1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 119 trang )


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ

Phần cơ sở lí luận về quản lí kiểm tra đánh giá tại chương 1 trình bày

tổng quan về vấn đề nghiên cứu và đưa ra một số khái niệm và lí luận cần thiết

về quản lí và kiểm tra đánh giá nói chung, trên cơ sở đó đề cập đến vấn đề

dạy và học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở cấp THCS.

1.1. Tổng quan về quản lí kiểm tra đánh giá nói chung và quản lí kiểm tra

đánh giá môn Ngữ văn cấp THCS nói riêng

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lí kiểm tra đánh giá trên thế giới

và các công trình nghiên cứu tại Việt nam

Có thể nói rằng bất kì khâu nào của quản lí giáo dục cũng cần tới đánh

giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lí giáo dục sẽ trở thành một hệ thống

một chiều, không có cơ chế phản ánh trở lại, tức là chỉ có chiều đi mà không

có chiều về. Đây là một cơ chế quản lí không khoa học, không hoàn thiện.

Chỉ khi có đánh giá, quản lí giáo dục mới nhận được phản hồi, mới kịp thời

phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lí

hai chiều theo kiểu khứ hồi. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm

bảo cho quản lí giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện. Đánh giá giáo dục là

một biện pháp quan trọng nhằm đi sâu cải cách giáo dục và là một phương

pháp quan trọng để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, có tác dụng tích

cực tới các dự án trong nhà trường, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi

mặt [10]. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một trong những hoạt động quan

trọng nhất của quá trình dạy học. Bản chất của kiểm tra đánh giá là thu thập

các thông tin định tính và định lượng, xử lí các thông tin đó và xác định xem

mục tiêu của chương trình đào tạo, của môn học có đạt được hay không và nếu

đạt được thì ở mức độ nào.

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất

trong quá trình dạy học bởi lẽ nó không chỉ cho ta biết quá trình đào tạo có đạt

mục tiêu hay không, mà còn cung cấp các thông tin hữu ích để điều chỉnh toàn

bộ các hoạt động xảy ra trước đó.



6



Kiểm tra đánh giá là định hướng cuối cùng để người dạy hướng dẫn

người học cùng vươn tới cũng là để người học tuỳ theo năng lực của bản thân

tìm cách riêng cho mình hướng tới. Với nghĩa này, kiểm tra đánh giá sẽ định

hướng cách dạy của thầy và cách học của trò sao cho hiệu quả nhất, nghĩa là

cùng hướng tới việc đạt mục tiêu. Ngoài ra, các thông tin khai thác được từ kết

quả kiểm tra đánh giá sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh phương pháp dạy của

thầy và phương pháp học của trò, đồng thời giúp các nhà quản lí có những thay

đổi cẩn thiết trong việc tổ chức quá trình đào tạo như điều chỉnh chương trình

đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức tổ chức dạy- học. Nếu xem chất lượng của

quá trình dạy- học là sự trùng khớp với mục tiêu thì kiểm tra- đánh giá là cách

tốt nhất để đánh giá chất lượng của qui trình đào tạo [10]. Vì vai trò của kiểm

tra - đánh giá quan trọng như vậy nên đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và

ngoài nước đã đề cập đến vấn đề này.

Trên thế giới quản lí kiểm tra đánh giá rất được quan tâm. Đã có nhiều

công trình nghiên cứu: Mô hình đánh giá theo mục tiêu (Goal- based Model)

hay mô hình E B Taylor; mô hình CIPP do L.D. Sutufflebeam đề xuất năm

1966; mô hình đánh giá sự khác biệt (Discrepancy Evaluation Model) do

Malcolm Provus (1971)…Nhưng các nghiên cứu này ngoài những điểm mạnh:

chỉ ra được những qui trình đánh giá theo mục tiêu, tạo điều kiện để xác lập

mục tiêu phù hợp hơn với nhu cầu phát triển, tăng cường lực lượng đánh giá;

qua việc đánh giá các điều kiện thực thi, quá trình thực thi, các nhà quản lí kịp

thời điều chỉnh những điểm yếu và giúp hoạt động giáo dục đạt chất lượng và

hiệu quả hơn….thì vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết là: hạn chế sự phát triển

tự do năng lực sáng tạo của người học; không bám sát mục tiêu chương trình;

chỉ quan tâm đến hiệu ứng thật của chương trình và kết quả đầu ra….

