Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 114 trang )
1.2.1 Tổng quan chung về dịch vụ thẩm định giá ở một số nước trên thế giới
So với các hoạt động dịch vụ khác trong xã hội, dịch vụ thẩm định giá
phát triển ở mỗi nước trên thế giới có trình độ không đồng đều và có sự chênh
lệch nhau khá lớn. Hoạt động thẩm định giá ở Anh có hơn 200 năm, ở Úc
khoảng 100 năm, Mỹ khoảng 70 năm, khối các nước ASEAN như Singapore,
tiếp đến là Malaysia, các nuớc khác như là Indonexia, Philippines, Thai lan,
Brunei chỉ phát triển vài chục năm trở lại đây. Những nước còn lại như
Myanmar, Lào, Campuchia thi hầu như mới xuất hiện hoạt động dịch vụ này.
Để tạo điều kiện cho hoạt động thẩm định gía phát triển, nhìn chung chính
phủ các nước đều quan tâm xây dựng hành lang pháp lý, quản lý và điều hành
bằng pháp luật. Định chế thẩm định gía được coi là một trong những nội dung
quan trọng nhất để Nhà nước điều hành gía cả nhằm thực hiện tốt việc bình ổn
giá cả thị trường, khuyến khích cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, thực hiện công
bằng thương mại và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Dịch vụ thẩm định giá phát triển ở mỗi nước có trình độ không đồng đều và
chênh lệch nhau khá lớn. Giữa các nước công nghiệp với những nước đang phát
triển, dịch vụ thẩm định giá có những điểm khác nhau rõ nét thể hiện ở chỗ:
Ở những nước công nghiệp phát triển, nghiên cứu chỉ số tăng trưởng về đầu
tư nhà ở của một số nước châu Âu cho thấy, thị trường nhà ở tại các nước này
tăng đến năm 1999, 2000 và có khuynh hướng ngày càng giảm vào các năm sau
đó. Nghĩa là thị trường về đầu tư nhà ở đã bão hoà dẫn đến các dịch vụ thẩm
định giá tài sản liên quan đến việc ước tính giá trị nhà đất phục vụ cho các mục
đích đầu tư, phát triển giảm. Do đó, dịch vụ thẩm định giá tài sản, ngoài việc
thẩm định giá bất động sản sẽ tập trung vào việc xác định giá trị doanh nghiệp
thông qua giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán bằng các công cụ và kỹ
thuật tính toán cao hơn, đặc biệt trong việc mua bán, sáp nhập các công ty trong
nước và giữa các nước là xu hướng chung trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.
Ở các nước đang phát triển như các nước ASEAN, các loại thị trường bất
động sản, thị trường tài chính, thị trường dịch vụ định giá tài sản luôn trong trạng
thái khởi động và phát triển. Malaysia và Thái Lan là những ví dụ điển hình cho
khu vực này.
28
Tuy cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Châu Á (1997) khởi đầu từ
Thái Lan, từ thị trường bất động sản, song hoạt động thẩm định giá tài sản ở Thái
Lan vẫn tiếp tục tăng từ năm 1991 đến năm 2002, kể cả trong thời gian khủng
hoảng (năm 1997-1998). Điều này cho thấy dịch vụ thẩm định giá tài sản tại
Thái Lan trong những năm 1998, 1999 và những năm sau này không chỉ đơn
thuần là mua bán, kinh doanh tài sản mà còn nhằm phục vụ cho nhiều mục đích
khác như giải quyết các vấn đề liên quan đến toà án trong việc xử lý công nợ,
phân chia tài sản, thu hồi xung công quỹ, thu hồi nợ của các ngân hàng...
Sự phát triển trên cho thấy dịch vụ thẩm định giá tài sản ở những nước đang
phát triển đang trong giai đoạn tăng trưởng liên tục.
Ngay ở những nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như Trung
Quốc thì dịch vụ thẩm định giá không chỉ phát triển trên thị trường truyền thống
như thị trường bất động sản, động sản mà trên cả loại thị trường cao cấp là thị
trường chứng khoán. Chính phủ quy định những công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán đều phải qua thẩm định giá. Nhờ đó, dịch vụ thẩm định giá luôn
tăng trưởng cùng sự phát triển của thị trường này. Lĩnh vực hoạt động của thẩm
định giá đã mở rộng hơn như thẩm định giá trị các cổ phiếu, trái phiếu, giá trị
doanh nghiệp phục vụ cho mục đích cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước
trong những năm xây dựng nền kinh tế thị trường tại Trung Quốc.
