1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ thông tin >

2 Chuẩn trao đổi dữ liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 63 trang )


25



Hình 2. Chuẩn trao đổi dữ liệu [31]



Nội dung cần thống nhất liên thông

 Thống nhất về quy tắc mô tả tài liệu: sử dụng MARC21

 Thống nhất về định dạng chủ đề và phân loại tài liệu

 Thống nhất về định chủ đề và phân loại tài liệu.

 Thống nhất trong việc sử dụng phần mềm và các chuẩn công nghệ thông

tin.

Nội dung trao đổi

 Trao đổi bản ghi biên mục

 Thông qua tệp: ISO2709

 MARC

 Thông qua Z39.50

 Trao đổi tài liệu

 Tài liệu số

Các yếu tố và vấn đề liên quan đến liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin

 Hạ tầng công nghệ thông tin

 Phần mềm

 Tuân theo các chuẩn trong thƣ viện và các chuẩn công nghệ thông tin

 Yếu tố con ngƣời: các nhà lãnh đạo, quản lý và các cán bộ thực thi

Có thể dẫn chứng ra mô hình liên thông Thƣ viện quốc gia và các tỉnh thành đã

triển khai trong nhiều năm qua.

Mục đích trao đổi thông tin

 Nhập dữ liệu từ thƣ viện Tỉnh/Thành phố lên thƣ viện Quốc gia.

 Thƣ viện Tỉnh/Thành phố truy cập, khai thác thông tin thƣ mục của Thƣ

viện Quốc gia.

 Lƣu chiểu tài liệu điện tử.

25



26



 Đảm bảo tính thống nhất và phát triển hệ thống.

 Trao đổi liên thƣ viện.

Thực hiện quá trình trao đổi thông tin:

 Các thƣ viện tỉnh xuất các bản ghi thƣ mục cần chuyển lên Thƣ viện quốc

gia ra tệp ISO 2790, hoặc dƣới dạng XML, hoặc dƣới dạng xuất nhập của

Ilib.

 Thƣ viện tỉnh gửi tệp này lên cho Thƣ viện quốc gia thông qua mạng

WAN.

 Thƣ viện Quốc gia kiểm tra lại tệp đã nhận và nhập chúng vào Cơ sở dữ

liệu thông qua Module Nhập/Xuất dữ liệu.

 Các thƣ viện truy cập vào Web của Thƣ viện Quốc gia để khai thác thông

tin thƣ mục tại Thƣ viện Quốc gia trên các giao diện thân thiện với ngƣời

dùng tin.

 Các thƣ viện tỉnh cũng có thể thực hiện tra cứu trên cơ sở dữ liệu của các

cơ quan thông tin – thƣ viện khác (trong nƣớc hoặc quốc tế) thông qua

giao thức Z39.50 tại chính thƣ viện mình hoặc nối vào trang Web của Thƣ

viện Quốc gia và quốc tế khác (Ví dụ nhƣ: tra cứu tại các cơ quan thông

tin – thƣ viện các trƣờng đại học trong nƣớc hay tra cứu vào thƣ viện

Quốc hội Mỹ,…) nhằm làm phong phú nguồn dữ liệu cho thƣ viện mình,

phục vụ ngƣời dùng tin ngày một tốt hơn.

 Các thƣ viện tỉnh có thể sao các bản ghi từ cơ sơ dữ liệu của Thƣ viện

Quốc gia bằng cách sử dụng Module Nhập/Xuất dữ liệu.

2.3 Chuẩn tra cứu liên thƣ viện Z39.50

Z39.50 là một chuẩn tìm kiếm và khai thác thông tin giữa các cơ quan

thông tin – thƣ viện.

Ban đầu Z39.50 là một chuẩn quốc gia của Mỹ về khai thác thông tin. Tuy nhiên

hiện nay, Z39.50 đƣợc cả thế giới công nhận nhƣ là một chuẩn chung về khai

thác thông tin thay cho chuẩn tìm kiếm và khai thác thông tin. Là một chuẩn ứng

dụng mạng, vì vậy Z39.50 là một chuẩn mở nên nó cho phép trao đổi thông tin

giữa các hệ thống chạy trên phần mềm và các phần cứng khác.

