1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 110 trang )


động (riêng hộ cá thể có 1,5 triệu lao động) với số vốn hàng nghìn tỷ đồng góp

phần quan trọng vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp của cả nước.

Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng gần

38%, năm 2003 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Nguyên nhân chủ yếu

là do khai thác dầu thô đã bắt đầu phục hồi, sản lượng cả năm đạt trên 16 triệu

tấn, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 4 năm qua (%)

Năm



Năm



Năm



Năm



Năm



Chỉ tiêu



2000



2001



2002



2003



Toàn ngành



17,5



14,6



14,8



16,0



13,2



12,7



12,1



12,4



2. Khu vực ngoài quốc doanh



19,2



21,5



19,4



18,7



3. Khu vực có vốn ĐT nước ngoài



21,8



12,6



15,1



18,3



1. Khu vực doanh nghiệp Nhà

nước



Nguồn:Kinh tế Việt Nam 2003-2004

- Sức cạnh tranh của sản phẩm được cải thiện.

Chất lượng nhiều sản phẩm công nghiệp của các thành phần kinh tế đã

được nâng cao, bước đầu đã đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường trong

nước và xuất khẩu: đồ điện dân dụng, điện tử, máy tính, thuỷ sản chế biến,

dược phẩm, thực phẩm. Nhìn chung, các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu

dùng thiết yếu đều tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm

nên đã đảm bảo các yếu cầu thị trường trong nước và gia tăng hàng xuất khẩu.

Đạt được kết quả đó là do trong những năm qua Nhà nước và các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế đã tập trung vốn, cán bộ kỹ thuật và công nhân

lành nghề đã đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng từ chiều rộng sang chiều sâu,

từng bước hiện đại hoá máy móc thiết bị và quy trình công nghệ để từ đó nâng

cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và

giảm chi phí sản xuất. Nhờ đó, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt

Nam được tăng lên trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- 41 -



- Tình hình xuất, nhập khẩu của các DNCN

Về xuất khẩu, trong năm 2003 thị trường xuất khẩu được mở rộng, trong

đó chủ yếu là hàng dệt may, dầu thô, da giày, máy biến thế... Riêng hàng dệt

may đã xuất khẩu 3,45 tỷ USD tăng 37% so với năm 2002, đứng thứ hai sau

dầu thô. Việc phục hồi ngành công nghiệp khai thác dầu thô từ đầu năm cũng

góp phần rất quan trọng tăng nhanh giá trị sản xuất ngành công nghiệp và kim

ngạch xuất khẩu. Tính chung 2 mặt hàng CN khai thác dầu thô và dệt may vượt

7 tỷ USD chiếm gần 36% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2003. Lượng

hàng xuất khẩu ngày càng tăng biểu hiện qua bảng số liệu dưới đây (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Lượng và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực

Chỉ tiêu



Năm 2001



Năm 2002



Năm 2003



Dầu thô (nghìn tấn)



16.732



16.897



17.169



Dệt may (triệu USD)



1.975



2.752



3.630



Giày dép (triệu USD)



1.578



1.867



2.225



Thuỷ sản (triệu USD)



1.816



2.023



2.217



Điện tử máy tính (triệu USD)



696



505



686



Thủ công mỹ nghệ (triệu USD)



300



331



367



4.292



6.049



7.049



Sản phẩm gỗ (triệu USD)



324



436



563



Dây điện và dây cáp điện (triệu USD)



181



186



290



Xe đạp và phụ tùng xe đạp (triệu USD)



129



124



155



Than đá (nghìn tấn)



Nguồn: Báo cáo tổng kết Bộ Công Nghiệp

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu cả nước khoảng 19 tỷ USD trong đó

chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu (chiếm 62,2%) máy móc thiết bị và phụ tùng

(chiếm 29,5%) còn lại hàng tiêu dùng chỉ chiếm 8,8%. Trong 10 nhóm hàng

công nghiệp nhập khẩu chủ yếu chỉ có 3 nhóm hàng nhập khẩu giảm là phân

đạm urê, linh kiện xe máy và linh kiện máy tính, còn lại đều tăng so với cùng

kỳ. Nhóm hàng giấy tăng 16% do có một lượng lớn nhập khẩu từ nguồn ODA.

Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, giày dép tăng 19,6% do thị trường xuất



- 42 -



khẩu thuận lợi. Riêng nhập khẩu linh kiện xe máy giảm mạnh do kiểm tra sắp

xếp lại các DN lắp ráp xe máy nhằm thực hiện tốt chủ trương nội địa hoá.

Bảng 2.3: Lượng và kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu

Chỉ tiêu



Năm 2001



Năm 2002



Năm 2003



Phân urê (1000 tấn)



2.108



1.605



1.563



Phôi thép (1000 tấn)



1.207



1.760



1.850



241



302



350



Linh kiện ô tô các loại (bộ)



10.958



21.182



26.300



Linh kiện xe máy (1000 bộ)



1.807



2.530



1.100



648



736



900



Nguyên phụ liệu cho dệt may, giầy dép

(triệu USD)



1.422



1.589



1.900



Nguyên phụ liệu cho hàng thủ công mỹ

nghệ (triệu USD)



130



159



165



Giấy các loại (1000 tấn)



Chất dẻo nguyên liệu (1000 tấn)



Nguồn: Báo cáo tổng kết Bộ Công Nghiệp

- Trình độ công nghệ, trang thiết bị

Trong những năm qua, công nghệ sản xuất một số ngành công nghiệp đã

có những đổi mới theo hướng tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Đến nay đã hình thành một cơ cấu công nghệ đa dạng về xuất xứ và trình độ,

đan xen trong từng doanh nghiệp và từng phân ngành sản xuất công nghiệp.

Chuyển giao công nghệ đã trở thành hoạt động quan trọng trong sản xuất công

nghiệp. Thông qua các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đầu tư mới từ

nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, nhiều công nghệ mới được chuyển giao

từ các nước công nghiệp phát triển và được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất

công nghiệp.

Công nghệ và trang thiết bị tiên tiến bước đầu được đầu tư ở một số lĩnh

vực như: dầu khí, điện lực, may, sản xuất đồ uống, lắp ráp ôtô, xe máy, thiết bị

điện, hàng điện tử dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm......Xu hướng

chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các khu vực kinh tế đã bộc lộ rõ: công

nghiệp trung ương cao hơn công nghiệp địa phương, doanh nghiệp Nhà nước

cao hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp có vốn đầu tư nước

- 43 -



ngoài cao hơn công nghiệp trong nước. Công nghệ tiên tiến tập trung chủ yếu ở

các liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp trong

khu chế xuất, khu công nghiệp. Các doanh nghiệp này đã chiếm phần lớn thị

phần trong nước về các sản phẩm như nước giải khát, nước khoáng, chất tẩy

rửa, vải dệt thoi, dệt kim, đồ điện và điện tử dân dụng, xi măng.

- Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp.

Nhìn chung, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp đã có một số

chuyển biến tích cực, tài sản tiếp tục tăng. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận

tăng đáng kể. Bên cạnh một số sản phẩm có sức mua ổn định và nhu cầu tăng

cao như các sản phẩm thép xây dựng, sữa, sản phẩm xây lắp... các chính sách

của Nhà nước tiếp tục được sửa đổi và hoàn thiện như : chính sách hỗ trợ xuất

khẩu,... đã tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trong ngành mở rộng thị trường

cả trong nước và xuất khẩu, giải quyết khó khăn về tài chính, tín dụng góp phần

hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Tuy vậy, các doanh nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn như giá

nguyên liệu đầu vào (xăng, điện, xi măng, thép...) tiền lương tăng. Một số

ngành sản xuất còn phải chịu áp lực của biến động về tỷ giá ngoại tệ so với

VNĐ và sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới của một số vật tư nhập

khẩu làm đội giá thành sản phẩm trong khi đó giá bán không tăng được hoặc

tăng không tương xứng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp.

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp công nghiệp

Chỉ tiêu



Năm 2000



Năm 2002



Số doanh nghiệp công nghiệp



10.938



15.858



Số lao động đến 31/12 (nghìn người)



1.822,7



2.440,7



Nguồn vốn có đến 31/12 (tỷ đồng)



353.161



493.248



TSCĐ và đầu tư dài hạn đến 31/12 (tỷ đồng)



212.401



272.073



Doanh thu thuần (tỷ đồng)



315.136



457.975



Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)



30.191



41.584



Thuế và các khoản đã nộp ngân sách (tỷ đồng)



36.682



58.994



Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003-2004

- 44 -



2.1.2.



