Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.01 KB, 46 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng: Nếu điều kiện là CFR, CIF, CPT, CIP, DES,
DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải. Còn
nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phải có
nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải.
Căn cứ vào khối lượng hàng và đặc điểm của hàng hoá: Căn cứ vào khối lượng hàng
để tối ưu hoá trọng tải của phương tiện từ đó tối ưu hoá chi phí. Đồng thời căn cứ vào
đặc điểm của hàng hoá là để lựa chọn phương tiện đảm bảo an toàn cho hàng hoá
trong quá trình vận chuyển.
Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng hoá rời hay hàng hoá đóng trong Container,
hàng hoá thông dụng hay hàng hoá đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình
thường hay đặc biệt, vận tải một chiều hay khứ hồi...
2.2.1.3 Mua bảo hiểm.
Trong thương mại quốc tế thường phải vận chuyển đi xa, trong những điều kiện
vận tải khá phức tạp, do đó hàng hoá dễ bị hư hỏng, mất mát tổn thất lớn trong quá
trình vận chuyển. Chuyên chở hàng hoá bằng đường biển cũng thường gặp rủi ro và
tổn thất, bởi vậy trong thương mại quốc tế bảo hiểm đường biển là loại bảo hiểm phổ
biến nhất. Theo điều kiện CIF, CIP thì nghĩa vụ của người bán phải mua bảo hiểm vì
lợi ích của người mua nhưng chỉ phải mua bảo hiểm ở một mức tối thiểu. Còn trong
các điều kiện khác, các bên tự quyết định việc mua bảo hiểm nếu họ cảm thấy cần thiết
tức là không bắt buộc phải mua bảo hiểm.Các đơn vị kinh doanh khi mua bảo hiểm
phải xác lập nên một hợp đồng bảo hiểm.
2.2.1.4 Làm thủ tục hải quan.
Thủ tục hải quan là một công cụ để quản lý các hoạt động buôn bán theo pháp
luật của Nhà nước để ngăn chặn buôn lậu. Theo quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ
(Có hiệu lực ngày 1/10/2001, ban hành ngày 26/01/2001) thì thủ tục hải quan đối với
hàng nhập khẩu gồm 3 bước:
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tên khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra
thực tế hàng hoá.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bước 3: Kiểm tra tính thuế
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần
10
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
2.2.1.5 Nhận hàng nhập khẩu.
a) Nhận hàng từ tàu biển bao gồm các bước sau:
♦
Chuẩn bị chứng từ nhận hàng.
Ký hợp đồng uỷ thác cho cơ quan ga, cảng về việc giao hàng từ nước ngoài về
Xác nhận với cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ
thuật khi bốc dỡ hàng hoá và bảo quản hàng hoá.
Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận chuyển đơn, lệnh
giao hàng.
Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp với tên hàng, chủng loại
thông số kỹ thuật, chất lượng bao bì, ký mã hiệu của hàng hoá so với yêu cầu đã thoả
thuận trong hợp đồng.
Người nhập khẩu phải kiểm tra, giám sát việc giao nhận hàng, phát hiện các sai
phạm và giải quyết các tình huống phát sinh.
Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp bảo quản hàng hoá cho cảng.
b, Nếu công ty nhận hàng chuyên chở bằng Container bao gồm các bước:
Nhận vận đơn và các chứng từ khác.
Trình vận đơn và các chứng từ khác như : Hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói cho
hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O).
Nhà nhập khẩu đến trạm hoặc bãi Container để nhận hàng. Nếu hàng nguyên
Container và công ty muốn nhận Container về để kiểm tra tại kho riêng thì trước đó
phải đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị hãng tàu để mượn Container. Khi
được chấp nhận chủ hàng kiểm tra, niêm phong, kẹp chì của Container, vận chuyển
Container về kho riêng sau đó công ty trả Container rỗng cho hãng tàu.
c, Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt:
Nếu hàng đầy toa xe, người nhập khẩu nhận cả toa xe, kiểm tra, niêm phong kẹp
chì, làm thủ tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hoá, tổ chức vận chuyển hàng hoá về
kho riêng.
Nếu hàng hoá không đủ toa xe, người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao hàng và
ngành đường sắt, rồi tổ chức vận chuyển hàng hoá về kho riêng.
