Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 118 trang )
Chƣơng 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BỘ MÔN
TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƢỜNG THCS Ở HUYỆN
TAM DƢƠNG - VĨNH PHÚC
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Đây là nguyên tắc về phƣơng pháp luận để nhận thức về quản lý hoạt
động dạy học. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy đƣợc những vấn đề
hiện tại của QL hoạt động dạy học và phải đề xuất đƣợc các biện pháp mới để
QL hoạt động dạy học ngày một có hiệu quả hơn, nhằm nâng cao hơn nữa
chất lƣợng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS.
Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển
khai của địa phƣơng và có ý nghĩa kế thừa những thành quả đã có. Một số
biện pháp trong thực tế ở huyện Tam Dƣơng - Vĩnh phúc đã triển khai và
bƣớc đầu phát huy tác dụng; điều này đƣợc nêu rõ trong phần đánh giá thực
trạng ở chƣơng 2. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần
hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nguyên tắc đảm bảo
tính thực tiễn cho phép ngƣời nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp trên
cơ sở phân tích thực trạng QL hoạt động dạy học tại các trƣờng THCS ở
huyện Tam Dƣơng - Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Yêu cầu này đòi hỏi phải xuất phát từ bản chất QL hoạt động dạy học
của ngƣời hiệu trƣởng, trong đó tập trung chủ yếu vào các yếu tố sau:
Điều hành các hoạt động dạy học.
Các hoạt động phục vụ hoạt động dạy học.
69
Điều hành các mối quan hệ thầy - trò; thầy - thầy; trò - trò; quan hệ giữa
các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng.
Điều hành các tác động khách quan đối với nhà trƣờng: Chủ trƣơng,
chính sách của Bộ GD - ĐT, Sở GD - ĐT, Chủ trƣơng của các cấp QL giáo
dục, chính quyền địa phƣơng.
Việc QL điều hành các hoạt động trên không thể tách rời, bởi hiệu quả
hoạt động điều hành nhằm tới việc tạo ra nề nếp, kỷ cƣơng, sự phối hợp nhịp
nhàng, đồng thuận tạo ra không khí thân thiện và tin cậy trong đội ngũ cán bộ
GV cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trƣờng, của sự nghiệp giáo dục
nói chung.
Đảo bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần phải tính tới các yếu tố
tác động tới các biện pháp nhƣ: Đội ngũ nhà giáo, điều kiện phục vụ cho
hoạt động giảng dạy, cơ sở vật chất nhà trƣờng, phƣơng tiện dạy học cùng
với sự kiểm tra đánh giá hoạt động của các cấp QL giáo dục. Một khi đã
đảm bảo đƣợc việc thực hiện đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đã đặt
nó trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong
hoạt động QL. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện
pháp trong việc nâng cao hiệu quả QL giáo dục, QL hoạt động dạy học của
hiệu trƣởng các nhà trƣờng.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Công tác QL trƣờng học với trọng tâm là QL hoạt động dạy học, có
ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giảng dạy của GV và chất lƣợng học tập
của HS. Việc tăng cƣờng các biện pháp QL hoạt động dạy học tại các trƣờng
THCS ở huyện Tam Dƣơng - Vĩnh Phúc phải nhằm đạt tới mục tiêu:
Đảm bảo phát triển giáo dục theo kế hoạch đƣợc giao, đáp ứng đƣợc
nhu cầu của địa phƣơng, nhu cầu học tập của nhân dân trong khu vực.
70
Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục.
Từng bƣớc hoàn thiện CSVC, đảm bảo phƣơng tiện dạy học hiện đại
đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy học và giáo dục.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải đƣợc áp dụng vào
thực tiễn trong việc QL hoạt động dạy học của các nhà trƣờng một cách thuận
lợi, có hiệu quả trong việc thực hiện chức năng QL của hiệu trƣởng, phù hợp
với đối tƣợng GV và HS từng vùng miền.
Tính khả thi còn đƣợc thể hiện ở khâu QL từ cấp độ vĩ mô cho đến cấp
độ vi mô đều có chung một mục tiêu, nội dung và chƣơng trình giảng dạy. Xuất
phát từ nhu cầu của quá trình dạy học - giáo dục mà các mối quan hệ hai chiều
giữa tầng vĩ mô - vi mô, từ đó làm nổi bật lên đƣợc tính thực tiễn của đề tài.
