1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

2 Thực trạng rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phần ô tô An Hưng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.01 KB, 46 trang )


Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



mà công ty thường mở L/C là: ngân hàng Vietinbank. Nội dung của L/C mở luôn

thống nhất với điều khoản của hợp đồng như: số lượng, giá cả, quy cách, chất lượng,

thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán... Do đó, công ty thường lấy hợp đồng làm căn

cứ đưa ra quyết định đối với từng điều kiện trong L/C.

Quá trình tiến hành nghiệp vụ của công ty:

 Sau khi nhận được hợp đồng đã kí, cán bộ phòng Xuất nhập khẩu căn cứ vào điều kiện



quy định trong hợp đồng tiến hành soạn thảo đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng.

Trưởng phòng Xuất nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xem xét.

 Nếu đơn xin mở L/C đạt, cán bộ phòng Xuất nhập khẩu chuyển bộ hồ sơ gồm: Hợp

đồng đã được phê duyệt, phương án kinh doanh, đơn xin ở L/C cho phòng Kế toán –

Tổng hợp.

 Khi nhận được hồ sơ từ phòng Xuất nhập khẩu, trưởng phòng Kế toán – Tổng hợp tiến

hành xem xet. Nếu đạt thì trưởng phòng Kế toán – Tổng hợp trình Giám đốc duyệt đơn

xin mở L/C

 Sau khi nhận được bộ hồ sơ xin mở L/C đã phê duyệt, cán bộ phòng Kế toán – Tổng

hợp tiến hành làm thủ tục L/C tại ngân hàng và nhận từ ngân hàng bản L/C gốc, sau đó

sao và chuyển cho phòng Xuất nhập khẩu 1 bản L/C.

Hầu hết các hợp đồng nhập khẩu linh kiện ô tô của Công ty cổ phần ô tô An

Hưng đều mở L/C trả ngay và không hủy ngang. Tuy nhiên, việc mở L/C như thế nào

là hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa công ty và bên đối tác nước ngoài khi

đàm phán, kí kết hợp đồng.

Sau khi L/C được bên đối tác nước ngoài chấp nhận và tiến hành giao hàng, đồng

thời công ty sẽ nhận được bộ chứng từ hàng hoá từ người bán (Người xuất khẩu) hoặc

ngân hàng mở L/C. Có thể có các trường hợp sau xảy ra: Hoặc bộ chứng từ về trước

hàng về sau; Hoặc bộ chứng từ và hàng cùng về, Hoặc bộ chứng từ về sau hàng về

trước. Và bộ chứng từ hàng hoá này chính là cơ sở để công ty tiến hành các bước tiếp

theo như làm thủ tục hải quan, nhận hàng...

Đôi khi trong qúa trình mở L/C đối tác nước ngoài muốn công ty mở ở ngân

hàng mà công ty không có tài khoản hoặc tài khoản ở ngân hàng đó không đủ cho hợp

đồng. Điều này đã gây cản trở phần nào trong quá trình thực hiện hợp đồng .

3.2.1.3 Đôn đốc bên bán giao hàng.



GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



24



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, việc đôn đốc bên bán

giao hàng luôn là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng đối với bất

kì bên mua nào. Thông thường, Công ty thường sử dụng Fax, Telex để xem bên đối tác

chuẩn bị nguồn hàng tới đâu, thời gian giao hàng có đúng với hợp đồng hay

không...đồng thời hỏi người bán những thông tin và các chứng từ sau:

 Lịch trình của phương tiện chở hàng của bên đối tác.

 Vận đơn chở hàng.

 Chứng chỉ chất lượng của cơ quan giám định.