Z39.50 đƣợc phát triển nhằm khắc phục những vấn đề liên quan đến việc tìm

kiếm trong cơ sở dữ liệu ví dụ nhƣ phải biết hệ thống menu, ngôn ngữ tìm

tin,…của mỗi hệ thống khác nhau. Z39.50 làm cho đơn giản hoá quá trình tìm

kiếm bằng việc sử dụng giao diện tìm kiếm quen thuộc của hệ thống đó để tìm

kiếm vốn tài liệu ở chính cơ quan thông tin – thƣ viện đó cũng nhƣ ở các cơ

quan thông tin – thƣ viện mà ứng dụng chuẩn này.

Các chức năng tra cứu

Z39.50 server: cung cấp cho các thƣ viện khách Z39.50 khả năng tra cứu cơ sở

dữ liệu của cơ quan thông tin – thƣ viện.

Z39.50 client: cung cấp cho cơ quan thông tin – thƣ viện khả năng tra cứu cơ sở

dữ liệu của các cơ quan thông tin – thƣ viện khác qua Z39.50.

26



27



Z39.50 Getway: làm đầu mối gửi các yêu cầu tra cứu tới các máy chủ Z39.50.

Ngƣời dùng tin không cần kết nối Internet trực tiếp, mà vẫn tra cứu đƣợc các

máy chủ Internet.

Tra cứu và nhập dữ liệu biên mục qua Z39.50

Để tra cứu đƣợc dữ liệu thông qua Z39.50, cần biết ba yếu tố sau:

Tên máy chủ

Cổng truy cập

Tên cơ sở dữ liệu

Sử dụng các chƣơng trình xuất nhập dữ liệu để lấy dữ liệu từ Internet thông qua

giao thức Z39.50. Cán bộ làm công tác biên mục có thể sử dụng chuẩn này để

tra cứu trực tiếp vào các cơ sở dữ liệu trực tiếp trên mạng để tải về các bản ghi

thƣ mục đã đƣợc xử lý để tái sử dụng lại. Công việc duy nhất còn lại là bổ sung

thêm chỉ số xếp giá hoặc đăng ký cá biệt cho bản ghi thƣ mục này. Tại Việt

Nam, cán bộ biên mục khi xử lý tài liệu có thể tải bản ghi thƣ mục tại hai địa chỉ

sau: nếu là tài liệu nƣớc ngoài thì có thể tải dữ liệu thƣ mục từ Thƣ viện Quốc

hội Mỹ, nếu là tài liệu tiếng Việt thì có thể tải dữ liệu thƣ mục từ Thƣ viện Quốc

gia Việt Nam.



Tên thƣ viện

Đại học Quốc gia Australia

Amsterdam Public Library

Thƣ viện Quốc hội Mỹ

Viện công nghệ Massachusetts

Thƣ viện Quốc gia Australia

Thƣ viện New Zealand

Đại học Oxford

Thƣ viện Quốc gia Việt Nam



Tên máy chủ

Library.anu.edu.au

194.171.56.160

Z3950.loc.gov

Library.mit.edu

ilms.nla.gov.au

saturn.natlib.govt.nz

libray.ox.ac.uk

www.nlv.gov.vn



Cổng

210

8000

7090

210

210

210

210

210



CSDL

INNOPAC

Catalogue OBA

Voyager

ADVANCE

NLA

Pinz

ADVANCE

Default



Bảng 1: Một số địa chỉ Z39.50 trên Internet



2.3.1 Khái niệm về Z39.50



Z39.50 là gì: Z39.50 là một giao thức tiêu chuẩn quốc tế đƣợc sử dụng bởi hệ

thống máy tính kết nối mạng để lấy thông tin. Z39.50 cho phép ngƣời tìm tin

tìm kiếm nhiều hệ thống khác nhau trên mạng hoặc Internet thông qua việc sử

dụng một giao diện ngƣời dùng duy nhất. Nhiều nhà cung cấp phần mềm và hệ

thống đem đến cho ngƣời dùng khả năng truy cập thông tin từ một sự đa dạng

các hệ thống cá biệt, khác nhau từ phần cứng, phần mềm, giao diện, đến các câu

lệnh tìm kiếm cơ sở dữ liệu. Thách thức lớn với ngƣời dùng là Internet cung cấp

27



28



khả năng truy cập tới một khối lƣợng khổng lồ các cơ sở dữ liệu đang phát triển

hàng ngày. Thách thức đối với ngƣời tìm kiếm là làm sao để tìm thấy thông tin

cần thiết giữa mảng thông tin rộng lớn một cách ít đau khổ nhất. Mục tiêu của

chuẩn Z39.50 là giảm sự phức tạp và khó khăn của việc tìm kiếm và lấy thông

tin.