Như vậy, khi nền kinh tế đã phát triển chắc chắn nhu cầu về dịch vụ định
giá tài sản các chứng khoán trên thị trường chứng khoán là không thể thiếu được
đối với nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà
nước.
Trên thế giới dịch vụ thẩm định gía thường có các dạng sau:
- Thẩm định giá Bất động sản
- Thẩm địnhgiá Động sản
- Thẩm định giá trị doanh nghiệp
- Thẩm định giá các lợi ích tài chính
- Thẩm địnhgiá nguồn tài nguyên
- Thẩm định giá tài sản vô hình
- Thẩm định giá thương hiệu
29
1.2.2. Quản lý Nhà nước và các tổ chức thẩm định giá ở một số nước.
Quản lý nhà nước về thẩm định giá ở các nước trên thế giới không chỉ đơn
thuần nhằm khắc phục các khuyết tật của nó, mà còn nhằm thúc đẩy dịch vụ này
phát triển.
* Trung quốc
Ở Trung Quốc, sau hơn 20 năm mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và xây
dựng nền kinh tế thị trường, nghề thẩm định giá đã chính thức xuất hiện. Tuy
còn non trẻ, song dịch vụ này đã được Nhà nước Trung Quốc khẳng định sự cần
thiết cũng như vai trò của nó trong đời sống kinh tế-xã hội và tạo mọi điều kiện
để phát triển. Năm 1995 Trung Quốc tham gia Uỷ ban Tiêu chuẩn thẩm định giá
Quốc tế (IVSC) và đến năm 1999, Trung quốc đăng cai tổ chức hội nghị thẩm
định giá quốc tế. Hiện tượng phát triển hoạt động thẩm định giá từ năm 1995 đến
nay đã thể hiện một bước nhảy vọt về sự phát triển nghề thẩm định giá tại Trung
Quốc, đồng thời nó cũng đã phát sinh một số bất cập trong công tác điều hành
quản lý ở tầm vĩ mô về hoạt động này.
Nhà nước quản lý gián tiếp bằng các biện pháp vừa phù hợp với cơ chế thị
trường vừa không thoát ly phát triển kinh tế định hướng XHCN của Đảng và
Nhà nước Trung Quốc như:
- Xây dựng và ban hành một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt
động thẩm định giá. Nghị định thẩm định giá đã được Quốc vụ viện nước Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa ban hành năm 1991. Ngoài ra còn có các quy định, các
chuẩn mực thẩm định giá do các cấp quản lý ban hành.
- Cơ chế điều hành chuyển từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp. Nhà
nước quản lý thông qua việc cấp giấy phép, quản lý hành nghề.
Trên cơ sở Nghị định về thẩm định giá, các văn bản pháp quy khác như các
quyết định liên quan đến việc thành lập các Trung tâm thẩm định giá, đến kết
quả thẩm định giá, các chính sách liên quan đến thẩm định giá không còn do cơ
quan quản lý nhà nước quy định hay ban hành, mà giao cho Hiệp hội thẩm định
giá Trung Quốc thực hiện.
Trung Quốc thực hiện sự thống nhất quản lý nhà nước đối với thẩm định
giá. Thành lập một tổ chức "vừa Chính phủ-vừa phi Chính phủ" dưới hình thức
30
Hiệp hội hành nghề để điều hành hoạt động thẩm định giá từ trung ương đến địa
phương và làm cầu nối giữa Chính phủ với các đơn vị, cơ sở thuộc nghề thẩm
định giá. Bộ máy lãnh đạo Hiệp hội Trung ương hay Hiệp hội địa phương đều do
Nhà nước cử sang và được Đại hội đại biểu Hiệp hội Trung ương hay địa
phương bầu ra. Hiệp hội thẩm định giá Trung quốc cũng có chức năng riêng
trong quản lý dich vụ thẩm định giá, có khả năng độc lập trong việc ban hành các
quy định phục vụ cho công tác quản lý dịch vụ thẩm thẩm định giá. Mô hình tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội thẩm định giá Trung Quốc áp dụng
thống nhất ở các cấp từ trung ương đến địa phương. Các Chủ tịch Hiệp hội địa
phương là thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội Trung ương. Cơ sở vật chất chủ yếu
và nhà cửa của Hiệp hội được Nhà nước đảm bảo. Kinh phí lấy từ hội phí, từ kết
quả hoạt động của Hiệp hội và từ trợ cấp của ngân sách Nhà nước khi bị thiếu.
