Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.93 KB, 42 trang )
Thủ tục hải quan: là trình tự các bước công việc mà người khai hải quan và công
chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động xuất,
nhập khẩu.
2.1.1.2. Thủ tục hải quan điện tư
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Chương 1 Thông tư số 222/2009/TT-BTC
ngày 25/11/2009 của Bộ tài chính: Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong
đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện
thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
2.1.1.3. Quy trình hải quan điện tư
Quy trình hải quan điện tử là các bước cơ bản để thực hiện việc đăng kí thủ tục
hải quan điện tử theo quy đinh của pháp luật khi thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu.
2.1.1.4. Một số thuật ngữ về quy trình thủ tục hải quan điện tư
Hồ sơ hải quan điện tử: bao gồm tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ theo
quy định phải đi kèm tờ khai, có thể ở dạng điện tử hoặc dạng văn bản giấy.
Chứng từ hải quan điện tử: là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng
phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. Là chứng từ tạo ra theo quy định tại
Khoản 1 Điều 3 Chương I Nghị định số 27/ 2007/ NĐ - CP ngày 23/ 02/ 2007 về giao
dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện thủ tục HQĐT.
Hàng hóa thông quan: là hàng hóa đã được cơ quan hải quan quyết định cho
phép xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Tờ khai điện tử: Là chứng từ hải quan điện tử bao gồm các tiêu thức do bộ Tài
chính quy định để sử dụng làm thủ tục hải quan điện tử và làm căn cứ cho các hoạt
động quản lý nhà nước khác có liên quan.
Chữ ký điện tử trong thủ tục hải quan điện tử: là dấu hiệu ở dạng từ được tạo ra
bởi một phương tiện điện tử gắn với thông điệp điện tử nhằm mục đích xác nhận người
sở hữu thông điệp đó.
2.1.2. Sự khác biệt giữa quy trình thủ tục hải quan điện tư và quy trình thủ tục hải
quan thông thường
Theo thủ tục hải quan thông thường, người khai hải quan phải lập bộ hồ sơ giấy
tại Chi cục Hải quan và được công chức ở đây kiểm tra, tiếp nhận, đề xuất các biện
pháp xử lý tiếp để lãnh đạo Chi cục quyết định các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa,
5
sau đó quyết định thông quan hoặc xử lý nếu có vi phạm. Khác với thủ tục hải quan thủ
công như trên, thủ tục hải quan điện tử gồm các nội dung sau:
− Khai hải quan và xử lý thông tin khai hải quan được thực hiện bằng phương tiện
điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hạn chế đến mức thấp
nhất việc sử dụng hồ sơ giấy;
− Hồ sơ hải quan điện tử bảo đảm sự toàn vẹn, có khuôn dạng chuẩn và có giá trị
pháp lý như hồ sơ giấy;
− Cơ quan hải quan xử lý phân luồng hàng hóa và quyết định hình thức kiểm tra
thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trên cơ sở phân tích, xử lý
thông tin và phân luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ;
− Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự khai, tự nộp thuế
và các khoản thu khác, áp dụng các hình thức nộp hàng tháng đối với lệ phí làm
thủ tục hải quan;
− Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ HQĐT do DN gửi
tới. Cơ quan hải quan cho phép thông quan dựa trên hồ sơ điện tử do DN khai.
Việc kiểm tra hải quan căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu
của hải quan và các nguồn thông tin khác.
Như vậy, thông quan điện tử không phải là một ưu đãi về thuế hay về thủ tục mà
là thay đổi phương pháp quản lý. Từ việc quản lý thủ công từng lô hàng xuất nhập
khẩu chuyển sang quản lý bằng trang thiết bị hiện đại. Và điều đó sẽ thuận tiện cho cả
cơ quan Hải quan và doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
2.1.3. Quy định của nhà nước về thủ tục hải quan điện tư
2.1.3.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
a. Đối tượng áp dụng
− Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thương mại thực hiện thủ tục
hải quan điện tử;
− Cơ quan Hải quan, công chức hải quan;
− Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan
b. Phạm vi áp dụng
− Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán;
6
− Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương
nhân nước ngoài;
− Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất
−
−
−
−
−
−
−
hàng xuất khẩu;
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của để thực hiện dự án đầu tư;
Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ;
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;
Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;
Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
2.1.3.2. Người khai hải quan điện tư
Ngưới khai hải quan điện tử bao gồm các đối tượng:
− Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (gồm cả thương nhân nước
ngoài không hiện diện tại Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký
quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật);
− Tổ chức được chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác;
− Đại lý làm thủ tục hải quan.
