1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

Chương 2 VAI TRÒ VÀ HẠN CHẾ CỦA CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.73 MB, 204 trang )


nhưng chưa được tôn tạo như Loa Khẩu và miếu thờ thần Kim Quy ở đầu

khu chợ Sa… [20, 492 - 493].

2.1.2.2. Khôi phục và duy trì các sinh hoạt truyền thống địa

phương

Người dân Cổ Loa tham gia chủ động và tích cực vào nhiều sinh hoạt

văn hóa của địa phương. Ngày mùng 6 tháng 1 là ngày giỗ An Dương

Vương, người dân tham gia hào hứng và tích cực vào lễ hội và ăn thịnh soạn

hơn Tết. Ngày 13 tháng 8 là ngày ăn hỏi bà Chúa, cả làng ăn bún.

Đặc biệt là lễ hội. Lễ hội Cổ Loa có sự tham gia tích cực của người

dân. Song song với công tác tôn tạo di tích là khôi phục và mở lại lễ hội Cổ

Loa truyền thống với sự tham gia của “bát xã hộ nhi”. Lễ hội này trước đây

được diễn ra thường niên cho đến tận năm 1945, sau đó bị gián đoạn, những

năm gần đây được người dân và chính quyền khôi phục lại ngày càng quy

mô hơn. Ngày nay, lễ hội mùng 6 tháng giêng của Cổ Loa trở thành ngày

hội lớn của nhân dân trong vùng [20; 493].

Nhiều lễ hội, người dân chỉ tham gia với tư cách khách tham quan chứ

không phải là tổ chức lễ hội. Ví dụ như việc tổ chức lễ hội Tây Thiên (Vĩnh

Phúc). Khu di tích này có một ban quản lý riêng của mình, hàng năm cứ đến

dịp lễ hội, Tổ quản lý di tích phối hợp với các ban, ngành của huyện và các

xã xung quanh, tiến hành tổ chức lễ hội. Nhìn bề ngoài, việc tổ chức lễ hội ở

đây hết sức quy củ khi có sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với việc

tổ chức lễ hội thể hiện ở cả việc thành lập ban tổ chức, phân công công việc

và phần ngân sách dành cho lễ hội. Công tác tổ chức lễ hội đã được phân

công cụ thể, các tổ chức đoàn thể, cơ quan đã xác định được nhiệm vụ của

mình khi tổ chức lễ hội. Người dân chưa trở thành chủ nhân của lễ hội, mà

chỉ tham gia với tư cách của những người du khách dự lễ. Tất cả các công

việc trên chủ yếu là do chính quyền thực hiện, người dân ít tham gia vào.



66



Đây là một hạn chế lớn vì không phát huy được vai trò chủ động và tích cực

của người dân.

Ngược lại, người dân ở Cổ Loa không chỉ là khách tham quan mà còn

là người tổ chức, thành phần quan trọng trong các nghi lễ của lễ hội. Tính

chất của lễ hội Cổ Loa là hội làng. Mặc dù lễ hội Cổ Loa được chính quyền

Đông Anh và chính quyền xã Cổ Loa đặc biệt quan tâm và hỗ trợ nhưng

việc tiến hành lễ hội do dân tổ chức là chính. Những người tham gia tổ chức

lễ hội là dân xã Cổ Loa. Lễ hội do dân làng tổ chức trên cơ sở hương ước

(đọc hương ước) nên dân làng hết sức quan tâm, xem đây là việc đại sự phải

làm thật chu đáo. Thực tế lễ hội Cổ Loa cho thấy, người dân đã tham gia chủ

động và tích cực vào lễ hội.

Công tác chuẩn bị trước khi lễ hội diễn ra: sắp đến ngày hội, các vị

chức sắc cùng bô lão của làng sẽ tổ chức cuộc họp tại đình để bàn việc hội

lễ. Trong cuộc họp này, các thành viên sẽ phát biểu ý kiến về lễ hội, về việc

đóng góp của các giáp, xã, về số ruộng, công quỹ cần trích… Sau khi bàn

bạc, làng thông báo trước toàn dân về cách thức mở hội rồi tất cả cứ theo đó

mà làm. 6/1 là ngày chính hội, nhưng trước đó gần một tháng, các bô lão,

chức sắc đã họp nhau ở đình để lo chuẩn bị lễ hội (14/12) từ việc phong

quang làng xóm, khu vực đền đình và các điểm tham quan cho đến việc

chọn người đóng hội, người giữ chân kiệu, cờ đến người giữ việc tế lễ…

được luyện tập chu đáo.