Để đạt được sự thống nhất quản lý thông qua Hiệp hội, công tác quản lý thẩm
định gía ở Trung Quốc đã phải trải qua một quá trình:
- Từ năm 1988, Chính phủ cho thành lập các trung tâm thẩm định giá tài sản
ở Bắc Kinh và các tỉnh, thành phố với mục tiêu ban đầu là giám định tài sản Nhà
nước.
- Năm 1993, cuối giai đoạn mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, do có nhiều
công ty thành lập, giải thể, sát nhập... Mô hình Hiệp hội đã ra đời nhằm thoả mãn
yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Đầu năm 2000, hai cơ quan khác ngang cấp với Hiệp hội, cùng có chức
năng quản lý vĩ mô về thẩm định giá trước đây đồng sáp nhập vào Hiệp hội để có
quan điểm chung trong lãnh đạo thực hiện dịch vụ thẩm định giá ở Trung Quốc.
Ở cấp quản lý vĩ mô, trên cơ sở quy định của nhà nước hình thành các tổ
chức độc lập, tự chủ trong kinh doanh, hoạt động theo pháp luật trong hành nghề
thẩm định giá bằng nhiều hình thức đa dạng như công ty do Nhà nước quản lý,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty 100% vốn nước ngoài.
Về hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ thẩm định giá: Các tổ
chức công ty, trung tâm, ban, văn phòng… thẩm định giá tài sản muốn ra đời và
hoạt động phải có đủ các điều kiện như:
- Về nhân sự, bộ máy tổ chức và vốn.
31
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký hành nghề.
Ở Trung Quốc, nhiều bộ, ngành có các tổ chức thẩm định giá tài sản của
mình: Bộ Tài chính có các tổ chức thẩm định giá đất, Bộ Xây dựng có tổ chức
thẩm định giá nhà cửa. Bộ Nông nghiệp quản lý toàn bộ hệ thống thẩm định giá
tài sản ở nông thôn, ngân hàng có bộ phận thẩm định giá tài sản thế chấp…
Môi trường pháp lý thuận lợi cùng phương thức tổ chức điều hành, quản lý
trên đây đã tạo điều kiện cho hoạt động thẩm định giá tài sản Trung Quốc phát
triển nhanh chóng; đồng thời bản thân sự phát triển của thẩm định giá cũng mang
lại không ít hiệu quả kinh tế cho xã hội Trung Quốc.
Tuy đã đạt được một số ưu điểm, song hiện tại thị trường dịch vụ thẩm
định giá Trung Quốc vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là kết quả của quá
trình phát triển tự phát trong hoạt động thẩm định giá. Điều này đòi hỏi các cơ
quan quản lý Nhà nước Trung Quốc phải tiếp tục nghiên cứu để xây dựng một hệ
thống pháp luật và tổ chức quản lý Nhà nước thống nhất đối với hoạt động thẩm
định giá, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty thẩm
định giá.
* Úc
Tại Úc, cơ quan quản lý thẩm định giá quốc gia là Viện Tài sản Úc (The
Australian Property Institute). Viện Tài sản Úc trực thuộc Chính phủ được giao
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thẩm định giá thông qua việc quản lý
các nguyên tắc chung, cấp bằng thẩm định viên, cấp và quản lý giấy phép hành
nghề… Viện có văn phòng đại diện ở các Bang và các Trung tâm ở các khu vực.
Nguồn kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, từ các thành viên của
Viện đóng góp hội phí và từ phí thẩm định giá do khách hàng trả.
Văn phòng Thẩm định giá Úc (Australia Valuation Office - AVO) là cơ
quan của nhà nước được thành lập năm 1910, thuộc Bộ Kỹ thuật và Dịch vụ
Hành chính. Năm 1987, AVO trở thành tổ chức thẩm định giá theo phương thức
lấy thu bù chi, hoạt động như một đơn vị kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Tổ chức của Văn phòng Thẩm định giá Úc gồm có văn phòng liên bang và
các văn phòng bang (vùng). Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước toàn
liên bang về công tác thẩm định giá.
32
Ngoài hai cơ quan thẩm định giá quốc gia là các tổ chức Nhà nước ở trung
ương, tại Úc còn có các công ty thẩm định giá hoạt động trong lĩnh vực liên quan
đến bất động sản.