2.1.3.3. Thời điểm kiểm tra thông tin khai và thời hạn khai báo hải quan điện tư
Theo điều 10 thông tư số 222/2009/TT-BTC, thời hạn người khai hải quan phải
khai tờ khai hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan: “1. Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện
trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá
đến cửa khẩu; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày đăng ký; 2. Hàng hoá xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước
khi phương tiện vận tải xuất cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký;”.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử 24 giờ
trong ngày và 7 ngày trong tuần. Cơ quan hải quan kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan
điện tử trong giờ hành chính. Việc thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính do
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử xem xét, quyết
định trên cơ sở đăng ký trước của người khai hải quan.
2.1.3.4. Hồ sơ hải quan điện tư ( theo Khoản 1 Điểu 22 Luật Hải quan)
7
Hồ sơ hải quan điện tử bao gồm:
−
−
−
−
Tờ khai hải quan điện tử ở dạng điện tử;
Hóa đơn thương mại;
Hợp đồng mua bán hàng hóa;
Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mà
theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
− Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà người
khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan.Việc chuyển đổi từ
chứng từ giấy sang dạng điện tử hoặc ngược lại, việc lưu giữ hồ sơ hải quan
điện tử và các chứng từ chuyển đổi của hồ sơ hải quan điện tử được thực hiện
theo quy định hiện hành.
2.1.4. Đặc điểm của quy trình thủ tục hải quan điện tư
Quy trình thủ tục hải quan điện tử bao gồm:
− Thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan, hạn chế tối đa sự can thiệp của
con người, đảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện.
− Hồ sơ hải quan điện tử bảo đảm sự toàn vẹn, có khuôn dạng chuẩn và có giá trị
pháp lý như hồ sơ hải quan giấy. Xử lý hồ sơ hải quan thông qua phần mềm xử
lý dữ liệu tờ khai.
− Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự khai, tự nộp thuế
và các khoản thu khác. Áp dụng hình thức nộp hàng tháng đối với lệ phí làm thủ
tục hải quan.
− Để được tham gia thủ tục hải quan điện tử doanh nghiệp phải đăng ký và được
cơ quan Hải quan chấp nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử, cấp mật mã, mật
khẩu tham gia hệ thống, nối mạng với máy tính với Hải quan hoặc sử dụng dịch
vụ của đại lý làm thủ tục hải quan điện tử.
− Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện tử do
doanh nghiệp gửi tới. Trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, máy tính sẽ tự
phân luồng xanh, vàng, đỏ, sau đó cơ quan hải quan duyệt phân luồng, quyết
định thông quan dựa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệp khai, thông báo tờ khai
8
để doanh nghiệp in ra mang đến các cửa khẩu cảng – nơi có hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa hoặc ra quyết định kiểm tra hải
quan dựa trên kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các
nguồn thông tin khác.
− Áp dụng thủ tục hải quan điện tử chính là giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được
thời gian cũng như giảm được chi phí trong quá trình thông quan, nếu doanh
nghiệp tiến hành thông quan có vi phạm sẽ được xử lý ở khâu kiểm tra sau
thông quan.
2.1.5. Vai trò của quy trình thủ tục hải quan điện tư
Thủ tục hải quan điện tử được coi là “chìa khóa” của quá trình thông quan
nhanh chóng, tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu và cũng là “cuộc cách
mạng về phương thức quản lý hải quan”. Thủ tục hải quan điện tử không chỉ đổi mới
cơ bản phương thức quản lý hải quan theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ hải
quan quốc tế, mà còn có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại,
đẩy mạnh XNK và thu hút đầu tư nước ngoài.
Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử có những lợi ích rõ rệt như sau:
−
−
−
−
Giảm tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ HQ và người khai HQ để hạn chế tiêu cực;
Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế theo chủ quan của công chức hải quan;
Giảm bớt thủ tục hành chính, giấy tờ;
DN được chủ động khai báo, lựa chọn thời gian, địa điểm khai báo thích hợp,
không phải chờ đợi đầy đủ chứng từ, làm quen với tác phong làm việc mới;
− Giảm thời gian thông quan;
− Giảm được chi phí cho DN đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hải
quan do tập trung xử lý được các nguồn thông tin khác nhau, chuyển từ kiểm
tra, kiểm soát từng lô hàng sang quản lý toàn bộ thông tin về quá trình hoạt
động xuất, nhập khẩu của DN;
− Giúp cơ quan hải quan chuyển quản lý giao dịch sang quản lý doanh nghiệp,
thực hiện quản lý rủi ro, tờ khai và thông tin hải quan điện tử về cơ bản tuân thủ
chuẩn mực tờ khai và bộ dữ liệu chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới
(WCO Data Set 2.0), xử lý trên giấy tờ sang dần xử lý trên máy tính, tăng cường
chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống thất thu thuế;
9
− Đáp ứng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và yêu cầu hội nhập: Từng bước cải
cách nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hải qua hiện
đại trong khu vực và trên thế giới; chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang
thủ tục hải quan điện tử, xây dựng mô hình Hải quan điện tử trong các nước
ASEAN, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, tích hợp các ứng dụng
công nghệ thông tin để tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát, quản lý hải
quan.
2.2. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tư
2.2.1. Tiếp nhận tờ khai hải quan điện tư, kiểm tra sợ bộ, đăng kí tờ khai điện tư,
quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận hồ sơ, tiến hành nhập mã số
thuế, kiểm tra đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm:
− Kiểm tra điều kiện đăng kí tờ khai;
− Kiểm tra tên hàng, đơn vị tính, mã số;
− Kiểm tra việc khai đủ các tiêu chí của tờ khai hải quan điện tử.
Trong trường hợp thông tin khai của người khai hải quan gửi đến chưa phù hợp
theo quy định, công chức kiểm tra thông qua hệ thống hướng dẫn người khai hải quan
điều chỉnh cho phù hợp hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lý do bằng “Thông báo từ chối
tờ khai hải quan điện tử”.
Nếu thông tin khai báo phù hợp và đầy đủ thì tiếp tục tiến hành nhập dữ liệu của
tờ khai hải quan và hệ thống máy tính, hệ thống sẽ tự động cấp số đăng ký. Sau đó đưa
ra phân luồng tờ khai:
a) Luồng xanh: Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan
điện tử khi đáp ứng một trong các trường hợp sau:
− Luật quy định miễn kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa;
− Những hàng hóa có điểm rủi ro trong khoảng phân luồng thông
quan ngay theo theo cách tính của tiêu chí tính điểm;
− Các trường hợp khác theo quy định của tổ chức hải quan;
− Trên cơ sở xem xét đề xuất phân luồng kiểm tra hồ sơ của các đơn
vị nghiệp vụ trong ngành;
− Đối với các thương nhân đặc biệt;
− Đối với lô hàng của các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan
10
b) Luồng vàng: Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi
thông quan hàng hóa khi đáp ứng một trong các trường hợp sau:
− Luật quy định phải kiểm tra hồ sơ hải quan;
− Các khai hải quan bị đánh giá có mức độ rủi ro trung bình trên cơ
sở kết hợp giữa tiêu chí tính điểm và tiêu chí lựa chọn;
− Các trường hợp do Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan và Chi
Cục trưởng quyết định phân luồng kiểm tra hồ sơ hải quan;
− Trên cơ sở xem xét đề xuất phân luồng kiểm tra hồ sơ hải quan
của các đơn vị nghiệp vụ trong ngành;
− Theo tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên phân luồng kiểm tra thực tế
hàng hóa,
c) Luồng đỏ: Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực
tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa khi đáp ứng một trong các
trường hợp:
− Luật, quy định phải kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa;
− Các khai hải quan bị đánh giá có mức độ rủi ro cao trên cơ sở kết
hợp giữa tiêu chí tính điểm và tiêu chí lựa chọn;
− Các trường hợp khác theo quy định của Tổng Cục trưởng Tổng
Cục Hải quan và Chi cục trưởng phải phân luồng kiểm tra hồ sơ
và kiểm tra thực tế hàng hóa;
− Trên cơ sở xem xét đề xuất phân luồng kiểm tra hồ sơ và kiểm tra
thực tế hàng hóa của các đơn vị nghiệp vụ trong ngành;
− Theo tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên phân luồng kiểm tra hồ sơ và
kiểm tra thực tế hàng hóa
Gửi thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử cho doanh nghiệp
2.2.2. Thông quan hàng hóa
2.2.2.1. Trường hợp chấp nhận thông tin khai hải quan điện tư và thông quan (Luồng
Xanh).