Trong lễ hội, một công việc hết sức quan trọng là bầu cai đám từ cộng

đồng. Bầu cai đám là việc mất nhiều thời gian vì phải chọn những người có

kinh tế khá giả, không mắc tang trở, có đạo đức. Ở lễ hội Cổ Loa, thông

thường cai đám là ông Tiên chỉ, đồng thời cũng là người chủ tế các nhân vật

khác trong lễ hội như Đông xướng, Tây xướng đọc chúc. Kiểm soát tế vật

được giao cho các xã kết giao với Cổ Loa thờ An Dương Vương đảm nhiệm



67



như Văn thượng đọc chúc, thảo trúc, Mạch Tràng Tây xướng, xã Ngoại sát

kiểm soát tế vật.

Vấn đề đóng góp được hội nghị bàn bạc công khai. Thông thường và

trước hết là tính từ hoa lợi ruộng đất dùng cho việc tế tự cộng với sự đóng

góp của các giáp. Ruộng dành cho tế lễ ở Cổ Loa có ruộng cổ bỏng 21 mẫu,

ruộng lễ 25 mẫu. Ngoài ra còn có ruộng lễ ngày thánh sinh, ngày thánh hóa.

2.1.3. Tham gia vào việc trông coi và gìn giữ di tích

2.1.3.1. Tham gia trực tiếp

a. Trông coi đình, đền và am

(1) Công tác tuyển chọn

Người trực tiếp trông coi và bảo vệ đình, đền và am ở Cổ Loa là cụ từ.

Trước đây cụ từ còn có tên gọi là quan đám. Trong tâm thức của tất cả người

dân Cổ Loa từ xưa đến nay, cụ từ là một người rất được kính trọng và yêu

quý. Vì thế, để được lên làm cụ từ không hề đơn giản mà phải trải qua nhiều

lần tuyển chọn từ thôn lên xã và người được bầu làm cụ từ phải đáp ứng

được rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau, về bản thân cũng như về gia đình,

dòng họ.

Người được tuyển chọn làm cụ từ nằm trong độ tuổi từ 60 đến 70

tuổi, gia đình phải “song toàn”. “Song toàn” có nghĩa là phải còn đủ cả vợ

và chồng. Nếu vợ mất thì không lọt vào danh sách tuyển chọn được. Nếu cụ

từ đã đi bước nữa thì vợ hai phải già chứ không được trẻ quá. Trước đây, gia

đình nào chỉ sinh con một bề thì người chồng sẽ không được chọn làm cụ từ.

Nhưng nay, nội quy đã thoáng hơn. Cụ từ có thể có con một bề nhưng phải

là toàn con trai, toàn con gái không được. Bên cạnh đó, gia đình và họ mạc

của cụ từ phải không có tang bụi. Nhiều người có bố mẹ già hoặc có người

thân ốm đau không dám nhận trách nhiệm làm cụ từ vì nếu gia đình có tang,

bố hoặc mẹ mất phải về chịu tang, cởi bỏ áo vàng và không được quay trở

lại nữa. Vì thế, họ sẽ không làm tròn được nhiệm vụ của cụ từ. Bản thân



68



những người lên làm cụ từ luôn lo nơm nớp vì con cái hoặc bố mẹ có vấn đề

gì. Vì thế, bản thân người được lên làm cụ từ luôn luôn dặn các con cái phải

giữ gìn bản thân cẩn thận. Bởi lẽ, nếu có sự xảy ra thì bản thân cụ sẽ mang

tiếng là không làm tròn nhiệm vụ. Bởi những tiêu chuẩn khá nhiều và khắt

khe mà nhiều thôn không có người được chọn. Thậm chí, có thôn, chín,

mười năm cũng không chọn được ai vì không có ai đủ tiêu chuẩn, có người

đủ tiêu chuẩn lại có bố mẹ già yếu, sợ nhỡ chẳng may bố mẹ mất lại không

làm tròn được nhiệm vụ với làng với xã.

