Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.73 KB, 56 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
đối chiếu số liệu khi cần thiết. Số máy tính trong phòng đủ cho mỗi nhân viên phụ
trách 1 máy để thực hiện công việc của mình.
3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân.
Bên cạnh những ưu điểm đã trình bày ở trên hiện nay công tác kế toán của
công ty còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Thứ nhất: Do công ty có nhiều chi nhánh trên các địa bàn khác nhau của
tỉnh Ninh Bình nên việc tập hợp chứng từ còn chậm, tốn nhiều thời gian và báo cáo
không đồng đều gây khó khăn trong việc kế toán tổng hợp, lên báo cáo của kế toán
tổng hợp làm cho việc nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cho Ban
lãnh đạo Công ty bị chậm trễ, bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh.
- Thứ hai: Do hàng hoá của công ty là những sản phẩm công nghệ cao,
nhiều chi tiết, linh kiện điện tử đa dạng và cần có những điều kiện bảo quản tốt nên
chi phí bỏ ra để bảo quản những sản phẩm này là tương đối lớn mà công tác phân
bổ các chi phí này tại công ty chưa được cụ thể rõ ràng dẫn đến việc hạch toán xác
định kết quả kinh doanh trở nên phức tạp hơn.
- Thứ ba: Hiện tại, tất cả chi phí lương nhân viên của công ty đều được đưa
vào Nợ TK 6412, nhưng thực chất bộ phận triển khai và chăm sóc khách hàng là hai
bộ phận trực tiếp thực hiện hợp đồng. Thực tế các hợp đồng sau khi phòng kinh
doanh thoả thuận và ký kết hợp đồng xong sẽ chuyển ngay cho bộ phận chăm sóc
khách hàng và triển khai. Khi triển khai xong hai bên ký kết biên bản nghiệm thu và
xuất hoá đơn. Qua công việc của từng bộ phận này cho thấy nhiệm vụ của họ là
thực hiện các công việc trong quá trình cung cấp dịch vụ nhằm mục đích thoả mãn
nhu cầu của khách hàng sau đó ký nghiệm thu và xuất hoá đơn lúc này dịch vụ cung
cấp mới được ghi nhận doanh thu. Đo đó việc kế toán phản ánh toàn bộ chi phí
lương nhân viên của công ty vào bên Nợ TK 6412 là chưa phù hợp với quy định kế
toán và chưa phản ánh đúng nội dung kinh tế phát sinh.
- Thứ tư: Công ty không trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Vì lĩnh vực
kinh doanh chính của công ty là phân phối sản phẩm và có mở sổ kế toán công nợ
cho hàng trăm công ty khác nhau. Vì vậy khi khách hàng nhận hàng xong thường
nợ lại công ty một phần nên công ty luôn tồn tại một số lượng lớn các khoản nợ
phải thu nhưng công ty lại không tiến hành trích lập các khoản dự phòng phải thu
SV: Nguyễn Thanh Phương
30
Lớp: K7-HK1D2
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
khó đòi. Điều này dễ dẫn đến việc công ty sẽ rơi vào tình trạng bị động khi quay
vòng vốn và dẫn đến các rủi ro cho công ty. Từ đó ảnh hưởng đến công tác xác định
kết quả kinh doanh tại công ty.
- Thứ năm: Công ty không thực hiện các chính sách chiết khấu, giảm giá đối
với hàng hóa, do đó công ty không sử dụng tài khoản giảm trừ doanh thu 521. Tuy
nhiên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để cạnh tranh, các
doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều đưa ra rất nhiều chính sách khuyến khích và
thu hút khách hàng và do đó, việc công ty không có các hình thức chiết khấu, giảm
giá có thể làm giảm số lượng khách hàng và giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
3.2. Các đề xuất, kiến nghị về công tác kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH thương mại – kỹ thuật và phát triển công nghệ tin học Hải Sơn.
Hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán kết quả kinh doanh
nói riêng tại công ty là rất cần thiết, điều này phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh
tranh ngày càng gay gắt của thị trường đồng thời để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
không ngừng của công ty,đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản trị doanh nghiệp
trong công tác quản lý.
Trên cơ sở những mặt còn tồn tại trong công tác kế toán kết quả kinh doanh
như đã trình bày ở trên cùng với những kiến thức đã học ở trường và thời gian tìm
hiểu thực tế ở công ty TNHH thương mại – kỹ thuật và phát triển công nghệ tin học
Hải Sơn, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần
hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty.
