1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG VÀ DI TÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.73 MB, 204 trang )


Từ khái niệm trên, chúng ta có thể chỉ ra được ba thành phần tạo lập

nên một cộng đồng: địa vực, yếu tố kinh tế hay nghề nghiệp và cuối cùng là

các yếu tố có tính văn hóa. Ba yếu tố này tạo nên những mối liên hệ giữa các

cá nhân trong cộng đồng, tạo nên tính cộng đồng rõ rệt, cụ thể là: (1) Tương

quan cá nhân mật thiết với những người khác, đó gọi là tương quan thân

mật; (2) Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc của cá nhân trong những

nhiệm vụ và công tác xã hội của tập thể; (3) Có sự hiến dâng tinh thần hoặc

dấn thân đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả và có ý nghĩa; (4)

Một ý thức đoàn kết với những người trong tập thể.

Sở dĩ chúng ta có thể gọi là “cộng đồng Cổ Loa”, bởi lẽ, đây là một

tập hợp người có sự liên kết với nhau trên cả ba yếu tố: địa vực, kinh tế hay

nghề nghiệp và các yếu tố có tính văn hóa.

Về địa vực, theo Cổ Loa xã địa bạ lập năm Gia Long thứ 4 (1805), xã

Cổ Loa có giáp giới như sau:

Phía Đông, trên giáp địa phận thôn Thư Cưu xã Lương Quán, dưới giáp

địa phận xã Dục Tú. Theo địa giới hành chính mới, Cổ Loa giáp xã Dục Tú.

Phía Tây, trên giáp địa phận thôn Cầu Cả, xã Uy Nỗ và thôn Sằn Giã,

xã Vạn Lộc, dưới giáp địa phận xã Mạch Tràng. Theo địa giới hành chính

mới, Cổ Loa giáp xã Xuân Canh.

Phía Nam, trên giáp địa phận xã Mạch Tràng, dưới giáp địa phận xã Lộc

Hà. Theo địa giới hành chính mới, Cổ Loa giáp xã Đông Hội và xã Mai Lâm.

Phía Bắc, trên giáp địa phận thôn Tổ, xã Uy Nỗ, dưới giáp địa phận

thôn Cưu, xã Lương Quán. Theo địa giới hành chính mới, Cổ Loa giáp xã

Uy Nỗ và Việt Hùng.

Về kinh tế, hiện nay, phần lớn cư dân Cổ Loa làm nông nghiệp (chiếm

khoảng 70% cơ cấu kinh tế). Với Cổ Loa, các nghề thủ công không phát

triển lắm, không có quy mô lớn, mang tính tự cung tự cấp, chỉ có vùng Lỗ

Khê ngoài thành Cổ Loa có nghề dệt cổ truyền. Tuy nhiên, mặc dù 70% làm



21



nông nghiệp nhưng thu nhập không phải chỉ từ đồng ruộng. Người Cổ Loa

buôn bán từ các chợ gần nhà đến các chợ xa nhà.

Về văn hóa, Cổ Loa còn là một trong bát xã thuộc tổng Cổ Loa có mối

quan hệ lịch sử lâu đời, biểu hiện bằng việc tám xã cùng tổ chức lễ hội thờ

An Dương Vương. Lễ hội Cổ Loa chính là một dịp để thể hiện ý thức, đời

sống tâm linh và tinh thần cộng đồng cao. Bên cạnh đó, cư dân Cổ Loa sinh

sống trên một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, đã hai lần được chọn làm

kinh đô, với những nét kiến trúc của một quân thành và kinh thành, mang

dấu tích lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của vua An Dương Vương và

Ngô Quyền. Hiện nay, người dân Cổ Loa vẫn lưu giữ những sinh hoạt văn

hóa truyền thống mang đậm dấu ấn địa phương như tục ăn sêu bà Chúa, tục

thờ đá, thờ thần Rùa…

1.1.2. Một số vấn đề xung quanh khái niệm

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa được coi sẽ phá hoại những

mối quan hệ cộng đồng tính. Ở Việt Nam, cộng đồng làng - xã có một giá trị

tốt đẹp mà ai cũng công nhận đó là tình làng nghĩa xóm đang có nguy cơ bị

giải thể do quá trình đô thị hóa và thị trường hóa.