* Malaysia
Cơ quan quản lý Nhà nước về thẩm định giá của Malaysia là Cục Dịch vụ
Thẩm định giá Malaysia, trực thuộc Bộ Tài chính. Dưới Cục Dịch vụ Thẩm định
giá Malaysia có Viện Đào tạo và Nghiên cứu Thẩm định giá (Inspen), các vụ
chuyên môn và Trung tâm Thông tin Tài sản Quốc gia. Trụ sở chính của Cục
đặt tại Kualalampua và có các văn phòng đại diện tại 15 bang (mỗi bang có ít
nhất từ 1- 4 văn phòng đại diện).
Dưới Cục Dịch vụ Thẩm định giá Malaysia còn có Uỷ ban các Nhà thẩm
định giá và Đại lý Bất động sản :
Uỷ ban bao gồm Chủ tịch và các thành viên là quan chức Nhà nước (các
nhà thẩm định giá khu vực công), các thẩm định viên tại các công ty tư nhân, đại
diện đại lý bất động sản và các nhà thẩm định giá ở các trường đại học, viện
nghiên cứu.
Chức năng hoạt động của Ủy ban bao gồm những nội dung chủ yếu sau : tổ
chức thi và xét cấp thẻ hành nghề thẩm định giá, quy định tiêu chuẩn nghề
nghiệp, chuẩn mực đạo đức của các nhà thẩm định giá, quy định các giới hạn của
các nhà thẩm định giá đã đăng ký (được hành nghề và giới hạn trong việc thẩm
định theo gía trị tài sản thẩm định), quy định về quảng cáo của công ty thẩm định
giá và các nhà thẩm định giá, quy định mức phí thẩm định giá, hoạt động thanh
tra, giải quyết các tranh chấp, liên quan đến toà án.
Malaysia là nước có Trung tâm Thông tin Tài sản Quốc gia là nơi cung cấp
thông tin cho lĩnh vực thẩm định giá tài sản lớn nhất Malaysia. Malaysia có Hiệp
hội Thẩm định giá Malaysia và có các công ty thẩm định giá tư nhân.
Hoạt động thẩm định giá ở Malaysia có thể do Cục Dịch vụ Thẩm định giá
Malaysia hoặc các công ty thẩm định giá thực hiện. Cục chủ yếu thực hiện tất cả
các trường hợp định giá tài sản theo yêu cầu của Chính phủ; Các công ty thẩm
định giá theo nhu cầu của thị trường.
* Thái Lan
33
Tại Thái Lan, cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá là: Văn phòng
Thẩm định giá Tài sản (Property Valuation Bureau: PVB) là đơn vị Trung ương
trực thuộc Tổng cục Địa chính thuộc Bộ Nội vụ.
Ở Thái Lan có hai Hiệp hội Thẩm định giá là Hiệp hội Thẩm định giá Thái
Lan VAT (Valuers Association of Thailand) và Hội Thẩm định giá Thái Lan
TVA (Thai Valuers Association). Trong đó, Hiệp hội thẩm định giá Thái Lan
VAT được thành lập từ năm 1985, là một tổ chức độc lập với hơn 1.000 chuyên
gia là hội viên. Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội là phát triển nguồn nhân lực,
nâng cao trình độ của các nhà thẩm định giá, xây dựng tiêu chuẩn và nguyên tắc
tuyển dụng nhà thẩm định giá.
Hội viên của hiệp hội bao gồm các nhà thẩm định giá của Văn phòng thẩm
định giá Bất động sản Thái Lan, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, các tổ chức
thẩm định giá tư nhân… Các hội viên chịu sự quản lý và chế tài của Hiệp hội,
được quyền ký kết hợp đồng làm việc với khách hàng và phải đóng hội phí.
Ngoài ra ở Thái lan còn có Các công ty tư nhân và các tổ chức thẩm định
giá khác. Ở Thái Lan, ngoài Văn phòng thẩm định giá của Chính phủ, các công
ty tư nhân và các công ty Nhà nước (Tổng công ty Quản lý Bất động sản), thẩm
định giá còn được thực hiện ở một số tổ chức khác nhau như: Uỷ ban chứng
khoán Nhà nước, Ngân hàng về Nhà ở của Chính phủ Thái Lan…
Như vậy, ở tất cả các nước, song song với các tổ chức, các công ty Nhà
nước còn có sự hiện diện của các công ty thẩm định giá tư nhân, với nhiều hình
thức sở hữu khác nhau chuyên hoạt động thẩm định giá. Đó là những công ty
thuộc sở hữu tư nhân đơn lẻ hoặc hợp tác liên doanh hoặc tập đoàn... là những
công ty trong nước hoặc nước ngoài được phép đăng ký hành nghề. Tuỳ theo
năng lực, các công ty này có thể có phạm vi hoạt động khá rộng và đa dạng,
được mở chi nhánh khắp nơi trong nước.