Ở Việt Nam,vấn đề quản lí kiểm tra- đánh giá cũng đã có nhiều tác giả

nghiên cứu: Nguyễn Đức Chính, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, tập bài

giảng Lưu hành nội bộ - Khoa sư phạm, Hà nội 2004; Dương Thiệu Thống,

Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nxb Khoa học xã hội, 2005; Lâm

7



Quang Thiệp, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, 2003; Trần Khánh Đức,

Đo lường và đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng, Khoa sư phạm, Hà nội

2006; Đặng Bá Lãm, Kiểm tra đánh giá trong dạy học đại học, Nxb Giáo dục,

Hà nội 2003; Nguyễn Đức Chính – Đinh Thị Kim Thoa, Kiểm tra đánh giá

theo mục tiêu, tập bài giảng, Khoa Sư phạm, Hà nội 2005….

Các nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, mỗi nghiên cứu có những

điểm mạnh, điểm yếu, có nhiệm vụ nhằm vào những mục đích đánh giá khác

nhau, tuy nhiên đều có mục đích chung là: đánh giá sự tiến bộ của người học

qua từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn của người học và cuối cùng là

đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lí kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn

cấp THCS

Nhiều năm qua, quản lí và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cấp THCS

bộc lộ nhiều tồn tại nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ có tác động xấu đến

chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. Đứng trước thực tế này, có nhiều nghiên

cứu về kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn: Nguyễn Thuý Hồng, Đổi mới đánh

giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT, Nxb Giáo dục,

2007, Một số vấn đề đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn lớp

6,7,8,9, TS Nguyễn Thuý Hồng, ThS. Nguyễn Hồng Vân, Nxb Giáo dục, HN,

2004; Vũ Xuân Lạng, Đổi mới cách ra đề bài môn Ngữ văn cho học sinh

THCS, diễn đàn Dân trí 2011; Phan Thanh Vân, Xu hướng đổi mới kiểm tra

đánh giá môn Ngữ văn, diễn đàn Dân trí 2011; Bùi Minh Tuấn, Nên khuyến

khích dạng đề mở đối với môn Ngữ văn, diễn đàn Dân trí 2011….Mặt mạnh

của các nghiên cứu này là chủ yếu tập trung phân tích thực trạng, tìm nguyên

nhân của việc chất lượng học tập môn Ngữ văn có nhiều giảm sút trong thời

gian gần đây và đưa ra giải pháp khắc phục. Một trong những nguyên nhân

quan trọng kìm hãm chất lượng chính là công tác kiểm tra đánh giá chưa được

thực hiện nghiêm túc. Các giải pháp đưa ra cơ bản có tính khả thi.



8



Nhưng các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một qui trình quản lí kiểm tra

đánh giá cụ thể, tính phù hợp về đối tượng và điều kiện cơ sở vật chất của

từng vùng miền, từng địa phương vẫn còn hạn chế. Hơn nữa các nghiên cứu

mới chỉ đưa ra các giải pháp phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra đánh giá

của giáo viên, nhiệm vụ của các nhà quản lí trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ

văn cấp THCS- một nhiệm vụ đóng vai trò cực kì quan trọng cho đến nay vẫn

chưa được quan tâm và cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề

cập đến.

Đề tài “Quản lí qui trình quản lí kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các

trường THCS quận Hải An, Hải Phòng " lần đầu tiên được nghiên cứu với các

số liệu được điều tra, thu thập tại các trường THCS quận Hải An, Hải Phòng

có tính khả thi cao và mang tính cấp thiết trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng

môn Ngữ văn cấp THCS quận Hải An trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Các khái niệm của đề tài

1.2.1. Quản lý

Từ khi xã hội loài người xuất hiện, bắt đầu hình thành các nhóm người,

để thực hiện các mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá

nhân riêng lẻ thì quản lí xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những

nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung.