Theo [8; 43], có ba thể chế xã hội cơ bản tham gia vào sự phát triển

của cộng đồng. Đó là: (1) tự quản cộng đồng; (2) sự quản lý của nhà nước

và (3) sự can thiệp của thị trường. Ba thể chế xã hội này là riêng biệt và hợp

tác với nhau để cùng nhau phát triển cộng đồng, nhưng không phải lúc nào

cũng nhất trí với nhau, thậm chí có những lúc mâu thuẫn loại trừ nhau.

Ở nước ta, đã có những thời kỳ tự trị cộng đồng, nhà nước độc quyền

và không có thị trường để phát triển. Thị trường bị cấm đoán, do đó năng

lực thị trường bị thiếu hụt. Mâu thuẫn nan giải nhất là mâu thuẫn giữa cộng

đồng và Nhà nước, tức là tự quản cộng đồng và quản lý tập trung của Nhà

nước. Trong các xã hội nông nghiệp sơ khai, sự phát triển của cộng đồng là

không hoặc ít có sự can thiệp của Nhà nước. Ở các xã hội nông nghiệp phát



22



triển cao hoặc các xã hội công nghiệp thì Nhà nước đã “với tay” vào các

hoạt động của cộng đồng mà kết quả là quyền lực của Nhà nước ngày càng

lớn mạnh hơn, có lúc, có nơi thôn tính cộng đồng, triệt tiêu khả năng phát

triển của cộng đồng.

Cổ Loa hiện nay đang nằm trong vùng đô thị hóa mạnh mẽ của thủ đô

Hà Nội. Quá trình đô thị hóa với sự can thiệp của thị trường và Nhà nước sẽ

ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của cộng đồng nơi đây. Đây là một vấn đề

quan trọng cần phải xem xét khi nghiên cứu về cộng đồng Cổ Loa.

1.1.3. Vai trò của cộng đồng đối với di sản

Xung quanh vai trò của cộng đồng với di sản văn, có khá nhiều ý kiến

khác nhau. Có ý kiến đề cao vai trò của cộng đồng nhưng cũng có ý kiến

nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiều yếu tố khác đối với việc gìn giữ và

phát huy các di sản vật thể và phi vật thể.

Không đề cao vai trò của cộng đồng đối với di sản, bởi lẽ theo nhiều

người, di sản là cho các nhà quản lý và khách du lịch chứ không phải cho

cộng đồng địa phương. Di sản cho nhà quản lý bởi lẽ các nhà quản lý cần di

sản để tôn vinh thể chế xã hội mà mình đang nắm giữ. Bởi lẽ đó, sự thăng

trầm của di sản do các nhà quản lý có những cách đánh giá khác nhau, qua

những giai đoạn khác nhau về vị trí và vai trò của di sản trong đời sống xã

hội. Di sản cho du khách bởi lẽ khai thác di sản văn hóa để phát triển du lịch

là một cách đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào. Nhiều

di sản văn hóa dân gian trở thành sản phẩm du lịch để phục vụ du khách. Vì

vậy, nhiều địa phương đã tổ chức, quản lý di sản của mình vì mục đích thu

hút khách du lịch, hay nói cách khác là vì nhu cầu của khách du lịch.

Tuy nhiên, đồng ý kiến với nhiều nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng,

di sản là của cộng đồng và cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc gìn

giữ và phát huy giá trị di sản. Bởi những lý do sau:



23



Thứ nhất, cộng đồng là những người nắm giữ và thực hành di sản, giữ

vai trò vừa là chủ thể sáng tạo và vừa là người hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa

đó. Di sản văn hóa là tài sản của cộng đồng, nó được cộng đồng tạo dựng và

giữ gìn, truyền trao liên tục cho các thế hệ kế tiếp, không để xảy ra sự đứt gãy

mạch nguồn văn hóa dân tộc.

Thứ hai, dù chính quyền là tác nhân quan trọng trong việc tổ chức,

phục hồi, quản lý di sản, nhưng sự can thiệp quá sâu của họ sẽ gây ra phản

ứng ngược của người dân. “Trường hợp tổ chức lễ hội Tây Thiên chẳng hạn.

Sự tham gia quá tích cực của chính quyền đã khiến việc tổ chức lễ hội chưa

trở thành động lực đoàn kết cộng đồng, thậm chí ngược lại, gây mâu thuẫn

giữa người dân và chính quyền” [26; 12].