Tính khả thi của các biện pháp phải đƣợc phát huy hiệu quả khi áp
dụng vào tình hình thực tế của huyện Tam Dƣơng, phù hợp với sự phát triển
kinh tế, xã hội của huyện. Các biện pháp đƣợc tổ chức áp dụng một cách rộng
rãi, đƣợc điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm
vi áp dụng lớn hơn.
3.2. Các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS
ở Tam Dƣơng - Vĩnh Phúc.
3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới quan điểm nhận thức về dạy học và quản lý
dạy học môn Tiếng Anh.
* Mục tiêu của biện pháp
Nhóm biện pháp này bao gồm từ việc chỉ đạo đổi mới quan điểm giảng
dạy của GV, quan điểm học tập của HS và quan điểm quản lý dạy học của
CBQL đối với bộ môn này.
71
Đổi mới quan điểm về dạy học và quản lý dạy học môn Tiếng Anh
cấp THCS nhằm mục đích quán triệt đầy đủ và sâu sắc hơn nhận thức của
mỗi CBQL, GV và HS về vị trí, vai trò và tầm quan trọng bộ môn Tiếng
Anh trên cơ sở chức trách và nhiệm vụ của mỗi cá nhân, trong từng công
việc, hoàn cảnh cụ thể, từ đó có thể thu đƣợc kết quả trong dạy học bộ môn
này ngày càng tích cực, khoa học và hiệu quả hơn.
*Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Đối với CBQL:
Song song với sự nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa dạy học
môn Tiếng Anh của GV và HS, cũng cần có sự nhìn nhận một cách đúng
đắn, khoa học và tích cực của các CBQL trong công tác quản lý dạy học
môn Tiếng Anh của các nhà trƣờng THCS ở Tam Dƣơng - Vĩnh Phúc nhằm
góp phần quan trọng vào thành tích dạy học chung trong toàn huyện. Muốn
có đƣợc sự quản lý tốt cần phải có đội ngũ CB quản lý tốt. Ngƣời CB quản
lý tốt trƣớc hết phải có quan điểm và nhận thức đúng đắn, một điều rất
quan trọng và rất cần thiết để dẫn dắt cả tập thể đi đúng hƣớng phát triển
nhƣ kế hoạch đã đề ra. Có ngƣời cho rằng, muốn cho mỗi cá nhân phát huy
hết khả năng của mình thì tập thể những ngƣời lãnh đạo phải biết tạo ra
những gì thuận lợi nhất, hợp lý nhất trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện
đƣờng lối lãnh đạo của mình. Những điều đó thể hiện sự xuyên suốt, thống
nhất từ đƣờng lối, quan điểm lãnh đạo, cách thức xây dựng kế hoạch của
đơn vị, tổ chức lãnh đạo cho đến kiểm tra, đánh giá. Chẳng hạn nhƣ kế
hoạch của đơn vị ngoài việc đảm bảo thực hiện và hoàn thành các nội dung
kế hoạch, nhiệm vụ của tập thể, cần đƣợc cân nhắc xem các cá nhân CB,
GV và HS có chủ động trong công việc đƣợc giao hay không, có đƣợc
khuyến khích đƣa ra những ý tƣởng sáng tạo không, có đƣợc tập thể tạo cơ
hội để đề xƣớng và phát triển kế hoạch của bản thân mình hay không v..v..
72
mọi thành công hay thất bại của tập thể phần lớn dựa vào những yếu tố tuy
bé nhỏ nhƣng rất quan trọng này. Kết quả nhận thức đúng đắn của các
CBQL trong công tác quản lý dạy học môn Tiếng Anh chắc chắn sẽ giúp
cho GV và HS có thêm những điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm
vụ của mình, tạo nên một khối thống nhất hữu cơ từ trên xuống, từ trong ra
ngoài, từ tập thể đến từng cá nhân trong các nhà trƣờng.
