1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

Chương 3. VỊ TRÍ, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 126 trang )


Chƣơng 3. VỊ TRÍ, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH

LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ SINH VIÊN

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG

3.1. Vị trí việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên

Chất lƣợng HĐGD của đội ngũ GV là một trong những yếu tố quan trọng

có ý nghĩa quyết định và liên quan toàn diện tới việc cải tiến chất lƣợng giáo

dục ĐH. Vì vậy, việc đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lƣợng HĐGD

đang là yêu cầu đặt ra cho các trƣờng đại học. “Điều này lại càng trở nên

quan trọng và thiết thực đối với trƣờng ĐH dân lập Văn Lang. So với các

trƣờng đại học công lập, Văn Lang có những đặc điểm riêng, trong đó lực

lƣợng giảng viên thỉnh giảng tƣơng đối đông là đặc điểm điển hình. Điều này

có những thuận lợi là cho phép nhà trƣờng có nhiều chọn lựa trong việc mời

GV và dễ dàng mời GV khác khi cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm

thế nào để quản lý, đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lƣợng HĐGD, đặc

biệt là đối với lực lƣợng lớn GV không phải là cơ hữu của trƣờng – TS

Nguyễn Dũng, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cho biết”. Ảnh hƣởng đến việc cải

tiến chất lƣợng HĐGD của GV, có những yếu tố khác nhau nhƣ: Sự tích lũy

kinh nghiệm chuyên môn; sự ý thức về nghề nghiệp, vai trò, nhiệm vụ của

ngƣời GV; Sự trƣởng thành qua quá trình đào tạo, bồi dƣỡng…. “Đến với

Văn Lang GV phải thực hiện theo những quy định, yêu cầu của Văn Lang.

Điều này đã đƣợc quy định rõ trong hợp đồng giảng dạy và nội dung phiếu

LYKPH từ SV. Vì vậy để cảnh báo và nhắc nhở GV, ngay từ lần đầu tiên

thực hiện cho tới nay nhà trƣờng luôn thông báo trƣớc cho GV biết về chủ

trƣơng và nội dung LYKPH từ SV. Đây là biện pháp bắt buộc GV phải làm

tốt nhiệm vụ của mình nếu muốn đƣợc nhà trƣờng tiếp tục mời giảng dạy.

Việc LYKPH từ SV đã đƣợc nhà trƣờng bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm

2004 đối với cả GV cơ hữu và GV thỉnh giảng. Từ đó đến nay, việc này đã



-46-



đƣợc thực hiện định kỳ, trên phạm vi toàn trƣờng và coi đây là biện pháp

quan trọng nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạo – Theo TS Nguyễn Dũng”.

Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của GV và SV đã thay đổi

rất nhiều, mối quan hệ hợp tác giữa GV và SV đƣợc chú trọng nhiều hơn. SV

có xu hƣớng tích cực là những ngƣời tham gia vào quá trình dạy-học hơn là

những ngƣời tiếp thu kiến thức một cách thụ động [21, tr66]. Vì vậy, nhằm

phát huy cao nhất năng lực của ngƣời học, làm phát triển tối đa năng lực tự

học, tự nghiên cứu, năng lực tƣ duy, sáng tạo, trí thông minh của ngƣời học,

dạy học hiện đại “lấy ngƣời học làm trung tâm” (learner-centered) từ lâu đã

đƣợc áp dụng rộng rãi ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Tại Việt Nam, việc sử dụng các PPGD tích cực theo triết lý “lấy ngƣời học

làm trung tâm” là yêu cầu từ lâu đã đƣợc đặt ra. Tuy nhiên việc lấy ngƣời học

làm trung tâm trong quá trình dạy học vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh

hƣởng của lối dạy học truyền thống nặng về lý thuyết, mang tính kinh viện.