Thứ ba, du khách đem lại nhiều nguồn lợi cho việc bảo tồn và phát

huy giá trị của di sản, tuy nhiên, số lượng khách lớn cùng với những hành

động vô tình của một số du khách nhiều khi làm hỏng truyền thống địa

phương. Đó chính là lý do tại sao, nhiều di tích đã có những quy định hạn

chế du khách. “Điều này còn nguy hại hơn đối với các di sản văn hóa phi vật

thể, đặc biệt là lễ hội, khi không gian thiêng bị xâm phạm, hay người tổ

chức đã giải thiêng các nghi lễ để phục vụ nhu cầu du khách. Khi lễ hội

không còn được tổ chức như nó vốn thế, nó sẽ trở thành một sản phẩm du

lịch thuần túy, tồn tại và thay đổi theo nhu cầu của du khách. Nó trở thành

một sản phẩm có cũng được mà không có cũng được, tồn tại gượng ép ở địa

phương theo nhu cầu của người bên ngoài” [26; 13].

Cuối cùng, di sản là của cộng đồng và cho cộng đồng sẽ góp phần phát

huy vai trò chủ động và tích cực của người dân. Quản lý và thực hành di sản

lúc đầu và theo truyền thống ở Việt Nam nói chung là một công việc của làng,

cho người dân làng và do người dân trong làng tổ chức. Nếu chính quyền hoàn

toàn quản lý sẽ dẫn đến hệ quả là người dân trông chờ quá nhiều vào Nhà



24



nước, vào sự giúp đỡ của chính quyền, thay vì chủ động và tích cực như họ cần

có. Kết quả là di sản sẽ không được gìn giữ và phát huy hiệu quả nhất.

Như vậy, di sản chính là của cộng đồng và cho cộng đồng. Cộng đồng

có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Khi

nghiên cứu về mối quan hệ của bất cứ một cộng đồng nào đối với di sản,

chúng ta cần xem xét, với khu vực đó, cộng đồng đã thực sự tham gia với

vai trò tích cực, chủ động và sáng tạo hay chưa? Cộng đồng đã làm được gì

trong quá khứ và đang làm gì trong hiện tại? Nhà quản lý đã thực sự biết tận

dụng nguồn lực cộng đồng hay chưa? Những nhân tố nào hạn chế và những

nhân tố nào thúc đẩy vai trò của cộng đồng? Nắm được vấn đề này, cùng với

cách thức quản lý hiệu quả từ chính quyền sẽ góp phần đẩy mạnh vai trò của

cộng đồng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản tốt nhất. Khi nghiên

cứu về vai trò của cộng đồng Cổ Loa đối với việc bảo tồn và phát huy những

giá trị văn hóa và lịch sử của khu di tích, chúng ta cần phải nắm được những

vấn đề trên.

1.2. Khái quát chung về cộng đồng Cổ Loa

1.2.1. Đặc điểm dân cư

1.2.1.1. Nguồn gốc dân cư

Đặc điểm nổi bật nhất của dân cư tại đây là nguồn gốc dân cư ở đây

không thuần nhất, có sự hòa trộn của một ít cư dân bản địa và phần lớn dân

tứ xứ chủ yếu từ các tỉnh miền Trong.

Cư dân Cổ Loa đã có mặt ở Cổ Loa từ trước khi Thục Phán xây thành.

Đó là cư dân Việt cổ từ vùng núi tiến xuống và vùng biển tiến vào tập trung

khai phá vùng Cổ Loa. Hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được khai quật ở Cổ

Loa và gần Cổ Loa cho thấy đây là địa bàn của người Việt cổ, phát triển liên

tục từ văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn - thời kỳ

Đông Sơn muộn (tương đương với thời Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa).

Khi đến xây thành, Thục Phán dời cư dân ở đây ra ngoài thành nên họ có tên



25



là Quậy, còn cư dân ở Cổ Loa (xuất hiện vào thế kỷ thứ 3, ở kinh đô từ Việt

Trì đến đây) gọi là Chạ Chủ.