3.2.1.4 Mua bảo hiểm hàng hóa.

Phần lớn các hợp đồng nhập khẩu linh kiện ô tô của công ty cổ phần ô tô An

Hưng đều mua theo điều kiện CIF. Vì vậy, trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa là

thuộc về bên đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp rủi ro xảy ra đối với

hàng hóa là lớn thì công ty phải mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Nếu mua

bảo hiểm công ty thường xuyên mua của công ty bảo hiểm Bảo Việt-Việt Nam và thời

gian là kể từ khi bên bán xếp hàng lên tàu hoặc ngay sau khi mở L/C. Khi muốn mua

bảo hiểm, công ty sẽ cử người đến gặp các khai thác viên của công ty Bảo Việt. Các

khai thác viên này sẽ hướng dẫn cán bộ của công ty làm giấy yêu cầu bảo hiểm (Giấy

in sẵn của Bảo Việt) và chuẩn bị hợp đồng để công ty ký với Bảo Việt. Thủ tục bảo

hiểm gồm có: Giấy yêu cầu bảo hiểm và các chứng từ kèm theo như: Vận đơn, hoá

đơn, phiếu đóng gói, L/C... Sau đó công ty bảo hiểm sẽ cấp cho công ty một đơn bảo

hiểm dựa vào giấy yêu cầu bảo hiểm mà công ty đã đệ trình.

3.2.1.5 Làm thủ tục thanh toán.

Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: Phương

thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức thanh toán

tín dụng chứng từ...

Trong số các phương thức thanh toán trên, công ty An Hưng thường sử dụng

phương thức thanh toán bằng L/C trả ngay và không huỷ ngang. Khi người bán thông

báo giao hàng, đồng thời thông báo đã gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C. Công

ty xem xét lại các bộ chứng từ này đã hợp với hình thức và nội dung của hợp đồng như

L/C chưa. Bộ chứng từ thông thường gồm có: Hoá đơn thương mại, vận đơn gốc, giấy

chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phẩm chất, sơ đồ xếp hàng...

GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



25



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



Sau khi bộ chứng từ này đã được công ty và ngân hàng mở L/C xem xét, kiểm tra

thấy phù hợp với L/C thì công ty sẽ chấp nhận thanh toán và làm thủ tục trả tiền cho

ngân hàng.

3.2.1.6 Làm thủ tục hải quan.

Thủ tục hải quan là một công cụ để quản lý các hoạt động buôn bán theo pháp

luật của Nhà nước để ngăn chặn buôn lậu. Bởi vậy, sau khi thực hiện các bước nêu

trên, để chuẩn bị cho việc nhận hàng, công ty tiến hành mở tờ khai hải quan để thực

hiện thủ tục hải quan khi hàng hoá về đến cảng. Công ty sử dụng mẫu tờ khai hải quan

hàng nhập khẩu năm 2002 màu xanh nhạt có Giám Đốc ký và đóng dấu để làm thủ tục

thông quan hàng hoá. Trong tê khai hải quan công ty tù khai đầy đủ, chính xác các chi

tiết về bộ linh kiện xe máy mà công ty nhập khẩu để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ

tục giấy tờ. Nội dung của tờ khai hải quan bao gồm những mục nh: Loại hàng, tên

hàng, số lượng, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất xứ...

Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận và cho đăng ký tê khai thì họ sẽ tiến hành

kiểm tra hàng hoá nhập khẩu của công ty. Hàng hoá được tổ chức sắp xếp một cách

trật tự có hệ thống tại nơi xếp hàng. Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra trọng lượng, số

lượng hàng xem có phù hợp với tờ khai hay không, kiểm tra sự sắp xếp hàng hoá trong

Container, kiểm tra trong từng kiện hàng xem có đúng với chủng loại hàng mà công ty

đã khai trong tê khai hay không chứ hải quan không kiểm tra chất lượng hàng hoá

nhập khẩu. Những chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan như chi phí

cho cơ quan hải quan mở, đóng, xếp các kiện hàng , thùng hàng... được công ty thanh

toán vào chi mua hàng.

Sau khi đã kiểm tra hàng hoá, hải quan sẽ tiến hành tính lại số thuế mà công ty đã

tự tính để xem có đúng với lô hàng hay không. Sau tất cả các thủ tục trên, công ty tiến

hành nộp đủ thuế gồm thuế nhập khẩu, thuế VAT (Nếu có), cùng các khoản lệ phí

thông quan và tiến hành giải phóng hàng khỏi cảng dưới sự giám sát của hải quan.

Hoàn thành thủ tục hải quan, cơ quan hải quan sẽ giao lại cho nhân viên của công ty

bộ hồ sơ gồm: Tờ khai hải quan; Thông báo nộp thuế và các khoản lệ phí; Biên lai nộp

lệ phí.



GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



26



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



Những yêu cầu của cơ quan hải quan có tính pháp lý, cưỡng chế doanh

nghiệp phải thực hiện mà không có quyền khiếu nại. Nếu có hành vi vi phạm sẽ bị truy

cứu trách nhiệm hình sự.

3.2.1.7 Nhận hàng

Công ty thường nhận hàng theo đường biển và thông thường bộ chứng từ giao

hàng do người ngoài lập sẽ về đến ngân hàng mở L/C vào thời điểm tàu chở hàng cập

cảng Việt Nam. Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ giao hàng theo quy định

trong L/C và thông báo cho người mở L/C ( An Hưng ). Nhận đượng thông báo của

ngân hàng khi có bộ chứng từ nhận hàng của nhà cung ứng chuyển tới thì phòng Kế

toán – Tổng hợp làm thủ tục nhận bộ chững từ thanh toán từ ngân hàng rồi đưa cho

phong Xuất Nhập khẩu 1 bộ. Sau khi nhận được bộ chứng từ nhận hàng từ phòng Kế

toán – Tổng hợp, cán bộ nghiệp vụ phòng Xuất nhập khẩu tiến hành chuẩn bị hồ sơ để

làm thủ tục nhận hàng tại cơ quan hải quan.

Đồng thời doanh nghiệp sẽ phải kí một hợp đồng ủy thác cho cơ quan ga cảng về

việc giao nhận hàng hóa. Nhưng trước khi tàu đến, đại lý tàu sẽ gửi cho doanh nghiệp

thông báo hàng đến cảng. Sau khi nhận được thông báo này thì công ty đến đại lý trình

vận đơn để được đại lý cấp cho lệnh giao hàng. Sau đó công ty sẽ cử cán bộ đến cảng

hoặc hãng tàu để đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ, lấy biên lai.... Sau đó, công ty tiến

hành nhận hàng gồm: Nhận về số lượng, chất lượng, bao bì, kí mã hiệu của hàng hóa

so với yêu cầu của thỏa thuận trong hợp đồng. Công ty phải giám sát việc giao nhận,

phát hiện các sai phạm và giải quyết các tình huống phát sinh.

3.2.1.8 Kiểm tra hàng hóa.

Công ty sẽ cử cán bộ nghiệp vụ xuống cảng cùng với cơ quan giám định

(Thường là VINACONTROL) đến để giám định hàng hoá nhằm hạn chế rủi ro và thiệt

hại về sau. Vì bộ linh kiện mà công ty nhập khẩu là bộ linh kiện mới 100% và có giấy

chứng nhận chất lượng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nước xuất

khẩu cấp. Bởi vậy lô hàng đó có độ đồng đều về chất lượng cao do đó công ty chỉ yêu

cầu cơ quan giám định kiểm tra đại diện tức là kiểm tra một lượng sản phẩm, một số

đơn vị sản phẩm trong lô hàng và kết quả kiểm tra nhận được từ bộ phận sản phẩm đại

diện được áp dụng cho toàn bộ lô hàng.



GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



27



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



Sau quá trình kiểm tra và giám định hàng hoá thì cơ quan giám định sẽ cấp cho

công ty giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Về chất lượng, số lượng, trọng lượng, nơi sản

xuất, đánh giá mức độ giảm giá trị do hư hỏng). Nếu có thiệt hại thì công ty bảo hiểm

sẽ xác định mức độ thiệt hại. Sau khi nhận hàng xong, các bên ký vào biên bản tổng

kết giao nhận hàng hoá.

3.2.1.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu có phát sinh khiếu nại thì công ty thường

căn cứ vào sự khác nhau của nguyên nhân gây ra tổn thất để giải quyết đòi đối tượng

bồi thường

Thông thường nếu có phát sinh khiếu nại, dù là công ty khiếu nại bên đối tác

nước ngoài hay họ khiếu nại công ty thì 2 bên thường thoả thuận để tìm ra biện pháp

giải quyết một cách thoả đáng nhất. Trường hợp 2 bên không thể giải quyết được thì 2

bên phải đưa nhau ra Hội đồng trọng tài hay Toà án để giải quyết (Toà án hay cơ quan

trọng tài ở nước nào thì đã được ghi trong hợp đồng). Tại các cơ quan này thì cũng có

bước hoà giải và nếu hoà giải không thành thì sẽ được đưa ra giải quyết bằng trọng tài

hoặc toà án. Phán quyết của các cơ quan này có giá trị pháp lý buộc các bên phải chấp

hành.



GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



28



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



3.2.2 Nguy cơ rủi ro

3.2.2.1 Nguy cơ rủi ro từ môi trường tự nhiên.

Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết biến động thất thường xảy ra ở

nhiều nơi trên thế giới. Sự tàn phá thiên nhiên của con người đã bị trả giá bằng sự

nóng lên của trái đất, bằng bão lũ, ngập úng, hạn hán, cháy rừng, động đất... Các hiện

tượng thiên nhiên bất thường xảy ra ngày càng nhiều, mức độ thiệt hại ngày càng lớn.

Chắc hẳn, chúng ta không thể quên được thảm họa kép “ động đất – sóng thần”

xảy ra với đất nước Nhật Bản ngày 11/3/2011 với tổn thất lên đến gần 400 tỷ USD,

trận lũ lụt kinh hoàng, khủng khiếp xảy ra ở Trung Quốc hồi tháng 6/2011 có sức tàn

phá mạnh nhất trong vòng 55 năm trở lại đây tính từ năm 1955. Trung Quốc và Nhật

bản là 2 thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty cổ phần ô tô An Hưng. Các thảm

họa thiên nhiên liên tiếp xảy ra buộc các doanh nghiệp xuất khẩu từ thị trường Trung

Quốc và Nhật Bản phải vận dụng nguồn nhân lực của mình vào khắc phục hậu quả sau

thiên tai, do đó, nó làm ảnh hưởng đến đơn hàng của các quốc gia Nhập khẩu, trong đó

có Việt Nam, mà trực tiếp ở đây là Công ty cổ phần ô tô An Hưng cũng gánh chịu một

phần không nhỏ ảnh hưởng từ những thảm họa này.

Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong vành đai bão lũ thế giới nên hơn ai hết,

nước ta thường xuyên gặp phải thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng. Trong vòng 3 năm,

từ năm 2009 đến năm 2012, nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của 21 cơn bão đổ bộ từ

Biển Đông, trong đó, 9 cơn bão đổ bộ vào vùng biển ở Bắc Bộ kèm theo mưa to, gió

lớn, và kéo theo sau đó là nhiều trận mưa lũ. Tuy không chịu ảnh hưởng nhiều từ tự

nhiên như các ngành nông sản, nhưng những diễn biến thời tiết bất thường cũng đã

gây ra nhiều ảnh hưởng lớn trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty

như làm chậm quá trình nhận hàng hóa, gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm...

3.2.2.2 Nguy cơ rủi ro từ môi trường chính trị quốc tế.

Môi trường chính trị quốc tế có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động xuất nhập khẩu

giữa các quốc gia. Như chúng ta thấy, trong một vài năm gần đây, quan hệ chính trị

giữa Trung Quốc và Nhật Bản có phần căng thẳng, mà cụ thể là việc tranh chấp các

vấn đề trên biển, mà trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc vận chuyển hàng hóa được

thực hiện chủ yếu trên biển. Đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam



GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



29



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



phải vận chuyển qua vùng biển Hoa Trung. Doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro cầm

giữ hàng, tàu hàng khi tàu hàng đi qua vùng biển đang tham chiến.

Tóm lại, môi trường chính trị quốc tế biến động khó lường đem theo nhiều rủi ro

cao và mang nhiều sắc thái khác nhau, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng

của các doanh nghiệ xuất nhập khẩu nói chung và của Công ty cổ phần ô tô An Hưng

nói riêng.

3.2.2.3 Nguy cơ rủi ro từ chính sách quản lý và cơ chế điều hành XNK của nhà nước

Trong chính sách quản lý và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của chính phủ Việt

Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập. Hạn chế phải kể đến đó là về thủ tục hành

chính và hải quan..