Z39.50 làm cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin giàu có trên

Internet đƣợc dễ dàng hơn. Khi sử dụng một hệ thống hỗ trợ Z39.50, một ngƣời

dùng trong một hệ thống có thể tìm kiếm thông tin điện tử trong hệ thống khác

mà không cần phải biết cách làm việc của hệ thống đó.

Z39.50 hoạt động như thế nào: Z39.50 hoạt động trong môi trƣờng khách /

chủ, nó đóng vai trò nhƣ một ngôn ngữ chung mà tất cả các hệ thống hỗ trợ

Z39.50 đều có thể hiểu đƣợc. Nó nhƣ là một quốc tế ngữ _ Esperanto và làm

cầu nối "nhiều ngôn ngữ và tiếng địa phƣơng" mà hệ thống thông tin khác nhau

“nói”. Để thực hiện giao tiếp và tƣơng tác với Z39.50, cả máy khách và máy chủ

phải sử dụng ngôn ngữ Z39.50. Hầu hết các triển khai Z39.50 sử dụng chuẩn

TCP / IP giao thức truyền thông Internet để kết nối các hệ thống và phần mềm

tƣơng thích Z39.50 để dịch giữa chúng phục vụ việc tìm kiếm và thu thập thông

tin. Đối với ngƣời sử dụng, các công việc này đƣợc thực hiện sau hậu trƣờng; họ

chỉ đơn thuần nhìn thấy giao diện tìm kiếm và hiển thị kết quả thông thƣờng.

Để đạt đƣợc khả năng tƣơng tác này, Z39.50 tiêu chuẩn hóa các thông điệp mà

máy khách và các máy chủ sử dụng cho truyền thông, bất kể những gì bên dƣới

nhƣ phần mềm, hệ thống, hay nền tảng đƣợc sử dụng.

Z39.50 hỗ trợ các hệ thống mở, có nghĩa là nó độc lập với chủ sở hữu hay các

nhà cung cấp. Một hệ thống khách thực thi giao thức Z39.50 cho phép giao tiếp

với nhiều máy chủ khác nhau, các hệ thống máy chủ hỗ trợ giao thức này thì cho

phép tìm kiếm từ các hệ thống khách đƣợc phát triển bởi các nhà cung cấp khác

nhau. Không cần phải biết hệ thống máy chủ hoạt động thế nào, ngƣời dùng

thực hiện các tìm kiếm thông qua giao diện Z39.50 trên máy khách. Z39.50 chi

phối việc các máy khách “dịch” yêu cầu tìm kiếm sang một định dạng chuẩn để

gửi đến máy chủ. Sau khi nhận đƣợc yêu cầu tìm kiếm, máy chủ sử dụng quy tắc

Z39.50 để “dịch” yêu cầu tìm kiếm vào một định dạng đƣợc công nhận bởi các

cơ sở dữ liệu cục bộ, thực hiện tìm kiếm, và trả về kết quả cho máy khách của

ngƣời dùng. Phần mềm giao diện ngƣời dùng của máy khách xử lý kết quả trả về

qua Z39.50, với mục tiêu hiển thị càng gần với cách các bản ghi đƣợc trình diễn

trong hệ thống cục bộ của ngƣời dùng càng tốt.

2.3.2 Giải pháp và lợi ích của Z39.50

Z39.50 ban đầu đƣợc thiết kế để trợ giúp tìm kiếm với cơ sở dữ liệu rất lớn nhƣ

các mục lục của OCLC và Thƣ viện Quốc Hội Mỹ. Ngày nay Z39.50 đƣợc sử

dụng cho một phạm vi rộng lớn các chức năng của thƣ viện bao gồm tìm kiếm

cơ sở dữ liệu, từ biên mục tới mƣợn liên thƣ viện tới tham chiếu. Với sự phát

triển nhanh chóng của Internet, tiêu chuẩn Z39.50 đã trở nên đƣợc chấp nhận

rộng rãi nhƣ là một giải pháp cho các thách thức trong việc thu thập thông tin đa

