Kiền kiền, Sao

đen, Táu mật, Chò chỉ, Cẩm liên, Cà chắc, Vên vên,

Dầu rái,…)

Số lượng cá thể khá phong phú và mọc rải rác trong

mọi kiểu rừng từ Bắc đến Nam. Cho gỗ tốt, cứng, vân

đẹp, màu sắc đậm - thường đỏ nâu (Trường mật,

Nhãn rừng, Vải thiều rừng)

Cây mọc rải rác trong rừng tự nhiên, đặc biệt ở miền

Bắc. Cây mọc nhanh, gỗ ván đẹp, dễ gia công, nhiều

loài quý (Lát hoa, Dạ hương, Chua khét).

Phân bố chủ yếu vùng núi ẩm ướt miền Bắc VN. Một

số loài được gây trồng rộng rãi vì mọc nhanh và gỗ

lớn. Cây cho gỗ tuy nhẹ nhưng mềm mại, vân gỗ óng

ánh, có hương thơm và ít bị mối mọt. (Giổi, Vàng

tâm, Mỡ…)

Cùng với các họ khác trong ngành Hạt trần (Kim

giao, Bụt mọc, Bách) đều cho gỗ quý, vân đẹp, mùi

thơm, dễ gia công chế biến. Nhiều loài mọc thành

quần thụ thuần loài vùng núi cao có khí hậu thiên về á

nhiệt đới; một số loài đã được gây trồng rộng rãi

(Thông nhựa, Thông ba lá, Thông mã vĩ).

(Nguồn: Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, 1993)



15

1.3.2. Phân loại gỗ tại Việt Nam

Trong xã hội phong kiến khi nền kinh tế còn kém phát triển, việc phân loại gỗ

cũng mang tính chất tự phát không có những quy định mang tính pháp lý; khi đó các

sản phẩm gỗ chỉ là gỗ tròn hoặc gỗ đẽo vuông được chia thành 3 hạng là: Thiết mộc,

hồng sắc và tạp mộc [45].

- Thiết mộc với đặc tính là cứng chắc và bền lâu, hạng này còn được gọi là tứ

thiết vì dựa vào 4 loại gỗ cứng thường dùng là Đinh, Lim, Sến, Táu; các loại gỗ có

tính năng tương tự 4 loại này gồm: Trai, Nghiến, Kiền kiền,... cũng được xếp vào hạng

thiết mộc;

- Hạng gỗ hồng sắc được xác định bằng một số tính chất không cụ thể, bao

gồm nhiều yếu tố khác nhau về màu sắc, độ cứng và độ bền tự nhiên ở mức độ trung

bình như các loại Dẻ, Gội, Re, ...

- Tạp mộc hay bạch tạp, thường là những loại gỗ có màu trắng sáng, mềm và

dễ bị sâu nấm phá hoại trong điều kiện sử dụng tự nhiên như Bồ đề, Trám, Vạng,...

Trong thời kỳ Pháp thuộc, tháng 10/1921 ở Việt Nam đã có Nghị định (số

2957) quy định về phân hạng gỗ, theo đó các loại gỗ thương phẩm được xếp thành hai

hạng (nhóm): gỗ tròn và gỗ đẽo vuông, mỗi hạng gỗ lại được chia thành 5 hạng nhỏ:

Hạng gỗ quý, gồm 11 loại gỗ; Hạng nhất, gồm 17 loại gỗ; Hạng nhì, gồm 28 loại gỗ;

Hạng ba, gồm 37 loại gỗ; Hạng tư, gồm tất cả loại gỗ chưa được xếp vào các hạng trên.

Đối với mỗi hạng gỗ trên còn quy định đường kính tối thiểu của cây được chặt

và tiền bán lâm sản do người khai thác phải nộp cho nhà nước tính theo mét khối.

Sau Cách mạng tháng Tám (1945) và miền Bắc được giải phóng, ngày 1/3/1957

các Bộ Nông lâm - Tài chính đã ban hành Nghị định số 4ND/LB quy định phân chia

gỗ tròn thành 8 hạng [45]:

- Hạng 1: gồm những loại gỗ khan hiếm vì ít có trong rừng hoặc đã bị khai thác

quá nhiều. Đặc tính chủ yếu là màu gỗ đẹp, vân nhiều hoặc có hương vị đặc biệt, được

ưa chuộng trong công nghiệp đồ mộc đắt tiền;

- Hạng 2: gồm những loại gỗ có cường độ chịu lực cao nhất và sâu nấm khó phá

hại. Những loại gỗ trong hạng này chủ yếu dành cho xây dựng cơ bản, làm khung tàu

thuyền, cầu và những bộ phận chịu lực cao;

- Hạng 3: gồm những loại gỗ cường độ chịu lực cao, bền lâu thích hợp để làm

vỏ thuyền;

- Hạng 4: gồm những loại gỗ nhẹ, mềm dễ gia công chế biến, có màu sắc và vân

thớ đẹp, ít bị sâu nấm phá hại trong một thời gian dài. Những loại gỗ trong hạng này

chủ yếu dùng làm đồ mộc và những cấu kiện như trong kiến trúc;



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

×