Đối với GV:
Với tƣ cách là “ngƣời đứng trên bục giảng” trong quá trình truyền
đạt kiến thức cho HS, dù là bằng ngôn ngữ gì, thì mỗi GV phải thể hiện
cho đƣợc ý thức trách nhiệm và tình cảm nghề nghiệp một cách sâu sắc
đối với bộ môn, phải làm gì và làm nhƣ thế nào để xứng đáng với vai trò,
vị trí mà xã hội giao phó cho họ. Có nhƣ vậy mới mong đƣợc những lớp
thế hệ học trò của họ say mê học tập. Bên cạnh đó nhà trƣờng cũng cần
chú ý làm cho đội ngũ GV của đơn vị mình biết phải tự làm mới mình
bằng con đƣờng biết “học - hỏi - hiểu - hành”, tạo mọi điều kiện có thể có
cho đội ngũ này thể hiện mình bằng các hoạt động thiết thực nhƣ tuyên
truyền, vận động, tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách để
khuyến khích và thu hút họ tham gia một cách chủ động, tích cực và sáng
tạo, thi đua đạt danh hiệu GV giỏi các cấp nhất là cần có sự đánh giá thật
sự nghiêm túc và có sự khích lệ đúng mức, không mang tính phô trƣơng,
lý thuyết suông hay chỉ để biểu dƣơng lực lƣợng bên ngoài để ngày càng có
nhiều cá nhân, tập thể GV tích cực tham gia và đƣợc khen thƣởng xứng đáng.
Có thể nói ngƣời GV vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể của việc
nâng cao nhận thức của mình trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Mỗi
GV cần xây dựng cho mình một quan điểm, đúng đắn hơn, nghiêm túc
hơn đối với vị trí là ngƣời truyền đạt kiến thức bộ môn cho HS. Từng GV
trƣớc tiên là tấm gƣơng cho chính bản thân mình về ý thức trách nhiệm
73
đối với đạo đức và chuyên môn của cá nhân, không ngừng học tập và tự
bồi dƣỡng mình.
+ Đối với HS:
Là lớp ngƣời trẻ tuổi sôi nổi, hăng hái, tích cực và sẵn sàng tham
gia mọi hoạt động, có thể nói ngày nay mỗi HS là một mẫu ngƣời của sự
năng động, sáng tạo, dám làm, dám hy sinh vì nghĩa lớn; HS là lực lƣợng
nòng cốt trong nhiều hoạt động và đóng góp không ít công sức cho nhà
trƣờng và xã hội. Nếu đƣợc nhận thức tốt, đƣợc động viên, khích lệ thì họ
luôn sẵn sàng thể hiện hết bản thân mình. Chính vì vậy trong nhà trƣờng
chúng ta cần giáo dục, bồi dƣỡng cho HS ý thức học tập tốt, tinh thần
trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà
trƣờng qua đó khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh của mỗi HS, đồng thời
chúng ta cũng cần giúp đỡ họ trong việc định hƣớng con đƣờng học tập
của họ sao cho đúng lúc, phù hợp với điều kiện và tiềm năng mà mỗi em
có đƣợc. Để thực hiện đƣợc điều này vốn cần có sự hỗ trợ của GV, của
lãnh đạo các nhà trƣờng, nhƣng quan trọng hơn cả là chính bản thân các
bạn HS. Trong thời gian qua, với sự nhìn nhận vấn đề đúng lúc cùng với
sự tâm huyết của bản thân, một số GV chúng tôi đã giúp đỡ cùng với sự
quyết tâm và nỗ lực lớn của chính các em không ít HS ban đầu không
thiết tha gì với bộ môn Tiếng Anh nhƣng về sau, chính các em này đã thật
sự thành công với kết quả của môn học rất cao. Trong thời gian tới hình
thức này cần đƣợc phát huy, nhân rộng và rõ ràng khi HS có nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh của mình nhất định
sẽ góp phần đáng kể vào thành quả dạy học bộ môn của các nhà trƣờng.