phƣơng tiện bao gồm cả văn bản, hình ảnh, và tài liệu số hóa. Z39.50 đƣợc sử

28



29



dụng để truy cập tới các nguồn thông tin đa dạng ví dụ nhƣ dữ liệu bảo tàng,

thông tin chính phủ, và các dữ liệu không gian địa lý. Nó cũng có thể đƣợc sử

dụng để tìm kiếm cơ sở dữ liệu trực tuyến và CD-ROM mà các nhà cung cấp

phát triển theo nhiều các đề án thiết kế đa dạng. Không cần phải tìm hiểu từng

hệ thống, ngƣời dùng có thể tìm kiếm các cơ sở dữ liệu đó với một máy khách

Z39.50 duy nhất, mặc dù mỗi hệ thống sử dụng một cấu hình phần cứng và phần

mềm khác nhau, lƣu trữ các loại dữ liệu khác nhau, và có logic khác nhau trong

việc tìm kiếm cục bộ.

Truy cập liền mạch

Khả năng truy cập liền mạch tới nhiều các cở sở dữ liệu đa dạng thông qua một

giao diện là lợi ích to lớn nhất của Z39.50.

Thêm khả năng hoạt động theo tiêu chuẩn Z39.50 vào một hệ thống thông tin

cho phép hệ thống thông tin duy trì tính duy nhất của họ trong khi cung cấp một

giao diện thống nhất cho ngƣời tìm thông tin.

Các thƣ viện có thể thông qua một giao diện duy nhất đã đƣợc tiêu chuẩn hóa

cho phép độc giả của họ truy cập tới mục lục của thƣ viện, các CDROM đã mua,

các cơ sở dữ liệu đã đặt trực tuyến và các nguồn tài nguyên Internet.

Dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau có thể đƣợc trích ra một định dạng phổ biến

để sử dụng ngoại tuyến hoặc nhập vào một cơ sở dữ liệu cục bộ.

Chia sẻ tài nguyên

Z39.50 thúc đẩy việc chia sẻ tài nguyên trên quy mô rộng. Trong cộng đồng thƣ

viện, ví dụ, Z39.50 hỗ trợ:

Tìm kiếm diện rộng tới các mục lục thƣ viện nằm trên Internet ở bất cứ nơi nào

trên thế giới.

Mƣợn liên thƣ viện với cách tiếp cận theo chuẩn Z39.50 để truyền tải thông tin

về vốn tƣ liệu, và đặt mƣợn, chuyển giao tài liệu trực tuyến.

Một số lƣợng đáng kể các mục lục thƣ viện đã sẵn sàng cho tìm kiếm Z39.50

thông qua liên kết từ trang web của Thƣ viện Quốc Hội Mỹ, và ngày càng có

thêm theo thời gian. Vì ngày càng nhiều các tổ chức thiết lập truy cập mạng tới

các bộ sƣu tập số hóa điện tử, chia sẻ các nguồn tài nguyên đang xác lập một ý

nghĩa mới trên cơ sở là tài liệu và sách vật lý dành cho mƣợn liên thƣ viện.

Tăng năng suất

Bởi vì các giao diện tìm kiếm của các hệ thống khác nhau là trong suốt, ngƣời

dùng không còn cần phải làm chủ việc làm thế nào để sử dụng mỗi cơ sở dữ

liệu, tránh một đƣờng cong học tập có khả năng dốc. Thời gian đào tạo đội ngũ

nhân viên có thể đƣợc giảm cho các chức năng cần đến việc tìm kiếm cơ sở dữ

liệu, ví dụ nhƣ biên mục, bổ sung, và mƣợn liên thƣ viện. Khả năng truy cập dễ

dàng hơn tới các nguồn tài nguyên điện tử làm giảm tổng thời gian ngƣời dùng

chi phí cho việc tìm kiếm thông tin liên quan.

2.3.3 Tóm lƣợc lịch sử phát triển của Z39.50

Z39.50 phát triển vƣợt ra khỏi Dự án Hệ Thống Liên Kết - Linked Systems

Project (LSP), một sáng kiến trong những năm 1980 để chuẩn hóa tìm kiếm của

các cơ sở dữ liệu thƣ mục chính của OCLC, Thƣ viện Quốc Hội Mỹ, Mạng Thƣ

29



30



Viện Washington - Washington (Western) Library Network (WLN), và các Thƣ

viện Thông tin Nghiên cứu của Nhóm Thƣ viện Nghiên cứu - Research Libraries

Group (RLG).