Tâm sự với chúng tôi, cụ Phạm Ngọc Trước, 67 tuổi ở xóm Dõng người đã làm cụ từ tại đền Thượng từ năm 2002 đến năm 2003 có nói.

Trong một năm làm việc ở đây, bên cạnh niềm tự hào, cụ luôn lo lắng cho

gia đình và dòng họ. “Ngỗ nhỡ con cái, họ mạc của mình có vấn đề thì làm

sao cụ làm trọn trách nhiệm với làng xã được khi một bên là gia đình ruột

thịt và một bên là làng xã hả cháu”. Khi tiếp tục phỏng vấn cụ Nguyễn Văn

An, 63 tuổi, xóm Chùa, đang làm cụ từ ở đền Thượng, chúng tôi cũng được

lắng nghe những tâm sự tương tự như thế. Điều này cho chúng ta thấy, bản

thân người được chọn làm cụ từ luôn luôn có ý thức cao về trách nhiệm và

nghĩa vụ với công việc chung của làng xã. Với họ, làm việc không phải chỉ

để nhận lương hay chỉ thuần túy là một công việc đơn giản mà làm là cả một

sự cố gắng, làm tốt nhất để không phải hổ thẹn với bản thân và mang tiếng

với làng xã. Đây là điều khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, bởi ở một

xã nghèo nằm ở ngoại thành Hà Nội, với mức lương 1.650 nghìn một tháng

- mức lương khá thấp để duy trì một cuộc sống bình thường, những người

làm việc tại di tích lại có được ý thức và trách nhiệm cao với công việc của

mình như thế. Đó có lẽ không phải chỉ là niềm tự hào từ hai chữ “cụ từ” sẽ

được ghi trong gia phả dòng họ mà còn là niềm tự hào và tình cảm yêu quý

những di tích đang hiện diện trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử và văn hóa này.



69



Sau khi những người được chọn từ các thôn đã đáp ứng đủ các tiêu

chuẩn trên, họ sẽ trải qua một vòng tuyển chọn của xã. Số lượng được đưa

lên tuyển chọn trước đây là chín người, chọn lấy hai. Nay, số lượng đã giảm

bớt đi, đó là bốn người bầu lấy hai người. Tục để lại từ xa xưa là làm lễ khất

keo, tức là tung đồng xu lên. Hiện nay, xã sẽ bầu ra một ban gồm đại diện

trưởng các ban ngành đoàn thể như Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Hội người cao

tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội thanh niên, Hội phụ nữ và nông dân. Ban này

sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm chọn lấy hai người. Một người trông coi tại

đền Thượng và một người trông coi tại am Mỵ Châu. Thường thì người có

phiếu cao hơn sẽ được làm tại đền Thượng, người ít phiếu hơn làm việc tại

am Mỵ Châu. Công việc bỏ phiếu này được tiến hành một cách minh bạch

và cẩn thận trước sự giám sát của những đại diện ban ngành trong xã. Điều

này đủ cho thấy việc lựa chọn người trông coi tại di tích quan trọng với

những người quản lý di tích, chính quyền địa phương cũng như cộng đồng

dân cư tại Cổ Loa thế nào.

(2) Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cụ từ

Cụ từ do địa phương cử ra, theo cổ lệ có trách nhiệm tham gia bảo vệ

di tích và hướng dẫn hành lễ thời hạn một năm, được cơ quan ký hợp đồng

và trả lương. Người làm cụ từ chịu trách nhiệm với chính cách ứng xử của

bản thân cũng như với việc dọn dẹp di tích và đón tiếp du khách trong và

ngoài địa phương.