Những mặt hạn chế



Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bức tranh toàn cảnh của công

nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu

phát triển của đất nước :

- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên còn

nhiều bất cập. Một trong những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành

công nghiệp là chính sách tài chính và tiền tệ. Chính phủ chưa có được một

chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc tiếp

cận các nguồn vốn tín dụng. Các ngân hàng Nhà nước thường không muốn cho

các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ vay vì các doanh nghiệp này thường

có rủi ro cao. Mặt khác, xét dưới góc độ khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu

tư nước ngoài, hệ thống tài chính tiền tệ hiện nay còn chậm chuyển đổi do việc

đồng tiền có mệnh giá thấp và khó chuyển đổi. Việc quy định tỷ giá tương đối

cứng nhắc, chưa theo kịp xu thế thị trường trong nước và quốc tế đã làm hạn

chế khả năng xuất khẩu, nhất là đối với những sản phẩm công nghiệp chế biến.

Nhà nước cũng đã rất nỗ lực trong việc sửa đổi, bổ sung các chính sách

thuế song thuế suất dường như vẫn quá cao, mức thu còn nhiều bất hợp lý. Mức

thuế xuất thuế nhập khẩu tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao và phức tạp. Chính

sách thuế hiện nay chưa thực sự khuyến khích phát triển công nghiệp, nhất là

khu vực nông thôn và miền núi

Hơn thế nữa, việc quản lý Nhà nước về công nghiệp không tập trung dẫn

đến chồng chéo. Ở cấp Trung ương, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghiệp

do nhiều Bộ quản lý như ngành đóng tàu: ngoài Bộ Công nghiệp quản lý còn có

Bộ GTVT, ...Sự phân cấp phân quyền chồng chéo chức năng trên đây đã gây

nên hiện tượng nhiều chính sách được chính phủ đưa ra nhưng việc thực thi bị

chậm chễ do sự không rõ ràng, từ đó làm giảm đáng kể hiệu lực quản lý của

Nhà nước.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp chưa

cao. Mặc dù nhiều ngành công nghiệp trong thời gian qua đã phát triển với tốc

độ nhanh trên nhiều phương diện nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn

ngành còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu năm 2002 là 5,7%. Hiệu



- 45 -



quả hoạt động sản xuất kinh doanh xét dưới góc độ các thành phần kinh tế cũng

không thật sự khả quan. Các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn

còn nhỏ bé, thiếu sức cạnh tranh, chưa tạo được động lực thực sự cho sự phát

triển công nghiệp. Các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước nắm giữ các ngành

công nghiệp then chốt nhưng hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với vai trò

chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

Các doanh nghiệp công nghiệp nhìn chung qui mô còn nhỏ, công nghệ ở

trình độ thấp, trang bị lạc hậu, chưa đa dạng, mức tiêu hao năng lượng trong

một đơn vị sản phẩm còn cao (từ 1,2 đến 1,5 lần so với các nước trong khu

vực). Hệ số đổi mới tài sản cố định trong công nghiệp những năm qua tuy đã

tăng lên xong còn thấp, mới đạt khoảng 20% so với yêu cầu mục tiêu phải đạt

30%.

Chính phủ đã thí điểm áp dụng các mô hình Tổng Công ty 91, 90 nhằm

tăng cường năng lực sản xuất của một số ngành công nghiệp quan trọng. Tuy

nhiên, các mô hình xây dựng chưa đạt hiệu quả vì thực chất vẫn có sự phân tán

về nguồn vốn, công nghệ, tổ chức... làm cho qui mô sản xuất của các doanh

nghiệp nhỏ, không có điều kiện tập trung vốn đầu tư đổi mới công nghệ một

cách đồng bộ.