Xã hội ngày càng phát triển, quản lí càng có vai trò quan trọng trong

việc điều khiển các hoạt động của xã hội, qua nhiều phương thức sản xuất khác

nhau về trình độ tổ chức, điều hành quản lí ngày càng cao khiến năng suất lao

động ngày càng tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống con người nói chung

và trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng. Có thể nói rằng, quản lí là một

yếu tố cấu thành sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quản lí là thuộc

tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã hội [7]

Marx đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào

được thực hiện ở qui mô tương đối lớn đều cần một chừng mực nhất định

của quản lí [23]

9



Theo Marx, quản lí về bản chất nó là quá trình điều chỉnh mọi quá trình

xã hội khác:” Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần

nhạc trưởng” [23]

Theo lí luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin về quản lí: “Quản lí xã hội một

cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí đối với toàn bộ hay

những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận

dụng đúng đắn những qui luật khách quan vốn có của nó, nhằm đảm bảo cho

nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [23]

Các nhà lí luận quản lí quốc tế như Frederics Wiliam Taylor (Mỹ- 18561915), Henri Fayol (Pháp- 1841-1925), Max Weber (Đức- 1864- 1920) đều đã

khẳng định: “Quản lí là khoa học đồng thời là nghệ thuật”

Nói một cách tổng quát nhất, có thể xem ”quản lí là một quá trình tác

động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt được

mục đích quản lí” [23]

Thực tế là chính sách đúng sẽ không mang lại hiệu quả nếu như không

được tổ chức, chỉ đạo, quản lí thực hiện một cách khoa học. Báo cáo Chính trị

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam tại Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ VI đã nêu rõ: “Tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước là

công tác cấp bách, là điều kiện tất yếu để đảm bảo huy động lực lượng to lớn

của quần chúng nhân dân để hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị do Đảng đề

ra, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân”

1.2.2. Biện pháp quản lý

Đại từ điển Tiếng Việt (1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên, biện pháp là

“cách làm, cách tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”.

Trong cuốn Lý luận quản lí nhà trường, tài liệu giảng dạy cao học quản

lí giáo dục của tác giả Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hà nội, 2005

thì cho rằng: Biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tác động của chủ thể

quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải

quyết nhưng vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành đạt

10



mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan,

nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả các mục tiêu đặt ra. Biện pháp quản

lý đòi hỏi sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể và khách thể quản lý.

Có 4 loại biện pháp quản lý cơ bản là: Biện pháp hành chính tổ chức,

biện pháp tâm lý – giáo dục, biện pháp thuyết phục và biện pháp kinh tế.

Biện pháp hành chính tổ chức: là cách tác động trực tiếp của chủ thể

quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành

chính bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định.

Biện pháp tâm lý – giáo dục: (còn gọi là biện pháp tuyên truyền giáo

dục) là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên cơ sở

vận dụng các quy luật tâm lý ứng dụng thành tựu các khoa học như Tâm lý

học, Khoa học giáo dục ... nhằm khai thác tiềm năng con người, kích thích ý

thức tự giác, lòng say mê, sự sáng tạo của con người trong mọi hoạt động của

tổ chức.

Biện pháp thuyết phục: là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối

tượng quản lý dựa trên cơ sở lý lẽ làm cho họ nhận thức đúng đắn và tự

nguyện thừa nhận các yêu cầu của nhà quản lý từ đó có thái độ và hành vi phù

hợp với yêu cầu.

Biện pháp kinh tế: là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng

quản lý dựa trên cơ sở thuyết động lực kinh tế với luận điểm: lợi ích kinh tế sẽ

tạo nên động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động mà không cần sự can

thiệp trực tiếp về mặt hành chính của cấp trên.

Do đó có thể hiểu biện pháp quản lý là tổng thể cách thức tác động của

chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động

nhằm đạt được mục đích đề ra.

Các biện pháp quản lý rất đa dạng đòi hỏi nhà quản lý phải biết lựa chọn

và sử dụng linh hoạt, sáng tạo để xử lý các tình huống trong từng trường hợp

cụ thể giúp hoạt động quản lý đạt hiệu quả tối ưu. Đó cũng chính là nghệ thuật

quản lý.

11



1.2.3. Kiểm tra

Có rất nhiều quan điểm của nhiều tác giả khi bàn về khái niệm kiểm tra:

Trong từ điển Tiếng Việt (1998) có định nghĩa: “Kiểm tra là xem xét

tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét ”[21]

Từ điển Bách khoa (2001) có định nghĩa “Kiểm tra là bộ phận hợp

thành của quá trình hoạt động dạy – học nhằm uốn nắn được thông tin về

trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của

thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời

củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động dạy – học”[22]

Tác giả Đặng Bá Lãm (2003) lại cho rằng “Kiểm tra là quá trình xác

định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp, tập hợp số liệu, bằng chứng

để xác định mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện

và phát triển. Kiểm tra bao gồm việc xác định điều cần kiểm tra, công cụ kiểm

tra và sử dụng kết quả kiểm tra, tức đánh giá”[13]