2.2.1.6 Kiểm tra hàng.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần
11
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Sau khi nhận hàng bên nhập khẩu làm thủ tục kiểm tra quy cách, phẩm chất và
tình hình thực tại của hàng hoá. Thông thường bên mua sẽ mời một cơ quan giám định
để giám định hàng hoá. Cơ quan này lấy mẫu, phân tích số lượng, chất lượng hàng
xem có phù hợp với hợp đồng không.
2.2.1.7 Làm thủ tục thanh toán.
♦
♦
♦
♦
Trong thương mại quốc tế hiện nay có nhiều phương thức thanh toán khác nhau
nhưng chủ yếu dùng một trong các phương thức sau:
Phương thức chuyển tiền.
Phương thức nhờ thu.
Phương thức giao chứng từ trả tiền.
Phương thức tín dụng chứng từ (L/C).
Tuy nhiên, trong các phương thức đó thì thanh toán bằng L/C là có độ an toàn
cao hơn cả, nó đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán. Ta có thể biểu diễn
qua sơ đồ sau:
Ngêi mua
(7)
(2)
Ng©n hµng më L/C
Ng©n hµng th«ng b¸o
(6)
(1)
(8)
(9)
(3)
(4)
Ngêi mua
(5)
(7)
Ngêi b¸n
Trong đó:
(1)
Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi tới ngân hàng.
(2)
Ngân hàng chấp nhận mở L/C. Trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu nếu họ trình một bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp với những quy định trong L/C
bao gồm: Hoá đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số
lượng, chất lượng, giấy chứng nhận bảo hiểm.
(3)
Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc cho người xuất khẩu.
(4)
Người xuất khẩu chấp nhận L/C và giao hàng. Nếu không chấp nhận thì phải có
thông báo đề nghị sửa L/C cho phù hợp với hợp đồng mua bán.
(5)
Người xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần
12
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
(6)
Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
(7)
Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ. Nếu thấy phù hợp thì trả tiền cho người
xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.
(8)
Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ thanh toán cho người nhập khẩu với điều
kiện phải trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới chuyển vận đơn cho
người nhập khẩu.
(9) Người nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng sau khi kiểm tra bộ chứng từ thấy
phù hợp.
2.2.1.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu nh chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy
hàng nhập khẩu bị thiếu, tổn thất, đổ nát, mất mát thì cần khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ
thời hạn khiếu nại.
Đối tượng khiếu nại là người bán nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng không
phù hợp, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không
đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn...
Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá (đối tượng của bảo hiểm)
bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây ra khi những
rủi ro này được mua bảo hiểm.
Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất nh biên bản
giám định, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại tại công ty bảo hiểm).
Việc giải quyết khiếu nại phải thận trọng kịp thời, tỉ mỉ, giải quyết khẩn trương. Nếu
việc khiếu nại không giải quyết thoả đáng thì hai bên có thể kiện nhau ra Hội đồng
trọng tài hoặc tại toà án (nếu có thoả thuận trong hợp đồng).
2.2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.2.2.1. Các yếu tố làm gia tăng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu chịu sự chi phối của nhiều nhân tốt ảnh
hưởng và nguyên nhân gây rủi ro riêng có trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trước hết phải kể đến những rủi ro phát sinh từ môi trường pháp lý. Nguồn luật
áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại thương rất nhiều, bao gồm: điều ước quốc tế về
ngoại thương, luật quốc gia, tập quán quốc tế về thương mại, án lệ và hợp đồng mẫu.
Việc lựa chọn nguồn luật nào được áp dụng cho quan hệ hợp đồng là do các bên hoàn
toàn tự do thỏa thuận. Do đó, trong trường hợp không có điều ước quốc tế, các bên
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần
13
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
thường tranh chấp trong thỏa thuận luật áp dụng. Nếu không bên nào chịu nhượng bộ,
họ có thể lựa chọn luật của nước thứ 3. Đây chính là nguồn gốc có thể đem lại rủi ro
do không phải bao giờ các bên cũng hiểu cặn kẽ luật pháp của nước thứ 3 đó. Nhân tố
ảnh hưởng và nguyên nhân thứ hai làm gia tăng rủi ro, tổn thất trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu chính là chủ thể của hợp đồng.
Thông thường, trong hợp đồng mua bán quốc tế, các bên có quốc tịch khác nhau
hoặc trụ sở giao dịch ở các nước khác nhau. Điều này dẫn tới địa vị pháp lý của các cá
nhân và tổ chức tham gia quan hệ hợp đồng cũng khác nhau.