Các công ty hoạt động thẩm định giá của các nước nêu trên có những nét
chung sau:
- Những tập đoàn, công ty quốc tế lớn mạnh trên thế giới được phép kinh
doanh dịch vụ thẩm định giá khi thoả mãn một số điều kiện ràng buộc theo luật
của từng nước quy định. ở những nước này, trình độ nguồn nhân lực thẩm định
34
giá khá tốt, các công ty thẩm định giá trong nước đủ sức cạnh tranh với các công
ty nước ngoài.
Các công ty thẩm định giá trên đây đều có quy mô trong khoảng một vài
trăm người, có chi nhánh nhiều nơi trong nước, có khả năng cung cấp đầy đủ và
trọn vẹn các dịch vụ về thẩm định giá cho mọi đối tượng khách hàng. Lực lượng
chuyên viên và thẩm định viên có trình độ, bằng cấp cao, nhiều kinh nghiệm làm
việc trong nước và nước ngoài, thực hiện các dịch vụ thẩm định giá phức tạp như
bản quyền sáng chế và giá trị thương hiệu, giá trị chứng khoán... Cá biệt có công
ty còn được mở trường đào tạo thẩm định giá bất động sản như tập đoàn Sirida
tại Thái Lan.
- Bên cạnh đó vẫn có các công ty thẩm định giá vừa và nhỏ trong khoảng
dưới 10 người đến vài chục người. Số lượng cán bộ ở các công ty chiếm khoảng
trên 40-50%. Các thẩm định viên là người trực tiếp hành nghề thẩm định giá.
Cấp trên chỉ tham gia nghiệp vụ khi có sự cố phức tạp. Ngoài đội ngũ cán bộ
chuyên nghiệp, cơ cấu tổ chức của công ty còn có các bộ phận phục vụ và thực
hiện các hoạt động như: xem xét về mặt kỹ thuật các bản vẽ thiết kế, khảo sát,
soạn thảo tính toán cụ thể, công tác phục vụ khác về vật chất, hành chính...
- Các công ty tư nhân hoạt động theo giấy phép, chịu sự quản lý của nhà
nước, hoạt động và chịu trách nhiệm độc lập theo quy định của pháp luật.
1.2.3 Kinh nghiệm rút ra cho Việt nam từ nghiên cứu hoạt động thẩm định giá
nước ngoài
So với các nước trên thế giới và một số nước trong khu vực, Việt Nam bước
vào xây dựng nền kinh tế thị trường muộn hơn. Quá trình xây dựng và quản lý
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng chính là quá trình xây dựng cơ chế và
chính sách quản lý trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể. Thẩm định giá là một nội
dung còn mới cả về lý luận và kinh nghiệm thực tế trong quản lý giá của Việt
Nam. Do vậy, ngoài việc dựa vào các lý thuyết kinh tế thị trường và quan điểm
về thẩm định giá thì việc tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài có ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
Từ kinh nghiệm quản lý và phát triển hoạt động dịch vụ thẩm định giá ở
các nước, mà đặc biệt là Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra những bài học cho
35
việc phát triển dịch vụ thẩm định giá Việt Nam, đặc biệt trong việc tiến hành xây
dựng khung pháp lý cho hoạt động và quản lý dịch vụ thẩm định giá trong thời
gian tới, đó là :
Thứ nhất: Thẩm định giá vừa là đối tượng của quản lý nhà nước vừa là
một công cụ quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là lĩnh vực
quản lý các tài sản.
Thứ hai: Hoạt động thẩm định giá liên quan đến lợi ích kinh tế của các chủ
thể kinh tế trên thị trường. Do đó, để thẩm định giá phát triển đúng hướng, phát
huy vai trò tích cực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các quốc gia đều
thiết lập hệ thống điều hành quản lý bằng luật pháp với các dạng chung là:
- Tổ chức Chính phủ quản lý thông qua pháp luật và thường do một đến hai
Bộ chịu trách nhiệm.
- Các hiệp hội, tổ chức kinh doanh dịch vụ thông qua điều lệ, tiêu chuẩn,
quy định ngành và hiệp hội để kiểm soát hoạt động. Nhiều hiệp hội được Chính
phủ bảo trợ thành lập, hỗ trợ kinh phí và uỷ quyền thực hiện một số chức năng
quản lý nhà nước như cấp giấy phép hoạt động, ban hành các tiêu chuẩn...