Tác giả Phạm Viết Vượng (2004) trong khái niệm kiểm tra lại quan tâm

nhiều đến tính tích cực hóa hoạt động của học sinh: “Kiểm tra là phương pháp

xem xét thường xuyên quá trình học tập của học sinh. Mục đích của kiểm tra là

tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường chất lượng học tập. Kiểm tra

là khâu quan trọng trong quá trình dạy học nhằm đánh giá kết quả học tập”

Giáo sư Nguyễn Đức Chính (2005) nhấn mạnh đến các đại lượng đặc trưng

trong quá trình thu thập thông tin như sau: “Đo lường là quá trình thu thập thông

tin một cách định lượng và định tính về các đại lượng đặc trưng như nhận thức, tư

duy, kỹ năng và các phẩm chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục”[6]

Theo Từ điển Online của Đại học Cambridge, kiểm tra (examine) là một

trắc nghiệm kiến thức, kỹ năng của người học về một môn học cụ thể, kết quả

là một chứng nhận nếu sinh viên thành công

Qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy, trong quá trình dạy học, để nắm

được thông tin về kiến thức, kỹ năng, năng lực của người học, nhà trường hay

giáo viên thường tiến hành kiểm tra. Kiểm tra là công việc nhằm đo hay xác

12



định mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học đạt được sau một quá

trình học tập.

1.2.4. Đánh giá

Bất kì một quá trình giáo dục nào tác động lên một con người cũng

nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong đối tượng đó. Muốn biết những

biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào phải đánh giá hành vi của đối tượng trong một

tình huống nhất định. Sự đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu

giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được mục tiêu hay

không, hai là việc giảng dạy có thành công hay không, người học có tiến bộ

hay không.

Theo định nghĩa tổng quát, đánh giá là sự hình thành nhận định, phán đoán

về đối tượng thông qua sự phân tích thông tin thu được trên cơ sở đối chiếu với

các mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất các quyết định thích hợp để cải thiện

thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.

Thuật ngữ đánh giá theo GS Nguyễn Đức Chính (2005) được định nghĩa

như sau: “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách có hệ

thống nhằm xác định mục tiêu đã và đang đạt được ở mức độ nào”[6]

Hoặc “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin và dữ liệu một cách hệ

thống về năng lực và phẩm chất của người học và sử dụng các thông tin đó

đưa ra quyết định về người học và dạy học trong tương lai”.

Tác giả Đặng Bá Lãm (2003) thì cho rằng “Đánh giá là một quá trình

có hệ thống bao gồm việc thu thập, phân tích, giải thích thông tin nhằm xác

định mức độ người học đạt được các mục tiêu dạy học”

Đánh giá giáo dục được hiểu là “Sự thu thập, chỉnh lí, xử lí, phân tích một

cách toàn diện, khoa học, hệ thống những thông tin về sự nghiệp giáo dục, để rồi

phán đoán giá trị của nó nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục, nâng cao

trình độ phát triển của giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng xã

hội” [10]



13



Như vậy, đánh giá trong giáo dục là sự xem xét, so sánh độ tương thích giữa những

thông tin thu nhận được về quá trình giáo dục với chuẩn mực, tiêu chuẩn tương ứng

nhằm đưa ra những quyết định về người học và việc tổ chức quá trình dạy học.

1.2.5. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình

lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hình thành những kỹ

năng, kỹ xảo của học sinh ... so với mục tiêu học tập. Từ đó cho điểm, phân

loại học sinh và có những biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ.

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được của quá

trình dạy học, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.

Kiểm tra đánh giá là công việc của cả giáo viên và học sinh. Giáo viên kiểm tra

và đánh giá kết quả học tập của học sinh, học sinh tự kiểm tra việc học tập của

mình hoặc kiểm tra đánh giá lẫn nhau.

Kiểm tra đánh giá thường được thực hiện ngay từ đầu quá trình giảng

dạy để có thể tìm hiểu về đối tượng giảng dạy, trong quá trình giảng dạy có

những thông tin phản hồi giúp điều chỉnh quá trình dạy học và định hướng cho

quá trình đó.