Thứ nhất, với các nghiệp vụ như miễn kiểm tra, kiểm tra xác suất nhưng do thiếu

cán bộ hướng dẫn, cán bộ kiểm hóa đôi khi còn lúng túng, không thống nhất trong việc

xác định các phần khai bắt buộc.... Điều này đã kéo dài thời gian chết tại các cửa khẩu,

gây chậm trễ cho kế hoạch kinh doanh của công ty.

Hai là, vấn về đảm bảo trách nhiệm của Hải quan trong việc xác định tính chính

xác trong kiểm tra chứng từ nợ thuế. Rất có thể doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế nhầm do

những sai sót trên mạng máy tính, lại không kiểm tra ngay được tại chi cục nơi làm thủ

tục. Do đó, công ty khi có vướng mắc phải đi lại gây nhiều tốn kém.

Ba là, các văn bản quản lý, điều hành xuất nhập khẩu còn nhiều chồng chéo,

không rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau hoặc còn rất nhiều quy định về hồ sơ,

giấy tờ thẩm quyền quyết định, tỷ lệ kiểm tra giữa các văn bản pháp quy còn nhiều

mâu thuẫn, gây thiệt thòi cho doanh nghiệp.

Bốn là, thói nhũng nhiều, phiền hà của một bộ phận công chức hải quan vẫn chưa

được loại bỏ triệt để. Hoặc là không ít lần doanh nghiệp đã gặp phiền hà do nhân viên

Hải quan còn non nớt về nghiệp vụ khiên doanh nghiệp gặp các phiền phức không

đáng có.

3.2.2.4 Nguy cơ rủi ro từ yếu kém trong năng lực quản lý và trình độ chuyên môn.

Đây là yếu tố ảnh hưởng chủ quan gây rủi ro thường xuyên nhất cho quá trình

thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phần ô tô An Hưng. Mặc dù có đến

46,15% nguồn nhân lực trong công ty có trình độ Đại học và trên đại học, nhưng trong

số đó thì không nhiều được đào tạo bài bản về Xuất nhập khẩu. Thực tiến kinh doanh

GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



30



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



của doanh nghiệ trong nhiều nă qua cho thấy, phần lớn rủi ro xảy ra trong quá trình

thực hiện hợp đồng nhập khẩu đều có nguồn gốc sâu xa từ trình độ non kém của người

làm kinh doanh. Trước hết là những yếu kém trong năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong khâu đàm phán, kí kết, nhiều trường hợp kí hợp đồng với điều khoản bất lợi,

không chặt chẽ, có thể bị mắc bẫy của đối phương. Trong khâu thực hiện hợp đồng,

cán bộ thực hiện rất dễ bị nhâm lẫn trong khâu đóng gói, bao bì sản phẩm gây nên các

tổn thất về số lượng và chất lượng của hàng hóa nhập khẩu.

Ngoài ra, sự yếu kém nghiệp vụ còn thể hiện ở những sơ hở trong khâu lập và

kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, trong nghiệp vụ thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng

hóa....

Có thể khẳng định rằng, yếu kém trong năng lực chuyên môn quản lý là nguyên

nhân chủ yếu nhất, sâu xa gây rủi ro tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập

khẩu.

3.2.3 Một số rủi ro điển hình trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ

phần ô tô An Hưng.

3.2.3.1 Rủi ro về số lượng và chất lượng hàng hóa

Thường là lỗi về số lượng bới những bộ linh kiện mà công ty nhập khẩu đều là

hàng mới 100% và được cấp chứng chỉ chất lượng tại cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ở nước xuất khẩu nên lỗi về chất lượng thường không xả ra và lỗi về số lượng là

nguyên nhân khách quan do bên xuất khẩu giao thiếu. Tuy nhiên, nó cũng làm mất thời

gian của công ty vì công ty lại phải điện hoặc Fax lại cho đối tác yêu cầu giao thêm số

hàng hóa thiếu.

Dưới đây là số hợp đồng sai sót năm 2011 để minh họa cho dẫn chứng trên:

Hợp đồng số



Đơn vị giao dịch



07-2011/

AHU-ZXZY



Chongqing zongshen

Group I/E CORP.



10-2011/

AHU-ZXZY



HYUNDAI MOBIS.



Nội dung Nguyên

sai sót

nhân

Số lượng. Thiếu

hàng.

Thủ tục Khai

hải quan. nhầm

thuế.