Chủ thể hợp đồng thường bất đồng về ngôn ngữ và có tập quán văn hóa khác
nhau. Điều này gây ra không ít khó khăn cản trở cho quá trình đàm phán, ký kết hợp
đồng và kết quả là khi thực hiện hợp đồng, có thể sự hiểu lầm sẽ xảy ra, đem lại rủi ro
cho người kinh doanh nhập khẩu.
Một nhân tố nữa phải đề cập ở đây là khoảng cách địa lý. Trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu, hàng hóa thường được di chuyển qua biên giới quốc gia.
Khoảng cách địa lý càng lớn, nguy cơ rủi ro càng cao và ngược lại.
Chuyển tiền và thanh toán quốc tế cũng là nhân tố và nguyên nhân làm gia tăng
rủi ro, tổn thất. Đặc trưng của hợp đồng mua bán ngoại thương là đồng tiền tính giá
hoặc đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên hợp đồng. Việc
thanh toán giữa người mua và người bán thường qua trung gian là ngân hàng. Thời
điểm thanh toán và thời điểm giao hàng là khác nhau. Do đó, rủi ro thường xuyên xuất
hiện trong các khâu thanh toán.
Một biểu hiện nữa của rủi ro trong thanh toán quốc tế là sự biến động của tỷ giá
hối đoái. Xuất phát từ đặc trưng đồng tiền thanh toán ngoại tệ đối với một hoặc cả hai
bên trong hợp đồng, sự biến động của tỷ giá hối đoái làm tăng giảm hiệu quả của
thương vụ. Do đó, các bên khi kí kết hợp đồng thường lựa chọn một đồng tiền ổn định
làm đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán để tránh rủi ro ro biến động tỷ giá hối
đoái khi thực hiện hợp đồng.
Qua nghiên cứu về rủi ro và các nhân tố làm gia tăng rủi ro trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu, ta có thể thấy sự phức tạp đặc biệt của rủi ro trong môi
trường kinh doanh quốc tế, từ đó có thể rút ra một số đặc điểm của rủi ro trong qua
trình thực hiện hợp đồng.
2.2.2.2. Đặc điểm của rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần
14
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm một chuỗi các bước nghiệp vụ kế tiếp
nhau và trong từng khâu của quá trình này, các nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân
gây rủi ro ngày càng nhiều. Tất cả những điều này làm cho rủi ro trong kinh doanh
nhập khẩu mà chủ yếu trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xảy ra thường
xuyên hơn, mức độ nghiêm trọng hơn và biểu hiện dưới các hình thức đa dạng, phức
tạp hơn so với kinh doanh trong nước.
Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xảy ra với tần suất lớn hơn
thực hiện hợp đồng trong nước: Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhà
kinh doanh luôn phải đối mặt với môi trường kinh doanh đầy biến động, kèm theo đó
là muôn vàn nguy cơ rủi ro ở tất cả cá lĩnh vực hoạt động diễn ra trong và ngoài nước.
Các nhân tố ảnh hưởng, các nguyên nhân của quan và khách quan ở cả trong và ngoài
nước làm cho rủi ro xảy ra thường xuyên hơn với tần suất lớn hơn kinh doanh trong
nước. Sự xuất hiện dồn dập của các sự cố bất lợi có thể lý giải bằng sự khác biệt trong
hệ thống luật pháp, văn hóa kinh doanh, chủ thể trong quan hệ hợp đồng, khoảng cách
địa lý...
Rủi ro xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn: Khi xảy ra rủi ro thường gây hậu
quả nghiêm trọng hơn cho người kinh doanh nhập khẩu vì hai lý do. Một là, giá trị của
thường vụ nhập khẩu thường lớn hơn các thương vụ kinh doanh trong nước. Hai là,
quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thường liên quan tới nhiều bên hơn nên khi
xảy ra rủi ro có thể tất cả các bên cùng phải gánh chịu. Nói một cách khác, mức độ
nghiêm trọng hơn được thể hiện ở phạm vi ảnh hưởng của rủi ro rộng lớn hơn
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần
15
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
2.2.2.3. Phân loại rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Phân loại rủi ro là một công việc cần thiết và có ý nghĩa to lớn cho quá trình nhận
thức và đề ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro một cách hợp lý. Tuy nhiên, việc
phân loại rủi ro mang tính tương đối vì dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
∗ Căn cứ vào khả năng đo lường.