Người được cử làm cụ từ phải chấp hành nội quy làm việc chung của

cơ quan, nhận nhiệm vụ từ ngày 14/12 (âm lịch) năm trước đến 14/12 (âm

lịch) năm sau. Trong một năm làm việc tại di tích, cụ luôn trong trang phục

đúng quy định là quần trùng vàng, áo dài vàng, khăn vàng và chân đi giày,

dép của khu di tích, cụ có nghĩa vụ quản lý trông coi, giữ gìn bảo vệ và kiểm

tra thường xuyên các hiện vật, cổ vật cũng như đồ thờ cúng trong tòa chính

điện. Bên cạnh đó, cụ cũng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thường xuyên các



70



ban thờ, đồ thờ cúng, bàn và đĩa sắp lễ, đồng thời quét mạng nhện, mối mọt

trong cung và ngoài nội. Cụ từ phải thường xuyên có mặt tại khu di tích

ngày và đêm để đảm bảo việc hương đăng thường xuyên trên các ban thờ.

Nhiệm vụ này đã được người dân Cổ Loa lưu truyền lại thành những câu vè

từ bao đời này mà khi được hỏi thì người dân nào cũng nhớ như “sạch cỏ đỏ

hương”, “hương đăng thường xuyên”.

Khi có khách đến tham quan, cụ từ phải đón lễ, dâng lễ và hạ lễ cho

khách tham quan một cách nghiêm túc, tôn nghiêm theo nghi lễ của dân tộc

và trông coi các hòm công đức, tiền đèn nhang của khách tham quan, làm lễ.

Một điều quan trọng là cụ không được tự ý yêu cầu khách tham quan viếng,

đặt tiền, hoa quả hoặc đòi tiền khấn lễ của khách. Khi khách có ý muốn công

đức bằng hiện vật phải thông báo với bộ phận Tổ quản lý và báo cáo lãnh

đạo cơ quan đồng ý mới được tiếp nhận.

Để khiến cho công việc được minh bạch và rõ ràng nhất, bản thân cụ

từ phải chấp hành rất nhiều quy định về phạm vi và quyền hạn làm việc. Cụ

không được cử vợ con vào đón lễ, thỉnh chuông, đánh trống và kể cả vệ sinh

bên trong nội thất. Trong nội thất của các công trình tưởng niệm (đền, am),

cụ không được tự ý thay đổi đồ thờ, các trang thiết bị và dụng cụ phục vụ

công tác. Đối với hậu cung đền am, thực hiện theo thông báo của trung tâm,

cụ không được tự ý mở cửa am khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo trung

tâm. Không để bất cứ đồ vật gì, kể cả tiền trong lòng tượng bà Mỵ Châu.

Bên cạnh đó, cụ cũng không được tự ý đặt các đồ vật như: đĩa, hòm, tấm

vải… lên các ban thờ, hòm công đức và bàn ghi công đức khác với quy định

của cơ quan, trừ khi khách đặt hoa quả, vật phẩm… khi khách hạ lễ, toàn bộ

đĩa, hương, tiền vàng, nến… phải đặt về đúng nơi quy định. Nếu các hiện

vật, cổ vật, đồ thờ cũng trong cung bị mất, cụ từ phải chịu trách nhiệm.

Mặc dù cụ từ là người quản lý và trông coi chính tại di tích nhưng để

tránh những tiêu cực có thể xảy ra, những người quản lý cũng vẫn tham gia



71



vào việc quản lý và trông coi của cụ. Khi hết giờ làm việc hành chính, việc

ra vào phải khóa cửa di tích (1h trước và sau giờ làm việc buổi sáng, buổi

chiều để làm công tác vệ sinh). Không được tự mở đón khách ngoài giờ quy

định. Khi mở, đóng cửa di tích phải có cả bảo vệ khu di tích (mỗi người một

chìa khóa). Chìa khóa và nguồn công đức, khu di tích quản lý rất chặt. Chìa

khóa tại cửa khám tại đền Thượng được giao cho cụ từ một chiếc và Ban

quản lý một chiếc. Vào ngày chuẩn bị giỗ vua, sẽ mở cửa để cụ từ và một số

cụ trông coi tại đền vào “bao sái” đồ thờ tự. “Bao sái” là lau chùi nhưng

không đơn giản như dọn dẹp thông thường. Bao sái là đun sôi nước rồi để

nguội, dùng khăn mặt sạch để lau. Các cụ bỏ giày dép đứng lên để lau bằng

khăn sạch đã nhúng nước sôi để nguội. Lau xong, các cụ lấy khăn mặt khô

để lau lại rồi thay áo mới cho các tượng.