Giải quyết

Lập thư dự kháng và

yêu cầu bên đối tác gửi

tiếp số hàng thiếu.

Công ty phải tính lại số

thuế phải nộp.



Bảng 3.3 : Số hợp đồng có sai sót năm 2011.

(Nguồn: Bảng theo dõi việc thực hiện hợp đồng).



GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



31



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



3.2.3.2 Rủi ro do sự biến động về tỷ giá hối đoái.

Lĩnh vực tiền tệ ở Việt Nam, trong đó tỷ giá hối đoái là một mảng quan trọng và

được coi là lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh

nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể đem lại lợi

ích cho một thương vụ xuất khẩu và gây ra thiệt hại cho một thương vụ nhập khẩu và

ngược lại. Tuy nhiên, sự biễn đổi quá nhanh của tỷ giá hối đoái luôn là nguy cơ rủi ro

lớn cho mọi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Công ty Cổ phần ô tô An Hưng chủ yếu sử dụng đồng USD để thanh toán cũng

như tính giá trị của các giao dịch nhập khẩu. USD là một trong những đồng tiền có giá

trị nhất hiện nay để thanh toán. Tuy nhiên, sự biến động về tỷ giá hối đoái giữa đồng

USD và VNĐ cũng đã làm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung

và Công ty cổ phần ô tô An Hưng nói riêng chịu những thiệt hại tương đối lớn.

Biểu đồ 3.2: Tỷ giá danh nghĩa USD/VNĐ theo quý giai đoạn 2008-2012

(Nguồn:IMF)

Nhìn chung, trong giai đoạn từ quý I năm 2008 đến quý III năm 2012, tỷ giá

USD/VNĐ liên tục tăng: đầu năm 2008, tỷ giá USD/VNĐ là 16302,250 thì đến năm

2009 tăng lên 17065,083, năm 2010 là 18612,917, năm 2011 là 20509,750 và đến quý

III năm 2012 là 20828.000. Điều này thường gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhập

khẩu nói chung vì họ phải trả một số tiền tương đương đồng nội tệ lớn hơn. Tuy nhiên,

để phòng ngừa rủi ro do tỷ giá hối đoái gây ra, Công ty cổ phần ô tô An Hưng đã

nghiên cứa và liên kết với ngân hàng chủ quản để sử dụng các biện pháp phòng ngừa

rủi ro hối đoái như các biện pháp phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn, các biện

pháp phòng ngừ bằng thị trường tiền tệ...

Tỷ giá là một chỉ tiêu nhạy cảm, nó biến động từng ngày. Giả sử, một thương vụ

có chu kỳ kinh doanh khoảng 3 tháng, tốc độ tăng tỷ giá là 1%/tháng, với 1 triêu USD

nhập khẩu, thiệt hại có thể lên đến 400 triêu đồng.

3.2.3.3 Rủi ro trong thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ quan trọng và phức tạp của quá trình thực

hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty. Do đó, rủi ro thường xuyên xảy ra trong khâu

GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



32



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



thanh toán. Một trong những lo ngại lớn nhất của Công ty là thanh toán rồi nhưng

không nhận được hàng hóa như cam kết. Rủi ro thanh toán mà Công ty thường gặp

phải là:

Bên xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ: không giao chứng từ cho công

ty, người bán giao chứng từ nhưng không phù hợp, phía công ty không nhận được

hàng mà vẫn phải trả tiền, người bán lập bộ chứng từ giả để lấy tiền mà không giao

hàng...

Một thực tế nữa là cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử,

phương thức thanh toán bằng các chứng từ điện tử ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt

là ở các nước phát triển. Do đó, khi Công ty cổ phần ô tô An Hưng làm ăn với các đối

tác ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro

phát sinh từ phương thức này do nguy cơ giả mạo, sai lệch, tiết lộ thông tin rất cao,

đặc biệt khi khung pháp cho giao dịch điện tử ở Việt Nam được xây dựng nhưng chưa

chặt chẽ và trình độ hiểu biết của nhân viên trong lĩnh vực này con khá khiêm tốn.