- Hiện nay sức cạnh tranh của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều sản

phẩm còn yếu kém; trong khi đó đòi hỏi về cạnh tranh là rất gay gắt, nhất là các

sản phẩm mà việc bãi bỏ các hàng rào bảo hộ, giảm thuế nhập khẩu theo cơ chế

AFTA bắt đầu có hiệu lực từ năm 2003 (như : rượu, bia, nước giải khát, phân

lân, sơn, nhựa, lốp các loại, sản phẩm da nhân tạo, da lông, giấy in, giấy viết,

giấy in báo, vải lụa các loại, xơ tổng hợp, quần áo may sẵn, giầy dép các loại,

đồ gốm - sứ - thuỷ tinh, sản phẩm sắt thép, sản phẩm nhôm, động cơ diezel,

thiết bị điện, máy kéo (dưới 30CV), phụ tùng xe đạp và xe có động cơ, xe đạp,

xe máy...). Một số doanh nghiệp nhà nước vẫn còn biểu hiện thụ động, trông

chờ vào cơ chế chính sách hỗ trợ và bảo hộ của Nhà nước nên chưa đề ra được

những giải pháp phù hợp với quá trình hội nhập trong khi việc thực thi các cam

kết AFTA cũng như Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã đặt doanh nghiệp Việt

Nam trước sức cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra,

tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và trốn thuế khá trầm trọng đã ảnh

- 46 -



hưởng lớn đến sức cạnh tranh về giá của nhiều sản phẩm công nghiệp sẽ còn

gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm

công nghiệp còn ở mức cao, nhiều chi phí dịch vụ bất hợp lý chưa giảm làm đội

giá thành sản phẩm lên, hạn chế khả năng cạnh tranh. Giá thành một số sản

phẩm như xi măng, thép, giấy, bải, phân bón, hoá chất cơ bản... đều cao hơn giá

thành sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Nguyên nhân dẫn đến

tình trạng này có nhiều, nhưng phải kể đến trình độ công nghệ và trang thiết bị

còn lạc hậu và thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp; chi phí nguyên liệu đầu

vào cao do phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu, trong khi đó nguyên liệu sản

xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần, chất lượng lại kém, không ổn

định.

- Tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp mặc dù chiếm khoảng 40% tổng vốn

đầu tư toàn xã hội, song tổng vốn đầu tư cho công nghiệp chưa đủ để cơ cấu lại

ngành. Cơ cấu đầu tư của các ngành công nghiệp cũng như tỷ trọng vốn tham

gia của các thành phần kinh tế chưa thực sự hướng tới một nền kinh tế thị

trường hòa nhập và cạnh tranh quyết liệt. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công

nghiệp có vai trò tác động lớn như cơ khí chế tạo máy móc và thiết bị, công

nghiệp nguyên liệu....chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nguồn vốn đầu tư

tuy đã có hướng tập trung cho công nghiệp, đặc biệt là các dự án công nghiệp

trọng điểm quốc gia, nhưng thủ tục triển khai nhìn chung còn chậm, giải ngân

còn rất nhiều khó khăn, một số trường hợp đã làm mất thời cơ; mặt khác, trình

độ và năng lực tư vấn thiết kế năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư còn hạn

chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các dự án đầu tư. Vấn đề này

không mới mẻ vì đã được đề cập nhiều lần nhưng việc khắc phục vẫn còn chậm

hoặc chưa được khắc phục cơ bản nên cần được các Bộ, ngành tập trung giải

quyết. Ngoài ra, một số dự án mới quan tâm đến đầu vào, chưa chú trọng đầu ra

dẫn đến đầu tư kém hiệu quả. Cơ chế phân cấp trong quản lý đầu tư chưa đi đôi

với chế tài ràng buộc, kiểm tra, kiểm soát nên đầu tư thiếu tập trung, quy định

quản lý đầu tư còn bị vi phạm.

- Thu hút đầu tư nước ngoài mặc dù có biểu hiện tăng về số lượng dự án

và tổng vốn đầu tư nhưng ít dự án có vốn đầu tư lớn, tỷ lệ dự án tăng vốn thấp,



- 47 -



năng lực của thành phần kinh tế này chưa phát huy hết do cũng gặp khó khăn

về thị trường nên tốc độ tăng trưởng không còn cao như những năm trước đây.

2.2.



TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG

NGHIỆP VIỆT NAM THỜI GIAN QUA



Hiện nay, trên phạm vi cả nước, số doanh nghiệp công nghiệp là rất lớn,

chiếm 25,2% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế và chiếm 34,3% tổng vốn

kinh doanh. Do sự phức tạp và đa dạng của hệ thống các doanh nghiệp công

nghiệp Việt Nam và để phục vụ cho những yêu cầu và nhiệm vụ phải giải quyết

của Luận văn nhằm đánh giá tình hình huy động các nguồn vốn của các doanh

nghiệp công nghiệp Việt Nam nên luận văn sử dụng nguồn tài liệu từ các cuộc

điều tra chuyên đề về nhu cầu vay vốn và nguồn vốn vay của doanh nghiệp

công nghiệp do Bộ công nghiệp tổ chức; các kết quả nghiên cứu khác thuộc

chương trình phát triển dự án Mê Kông (MPDF); các tài liệu của Tổng cục

Thống kê và một số tài liệu khác có liên quan đến huy động và sử dụng vốn của

doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thời gian qua; từ đó cho phép phân tích,

đánh giá tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam

trên các mặt sau:

2.2.1.



Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp công nghiệp Việt



Nam



Doanh nghiệp công nghiệp (DNCN) có một số đặc điểm khác biệt so với

các loại hình doanh nghiệp trong các ngành khác (như trong lĩnh vực thương

mại dịch vụ), đó là: nhu cầu về vốn để đầu tư cho tài sản cố định (nhà xưởng,

thiết bị) với giá trị lớn, chu kỳ sản xuất dài. Do đó, quy mô vốn đối ứng để có

thể huy động tài trợ từ bên ngoài cũng lớn và không phải doanh nghiệp nào

cũng đáp ứng được yêu cầu này, vì vậy huy động vốn gặp khó khăn hơn so với

lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp công nghiệp

có số vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm ở mức cao, trung bình là 76%; các doanh

nghiệp có quy mô vốn từ 10 tỷ đến 500 tỷ ở mức trung bình trong 3 năm 2000 - 48 -



2002 là 23%; còn lại 1% là các doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 500 tỷ. Điều

này cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam là nhỏ

so với nhu cầu thực tế (xem Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Quy mô nguồn vốn của các DNCN Việt Nam

Năm 2000

Quy mô vốn



Số lượng

(DN)



Năm 2001



%



Số lượng

(DN)



Năm 2002



%



Số lượng

(DN)



%



Dưới 0,5 tỷ



3283



30



3692



28



3367



21



Từ 0,5 - dưới 1tỷ



1615



15



1936



15



2507



16



Từ 1 - dưới 5 tỷ



2634



24



3443



.26



4617



.29



Từ 5 - dưới 10 tỷ



879



8



1045



8



1641



10



Từ 10 - dưới 50 tỷ



1610



15



1921



15



2374



15



Từ 50 tỷ - dưới 200 tỷ



703



6



851



6



1012



6



Từ 200 tỷ - dưới

500tỷ



130



1



160



1



231



1



Từ 500 tỷ trở lên



84



1



92



1



109



1



10938



100



13140



100



15858



100



Tổng cộng



Nguồn: Tổng cục Thống kê

Kết quả khác của nhóm điều tra nghiên cứu về tình hình huy động vốn

của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng do

Bộ Công nghiệp tổ chức với 65 doanh nghiệp được điều tra, trong số đó có 30

doanh nghiệp nhà nước Trung ương (chiếm 46,15% trong tổng số doanh nghiệp

điều tra), 9 doanh nghiệp nhà nước địa phương (13,85% trong tổng số doanh

nghiệp điều tra), 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (6,15% trong tổng

số doanh nghiệp điều tra) và 22 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (33,85% trong

tổng số DN điều tra) cho thấy nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp công

nghiệp là rất lớn. Trong các ý kiến trả lời câu hỏi về tình trạng tài chính của các

doanh nghiệp đưa ra, có 56 trong tổng số 65 doanh nghiệp cho biết họ ở trong

tình trạng thiếu vốn (chiếm 86,15%), trong số đó 75% số doanh nghiệp thiếu



- 49 -



vốn dài hạn và trung hạn, 25% còn lại thiếu vốn ngắn hạn hoặc cả ba loại dài

hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Kết quả nghiên cứu của Dự án Mê Kông (MPDF) trên cơ sở điều tra 95

DN sản xuất tư nhân có quy mô lớn tại Việt Nam cho thấy nhiều điểm trùng

với cuộc điều tra của Bộ Công nghiệp. Kết quả cho rằng, có đến hai phần ba số

DN được hỏi (63/95) cho biết họ có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư

cho thiết bị nhằm thay thế thiết bị đã lạc hậu. Phần lớn các giám đốc cho biết

họ cần vốn cho các hoạt động đầu tư dài hạn hơn là vay cho vốn lưu động.