Theo TS Nguyễn Dũng: “Hiện nay, để áp dụng triết lý dạy học hiện đại, đối

với giáo dục nƣớc ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Lấy ý kiến ngƣời học về

HĐGD của GV chính là một trong những việc đó. Đây là điều không thể chối

cãi nhằm thực hiện triết lý lấy ngƣời học làm trung tâm”. Dạy học hiện đại

“lấy ngƣời học làm trung tâm” và sử dụng “phƣơng pháp tích cực” là phƣơng

pháp hƣớng tới ngƣời học, khai thác tiềm năng trí tuệ của ngƣời học, phát

huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của họ. Đó là con đƣờng để nâng cao chất

lƣợng dạy học [28, tr114]. Chính vì vậy, trong chính sách đảm bảo và nâng

cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, việc lấy ý kiến ngƣời học về HĐGD

của GV đã đƣợc xác định là một trong những việc phải làm và không thể chối

cãi. Chuyên mục Đảm chất lƣợng, Nội san Khoa học & Đào tạo, số 8,

12/2009 của trƣờng ĐHDLVăn Lang đã khẳng định: Đối với việc lấy ý kiến

ngƣời học, trƣờng đã đƣa vào kế hoạch khảo sát từng học kỳ, đã xây dựng



-47-



thành quy trình cụ thể để khảo sát về nội dung giảng dạy của môn học, về

PPKT-ĐG về PPGD của GV…[ Nội san Khoa học & Đào tạo, số 8, 12/2009,

tr30].

Dạy học là hoạt động phối hợp giữa hai chủ thể là giáo viên và học sinh.

Giáo viên là chủ thể của HĐGD. Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập chủ thể có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và rèn

luyện nhân cách [28, tr53-55]. Theo TS Nguyễn Dũng: “Nhằm kích thích tính

chủ động, sáng tạo của SV đòi hỏi cần phải quan tâm và tạo điều kiện cho SV

đƣa ra ý kiến phản hồi. Họ có quyền phản hồi lại chất lƣợng giảng dạy của

GV là tốt hay không tốt. Điều này đảm bảo thông tin hai chiều trong hoạt

động dạy học giữa GV và SV đƣợc thực hiện. Đây cũng là một trong những

biểu hiện cụ thể của dạy học hiện đại lấy ngƣời học làm trung tâm.”

Trong bất kỳ thời đại nào, đội ngũ giáo viên luôn là lực lƣợng có vai trò

đặc biệt quan trọng, là ngƣời quyết định chất lƣợng giáo dục [28, tr54]. Điều

15 luật giáo dục cũng đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong

việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục”. Vì vậy trong vấn đề xây dựng đội ngũ,

đòi hỏi nhà quản lý phải có sự giám sát, có thông tin phản hồi về chất lƣợng

giảng dạy của đội ngũ GV. Theo TS Nguyễn Dũng: “Chất lƣợng giảng dạy

của đội ngũ GV nhƣ thế nào thì nhà quản lý phải biết. Điều này lại càng trở

nên thực tế và cần thiết đối với trƣờng ĐHDLVăn Lang, khi nhà trƣờng rất

quan tâm tới chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GV đang đóng góp vào công

tác giảng dạy tại trƣờng, đặc biệt là đội ngũ GV thỉnh giảng – một lực lƣợng

quan trọng đang cùng với đội ngũ GV cơ hữu tạo nên những giá trị chung

cho trƣờng.”

Đào tạo theo Tín chỉ là xu thế. Trƣờng ĐHDLVăn Lang tiếp tục các bƣớc

tích cực chuẩn bị chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Chuyên mục Đảm

chất lƣợng, Nội san Khoa học & Đào tạo, số 8, 12/2009 của trƣờng đã nêu rõ:



-48-



“… Đã xác định khâu then chốt cần chuẩn bị là đội ngũ GV. Chỉ có thể đào

tạo theo tín chỉ tốt nếu GV thông suốt về nhận thức, thành thạo về kỹ năng và

đầu tƣ đúng mức cho khâu soạn đề cƣơng chi tiết, thiết kế cách dạy học thực

sự lấy ngƣời học làm trung tâm, đồng thời, GV phải thay đổi cơ bản kỹ năng

đánh giá trong quá trình dạy học…[Nội san Khoa học & Đào tạo, số 8,

12/2009, tr30]. Nhƣ vậy, để chuẩn bị chuyển sang đào tạo theo học chế tín

chỉ, việc lấy ý kiến ngƣời học về HĐGD của GV là một trong những việc cần

thiết phải làm, nhằm chuẩn bị đội ngũ giáo viên – một khâu then chốt nhƣ đã

xác định.