Tóm lại, để có thể đạt kết quả dạy học bộ môn nhƣ mong muốn, trƣớc
hết cần có nhận thức một cách đúng đắn, khoa học, tiến bộ của từng cá nhân
GV, HS và CBQL của các nhà trƣờng. Trong thời gian tới công tác dạy bộ
74
môn Tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc nhất thiết cần
có sự đổi mới quan điểm về dạy học và quản lý dạy học của tập thể CBQL,
GV và HS của các nhà trƣờng.
3.2.2. Biện pháp 2 : Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Tiếng Anh.
* Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới phƣơng pháp dạy học là một biện pháp quan trọng để khẳng định
chất lƣợng, hiệu quả dạy học của GV, của nhà trƣờng và là lợi ích của HS.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Tổ chức quá trình dạy học phải hƣớng tới 4 mục tiêu kỹ năng: nghe,
nói, đọc, viết.
Nhiều khi khó tách bạch việc dạy nghe ra khỏi dạy nói, đọc, viết và
tƣơng tự với các kỹ năng còn lại, bởi lẽ, khi nghe thì phải nói lên điều mình
nghe thấy, nếu nghe theo định hƣớng thì phải đọc hƣớng dẫn và nhiều khi
phải viết kết quả nghe đƣợc. Tuy nhiên, khi rèn kỹ năng, tùy theo loại kỹ năng
định rèn, có thể lấy đó làm trọng tâm.
Kỹ năng nói
Mục tiêu đề ra là “Có thể tham gia các đối thoại đơn giản trong và
ngoài lớp học; Có thể bày tỏ ý kiến một cách hạn chế về các vấn đề văn hoá,
xã hội”. Muốn đạt đƣợc mục tiêu này, ngƣời thầy có thể làm một số việc sau:
Trong giờ học càng nhiều ngƣời có thể nói đƣợc càng tốt. Để đạt đƣợc
điều này nên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ chịu sự quản lýhƣớng dẫn của GV hay một bạn nói tốt trong lớp. Tuy nhiên, để lớp khỏi bị
phân tán và có thể học hỏi lẫn nhau mà lại có tính thi đua, các nhóm nên thảo
luận các chủ đề lệch nhau sau đó chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình với
các nhóm còn lại.
Tạo cơ hội “nói” cho HS thông qua các hoạt động trong và ngoài lớp
học. Ở trong lớp, HS có thể nói thông qua các hoạt động nhƣ: vấn đáp giữa
GV và HS, thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu từng trƣờng hợp, định kỳ
75
trình bày về một chủ đề tự chọn nào đó… Ngoài lớp học, các em có thể nói
Tiếng Anh thông qua các hoạt động đoàn thể nhƣ: câu lạc bộ Tiếng Anh, phát
động phong trào nói Tiếng Anh trong các giờ nghỉ giải lao…
Nếu có thể hãy liên lạc với các chuyên gia dạy tiếng Anh tình nguyện
đến từ các nƣớc nói Tiếng Anh để họ giúp luyện nói cho HS, hiện nay chƣa
có phƣơng pháp nào hiệu quả hơn phƣơng pháp này.
Các chủ đề luyện nói cho HS phải xoay quanh những chủ đề nhằm đạt
đƣợc mục tiêu đề ra, không xa lạ, không quá khó đối với HS.
Để nói đƣợc tiếng Anh, chỉ nói ở trên lớp thôi là chƣa đủ, HS cần phải
có thói quen nói Tiếng Anh ở ngoài lớp học. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ
về nhà cho các em bằng cách: phân công vài em một nhóm tự tìm tài liệu rồi
cuối tuần/tháng trình bày trƣớc lớp về một chủ đề nào đó, ngƣời trình bày sẽ
đƣợc chỉ định bất kỳ. Muốn trình bày đƣợc trên lớp, các em phải hợp tác với
nhau, tập hợp, lựa chọn tài liệu rồi tập nói cho nhau nghe nhiều lần. Nếu đƣợc
giao nhiệm vụ cụ thể, có thời hạn rõ ràng các em sẽ làm việc hăng say hơn là
chỉ đƣợc bảo về nhà phải tập nói nhiều.
Kỹ năng nghe
Mục tiêu đề ra là “Nghe hiểu các đối thoại đơn giản trong và ngoài lớp
học; Nghe hiểu ý chính, các thông tin đơn giản trong đời sống xã hội thông
thƣờng”. Vậy, nội dung các bài nghe phải tập trung vào các đối thoại và các
thông tin đơn giản trong đời sống xã hội thông thƣờng.