Truyền thuyết kể cũng kể lại, dân gốc trước thời An Dương Vương

tên là Quậy, nay sống ở xã Liên Hà (Đại Vĩ Thôn). Còn lại, ở Cổ Loa hiện

nay chủ yếu là dân tứ xứ, mang những tính chất và đặc điểm khác nhau,

nhưng cuối cùng phải hòa nhập với tổ chức người dân Cổ Loa. Cư dân Cổ

Loa xưa đoàn kết xung quanh An Dương Vương chống giặc ngoại xâm là

Triệu Đà. Nhưng do Thục Phán tin con rể, không dựa vào lòng dân mà chỉ

dựa vào thành quách nên đã gây ra thảm họa mất nước. Dân cư Cổ Loa bị

tàn sát rất nhiều, phần còn lại thì phiêu bạt khắp nơi.

Sau khi An Dương Vương mất, nước ta rơi vào tay phong kiến

phương Bắc, có người dân Cổ Loa sinh sống ở đây nhưng rất ít. Qua 1000

năm Bắc thuộc, năm 938, Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô lần thứ hai.

Sau đó, cư dân của các vùng khác (Thanh Hóa, Nghệ An, chủ yếu là các tỉnh

miền trong) kéo đến đây lập làng, thôn ấp.

Tuy nhiên, sự tồn tại của kinh đô này chỉ trong một thời gian ngắn.

Khi Ngô Quyền mất, nước ta rơi vào loạn 12 sứ quân. Dân đi hết, hầu như

không có dân sinh sống. Đất đai tiêu điều xơ xác. Sau đó, một số dân gốc Cổ

Loa quay về Cổ Loa sinh sống, còn lại phần lớn là dân tứ phương đến sinh

cơ lập nghiệp. Cổ Loa từ đó phát triển dần dần thành làng mạc. Lúc đó, Cổ

Loa bao gồm năm làng. Trong đó, Cổ Loa là làng lớn nhất, tiếp đó là Mạch

Tràng. Còn ba làng: Cầu Cả, Thư Cưu và Sằn Giã rất nhỏ. Tuy nhiên ba làng

này vẫn được gọi là làng vì do từ lịch sử để lại, các làng này có nhiều cống

hiến cho An Dương Vương. Vì vậy, mặc dù có từ hai mươi đến ba mươi nóc

nhà vẫn được gọi là làng. Cùng với chiều dài lịch sử, làng xóm ở Cổ Loa

cũng dần đông đúc và phát triển hơn. Hòa bình lập lại, Cổ Loa diễn ra quá

trình nông thôn hóa mạnh mẽ.



26



1.2.1.2. Nghề nghiệp

Hiện nay, phần lớn cư dân Cổ Loa làm nông nghiệp (chiếm khoảng

70% cơ cấu kinh tế). Tuy nhiên, ruộng Cổ Loa lại mang tính chất manh

mún, nằm xen kẽ giữa các vòng thành nên nông nghiệp không thể phát triển

mạnh được. Vì thế, người dân Cổ Loa phát triển thêm các nghề thủ công

khác. Lúc đầu, các nghề thủ công, các làng thủ công và hoạt động buôn bán

nhỏ chỉ mới tập trung ở các vùng chiêm trũng mỗi năm chỉ trồng cấy một vụ

chiêm. Ở đây, nửa năm làm vụ chiêm còn nửa năm làm nghề thủ công và

chạy chợ quê để kiếm sống. Sau này, cũng với quá trình đô thị hóa, các nghề

thủ công thu hút về thành phố, thị xã và thị trấn. Với Cổ Loa thì các nghề

thủ công không phát triển lắm, không có quy mô lớn, mang tính tự cung tự

cấp, chỉ có vùng Lỗ Khê ngoài thành Cổ Loa có nghề dệt cổ truyền.

Ngoài kinh tế nông nghiệp, Cổ Loa có khu chợ Sa là khu trung tâm

kinh tế chính ở Cổ Loa. Đây là chợ có quy mô lớn so với chợ ở vùng quê.

Chợ Sa họp một tháng sáu phiên ngày 1, 6, 11, 21, 26 âm lịch. Vì thế, mặc

dù nền kinh tế Cổ Loa mặc dù 70% làm nông nghiệp nhưng thu nhập không

phải chỉ từ đồng ruộng. Người Cổ Loa buôn bán từ các chợ gần nhà đến các

chợ xa nhà.