Tiểu kết: Nhƣ vậy, việc LYKPH từ SV về HĐGD của GV đã đƣợc

trƣờng ĐH Văn Lang tiến hành đều đặn, bền bỉ trong nhiều năm liên tục và

coi đây là biện pháp quan trọng để đảm bảo chất lƣợng đào tạo. GV tham gia

giảng dạy ở đây cũng vì cách làm này mà bắt buộc phải làm tốt nhiệm vụ của

mình nếu muốn đƣợc nhà trƣờng tiếp tục mời giảng dạy. Để đảm bảo, nâng

cao chất lƣợng đào tạo, và để chuẩn bị chuyển sang đào tạo theo học chế tín

chỉ, nhà trƣờng đã xác định đội ngũ GV là một khâu then chốt. Vì vậy, việc

nắm bắt và đánh giá đƣợc chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GV, đặc biệt là

đối với lực lƣợng GV thỉnh giảng là một yêu cầu thực tế. Trong đó, LYKPH

từ SV là một trong những việc phải làm, và cũng là để cụ hóa triết lý dạy học

hiện đại “lấy ngƣời học làm trung tâm”. Đây còn là quyền lợi chính đáng của

ngƣời học, vừa để khuyến khích tính tích cực, năng động và sáng tạo của họ.

Đúng nhƣ TS Nguyễn Dũng - Hiệu trƣởng trƣờng ĐHDLVăn Lang cho biết:

“LYKPH từ SV về HĐGD của GV là hoạt động rất quan trọng đối với

trƣờng, vì vậy trong 6 năm qua, từ tháng 9 năm 2004 đến nay, nhà trƣờng đã

thực hiện việc này một cách nghiêm túc. Ý kiến phản hồi của SV đã và sẽ là

một trong những kênh thông tin quan trọng trong chính sách quản lý nhằm

đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng”.



-49-



3.2. Nội dung và phƣơng pháp tính điểm của phiếu lấy ý kiến phản hồi

3.2.1. Nội dung phiếu lấy ý kiến phản hồi

Tại trƣờng ĐHDLVăn Lang, từ tháng 9 năm 2004 đến nay, việc

LYKPH từ SV về HĐGD của GV đã đƣợc thực hiện định kỳ, trên phạm vi

toàn trƣờng. SV đƣa ra ý kiến phản hồi bằng việc điền thông tin vào mẫu

phiếu chuẩn do nhà trƣờng phát ra. Mẫu phiếu chuẩn này gồm 19 câu hỏi, vì

vậy còn có tên gọi khác là Phiếu 19. Nội dung của phiếu 19 tập trung vào các

vấn đề liên quan tới HĐGD của GV, bao gồm:

1. GV giải thích rõ đề cƣơng

2. Duy trì đề cƣơng

3. Tài liệu tham khảo bổ sung cho môn học

4. Tài liệu GV phát trƣớc cho lớp

5. Giảng dễ hiểu

6. Cho nhiều ví dụ

7. Lớp học sinh động

8. Giúp SV khái quát nội dung môn học

9. Phản hồi, giao tiếp với SV

10. Sử dụng hiệu quả thiết bị kỹ thuật

11. Có tín nhiệm: tôn trọng kỷ cƣơng, tác phong, cƣ xử…

12. Nhiệt tình trong giảng dạy

13. Bài tập về nhà rõ ràng

14. Bài tập thực sự tạo động lực cho SV học tập

15. Có nhiều biện pháp khuyến khích SV tự học

16. Sửa bài tập về nhà trên lớp

17. Sửa vào bài làm của SV

18. Đề thi sát chƣơng trình

19. Có đáp án cho đề thi giữa kỳ



-50-



Các câu hỏi trên đƣợc chia theo ba nhóm nội dung chính là: Chuẩn bị đề

cƣơng; PPGD và PPKT-ĐG, cụ thể là:

Nhóm nội

dung

NHÓM 1

Chuẩn bị

đề cƣơng



NHÓM 2

Phƣơng

pháp

giảng dạy



NHÓM 3

Phƣơng

pháp

kiểm tra

đánh giá



Số thứ tự

câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

15

13

14

16

17

18

19



Nội dung câu hỏi

GV giải thích rõ đề cƣơng

Duy trì đề cƣơng

Tài liệu tham khảo bổ sung

Tài liệu GV phát trƣớc cho lớp

Giảng dễ hiểu

Cho nhiều ví dụ

Lớp học sinh động

Khái quát nội dung môn học

Phản hồi, giao tiếp SV

Sử dụng hiệu quả thiết bị kỹ thuật

Có tín nhiệm: kỷ cƣơng, tác phong,cƣ xử…

Nhiệt tình trong giảng dạy

Có nhiều biện pháp khuyến khích SV tự học

Bài tập về nhà rõ ràng

Bài tập thực sự tạo động lực cho SV học tập

Sửa bài tập về nhà trên lớp

Sửa vào bài làm của SV

Đề thi sát chƣơng trình

Có đáp án cho đề thi giữa kỳ



3.2.2. Phương pháp tính điểm của phiếu lấy ý kiến phản hồi

Tất cả các câu hỏi trong phiếu LYKPH đều ở dạng khẳng định. Mỗi câu

hỏi có 5 phƣơng án trả lời:

1. Không có ý kiến

2. Hoàn toàn không đồng ý

3. Không đồng ý

4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý



-51-



Mỗi phƣơng án trả lời đƣợc quy ra mức điểm cụ thể. Trong đó 4 câu hỏi

đầu, từ câu hỏi số 1 tới câu hỏi số 4 và 4 câu hỏi sau cùng, từ câu hỏi số 16

tới câu hỏi số 19 là có cùng một phƣơng pháp tính điểm. 11 câu hỏi còn lại,

từ câu hỏi số 5 tới câu hỏi số 15 có cùng phƣơng pháp tính điểm. Cụ thể là:

Đối với 4 câu hỏi đầu và 4 câu hỏi cuối cùng:

Mức

1

2

3

4

5



Phƣơng án trả lời

Không có ý kiến

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý



Điểm

0

0

0.25

0.5

1



Đối với 11 câu hỏi giữa:

Mức

1

2

3

4

5



Phƣơng án trả lời

Không có ý kiến

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý



Điểm

0

0

0.25

1

2



SV đƣa ra ý kiến phản hồi bằng cách đánh dấu vào phƣơng án lựa chọn.

Trên Phiếu 19 có in tên môn học, mã GV và tên GV giảng dạy. Phiếu không

ghi tên ngƣời trả lời. Phiếu đƣợc phát ra và thu lại theo lớp.

3.3. Quy trình lấy ý kiến phản hồi

Ngoài những hiểu biết thực tế tại trƣờng, tác giả đề tài đã phỏng vấn sâu

Hiệu trƣởng và một số trƣởng khoa để mô tả quy trình LYKPH tại trƣờng

ĐHDLVăn Lang một cách đầy đủ và chính xác. Kết quả phỏng vấn sâu cho

biết, quy trình LYKPH từ SV về HĐGD của GV đƣợc thực hiện mỗi năm hai

lần vào cuối mỗi học kỳ và bao gồm trình tự các bƣớc nhƣ sau:

1. Thông báo cho GV biết chủ trƣơng và nội dung phiếu LYKPH từ đầu

mỗi học kỳ



-52-



2. Tổ chức LYKPH của SV vào cuối mỗi học kỳ

3. Nhập liệu, tổng hợp kết quả ý kiến phản hồi

4. Góp ý trực tiếp với Trƣởng khoa về kết quả ý kiến phản hồi của sinh

viên

5. Gửi riêng kết quả phản hồi cho những GV có yêu cầu

6. Trƣởng khoa góp ý, tác động tới GV của khoa

Đầu học kỳ



Cuối học kỳ



Khoa nhận phiếu tổ

chức lấy ý kiến phản hồi



Khoa gửi thƣ mời giảng

dạy kèm theo nội dung

phiếu LYKPH



Phòng Đào tạo xử lý,

tổng hợp kết quả

GV có yêu cầu



Giảng Viên



Ban Giám Hiệu

Góp ý



Góp ý



Trƣởng khoa

Hình 3.1: Sơ đồ Quy trình LYKPH từ SV về HĐGD

của Trƣờng DHDL Văn Lang

Theo TS Nguyễn Dũng - Hiệu trƣởng nhà trƣờng cho biết: “Sử dụng ý

kiến phản hồi của SV về HĐGD nhƣ thế nào là vấn đề quan trọng. Vấn đề

“Trò đánh giá Thầy” là rất tế nhị đối với truyền thống văn hóa nƣớc ta. Vì

vậy, nếu sử dụng không khéo sẽ phản tác dụng. Vì đối với GV, ngoài tác

dụng tích cực là cảnh báo, giúp GV chủ động hơn còn có tác dụng tiêu cực là

làm cho họ bị ức chế khi chỉ ra nhƣợc điểm của họ. Để làm phát huy tác dụng

thứ nhất và giúp GV biết nhà trƣờng có làm việc này, ngay từ lần đầu tiên,



-53-



nhà trƣờng có gửi thông báo và mẫu Phiếu 19 tới từng GV. Khi GV biết nhà

trƣờng có thực hiện LYKPH của SV về HĐGD, GV sẽ cẩn thận hơn, nghiêm

túc hơn, biết có “camera” theo dõi thì phải chuẩn bị tốt hơn.Từ đó tới nay,

trƣờng yêu cầu các khoa gửi kèm theo nội dung Phiếu 19 cùng với thƣ mời

giảng dạy cho các GV ngay từ đầu mỗi học kỳ, đặc biệt là đối với GV thỉnh

giảng và những GV mới tham gia giảng dạy lần đầu tại trƣờng. Chủ trƣơng

này cũng đƣợc quy định rõ trong hợp đồng giảng dạy đối với GV khi tham

gia giảng dạy tại trƣờng: “… phối hợp thực hiện lấy ý kiến khảo sát của

ngƣời học về học phần (Phiếu 19).”

Cuối học kỳ, mỗi khoa nhận Phiếu 19 tại Phòng Đào tạo. Số lƣợng phiếu

tƣơng ứng với số lƣợng SV mỗi khoa, cho tất cả các môn học có trong học

kỳ. Sau khi nhận phiếu, khoa chủ động lên kế hoạch triển khai LYKPH.

Triển khai Phiếu 19 tại các khoa có sự phối hợp giữa quản lý giáo vụ, cán bộ

công tác SV và giáo viên chủ nhiệm lớp. Những ngƣời này đã đƣợc tập huấn

kỹ về tổ chức LYKPH. Trƣớc khi phát phiếu, SV đƣợc giải thích rõ về mục

đích, ý nghĩa và cách chọn phƣơng án trả lời. Phiếu đƣợc thu lại ngay sau khi

SV đã thực hiện xong. Sau khi thu về, phiếu đƣợc kiểm tra kỹ lƣỡng về số

lƣợng, hiện trạng phiếu…trƣớc khi niêm phong và gửi về Phòng Đào tạo.

Phòng Đào tạo nhập liệu, xử lý và lƣu trữ thông tin Phiếu 19. Trƣớc đây,

việc nhập liệu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công, nhƣng từ học kỳ 2

năm học 2007-2008 đã sử dụng máy quét Scanner để thực hiện công việc

này. Do đó đã tiết kiệm rất nhiều thời gian cho công việc nhập liệu, đảm bảo

tính chính xác cao. Kết quả Phiếu 19 đƣợc chuyển cho Ban Giám Hiệu và lƣu

trữ tại Phòng Đào tạo.