Công chức Hải quan thực hiện:
− Tiếp nhận tờ khai in do doanh nghiệp xuất trình;
− Kiểm tra tiêu chí đã được thông quan của hàng hóa trên hệ thống xử lý dữ liệu
hải quan điện tử;
− Đối chiếu tờ khai in do DN xuất trình với thông tin khai điện tử trên hệ thống;
11
− Xác nhận đã thông quan điện tử đối với hàng xuất, nhập khẩu; in; ký, đóng dấu
nghiệp vụ ”Đã thông quan điện tử”;
− Cập nhật kết quả đã xác nhận vào hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử;
− Huỷ việc xác nhận thực xuất trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử đối với
hàng hóa đã được xác nhận thực xuất nhưng không xuất khẩu.
2.2.2.2. Trường hợp kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan (Luồng Vàng).
Công chức Hải quan kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do doanh
nghiệp nộp, xuất trình hồ sơ giấy tuỳ theo từng trường hợp về chính sách mặt hàng,
chính sách thuế, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, xuất xứ hàng hóa; nhập kết quả kiểm
tra vào hệ thống; in Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy HQ/2005-PKG:
− Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, chấp nhận thông quan cho lô hàng;
− Nếu hồ sơ không phù hợp theo yêu cầu của công chức Hải quan thì thông báo
gửi trả lại cho doanh nghiệp
2.2.2.3. Trường hợp kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế
hàng hóa (Luồng Đỏ).
Công chức Hải quan kiểm tra các chứng từ do DN xuất trình theo yêu cầu về
chính sách mặt hàng, chính sách thuế, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, xuất xứ hàng
hóa; nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống; in Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy
và cùng đại diện doanh nghiệp ký xác nhận; giao tờ khai in cùng chứng từ giấy thuộc
hồ sơ hải quan cho doanh nghiệp để mang đến Chi cục Hải quan thực hiện việc kiểm
tra thực tế hàng hóa.
Công chức hải quan tại Chi cục hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa
bao gồm:
− Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa;
− Kiểm tra về lượng hàng hóa;
− Kiểm tra về chất lượng hàng hóa (bao gồm cả kiểm tra an toàn thực phẩm và
kiểm dịch);
− Kiểm tra xuất xứ hàng hóa
Sau đó Đội trưởng Đội thông quan Chi cục Hải quan điện tử phê duyệt kết quả
kiểm tra và quyết định thông quan trên hệ thống.
Trường hợp hàng hóa được thông quan thì thực hiện tiếp công việc. Trường hợp
phát hiện có vi phạm pháp luật hải quan thì xử lý theo quy định hiện hành.
12
2.2.3. Thu thuế, lệ phí
Cơ quan hải quan thu lệ phí hải quan và các loại phí thu hộ các hiệp hội, tổ chức
đối với các lô hàng đã thông quan tháng trước từ ngày 1 đến ngày 10 tháng sau.
Đối với tổng số thuế được xác định theo các luật về chính sách thuế cho một tờ
khai xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không quá 50.000 (năm mươi ngàn) đồng thì
không phải nộp thuế.
Cơ quan hải quan không thu hoặc không hoàn đối với các trường hợp điều chỉnh
thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế mà số tiền phải thu hoặc phải hoàn
cho một tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không quá năm mươi ngàn đồng.
Cơ quan hải quan phát hành biên lai thu thuế, lệ phí theo trong trường hợp thuế,
lệ phí nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan.
2.2.4. Quản lý hoàn chỉnh hồ sơ
Đối với những lô hàng đã được cơ quan hải quan chấp nhận thông tin khai tờ
khai hải quan điện tử và cho phép “Thông quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng hóa
về bảo quản” với điều kiện phải xuất trình, nộp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa hoặc chứng từ chứng minh hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu về quản lý chuyên ngành,
chứng từ chứng minh hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, được miễn, giảm
thuế hoặc bảo lãnh số thuế phải nộp, chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế trước khi xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan”.
Tổ chức thực hiện: Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử bố
trí công chức kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ hải quan điện tử ngay khi người khai hải quan
xuất trình. Công chức được giao nhiệm vụ căn cứ thông tin tờ khai hải quan điện tử
trên Hệ thống, tờ khai hải quan điện tử in, các chứng từ do Hệ thống đã yêu cầu phải
nộp/xuất trình để thực hiện kiểm tra. Nội dung kiểm tra thực hiện trong phạm vi các
chứng từ do hệ thống yêu cầu.