Các nước đều nghiên cứu để xây dựng một hệ thống pháp luật và tổ chức
quản lý Nhà nước thống nhất đối với hoạt động thẩm định giá tài sản, tránh tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty thẩm định giá.
Thứ ba: Ở nhiều nước thường tồn tại đa dạng các loại hình của các tổ chức
thẩm định giá: sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân nhưng các tổ chức này đều
độc lập hoạt động theo pháp quy thống nhất do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Thứ tƣ: Tính chất của dịch vụ thẩm định giá là tư vấn nên các nước đều có
quy định khá nghiêm ngặt quy tắc hành nghề thẩm định giá đối với các thẩm
định viên độc lập và các tổ chức thẩm định giá, quy định các biện pháp xử lý khi
họ gây hậu quả cho khách hàng hoặc nhà nước.
Thứ năm: Những nước có dịch vụ thẩm định giá đang trong giai đoạn khởi
đầu, nhà nước đều có chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm tạo môi trường thuận
lợi cho thẩm định giá phát triển.
Thứ sáu: Các nước đều quan tâm vấn đề đào tạo lực lượng và tiêu chuẩn
hoá các nhà thẩm định giá chuyên nghiệp.
36
Thứ bảy: Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá trên toàn thế giới, để có
thể đứng vững và cạnh tranh được trong nước, khu vực và thế giới, để thu hẹp sự
chênh lệch về trình độ thẩm định giá trong nước với nước ngoài, các nước đi sau
đều coi trọng việc đào tạo và nâng cao chất lượng bằng việc đa dạng hoá các
hình thức đào tạo; chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn cho nhà thẩm định giá…
Như vậy, thẩm định giá là một loại hình dịch vụ tất yếu hình thành và phát
triển trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của dịch vụ thẩm định giá lại tác
động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Là
một nước đi sau, Việt Nam có thể học được rất nhiều kinh nghiệm từ các nước đi
trước trong lĩnh vực này.
37
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM
2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ thẩm định giá ở
Việt Nam
Hoạt động xác định gía trị tài sản, chủ yếu là xác định giá trị bất động sản
(đất đai) đã xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 16 khi xuất hiện sự
chuyển nhượng, trao đổi, mua bán ruộng đất giữa các quan lại với các chủ đồn
điền hoặc giữa các chủ điền với nhau. Hoạt động xác định gía trị tài sản lúc này
còn đơn giản về nội dung, diễn ra trong phạm vi hẹp, cục bộ theo vùng, không
thường xuyên và đối tượng được xác định thường là đất thổ canh, thổ cư cùng
với nhà, cây lâu năm trên thổ cư đó. Lúc này xác định gía trị tài sản chỉ là một
hoạt động phụ kèm theo hoạt động môi giới mua bán, chuyển nhượng đất đai của
một số người ở một số vùng nhất định. Dưới thời phong kiến, kinh tế hàng hoá
không phát triển, nên trải qua nhiều thế kỷ, hoạt động xác định gía trị tài sản tuy
đã xuất hiện nhưng không thể hoàn thiện, phát triển lên được.
Trong suốt gần 100 năm dưới chế độ thực dân, nền kinh tế Việt Nam vẫn
trong tình trạng sản xuất nhỏ, mang nặng tính tự cung, tự cấp, nghèo nàn và lạc
hậu, kinh tế hàng hoá kém phát triển nên vẫn không có cơ hội thuận lợi cho nghề
thẩm định giá.
Từ khi giải phóng hoàn toàn miền bắc, Việt Nam tiến hành công cuộc cải
tạo nền kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đến thời kỳ giải phóng hoàn toàn
miền nam và thống nhất đất nước thì tư tưởng chỉ đạo, biện pháp tổ chức thực
hiện và quản lý gía ở nước ta trên cơ sở xây dựng nền kinh tế phi thị trường và
một bộ phận lớn tài sản của nền kinh tế, chủ yếu là bất động sản, không được
xem là hàng hoá nên hầu như không xuất hiện nhu cầu thẩm định giá.
Thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đã có lúc nhà nước Việt
Nam đã có quan niệm các tài sản như các tư liệu sản xuất, nhất là đất đai, nhà
xưởng, thiết bị, máy móc không phải là hàng hoá hoặc đó là những loại hàng hoá
đặc biệt, không được trao đổi, mua bán trên thị trường. Các tài sản này được
38