Ban Giám Hiệu lên kế hoạch họp với trƣởng khoa để trao đổi, góp ý về

kết quả ý kiến phản hồi từ SV của mỗi khoa và lƣu ý những trƣờng hợp có

vấn đề. Trƣờng cũng sẽ gửi kết quả này cho những GV có yêu cầu. Theo TS



-54-



Nguyễn Dũng: “Chủ trƣơng phát huy tác dụng tích cực là cảnh báo; giúp GV

chủ động và chuẩn bị bài giảng tốt hơn. Trƣờng coi Kết quả Phiếu 19 là

thông tin cá nhân, do đó không công khai, không đại trà. Trƣờng sẽ trả kết

quả cho từng GV nếu GV có yêu cầu”.

Trƣởng khoa có trách nhiệm tác động đối với những GV đƣợc nhà trƣờng

lƣu ý bằng cách góp ý trực tiếp, theo dõi hoặc dự giờ… nếu không có gì cải

thiện sẽ sử dụng biện pháp cuối cùng là thay GV.

“… khi mời GV khoa đã cân nhắc, chọn lọc và chịu trách nhiệm về chất

lượng giảng dạy của GV. Vì vậy, khoa có trách nhiệm theo dõi và tác động

tới GV khi viên khi cần thiết. Do đó, sau khi họp với Ban Giám Hiệu, nếu

trường hợp nào được nhà trường góp ý thì khoa phải có biện pháp để tác

động tới GV như: Góp ý trực tiếp, theo dõi, dự giờ…. Nếu thấy cần thiết thì

thay GV.”

(PVS số 1- Trưởng khoa)

Nhƣ vậy, trƣờng ĐHDL Văng Lang đã xây dựng đƣợc quy trình

LYKPH. Chủ trƣơng LYKPH của nhà trƣờng hiện nay là cảnh báo, nhắc nhở.

Vì vậy kết quả ý kiến phản hồi của SV không công khai đại trà. Để làm phát

huy tác dụng tích cực là cảnh báo, nhắc nhở đối với GV, ngay từ đầu học kỳ

nhà trƣờng có gửi thông báo và mẫu Phiếu 19 tới từng GV. Theo TS Nguyễn

Dũng: “Chủ trƣơng phát huy tác dụng tích cực là cảnh báo; giúp GV chủ

động và chuẩn bị bài giảng tốt hơn. Trƣờng coi Kết quả Phiếu 19 là thông tin

cá nhân, do đó không công khai, không đại trà. Trƣờng sẽ trả kết quả cho

từng GV nếu GV có yêu cầu”.



-55-



Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 4.1. Kết quả chọn mẫu nghiên cứu theo ngành đào tạo, mã GV

và mã môn học trong học kỳ 041và học kỳ 091



GIẢNG

VIÊN



MÔN

GIẢNG



ĐỐI

TƢỢNG



QT-01



TN01



1



QUẢN TRỊ

KINH

DOANH



QT-02



QT009



CO-01



KT29A



2



THƢƠNG

MẠI



CO-02



CO029



AX-01



AR014



3



KiẾN TRÚC

XÂY DỰNG



AX-02



TN086



DL-01



DL037



DL-02



PL101



CƠ HỮU

THỈNH

GIẢNG

CƠ HỮU

THỈNH

GIẢNG

CƠ HỮU

THỈNH

GIẢNG

CƠ HỮU

THỈNH

GIẢNG



STT



KHOA



4



DU LỊCH



SỐ LƢỢNG

PHIẾU PHẢN

HỒI

HK

HK

041

091

58

66

62



70



87



96



71



59



26



21



23



25



63



61



71



81



4.1. Khoa Quản Trị Kinh Doanh:

4.1.1. Giảng viên QT-01

GV QT-01 là GV cơ hữu thuộc khoa Quản trị kinh doanh. Trong 5 năm,

từ học kỳ 041 đến học kỳ 091 GV QT-01 cùng giảng dạy môn học TN01.

Bảng 4.2. Thống kê mô tả ý kiến phản hồi từ SV

về HĐGD của GV QT-01



ĐTB ý kiến

phản hồi



Học kỳ

HK-041

HK-091



N

58

66



Mean

12.8060

21.1780



-56-



Std. Deviation

5.12541

4.29171



Std. Error

Mean

.67300

.52827



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

×