Hiện nay, kiểu luyện nghe chủ yếu trong các giờ học Tiếng Anh tại các
trƣờng THCS ở Tam Dƣơng-Vĩnh Phúc là nghe các đoạn băng có sẵn trong
các giáo trình. Kiểu luyện nghe này đơn điệu, không hiệu quả. Lớp học có từ
35 đến 50 HS chỉ với một chiếc cassette và băng sao đi chép lại thì không thể
đảm bảo chất lƣợng bài nghe. Nhiều khi bài nghe chỉ nghe lấy lệ, nghe đƣợc
thì nghe không nghe đƣợc thì thôi. Để giúp HS nghe tốt, một số việc sau nên
đƣợc làm:
76
Nội dung bài nghe phải gần gũi với ngƣời học, xoay quanh các chủ đề
ngƣời nghe cần đạt tới, đảm bảo ngƣời nghe lúc nào cũng ở trong “tầm với
gần”, nghĩa là phần có thể hiểu đƣợc là 80%, phần “phỏng đoán” chỉ khoảng
20%. Tránh tình trạng bài nghe quá nhiều từ mới, vấn đề xa lạ với ngƣời học.
Khi cho HS luyện nghe, giáo viên nên định hƣớng thông tin chính của
bài nghe để HS tập trung vào đó thông qua hình thức ra câu hỏi trƣớc khi
nghe; sau khi nghe có kiểm tra kết quả nghe của HS dựa trên phần yêu cầu đề
ra trƣớc đó. Câu hỏi định hƣớng cũng nên phong phú: nghe tóm tắt từng đoạn,
nghe điền từ vào chỗ trống, nghe chọn đáp án đúng/sai, nghe ghi,…
Một số HS có thể nghe tốt hơn những em khác. Giáo viên nên khích lệ
để những em nghe yếu để không nản chí. Thỉnh thoảng có thể ra những bài
nghe đơn giản một chút để những em này cảm thấy tự tin hơn.
Đa dạng hình thức bài nghe, có thể nghe băng, nghe đĩa, nghe thông
qua xem video, nghe qua,thầy/cô, bạn bè; nghe cả lớp, nghe theo nhóm, nghe
theo cặp… Hình thức càng phong phú càng dễ lôi cuốn HS. Bài nghe phải
đảm bảo rõ ràng về mặt âm lƣợng, phát âm.
Một điều hết sức quan trọng là sự tƣơng hỗ giữa phát âm và khả năng
nghe. Các em HS phát âm chuẩn thì thƣờng nghe tốt hơn những em phát âm
không chuẩn. Ngƣợc lại, việc nghe cũng giúp các em hoàn thiện phát âm của
mình. Giáo viên nên chú ý rèn phát âm cho HS nhằm nâng cao khả năng nghe
cho các em.
Kỹ năng đọc
Mục tiêu đối với kỹ năng đọc là “Đọc hiểu nội dung chính các tài liệu
phổ thông liên quan đến các vấn đề văn hoá, xã hội quen thuộc”.
Trong các mục tiêu về 4 kỹ năng, mục tiêu này có lẽ là dễ thực hiện
nhất vì kỹ năng đọc là dễ nhất so với 3 kỹ năng kia. Tuy vậy, dễ cũng không
có nghĩa là không cần phƣơng pháp. Để việc dạy học kỹ năng đọc có hiệu
quả, hoạt động này nên đƣợc tiến hành nhƣ sau:
77
Đối với những bài đọc mục tiêu là nâng cao vốn từ, nên phát tài liệu
đọc cho HS để các em nghiên cứu trƣớc ở nhà, vừa tiết kiệm đƣợc thời gian
trên lớp, vừa có thời gian cho các em suy nghĩ, tra từ điển, làm các bài tập
kiểm tra xem mình có hiểu đúng nội dung của bài đọc hay không. Sau đó
trên lớp GV cùng HS kiểm tra lại một lần nữa kết quả bài đọc mà HS đã
chuẩn bị trƣớc.