Theo điều tra của chúng tôi, bên cạnh nghề nông là chính, nghề phụ ở

Cổ Loa hiện nay như sau:



27



Bảng 1.1: Các nghề phụ ở Cổ Loa

Thôn



STT



Nghề chính



1



Chùa



Buôn bán hàng xáo



2



Hương



Đan lát rổ giá



3



Vang



Làm bánh trái, gạo nếp, gạo tẻ, bánh giày,

bánh chưng



4



Mít



Đánh giậm, bắt cá, chài lưới



5



Nhổi Trên



Không có



6



Nhồi Dưới



Không có



7







Không có



8



Dõng



Làm bỏng



9



Thượng



Không có



10



Lan Trì



Không có



11



Mạch Tràng



Làm bún



12



Sằn



Không có



13



Cầu Cả



Không có



14



Chợ



Buôn bán



15



Chợ Sa



Buôn bán



Hiện nay Cổ Loa cũng như nhiều địa bàn nông thôn ngoại thành Hà

Nội nói chung đang trong quá trình đô thị hóa mạnh với những biến đổi to

lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Về mặt kinh tế, người Cổ Loa không chỉ đơn

thuần là con người của ruộng đồng, chỉ có thu nhập từ đồng ruộng. Người

Cổ Loa còn có thu nhập phụ từ buôn bán và kinh doanh. Khi khu công

nghiệp lớn được xây dựng ở phía Bắc huyện, nhiều người dân Cổ Loa trở

thành công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Cơ

cấu dân cư Cổ Loa hôm nay mang đậm đặc điểm của vùng nông nghiệp



28



ngoại thành với những yếu tố sinh thái nhân văn hòa hợp giữa công nghiệp

và nông nghiệp, đô thị và nông thôn, truyền thống và cách mạng.

1.2.2. Ý thức cộng đồng

Ý thức cộng đồng của người dân bắt nguồn từ chính nếp sống nông

nghiệp xưa, được củng cố hơn qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử

chống ngoại xâm và lưu giữ, phát huy trong giai đoạn hiện nay bởi các sinh

hoạt văn hóa chung của cộng đồng.

1.2.2.1. Bắt nguồn từ nếp sống công xã nông nghiệp xưa

Đối với một xã thuần nông như Cổ Loa thì yêu cầu đắp đê, trị thủy,

giúp đỡ nhau trong sản xuất nông nghiệp khiến cho tình đoàn kết, tương

thân tương ái giữa các gia đình trong cùng một xóm và giữa các xóm với

nhau càng thêm bền chặt.

Nếp sống công xã nông nghiệp xưa đã làm cho quan hệ láng giềng trở

nên chặt chẽ. Những gia đình trong cùng một xóm, ngõ cư xử với nhau trên

tinh thần “xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau” hay “bán anh em xa mua láng

giềng gần”. Trong nhiều trường hợp, mỗi xóm gồm một cụm gia đình có

quan hệ thân thuộc về họ hàng cả bên nội, bên ngoại, thậm chí có cả quan hệ

thông gia, nên sự cố kết cộng đồng xóm, ngõ rất bền chặt, nhất là khi trong

xóm có người ốm đau, gặp hoạn nạn hay việc cưới xin.

1.2.2.2. Củng cố trong lịch sử chống giặc ngoại xâm

Để có được một xã Cổ Loa lịch sử như chúng ta thấy hôm nay là cả

một quá trình vận động và phát triển liên tục trong hàng ngàn năm, gắn liền

với một quá trình lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường và bất

khuất. Cư dân Cổ Loa đã đoàn kết cùng An Dương Vương chống giặc

ngoại xâm là Triệu Đà. Nhưng do Thục Phán mưu chẳng nhiệm, thương

con tin rể, không dựa vào lòng dân mà chỉ dựa vào thành quách nên đã gây

ra thảm họa mất nước. Từ đó, Cổ Loa nằm trong lãnh thổ của huyện Tây

Vu thuộc quận Giao Chỉ. Năm 43, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa, nhân



29



dân làng xã trong vùng nô nức theo Hai Bà ra trận. Nhưng rồi cuộc khởi

nghĩa ấy nhanh chóng bị dìm trong bể máu. Cổ Loa chỉ còn là phế tích của

một kinh thành cổ.

Sau gần một ngàn năm bền bỉ đấu tranh chống ách đô hộ và đồng hóa

của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền

đã đưa đất nước vĩnh viễn thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc

vào năm 938. Từ đây, độc lập dân tộc lại được phục hưng. Để tỏ ý tiếp nối

“quốc thống xưa” của An Dương Vương - người sáng lập ra nước Âu Lạc,

Ngô Quyền đã quyết định đóng đô ở Cổ Loa thành. Thành Cổ Loa một lần

nữa trở thành trung tâm chính trị của cả nước trong buổi đầu tự chủ.