Kiểm tra và đánh giá là 2 khâu không thể tách rời nhau trong một hoạt

động thống nhất. Trước khi ĐG thì phải KT và một khi KT được thực hiện thì

ĐG cũng phải được tiến hành. KT có thể coi là công cụ để cung cấp thông tin

cho ĐG, còn ĐG có thể coi là phép đo dựa trên những thông tin thu được từ

KT nhằm xác định mức độ nắm vững từng nội dung học tập của người học,

cho điểm nhằm đưa ra các thông tin phản hồi, kết luận về thành tích, khả năng

của người học.

Kiểm tra phải luôn gắn liền với đánh giá vì kiểm tra mà không đánh giá

sẽ không có tác dụng và hiệu quả đáng kể, ngược lại đánh giá không dựa trên

số liệu của kiểm tra thì rất dễ mang tính chất ngẫu nhiên, chủ quan, do đó dễ

dẫn đến những hậu quả không tốt về tâm lý, giáo dục.



14



1.2.6. Kết quả học tập

Học tập theo lý luận dạy học hiện đại, về bản chất học tập là hoạt động

nhận thức của người học được thực hiện dưới sự tổ chức điều khiển của nhà sư

phạm. Mục đích của hoạt động là tiếp thu nền văn hóa, văn minh nhân loại và

chuyển hóa chúng thành năng lực thể chất, năng lực tinh thần của mỗi cá nhân

người học. Đối tượng của hoạt động học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

tương ứng được thể hiện ở nội dung của môn học, bài học bằng hệ thống khái

niệm khoa học và khái niệm môn học. Quá trình dạy học là khái niệm chỉ hoạt

động chung của người dạy và người học và hai hoạt động này tồn tại song

song. Kết quả học tập thể hiện chất lượng của quá trình dạy học.

Kết quả học tập hay thành tích học tập được hiểu theo nghĩa giống nhau

mặc dù những khái niệm này chưa thực sự thống nhất. Kết quả học tập thể hiện

chất lượng của quá trình dạy học. Kết quả học tập chỉ đích thực xuất hiện khi

có nhiều biến đổi tích cực trong nhận thức, hành vi của người học. Trong khoa

học cũng như trong thực tế, kết quả học tập được hiểu theo hai nghĩa:

- Mức độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định (theo

tiêu chí)

- Mức độ mà người học đạt được so với các người cùng học khác (theo

tiêu chuẩn)

Dù được hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập đều thể hiện ở mức độ

đạt được của các mục tiêu dạy học. Theo Nguyễn Đức Chính (2005): “Kết quả

học tập là mức độ kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong môn

lĩnh vực (môn học) nào đó. Chỉ có bài kiểm tra (trắc nghiệm) kết quả học tập là

có thể đo lường một cách trực tiếp những gì người ta thiết kế để đo”[6] Kết

quả học tập của học sinh là thước đo của quá trình đào tạo do vậy đánh giá

được chính xác kết quả học tập của học sinh là điều vô cùng cần thiết.

1.2.7. Đổi mới công tác kiểm tra – đánh giá

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chính là tập hợp các cách thức, hoạt

động nhằm điều chỉnh và hướng người học đạt được mục tiêu dạy học một

15



cách hiệu quả nhất thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá. Đổi mới không phải

là bỏ đi cái đã có và thay thế bằng cái mới, cái mới khi chưa được thực nghiệm

và kiểm tra đánh giá chưa chắc đã là hiệu quả. Đó là sự kết hợp hiệu quả giữa

các phương pháp kiểm tra trong quá trình dạy học

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, trong

nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà còn dạy

học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có

tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy

học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình

sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy học.

Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động

học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về

chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Đổi

mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn

xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ

giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.

1.3. Lý luận về kiểm tra đánh giá

1.3.1. Tổng quan về kiểm tra đánh giá

Chất lượng đang là vấn đề có tính thời sự được đặt ra đối với mỗi cơ sở

đào tạo trong thời điểm hiện nay. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bên cạnh

việc đổi mới mục tiêu, cải tiến nội dung, phương pháp ... nâng cao chất lượng

kiểm tra đánh giá là một khâu hết sức cần thiết.

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục - đào tạo có nhiều cố gắng đổi

mới công tác dạy học, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh viên. Nhưng trên thực tế, do cách kiểm tra đánh giá vẫn còn nặng nề và kém

khoa học, nên đã ít nhiều hạn chế đến cố gắng đổi mới về mục tiêu, chương trình

đào tạo, nội dung đào tạo và phương pháp dạy học. Bên cạnh đó vấn đề học thêm dạy thêm và bệnh thành tích trong giáo dục đã làm nảy sinh ra rất nhiều hiện tượng

16



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

×