Với cộng đồng Cổ Loa bao đời này, một người lên làm cụ từ trong

một năm, đó không chỉ mang đến sự tự hào cho bản thân cụ từ mà còn là

niềm vinh hạnh cho cả gia đình và dòng họ của cụ. Bản thân cụ từ rất được

dân chúng tôn trọng. Ra đường, cụ được mọi người chào là “chào cụ” mặc

dù người đó nhiều tuổi hơn cụ. Bố mẹ cụ lên đền gặp con không được xưng

hô là bố mẹ và con như thông thường mà phải chào con là “Chào quan

đám”. Đó là niềm “hãnh diện và phấn khởi vô cùng” - cụ Phạm Ngọc Trước

- 67 tuổi ở xóm Dõng tâm sự về thời gian cụ làm cụ từ tại đền Thượng

(14/12/2002 đến 14/12/2003).

Không chỉ là niềm tự hào của bản thân cụ, gia đình và dòng họ cũng

cảm thấy rất vinh dự và cùng tham gia giúp đỡ cụ hoàn thành tốt nhất nhiệm

vụ trong một năm làm việc. “Một người lên trách nhiệm của cả họ. Bên nội

ngoại phải hết sức cẩn thận, cùng nhau giúp đỡ cụ đám làm tròn nhiệm vụ.

Làm việc này, được ghi lại trong gia phả dòng họ. Nếu làm tốt hay xấu đều

mang tiếng cho cả họ” (Cụ Nguyễn Văn An - 63 tuổi, xóm Chùa, hiện đang

làm việc tại đền Thượng).



72



Khi một người được lên làm cụ từ, dòng họ làm cỗ bàn linh đình. Nhà

nghèo khoảng 15 đến 20 mâm. Nhà giàu khoảng 30 đến 40 mâm. Sau đó, cả

họ rước cụ lên. Đến 20/1 họ mạc lại tổ chức đón cụ về. Gia đình làm lễ lạt ở

cả ba nơi: đình, đền và am. Bên cạnh đó còn có lễ ở điếm của thôn - được

coi là thổ thần địa phương. Nếu có nhà trưởng họ phải tổ chức ở cả đây nữa.

Nếu lễ đón đi qua xóm nào có điếm phải đặt tiếp lễ ở đó. Không có mâm xôi

gà cũng phải có bánh kẹo, hoa quả. Ở điện chính nhất định phải có mâm xôi

gà. Ở các điện khác, nhất định phải có hoa quả, hương hoa vàng mã, bánh

kẹo. Họ hàng phải tổ chức đóng oản suốt cả đêm. Lễ này sẽ phân phát cho

mọi người sống gần đền, đình và am cùng họ hàng và làng xóm. Trong cả lễ

đón và lễ rước, cụ từ mặc áo vàng. Con trai che ô. Nếu không, có thể là cháu

trai. Họ hàng có bao nhiêu người sẽ cùng đi lên hết. Vào ngày lễ hội, yêu

cầu bà đám hoặc cô dì chú bác phải lên tiếp nước, têm trầu phục vụ các cụ tế

lễ vào chào mời khách giúp cụ. Đặc biệt, ở đền Thượng dứt khoát phải đông

họ hàng của cụ từ nhất. Ngày 20, 21, 22 tháng 12, khi các cụ tập tế lễ phải

lên thì họ hàng cụ từ phải lên để tiếp nước cho các cụ. Các con thỉnh thoảng

giúp cụ quét dọn. Trước đây, cụ phải quét dọn hết, cả giếng Ngọc và hai cột

cờ. Nay, công việc quét dọn của cụ từ bậc năm cấp hắt lên, bên ngoài sân có

nhân viên vệ sinh môi trường.