Xử lý kết quả kiểm tra:
− Kết quả kiểm tra phù hợp thì xác nhận một trong các quyết định “Thông quan”,
“Giải phóng hàng”, “Đưa hàng hóa về bảo quản” trên tờ khai hải quan điện tử in
của người khai, chụp 01 bản tờ khai lưu cùng chứng từ do người khai nộp (nếu
có);
13
− Trường hợp nghi ngờ lô hàng vi phạm các quy định về quản lý thuế, hải quan,
chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thì công chức thừa hành thông qua Hệ thống chuyển thông tin cụ thể về dấu
hiệu, nội dung nghi ngờ cho các bộ phận, đơn vị làm công tác quản lý rủi ro,
điều tra chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan của Chi cục, Cục để tiến hành
các biện pháp nghiệp vụ tiếp theo;
− Trường hợp phát hiện hoặc có đủ cơ sở xác định lô hàng vi phạm các quy định
về quản lý thuế, hải quan, chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, công chức thừa hành thông qua Hệ thống đề xuất
lãnh đạo Chi cục can thiệp đột xuất đối với lô hàng.
Đối với các lô hàng đã được “Thông quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về
bảo quản”, “Cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu” mà còn nợ các
chứng từ được phép chậm nộp thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn chưa hoàn tất thủ tục
hải quan: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan điện tử bố trí công chức theo
dõi và quản lý, đôn đốc để hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công
chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn tất hồ sơ. Công chức quản lý hoàn tất hồ sơ
kiểm tra việc hoàn chỉnh của hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ thống.
2.2.5. Phúc tập hồ sơ
Nội dung phúc tập hồ sơ hải quan điện tử thực hiện theo hướng dẫn do Chi cục
Hải quan yêu cầu. Riêng đối với hồ sơ của các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện
“luồng xanh” thì thực hiện như sau:
− Việc kiểm tra phúc tập những hồ sơ do hệ thống lựa chọn và cảnh báo phải được
thực hiện ngay trong ngày đăng ký tờ khai. Những trường hợp còn lại phải được
ưu tiên phúc tập trong thời gian sớm nhất. Kết quả kiểm tra phù hợp thì chuyển
đến các khâu nghiệp vụ tiếp theo. Trường hợp công chức phát hiện thấy lô hàng
có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật hiện hành thì liên hệ bằng điện thoại
thông báo, trao đổi với hải quan khu vực giám sát hàng hóa để xác định lô hàng
còn trong khu vực giám sát hải quan hay đã ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
14
− Trường hợp lô hàng chưa ra khỏi khu vực giám sát: Đề xuất lãnh đạo Chi cục
dừng thông quan thông qua chức năng can thiệp đột xuất trên Hệ thống, đồng
thời lập Thông báo dừng thông quan và fax ngay đến HQ giám sát và người
khai hải quan;
− Trường hợp lô hàng đã ra khỏi khu vực giám sát: Chuyển thông tin về đơn vị
chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về quản lý rủi ro, điều tra chống buôn lậu,
Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố để thực
hiện các bước nghiệp vụ tiếp theo.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH HQĐT
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CƯA KHẨU CẢNG ĐÌNH VU
THUỘC CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
3.1. Giới thiệu về Chi cục Hải quan cưa khẩu cảng Đình Vu
3.1.1. Lịch sư hình thành và phát triển
Cục Hải quan Hải Phòng được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số
137/TTg ngày 01/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Để triển khai Quyết định
149/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 về triển khai thủ tục hải quan điện tử, căn cứ vào
tình hình thực tế của ngành cũng như cân nhắc tính thận trọng trong khâu triển khai
nhằm đảm bảo đạt hiệu quả triển khai công việc ở mức cao nhất, lãnh đạo Bộ Tài
Chính, lãnh đạo Tổng Cục Hải quan đã quyết định thành lập Chi cục Hải quan điện tử
nay là Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đình Vũ thuộc Cục Hải Phòng, một trong
những Cục hải quan có số thu lớn nhất trong ngành, đồng thời có cơ sở hạ tầng thuận
lợi cho việc triển khai.
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ được thành lập vào ngày 25/07/2005.
Trong những năm vừa qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ luôn là một trong
15