Như vậy, có thể khẳng định rằng nhu cầu huy động vốn của các doanh

nghiệp công nghiệp Việt Nam là rất lớn đặc biệt là trong quá trình công nghiệp

hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay.

2.2.2.



Tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp công



nghiệp Việt Nam



Hiện nay, ở Việt Nam có những nguồn vốn sau đây khá phổ biến cho các

nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn của các doanh nghiệp công nghiệp, đó là:

Vốn ngân sách cấp phát; Vốn từ lợi nhuận để lại; Vốn tín dụng của Ngân hàng

Thương mại và các nguồn tín dụng khác (Công ty tài chính, Quỹ bảo hiểm);

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ

trợ xuất khẩu của Nhà nước; Vốn liên doanh; Vốn phát hành trái phiếu, cổ

phiếu; Vốn thuê mua tài chính.

Nếu như trước đây gần như toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp Nhà nước được ngân sách cấp (vốn cố định, vốn lưu động), thì

hiện nay vốn từ ngân sách Nhà nước đã giảm đi rất nhiều. Đối với các doanh

nghiệp khu vực ngoài quốc doanh thì vốn ngân sách chỉ có thể tiếp cận thông

qua các dự án đầu tư phát triển với phạm vi hạn chế, do đó nguồn vốn này

không phải là phổ biến đối với tất cả các doanh nghiệp.

Vốn tích luỹ từ lợi nhuận để lại chiếm một phần nhỏ, vì quy mô của hầu

hết các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam không lớn lắm, lượng tích luỹ

không nhiều, hơn nữa, hiệu quả kinh doanh lại chưa ổn định. Vì vậy, nhiều

doanh nghiệp phải dựa chủ yếu vào nguồn tài trợ từ bên ngoài.



- 50 -



Hiện nay, nguồn vốn ODA là nguồn rất cần thiết cho các doanh nghiệp

công nghiệp. Tuy có nhiều điều khoản về danh nghĩa là ưu đãi, nhưng thực tế

chi phí giao dịch, chi phí hành chính cao, thường kèm theo những điều kiện

khó khăn về cung ứng thiết bị, xuất xứ hàng hoá, tư vấn triển khai và thực hiện

các dự án. Vì vậy, nguồn vốn này thường thích hợp với các dự án đầu tư lớn,

thời hạn dài, hơn nữa điều kiện giải ngân rất khó khăn nên không thuận lợi cho

các dự án nhỏ.

Tương tự như vậy, vốn thu hút bằng con đường liên doanh bị hạn chế do

tính phức tạp trong việc tìm đối tác và những thủ tục có liên quan, ngoài ra,

quyền kiểm soát và lợi ích bị chia sẻ, do đó không phải doanh nghiệp nào cũng

có thể huy động nguồn vốn liên doanh.

Về nguồn vốn phát hành trái phiếu, cổ phiếu, thị trường chứng khoán thứ

cấp nước ta mới có, số lượng các doanh nghiệp đăng ký trên thị trường còn ít

ỏi, lượng giao dịch nhỏ bé và không ổn định, vì vậy, nguồn vốn này về cơ bản

chưa có tác dụng nhiều cho các doanh nghiệp.

Qua đó, cho thấy thu hút vốn dưới hình thức tín dụng là thuận lợi và

nhanh chóng hơn cả, trong đó có thể kể đến hai hình thức tín dụng chính có thể

sử dụng hiện nay là tín dụng Nhà nước và tín dụng của ngân hàng thương mại.

Kết quả điều tra của Bộ Công Nghiệp trên cơ sở 65 doanh nghiệp trên

phạm vi Hà Nội và Đà nẵng cho thấy: ngoài vốn đầu tư ban đầu khi hình

thành doanh nghiệp, các nguồn vốn chủ yếu và phổ biến nhất đối với các DN

là: Vốn vay ngân hàng (63,08% số doanh nghiệp sử dụng); Tích lũy từ lợi

nhuận (40%); Vay cán bộ công nhân viên trong DN (33,85%) (Xem Bảng 2.6)

Biểu 2.6: Các nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp (DN)

Số doanh nghiệp

sử dụng



Tỷ lệ (%)

(trên 65 DN)



Tích luỹ từ lợi nhuận



26



40,00



Vay ngân hàng



41



63,08



Tín dụng thuê mua



2



3,08



Liên doanh



5



7,70



Nguồn vốn



- 51 -



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

×