Mặc dù gia đình và họ hàng phải cùng chung sức, chung lòng giúp đỡ

cụ từ trong một năm làm việc, nhưng với họ, đó không phải là một nghĩa vụ

phải làm mà là một niềm vui và sự vinh dự. Đây không chỉ là sự vinh danh

dòng họ mà còn vì bản thân dòng họ ấy nhận thức được sâu sắc sự đóng góp

chút công sức nhỏ bé của mình trong việc trông nom và bảo vệ di tích quan

trọng này.

b. Trông coi điếm

Nếu như người trông coi tại đình, đền và am do chính Tổ quản lý di

tích quản lý thì người trông coi tại điếm do các thôn tự tìm kiếm và quản lý.



73



Phạm vi quản lý của Tổ quản lý di tích chỉ dừng lại ở các di tích lớn của xã

chứ không can thiệp đến việc trông coi và quản lý các điếm ở các thôn.

Công việc trông coi điếm ở từng thôn có sự khác nhau. Có thôn có người

trông coi cả ngày và đêm (điếm xóm Thượng) nhưng cũng có thôn thì một

ngày có hai người ra trông coi (điếm xóm Chùa). Điếm xóm Gà lại cử người

làm hàng tháng nhưng tối không trông. Nhìn chung, với công việc trông coi

này, các thôn tự quyết định cách thức quản lý và trả lương cho người trông

coi. Cũng chính điều này dẫn tới tình trạng điếm ở các thôn có sự khác nhau.

Có điếm mở cửa đều đặn nhưng cũng có điếm thường xuyên đóng cửa, chỉ

mở cửa vào rằm và mùng một cho người dân đến lễ chùa.

Khi tiến hành phỏng vấn, chúng tôi nhận được tâm sự của tất cả

những người trông coi điếm là họ tự nguyện làm việc. Thời gian đầu, với họ,

thực sự là rất buồn nhưng làm lâu rồi cũng quen, cũng cảm thấy gắn bó với

điếm. Nhiều người cũng không muốn làm vì trả lương quá thấp, chỉ đáp ứng

được 1/3 nhu cầu cuộc sống của chính bản thân người làm việc chứ chưa nói

đến việc nuôi thêm con cháu của họ. Mức lương thấp nhưng người làm việc

tại đây phải luôn luôn có mặt tại điếm để quét dọn, thỉnh chuông và đăng

hương. Cũng vì lẽ đó, ngày rằm và mùng một hay lễ hội, những người làm

việc tại đây cũng không có thời gian để đi đền chùa hay dự hội như những

người dân khác.

Chúng ta phải thừa nhận rằng, mục đích kinh tế không phải là lí do

chính để những người dân tự nguyện ra trông điếm. Họ ra đây vì trách

nhiệm với thôn, vì ý thức giữ gìn di tích. Tuy nhiên, mức lương 300 nghìn

(bình quân 10 nghìn/ một ngày) như khảo sát tại thôn Thượng là quá thấp so

với một công bảo vệ (thông thường một người bảo vệ sẽ nhận được khoảng

1.650 nghìn/một tháng làm việc). Nếu như chính quyền địa phương cũng

như chính quyền ở các thôn nhìn nhận trông coi điếm là một công việc thì

với mức lương 300 nghìn/ một tháng là quá thấp để đòi hỏi và yêu cầu người



74



làm việc phải có trách nhiệm và tinh thần làm việc cao. Bởi lẽ đó, vấn đề

tăng kinh phí cho người trông coi điếm là việc cần thiết mà các thôn phải

làm. Nếu thôn không có khả năng trả lương thì chính quyền địa phương nên

có sự can thiệp ở một mức độ nhất định.

2.1.3.2. Tham gia gián tiếp

Không chỉ trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ di tích, người dân còn

gián tiếp tham gia thông qua hoạt động tham quan và giám sát khu di tích.

Không chỉ dịp rằm, mùng một và những dịp lễ tết quan trọng, theo những

người quản lý di tích, người dân vẫn đến đền, đình và chùa để giám sát chất

lượng di tích và những cán bộ phục vụ tại đây. Nếu đạo đức của người làm

việc không tốt hoặc để bẩn di tích, dân sẽ có ý kiến và phản ánh lên trên.