Chủ đề các bài đọc bổ trợ nên theo sát các chủ đề bài học trên lớp để
các em tận dụng vốn từ vừa học của mình.
Nên đa dạng hoá hình thức luyện đọc để tránh nhàm chán. Ví dụ: đọc
cá nhân, đọc theo cặp, đọc theo nhóm; đọc trả lời câu hỏi, đọc kể lại, đọc cho
bạn chép…
Kỹ năng viết
Mục tiêu đối với kỹ năng này là: “Có thể viết các đoạn văn ngắn, đơn
giản về các chủ đề quen thuộc phù hợp với sự hiểu biết của ngƣời học”. Để đạt
đƣợc mục tiêu này có thể tiến hành một số biện pháp sau:
Tƣơng tự nhƣ đối với kỹ năng đọc, trên lớp GV chỉ hƣớng dẫn cho các
em lý thuyết cách trình bày một bài viết, sau đó về nhà các em tự viết, đến
hạn mang nộp để GV chấm điểm và góp ý.
Giới thiệu cho các em các bài văn mẫu để các em tham khảo.
Hiện nay trên mạng internet có các trang web dạy viết khá hiệu quả.
Các giáo viên có thể giới thiệu những địa chỉ này cho HS để các em tham
khảo nếu có điều kiện.
Nếu có điều kiện thì mời các chuyên gia dạy Tiếng Anh tình nguyện đến từ
các nƣớc nói tiếng Anh có thể hỗ trợ rất tốt loại công việc này.
Phát triển khả năng giao tiếp thì các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết đan
xen lẫn nhau, không thể tách riêng biệt. Để việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả
tối ƣu, phải thực hiện các nguyên tắc sau đây:
78
Hoạt động của thầy - trò trên lớp nên đƣợc thƣờng xuyên đánh giá,
rút kinh nghiệm, tìm ra mô hình tiêu biểu. Không nhất thiết phải tiến hành
những cuộc thanh - kiểm tra quy mô ngay tại lớp vì làm nhƣ vậy rất mất
thời gian, hiệu quả lại không nhiều. Thay vì những cuộc thanh - kiểm tra
này, có thể xây dựng những bảng câu hỏi có tính chất xây dựng, nhà quản
lý vẫn đo đƣợc cái cần đo, GV và HS cũng cảm thấy thoải mái khi trả lời
những câu hỏi có trong phiếu hỏi.
HS phải là tâm điểm của quá trình dạy học. Giáo viên không dạy cái
mình biết, mà dạy cái HS cần biết. Giáo viên và HS luôn ý thức biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, nghĩa là giáo viên không truyền
đạt tri thức theo kiểu một chiều khiến HS hình thành thói quen thụ động,
mà ngƣợc lại, giáo viên cần phát huy năng lực tự học, tự khám phá cho
HS. Nếu nhƣ với phƣơng pháp dạy học truyền thống lấy thầy là trung tâm,
phƣơng pháp dạy học chủ đạo là thuyết trình, thì nay với phƣơng pháp
dạy học lấy trò là trung tâm, nên hạn chế thuyết trình, thay và o đó là thảo
luận nhóm, nghiên cứu từng trƣờng hợp, báo cáo kết quả nghiên cứu…,
làm sao trong một giờ học hoạt động của trò phải chiếm phần lớn thời
gian so với hoạt động của thầy.
Thƣờng xuyên thay đổi phƣơng pháp dạy và phƣơng pháp học một
cách linh hoạt. Tránh áp dụng một, hai phƣơng pháp lặp đi, lặp lại dễ gây
nhàm chán cho HS.
3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ GV Tiếng Anh.
* Mục tiêu của biện pháp
Đội ngũ giáo viên là nòng cốt của quá trình dạy - học trong bất kỳ nhà
trƣờng nào. Không thể có sản phẩm tốt nếu ngƣời tạo ra sản phẩm không phải
là ngƣời thợ tài hoa. Không thể có nhiều trò giỏi nếu thầy chƣa giỏi. Ngƣời
giáo viên giỏi là ngƣời có chuyên môn vững, phƣơng pháp giảng dạy phù hợp
79