Cũng giống như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác, Công ty lựa chọn

phương thức thanh toán bằng L/C do những ưu điểm của nó là an toàn và tương đối

công bằng cho cả hai bên bán và mua. Tuy nhiên, L/C cũng chứa nhiều nguy cơ rủi ro

cho Công ty trong quá trình thực hiện nghĩa vụ phức tạp.

3.2.3.4 Rủi ro trong quá trình chuyên chở hàng hóa nhập khẩu

Thông thường, vận tải quốc tế là khâu dài nhất trong quá trình thực hiện hợp

đồng nhập khẩu. Việc vận chuyển hàng hóa thường được thực hiện bằng nhiều phương

thức như vận tải hàng hải, vận tải bằng ô tô, đường sắt, container và vận tải đa phương

thức trong đó, vận tải hàng hải và vận tải đa phương thức là hai phương thức chủ yếu

được Công ty sử dụng. Vận tải đường biển là khâu hay xảy ra rủi ro, tổn thất nhất.

Trước sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên, chuyên chở hàng hóa bằng đường

biển luôn phải đối mặt với rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ, gây ra những hậu quả không

lường. Rủi ro trong quá trình chuyên chở hàng hóa làm tăng chi phí kinh doanh, thậm

chí nếu nghiêm trọng hơn có thể làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, rủi ro trong quá trình chuyên chở hàng hóa cũng có một phần lớn

nguyên nhân từ phía con người: người điều khiển phương tiện thiếu kinh nghiệm, chủ



GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



33



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Khóa luận tốt nghiệp



Khoa Thương mại quốc tế



quan, thiếu thận trọng, không chấp hành quy định an toàn hàng hải, đội tàu biển có độ

tuổi trung bình cao, các phương tiện hỗ trợ chưa được đáp ứng...

3.2.3.5 Rủi ro trong khiếu nại, kiện tụng

Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty xảy ra do

các bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Tranh chấp xảy

ra thường gây thiệt hại to lớn về tài sản, thời gia và cả uy tín cho cả 2 phía. Khi xảy ra

tranh chấp, cả phía Công ty lẫn phía đối tác đều cố gắng giải quyết bằng thương lượng,

hóa giải. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng thành công. Khi đó,

các bên thường đưa vụ kiện ra trọng tài hoặc tòa án.

Thực tiễn trong hoạt động thương mại quốc tế của Công ty trong nhiều năm qua

cho thấy, cả phía công ty và đối tác thường lựa chọn con đường kiện tụng ra trọng tài

thay vì ra Tòa án kinh tế. Có thể lý giải điều này là do:

Thứ nhất, các bên có quyền lựa chọn thành viên trong Hội đồng xét xử, do đó,

tính thiên vị không cao và cơ chế xét xử linh hoạt.

Thứ hai, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ pháp luật của trọng tài viên

thường cao hơn.

Vì những lý do này nên hầu hết các bên khi ký hợp đồng đều lựa chọn sử dụng

trọng tài để giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, giải quyết tranh chấp bằng con đường

trọng tài có thể gặp rủi ro do tính cưỡng chế của bản án thấp hơn vì trọng tài là tổ chức

phi chính phủ, không thuộc hệ thống cơ quan tư pháp của nhà nước. Vì vậy, một bản

án do trọng tài tuyên có thể không được các bên thua kiện thi hành và do đó gây thiệt

hại cho bên thắng. Khiếu nại, kiện tụng là phương pháp để bảo vệ quyền lợi của Công

ty khi xảy ra tranh chấp. Song, trong quá trình khiếu nại, kiện tụng, rủi ro vẫn có thể

xảy ra nếu bên đối tác không tự nguyện thi hành bản án hoặc quyết định của cơ quan

xét xử. Hơn nữa, khi đi kiện, Công ty cũng có thể bị thua kiện nếu bên bị đơn đưa ra

được bằng chứng hợp lý và trong rất nhiều trường hợp dù có thắng kiện thì chi phí cho

việc kiện tụng lại lớn hơn cả số tiền bồi thường.

3.2.4 Đánh giá về tác động rủi ro đối với Công ty cổ phần ô tô An Hưng

Trước khi bước vào giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng, Công ty luôn đặt ra

cho mình mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Tuy vậy, quá trình thực hiện hợp đồng



GVHD: Th.S Lê Thị Thuần



34



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

×