- Thứ nhất: Thống nhất thời gian nộp báo cáo, chứng từ kế toán của các
nhân viên bán hàng tại các chi nhánh
Công ty cần có quy định thống nhất việc nộp báo các và các chứng từ kế toán
của các chi nhánh về phòng kế toán. Theo em có thể là một tuần báo cáo một lần để
giúp kế toán có được những thông tin kịp thời và chính xác, giúp cho Ban lãnh đạo
công ty đưa ra những quyết định sáng suốt trong thời gian ngắn nhất và không bị bỏ
lỡ những cơ hội kinh doanh cũng như tránh được những rủi ro không đáng có.
- Thứ 2: Cần phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tồn kho
Công ty cần phân bổ chi phí bán hàng cho số hàng hoá còn tồn trong kho của
công ty. Theo chế độ kế toán hiện hành quy định thì khi số lượng hàng tồn kho giữa
SV: Nguyễn Thanh Phương
31
Lớp: K7-HK1D2
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
các kỳ có số lượng biến động lớn, liên quan đến những hàng tồn kho, các khoản chi
phí phát sinh lớn cần phải được phân bổ cho lượng hàng hoá tồn kho và hàng bán ra
nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi so sánh giữa thu nhập và chi phí kinh doanh
để xác định chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Việc phân bổ chi phí bán hàng cho hàng còn tồn trong kho có thể được thực
hiện theo công thức:
CPBH cần
phân bổ cho
=
hàng còn lại
CPBH cần phân
CPBH cần phân bổ
+
bổ còn đầu kỳ
Trị giá hàng
xuất bán trong
phát sinh trong kỳ
X
Trị giá hàng còn lại
+
Trị giá
hàng còn
cuối kỳ
cuối kỳ
kỳ
(Trong đó: trị giá hàng phải được tính theo cùng một loại giá)
Từ đó, xác định phần chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ
theo công thức sau:
CPBH phân bổ
CPBH phân bổ
cho hàng đã
= cho hàng còn lại +
bán trong kỳ
đầu kỳ
Kế toán hạch toán như sau:
CPBH phát
sinh trong kỳ
CPBH phân bổ
cho hàng còn lại
cuối kỳ
-
- Khi phát sinh chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK242 – Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 111, 112,331.....
- Định kỳ phân bổ vào chi phí bán hàng:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
- Thứ 3: Hoàn thiện việc hạch toán chi phí lương nhân viên
Để hoàn thiện việc hạch toán chi phí lương nhân viên theo em công ty nên
đưa chi phí lương của bộ phận chăm sóc khách hàng và triển khai vào chi phí bán
hàng mới đảm bảo được nguyên tắc phù hợp trong quy định của VAS 01. Do đó kế
toán cần phải chỉnh sửa lại nội dung hạch toán hai bộ phận này cho hợp lý
Kế toán nên chi tiết TK 6411 ra thành từng phòng ban có thể chi tiết như sau:
+ TK 64111: chi phí nhân viên văn phòng
+ TK 64112: chi phí nhân viên chăm sóc khách hàng
+ TK 64113: chi phí nhân viên triển khai
SV: Nguyễn Thanh Phương
32
Lớp: K7-HK1D2
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Việc chi tiết tài khoản như thế này rất hữu ích cho việc quản lý công ty nói
chung và của từng bộ phận nói riêng.
Hàng tháng khi hạch toán chi phí bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận
triển khai, kế toán ghi:
Nợ TK 64112
Nợ TK 64113
Có TK 3341
Khi chuyển lương cho nhân viên qua ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 3341
Có TK 112
Cuối kỳ khi thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh của TK 641 sang
TK 911, khi đó kế toán ghi:
Nợ TK 911
Có TK 641
- Thứ 4: Công ty nên thực hiện trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi
để giúp công ty chủ động trong công tác thanh toán cũng như công tác tài chính của
công ty. Khoản dự phòng này sẽ đươc phản ánh vào TK139-Dự phòng phải thu khó
đòi và theo dõi chi tiết cho từng khoản nợ,từng khách hàng.
Để ghi nhận khoản nợ phải thu khó đòi, thường kế toán thực hiện bằng cách
chờ đợi xem khoản nào sẽ không được thanh toán hoặc ước lượng đến hiện tại tỷ lệ
khoản nợ không thu hồi được là bao nhiêu. Có hai phương pháp là phương pháp
trực tiếp và phương pháp ước tính (phân bổ).
Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo Thông tư 107 ngày 31 /12/2001 và
được sửa đổi bổ sung trong Thông tư 89 ngày 9/10/2002, cụ thể:
Cuối niên độ kế toán, DN căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là
chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), xác định số dự phòng phải thu khó đòi
cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư
của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng
hết, số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý DN
Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
SV: Nguyễn Thanh Phương
33
Lớp: K7-HK1D2
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của
khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết,
số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642- Chi phí quản lý DN
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì
được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản phải thu khó đòi phải theo chế độ tài chính
hiện hành. Căn cứ vào quyết định về xoá bỏ các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý DN (nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác
Đồng thời, ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (tài khoản ngoài
bảng cân đối kế toán)
- Thứ 5: Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh càng gay gắt thì việc thực
hiện các giải pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá làm tăng kết quả kinh doanh
của công ty là hết sức cần thiết. Trong đó có thể dùng biện pháp như chiết khấu
thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng khi có
giải pháp dành cho khách hàng khi mua hàng với số lượng lớn. Chiết khấu mua
hàng với số lượng lớn.Công ty cần lưu ý tới vấn đề này để có thể thu hút khách
ngày càng nhiều hơn và đưa ra một số ưu đãi cho khách hàng.Có như vậy doanh thu
cũng sẽ cao hơn và có nhiều bạn hàng hơn để công ty có thể đạt được nguyện vọng
là mở rộng thị trường.
3.3. Điều kiện thực hiện.
3.3.1. Điều kiện về phía Nhà nước
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ
mô của nhà Nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa nên các đơn vị kinh doanh
được quyền tự chủ về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong tiến trình
hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới thì Nhà nước, các Bộ, các
Ngành phải có các biện pháp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị
trường. Do đó, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang
SV: Nguyễn Thanh Phương
34
Lớp: K7-HK1D2
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
pháp lí bình đẳng giúp các công ty được cạnh tranh công bằng với nhau, thuận tiện
cho các công ty.
Bên cạnh đó, Nhà Nước cần phải sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô một
cách có hiệu quả nhất, ban hành một số cơ chế kiểm soát , chính sách hỗ trợ về Vốn,
Thuế, Trợ giá phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện được nhiệm vụ
chính trị xã hội nhưng không bị thua lỗ kéo dài.
3.3.2. Điều kiện về phía Công ty
+ Đối với công tác tổ chức bộ máy quản lý cần có các thay đổi thích hợp
đồng bộ với các chính sách và phù hợp với các định hướng, mục tiêu chung của
Tổng công ty đề ra. Luôn tìm cách giảm các chi phí thuộc về hệ thống quản lý bằng
cách xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, đúng chức năng, phân
định trách nhiệm chuyên môn rõ ràng.
+ Công ty nên xem xét, bố trí nguồn lao động cho phù hợp, sắp xếp, bố trí
công việc cho phù hợp với khả năng của từng nhân viên để họ phát huy được tiềm
năng sáng tạo của mình góp phần nâng cao hiệu quả công tác xác định kết quả.
+ Cần tổ chức đào tạo bổ sung kiến thức cho đội ngũ lao động, những chính
sách nhà nước thay đổi theo thời gian, cần có kiến thức kịp thời để tránh những hiểu
biết sai lệch, ngoài ra còn chú trọng đến việc hướng dẫn nhân viên sử dụng các thiết
bị máy móc tinh vi như máy vi tính, các phần mềm…
+ Có các biện pháp kinh tế nhằm giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích
tập thể, khuyến khích mọi thành viên trong công ty hoàn thành công việc của mình
hiệu quả nhất. Bằng các hình thức khuyến khích vật chất thông qua tiền lương, tiền
thưởng, quà cáp…
+ Kế toán xác địch kết quả kinh doanh, cũng như kế toán trong doanh nghiệp
luôn luôn phải phấn đấu, tìm ra những biện pháp để giảm bớt khối lượng công việc,
phải cung cấp các thông tin kế toán một cách kịp thời và chính xác.
+ Trong thời gian tới Công ty cần nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, bắt kịp
với xu thế phát triển của khoa học, kỹ thuật, mua sắm những thiết bị mới. Quan tâm
tới việc xây dựng trang web của công ty để quảng bá hình ảnh và tạo niềm tin với
khách hàng .
Trong trường hợp nào cũng phải tăng cường quản lí, giám sát thì mới đạt
hiệu quả cao.