Theo dòng thời gian, đến đầu thế kỷ 15, Cổ Loa từ một phế tích kinh

thành trở thành một làng, một xã lớn, nơi quy tụ dòng họ từ khắp nơi có

kinh tế nông nghiệp, có nghề thủ công, có chợ. Lịch sử đấu tranh sinh tồn và

bảo vệ độc lập dân tộc đã hun đúc nên ý thức cộng đồng bền chặt trong mỗi

người dân Cổ Loa.

1.2.2.3. Lưu giữ và phát huy trong các sinh hoạt văn hóa

Cổ Loa là một trong bát xã thuộc tổng Cổ Loa có mối quan hệ lịch sử

lâu đời, biểu hiện bằng việc tám xã cùng tổ chức lễ hội thờ An Dương

Vương. Lễ hội Cổ Loa chính là một dịp để thể hiện ý thức, đời sống tâm linh

và tinh thần cộng đồng cao.

Tâm thức của hội được tạo lập trên ba thành tố: đạo lý truyền thống,

đời sống cộng đồng và biểu tượng tôn giáo. Tâm thức hội làng chính là tâm

thức cộng đồng, sự tái hiện đời sống cộng đồng trên bình diện văn hóa, tôn

giáo và nghệ thuật. Hội lễ bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống, nền văn

minh thôn dã, biểu hiện ở nếp sống với những ý thức cơ bản như: (1) ý thức

về cội nguồn; (2) ý thức về đồng loại; (3) ý thức về mỹ tục (trong ứng xử giao tiếp: kết chạ, tinh thần dân chủ, công bằng) và (4) ý thức về tài năng

văn hóa nghệ thuật, thể thao cổ truyền như: hát giao duyên, hát cửa đình,



30



tuồng, chèo, múa, âm nhạc và võ thuật. Cụ thể, lễ hội ở Cổ Loa đã thể hiện

những giá trị cơ bản như sau:

a. Lễ hội thể hiện ý thức về cội nguồn

Cái cột chặt mọi người trong làng xã, trong quan hệ cộng đồng không

phải chỉ là những quan hệ hữu hình như lãnh thổ, quyền sở hữu, quan hệ

kinh tế xã hội mà còn là những quan hệ vô hình, đó là thế giới tâm linh,

những biểu tượng, thần tượng, những kỳ vọng vươn tới cái chân, thiện, mỹ.

Đời sống tâm linh, mà đặc biệt là ý thức cội nguồn chính là cái nền vững

chắc nhất của quan hệ cộng đồng làng xã.

Ở lễ hội Cổ Loa, ý thức về cội nguồn được thể hiện qua việc thờ cúng

vị nhân thần An Dương Vương. Chính lễ hội của làng diễn ra là nhằm tưởng

nhớ và suy tôn người anh hùng, vị thần linh ấy.

b. Lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng

Chính trong ngày lễ hội, sự phân hóa kinh tế và thân phận xã hội tạm

thời bị xóa bỏ để các làng, các xóm có thể xích lại gần nhau. Hội làng góp

phần giáo dục và củng cố tinh thần cộng đồng vốn là yếu tố hết sức quan

trọng ở Cổ Loa qua các thời đại.

1.2.3. Các hình thức liên kết cộng đồng

Cho đến đầu thế kỷ XVII, các làng thuộc xã Cổ Loa đã tương đối ổn

định về cơ cấu tổ chức. Mặc dù Cổ Loa trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi,

tách nhập nhưng đây vẫn luôn là một cộng đồng hành chính và gắn kết chặt

chẽ qua những hình thức liên kết. Mỗi làng là một hệ thống các thiết chế tổ

chức dựa trên các hình thức liên kết, tập hợp người. Ngoài gia đình và dòng

họ là hình thức liên kết dựa trên quan hệ huyết thống còn có các hình thức

liên kết khác như: liên kết theo địa vực (ngõ, xóm), liên kết theo lớp tuổi

(giáp) và các tổ chức phường hội khác trong làng. Nhờ có mối liên hệ cộng

đồng này mà làng Cổ Loa luôn có nhiều bước tiến vững chắc trong tiến trình

của mình.



31



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

×