• Rủi ro có thể tính toán được: là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được
ở mức độ tin cậy nào đó.
• Rủi ro không thể tính toán được: là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó bất thường, khó
tiên đoán.
∗ Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro.
• Rủi ro có nguyên nhân khách quan: là rủi ro do tác động của môi trường vĩ mô và
•
nguyên nhân bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được.
Rủi ro có nguyên nhân chủ quan: là rủi ro bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan như
những yếu kém của doanh nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu thông tin, sai lầm
∗
•
trong chính sách kinh doanh.
Căn cứ vào nghiệp vụ của bảo hiểm.
Rủi ro thông thường được bảo hiểm: là rủi ro có tính bất ngờ, ngẫu nhiên, xảy ra ngoài
•
ý muốn của con người và được bảo hiểm theo điều kiện A, B, C.
Rủi ro phải bảo hiểm riêng, không được bồi thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc
A, B, C.
• Rủi ro loại trừ: là rủi ro không được bảo hiểm trong mọi trường hợp.
2.2.3 Quan hệ tương tác giữa rủi ro và hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.2.3.1 Hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu để tạo ra kết quả cao nhất
trong quá trình thực hiện hợp đồng với chi phí thấp nhất.
2.2.3.2 Mối quan hệ tương tác giữa rủi ro và hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện hợp đồng luôn là mục tiêu của bất kì
doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nguy cơ rủi ro luôn
tồn tại và có thể xảy ra, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, thậm chí gây thua lỗ cho
thương vụ và do đó, hạn chế hiệu quả hợp đồng nhập khẩu. Vì vậy, có thể nói, rủi ro
luôn tỷ lệ nghịch với hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Trước hết, gia tăng rủi ro làm giảm hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Rủi
ro xảy ra, đem theo thiệt hại to lớn về lợi ích vật chất và phi vật chất. Do vậy, khi rủi
ro đã xảy ra, doanh nghiệp sẽ tốn thêm các chi phí để xử lý, khoanh vùng rủi ro, giảm
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần
16
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
thiểu tổn thất, chi phí phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chi phí tăng trong khi doanh thu
thu về không đổi làm các chỉ tiêu hiệu quả biến đổi theo chiều hướng xấu.
Hiệu quả thực hiện hợp đồng chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có biện pháp
phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu rủi ro. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, doanh nghiệp
phải phân tích môi trường kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm loại trừ hoàn cảnh phát sinh rủi ro, tiết kiệm để bù đắp mất mát rủi ro
bằng lập quỹ dự trữ, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Mặc dù để tiến hành các hoạt động
này doanh nghiệp phải bỏ ra khoản chi phí nhất định song nếu đem so sánh nó với chi
phí khắc phục rủi ro thì chi phí phòng ngừa có thể chấp nhận được. Đến lượt nó, các
biện pháp phòng ngừa rủi ro giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro, làm cho công
việc kinh doanh ổn định và tạo tâm lý yên tâm cho nhà kinh doanh khi thực hiện hợp
đồng.
Như vậy, rủi ro xảy ra luôn đem theo thiệt hại cho doanh nghiệp và tác động
nghịch với hiệu quả thực hiện hợp đồng. Do đó, điều cần thiết để tăng hiệu quả là
người kinh doanh phải nhận thức được rủi ro và chủ động áp dụng các biện pháp
phòng tránh rủi ro.
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu.
2.3.1 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một nội dung quan trọng trong phân
định nội dung nghiên cứu. Phân tích các bước trong quy trình nhập khẩu sẽ nhận ra
được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh
nghiệp. Bởi lẽ, mỗi bước khác nhau lại bị một yếu tố đặc trưng tác động đến, đồng
thời, từ những phân tích đó sẽ nhận định được những ảnh hưởng qua lại của các yếu tố
đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả trong công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm
nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá được
các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của mình để hoàn thiện hơn nữa quá trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần
17
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
2.3.3 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Rủi ro trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng
là một vấn đề tất yếu. Nghiên cứu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
giúp doanh nghiệp nhận biết được các yếu tố làm gia tăng rủi ro trong thực hiện hợp
đồng nhập khẩu, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp nhận biết được các rủi ro điển hình
nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu để từ đó đề ra các biện pháp hạn chế rủi ro trong
quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần
18
SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7