Thậm chí nếu các cụ trông coi di tích, đặc biệt là cụ từ có những ứng xử

không chu đáo, làm phật ý người dân, họ cũng thẳng thắn phê bình lên Tổ

quản lý di tích. Chính ý thức tự giám sát và quản lý di tích của người dân là

động lực và cũng là áp lực buộc những người làm việc tại đây luôn cố gắng

bảo vệ và quản lý di tích tốt, xứng đáng là những người được nhân dân tin

tưởng và giao phó trách nhiệm phục vụ di tích.

2.1.4. Tham gia đóng góp xây dựng và tôn tạo di tích

2.1.4.1. Hoạt động đóng góp và công đức

Hoạt động công đức vốn là một truyền thống của người dân Cổ Loa từ

trong quá khứ. Các văn bia cổ đã ghi lại hoạt động công đức của quan lại

cũng như người dân công đức xây dựng di tích:

Công đức tại đền An Dương Vương [51; 58]. Theo bài văn bia trên

cây hương đã dựng trước cửa đền thì vào năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), đền

được trùng tu lớn với công đức của các thiện nam tín nữ trong làng và một

số làng xã trong vùng. Tổng số tiền đóng góp là 549 quan 3 mạch 76 tiền.

Người đóng góp nhiều nhất là ông Hoàng Công Tài cùng hai người vợ là

Nguyễn Thị Vinh và Phạm Thị Huyên góp 75 quan, ngoài ra còn có Lại



75



Thế Trọng và vợ là Lại Thị Ngân góp 75 quan, Nguyễn Khắc Minh và vợ

là Trương Thị Trịnh góp 13 quan, Hoàng Kim Chung và vợ là Trương Thị

Kỹ góp 42 quan.

Công đức tại chùa Bảo Sơn [51; 63-65]. Bia ghi việc hậu phật chùa

Bảo Sơn. Bia lập ngày tết, ngày 9 năm Cảnh Hưng thứ 25 (1764) đời Lê, ghi

việc hậu phật chùa Bảo Sơn có ghi tín vãi Nguyễn Thị Lộ, hiệu Diệu Bình

có tấm lòng ân huệ giàu nhân đức, có lòng mộ đạo, nguyện bỏ ra của nhà 10

quan, ruộng tư 1 thửa 5 sào đất ở Bảo Hà. Vì vậy, các bậc quan viên, hương

trưởng, chức xứ trong làng như; Châu Hữu Phú, Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn

Khắc Ứng… đã nhận số tiền và ruộng nói trên, đồng ý để bà làm hậu phật.

Bia lập tháng 11 năm Quý Hợi, niên hiệu Gia Long 2 (1803) ghi lại

việc vợ kế ông Hoàng Tôn Mai là bà Châu Thị Duyên đã bỏ ra số tiền là 50

quan, ruộng 5 sào. Bản xã đồng ý để bà làm hậu phật.

Bia có tên là “Khắc bi thạch kí” (ghi vào bia đá) ghi việc bà Đỗ Thị

Kiết dâng cho bản xã 180 quan và 3 sào ruộng để gửi hậu (một thửa ở xã

Chương Mỹ, một thửa ở xứ Lệ Se). Bản xã đồng ý cho bà Đỗ Thị Kết, hiệu

Diệu Bảo và hiền khảo là ông Đỗ Công - tự Cương Dũng cùng với hiền tỉ là

Nguyễn Thị, hiệu là Từ Mỹ làm hậu phật đặt ở hậu đường nhà chùa.

Hậu phật bi ký (năm Quý Sửu, niên hiệu Tự Đức 7 - 1854) ghi việc

bà Đặng Thi, hiệu là Diệu Hoa thôn Dã, xã Cổ Loa, đã gửi giỗ trong chùa

với ruộng 2 sào 5 thước ở xứ Vườn Triều.

Trong những gần đây, cộng đồng Cổ Loa tiếp tục tham gia tích cực

vào việc xây dựng và tôn tạo di tích. Người dân đóng góp bằng hai cách

chính: một là thông qua nguồn vé họ đóng góp tham quan di tích. Hai là qua

việc công đức tiền và hiện vật xây dựng di tích.



76



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

×