SV: Nguyễn Thanh Phương
35
Lớp: K7-HK1D2
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt đối với các doanh nghiệp
thương mại, tổ chức tốt quá trình mua - bán – lưu chuyển hàng hoá là điều kiện
quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy kế toán bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Công ty TNHH thương mại – kỹ thuật và phát triển công nghệ tin học Hải Sơn
là một doanh nghiệp tuy tuổi đời còn trẻ nhưng cũng đã tạo được chỗ đứng trên thị
trường công nghệ điện tử, tin học ở nước ta. Có được thành công đó là nhờ vào sự cố
gắng, nỗ lực của toán bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là đội ngũ kế
toán đã từng bước hoàn thiện mình, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Trong thời gian thực tập, kết hợp kiến thức được tranh bị trong nhà trường
với tình hình thực tế tại công ty, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề kế toán
bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.Từ thực tế của công ty đã bổ
sung cho em thêm nhiều kiến thức thực tiễn mà trong nhà trường em chưa được
học, đồng thời em cũng mạnh dạn đưa ra những vấn đề còn bất cập trong công tác
kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.trên cơ sở đánh giá
những ưu, nhược điểm em có đưa ra một số ý kiến với nguyện vọng để công ty
tham khảo nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại ccông ty.Tuy rằng những ý kiến
của em được đưa ra dưới góc nhìn là 1 sinh viên nhưng em hy vọng rằng nó sẽ được
công ty xem xét. Do quá trình nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tế và trình độ bản
thân còn nhiều hạn chế nên khoá luận của em không tránh khỏi những sai sót. Em
rất mong sự góp ý của các thầy cô, các cán bộ kế toán của công ty để khoá luận tốt
nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy giáo
Th.s Trần Mạnh Tường, các thầy cô trong trường và các anh chị phòng kế toán công
ty TNHH thương mại – kỹ thuật và phát triển công nghệ tin học Hải Sơn đã giúp em
hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Phương
SV: Nguyễn Thanh Phương
Lớp: K7-HK1D2
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (2001 – 2006), Bộ Tài chính, NXB Tài chính
2008
2. Các chuẩn mực kế toán quốc tế, Hennie Van Greuning & Marius Koen, NXB
Chính trị quốc gia 2002.
3. Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyết định 15/QĐ – BTC, Bộ Tài chính ban hành
ngày 20.3.2006, NXB Lao động xã hội năm 2006
4. Giáo trình kế toán tài chính, TS.Nguyễn Tuấn Duy, TS.Đặng Thị Hòa, ĐHTM,
NXB Thống Kê 2010
5. Giáo trình kế toán tài chính, Đại học kinh tế TP.HCM, NXB GTVT 2008
6. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, Đại học Thương mại, NXB Giáo dục
Việt Nam 2009
7. Giáo trình Kế toán quản trị, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê 2006.
8. Kế toán doanh nghiệp, Học viện Tài chính, NXb thống kê 2004.
9. Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ – BTC ngày
14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Võ Văn Nhị, NXB Lao động Xã hội
2006.
10. Kế toán quản trị, TS. Huỳnh Lợi, Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB GTVT 2009,
trang 151
11. Kế toán tài chính, PGS.TS Võ Văn Nhị, NXB Tài chính năm 2005
12. Kế toán tài chính – TS. Nguyễn Phú Giang, NXB Tài chính 2008
13. Một số khóa luận về đề tài kế toán kết quả kinh doanh của các năm 2010 –
2011, Trường Đại học Thương Mại
14. Website
http://www.webketoan.vn
http://tailieu.vn
PHỤ LỤC
SV: Nguyễn Thanh Phương
Lớp: K7-HK1D2
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Phụ lục số 01
Mẫu số: 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính)
Đơn vị: Công ty TNHH TM – KT và PT
CNTH Hải Sơn
Địa chỉ: Số 9, số 10, Phạm Hồng Thái,
phường Vân Giang, TP NB
Số: 236
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 18 tháng 12 năm 2011
Nợ TK: 632
Có TK: 156
Họ tên người mua hàng: Công ty Thanh Bình
Địa chỉ: số 25, phường Bích Đào, Thành phố Ninh Bình
Lý do xuất kho: Xuất bán
Xuất tại kho: Công ty TNHH TM – KT và phát triển CNTH Hải Sơn
Số Tên nhãn hiệu, quy Mã Đơn
Số lượng
TT cách, phẩm chất vật số
vị
Yêu
Thực
cầu
xuất
A
B
C
D
1
2
3
01 MT CMS X – Media
3
3
MG156E
Cộng
x
x
3
3
4
x
Tổng số tiền (Viết bằng
chữ): ..........................................................................................
Số chứng từ kèm
theo: .....................................................................................................
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Xuất ngày 18 tháng 12 năm 2011
Thủ kho
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Phụ lục số 02
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Mẫu 01 (GTKT – 3LL)
SV: Nguyễn Thanh Phương
Lớp: K7-HK1D2