1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Lâm nghiệp >

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 128 trang )


35

- Nghiên cứu thành phần loài theo địa phương và tiểu vùng sinh thái, nguồn gốc

các loài.

- Tìm hiểu giá trị và công dụng, phân nhóm các loài theo công dụng, giá trị và

mục tiêu quản lý, xác định các loài chủ yếu cần ưu tiên bảo tồn và phát triển.

- Tìm hiểu tình hình khai thác sử dụng, kiến thức bản địa và các yếu tố ảnh

hưởng đến các loài chủ yếu.

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài chủ yếu.

- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh, sinh trưởng và phát triển một số loài chủ yếu.

- Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống, gieo ươm và gây trồng một số loài chủ yếu.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây gỗ bản địa bộ Đậu trên

địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thu thập số liệu nghiên cứu

a. Về thành phần loài:

- Kế thừa các nguồn dữ liệu thứ cấp (để lập bản danh lục tạm thời).

+ Khảo cứu các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm khoa học đã xuất bản…

+ Các thông tin từ niên giám, địa chí… của địa phương.

+ Danh lục loài thực vật của các khu rừng đặc dụng.

+ Số liệu điều tra rừng tự nhiên của Trung tâm ĐTQHR tỉnh Quảng Trị và Phân

viện ĐTQHR Trung Trung bộ (Hồ sơ thiết kế kinh doanh rừng, Hồ sơ khai thác, Số

liệu kiểm kê rừng tự nhiên, Dữ liệu các ô định vị, Ô sơ cấp…); các hồ sơ, số liệu có

liên quan tại các BQLR phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm các huyện, các

BQL Dự án lâm nghiệp…

- Phỏng vấn các bên liên quan (để xác minh và bổ sung danh lục tạm thời, định

hướng đối tượng và địa điểm điều tra/phúc tra thực địa).

- Phúc tra thực địa (để xác minh và bổ sung danh lục tạm thời).

+ Kiểm chứng thông tin tại các địa điểm đã xác định (dựa vào nhân chứng,

công cụ GPS…).

+ Lập tuyến điều tra phát hiện tại các khu vực có thông tin nhưng chưa xác định

cụ thể điểm phân bố.

- Điều tra thực địa (đối với các vùng thiếu vắng thông tin về loài hay nhóm

loài) trên các tuyến điều tra phát hiện để bổ sung thành phần loài hay vùng phân bố.



36

b. Về công dụng, giá trị và tình hình khai thác sử dụng

- Tra cứu tài liệu

- Phỏng vấn người dân và các bên liên quan

- Khảo sát thị trường

c. Về xác định loài chủ yếu

- Xây dựng tiêu chí lựa chọn

- Trưng cầu ý kiến của cơ quan chức năng, các bên liên quan và tham vấn

chuyên gia.

d. Về đánh giá hiện trạng các loài chủ yếu và tình hình gây trồng

- Xác định các chỉ tiêu đánh giá (nguồn gốc, số lượng, mật độ, tình hình sinh

trưởng, phát triển, tái sinh, chất lượng cây mẹ và cây tái sinh, các đặc trưng sinh thái,

các yếu tố ảnh hưởng hay đe dọa, tình hình gây trồng…).

- Điều tra thu thập các chỉ tiêu thông qua điều tra thực địa trên các ô tiêu chuẩn

tạm thời và phỏng vấn chủ rừng, chủ vườn và các bên liên quan.

e. Về tìm hiểu kỹ thuật nhân giống, gieo ươm và gây trồng

- Tham khảo tài liệu

- Khảo sát mô hình thực tế

- Phỏng vấn cơ sở sản xuất, kỹ thuật viên, đại diện hộ gia đình…

f. Về đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

2.4.2. Phương pháp điều tra chuyên ngành ở thực địa

Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính để mô tả.

Việc thu thập số liệu tiến hành trên các ô tiêu chuẩn. Việc xác định vị trí của các ô tiêu

chuẩn được xác định bằng máy định vị GPS.

- Căn cứ vào bản đồ khu vực, xác định các tuyến điều tra có hướng vuông góc

với đường đồng mức, chiều rộng quan sát là 4m. Khoảng cách các tuyến dao động từ

50-100m tùy thuộc vào địa hình của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí các ô

tiêu chuẩn và ô dạng bản để thu thập số liệu.

- Trong quá trình điều tra đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây, tiến hành thu

thập mẫu, cố định mẫu.



37

- Phân tích mẫu: Phân tích đặc điểm hình thái của thân, cành, lá, hoa, quả... đi

đôi với ghi chép.

- Xác định tên loài: Theo ý kiến chuyên gia và theo phương pháp so sánh

hình thái.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê, mô tả và phân tích dưới dạng

các bảng biểu và biểu đồ.

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

- Xây dựng bản đồ hiện trạng, phân bố bằng ứng dụng GIS.

- Sử dụng các tài liệu chuyên ngành để nhận diện và xác định loài.



38

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ - Việt Nam. Toàn tỉnh có 10 đơn vị

hành chính, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với tổng diện tích tự nhiên

4.739,82 km2 và dân số là 613.655 người (số liệu năm 2013) [16]. Toạ độ địa lý của

tỉnh từ 16018'30'' đến 17010' vĩ độ bắc và 106030'51'' đến 107023'48'' kinh độ đông.

Vị trí của tỉnh như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân

Dân Lào (với khoảng 228km đường biên giới).



Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị



39

(Nguồn: Ảnh chụp bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị)

Nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường

sắt Bắc - Nam, có Quốc lộ 9 nối từ cảng Cửa Việt qua Quốc lộ 1A đến cửa khẩu quốc

tế Lao Bảo sang Lào và có bờ biển dài 75km với cảng Cửa Việt cùng với các cửa khẩu

quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu La Lay,... đã tạo cho Quảng Trị điều kiện thuận lợi trong

việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa không chỉ với các tỉnh khác trong

vùng mà cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với nước bạn Lào, vùng Đông

bắc Thái Lan, Myanma.

Cách mũi Lay khoảng 25km về phía Đông Bắc là huyện đảo Cồn Cỏ với diện

tích 2,14km2 (thời kỳ triều thấp là 2,4km 2), vị trí vào khoảng 17o08'15''-17o10'05'' vĩ độ

Bắc 107o19'50''-107o21'40'' kinh độ Đông. Đây là đảo duy nhất thuộc tỉnh Quảng Trị.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Diện tích Quảng Trị tuy không lớn nhưng địa hình lãnh thổ rất đa dạng, dốc từ

Tây sang Đông tạo thành 4 vùng địa lý tự nhiên: cát ven biển, đồng bằng, trung du và

miền núi. Núi ở Quảng Trị có độ cao từ 250-2.000m xen kẽ với các dải đồi cao thấp

khác nhau, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam tạo ra Tây và Đông Trường Sơn.

- Địa hình núi cao.

Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích

lớn nhất, có độ cao từ 250-2000m, độ dốc 20-30 o. Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn,

quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động

Sa Mu, Động Châu, Động Vàng. Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng

cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh,

sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng

như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy

nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú.

- Địa hình gò đồi, núi thấp.

Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạy dài dọc

theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500m. Địa hình gò đồi,

núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu

đến trung bình. Khối bazan Gio Linh - Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100-250m dạng bán

bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven

biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m. Địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng

cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.

- Địa hình đồng bằng.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

×