Làm việc song song với các sáng kiến LSP là nỗ lực tiêu chuẩn hóa trên một

giao thức truy vấn thông tin cho các ứng dụng thƣ viện dƣới sự bảo trợ của

NISO. Các giao thức đƣợc phát triển từ LSP chuyển đến NISO và đƣợc tiếp tục

phát triển thành Z39.50 tiêu chuẩn thu hồi thông tin, đã đƣợc phê duyệt nhƣ là

một tiêu chuẩn NISO năm 1988.

Thƣ viện Quốc Hội Mỹ (LC)đã đƣợc chỉ định chính thức là Cơ quan Bảo trì và

đăng ký quyền đối với tiêu chuẩn Z39.50. Nhƣ vậy, LC cung cấp thông tin liên

quan đến sự phát triển và bảo trì Z39.50 các phiên bản hiện tại và tƣơng lai,

cũng nhƣ về việc thực hiện và sử dụng giao thức Z39.50.

Một nhóm đƣợc gọi là Nhóm thực hiện Z39.50 (Z39.50 Implementors’ Group ZIG) đảm nhận một vai trò chính trong sự phát triển liên tục. Kết hợp với Cơ

quan Bảo trì Z39.50, ZIG đã phát triển phiên bản 2 và 3 của giao thức Z39.50

(1992 và 1995 tƣơng ứng). NISO sử dụng sự đồng thuận bình thƣờng của nó và

thủ tục biểu quyết để phê duyệt các phiên bản nhƣ là Tiêu chuẩn quốc gia.

Chỉ trong hơn một thập kỷ, Z39.50 đã phát triển qua ba phiên bản, với mỗi phiên

bản thêm chức năng tốt hơn và tinh tế hơn.

- Phiên bản 1 đƣợc xác định các dịch vụ cốt lõi của Z39.50.

- Phiên bản 2 chính thức hoá cấu trúc của thông tin trao đổi dựa trên các

tiêu chuẩn ISO về ngôn ngữ mô tả dữ liệu và các quy tắc mã hóa đƣợc

biết đến nhƣ ASN.1 BER. Với sự đồng thuận về Z39.50 phiên bản 2, các

nhà cung cấp đã bắt đầu tạo ra các ứng dụng nhanh chóng và là đà phát

triển cho việc phát triển các chức năng tuân thủ Z39.50.

- Phiên bản 3, phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn, xây dựng bao gồm phiên

bản 2. Phiên bản 3 là cực kỳ tốt trong việc hỗ trợ cho các ứng dụng đơn

giản đến phức tạp.

- Phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn Z39.50 chính thức đƣợc biết đến nhƣ

ANSI / NISO Z39.50-1995, định nghĩa dịch vụ và đặc tả giao thức cho

các ứng dụng thu hồi thông tin - Information Retrieval Application.

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO đã phê duyệt hai tiêu chuẩn thu hồi thông tin

trong năm 1993 (ISO 10162 và ISO 10163-1). Năm 1998, ISO đã thông qua

giao thức Z39.50 và ban hành thông tin và tài liệu tiêu chuẩn ISO 23950 –

Information retrieval (Z39.50), thu hồi hai tiêu chuẩn trƣớc đó.

Z39.50 toàn cầu

Z39.50 đƣợc công nhận trên toàn thế giới nhƣ là tiêu chuẩn quốc tế để tìm kiếm

và thu hồi thông tin trên mạng. Sự hội tụ của Z39.50 và ISO 23.950 đã dẫn đến

một tiêu chuẩn toàn cầu với sự hỗ trợ rộng rãi cho nhiều ngôn ngữ và các bộ ký

tự.

Cơ quan Bảo trì Z39.50 phổ biến một loạt các thông tin về hoạt động thực hiện

dự án trên toàn thế giới, bao gồm các hệ thống tự động hóa thƣ viện và các hệ

thống Z39.50 khách để truy cập vào cơ sở dữ liệu tham khảo, các ứng dụng

thƣơng mại, và các sáng kiến quan trọng của chính phủ quốc gia và quốc tế.

30



31



Tại Bắc Mỹ và quốc tế, nhiều nhà cung cấp phần mềm thƣ viện, tiện ích thƣ

mục, lĩnh vực thƣơng mại, và các tổ chức chính phủ đã thông qua chức năng

Z39.50 trong các sản phẩm của họ. Một số 67 tổ chức đã đăng ký là ngƣời thực

hiện chính thức Z39.50. Tƣơng tự nhƣ vậy, số lƣợng các nhà phát triển độc lập

phần mềm máy khách và máy chủ Z39.50 và các giải pháp Z39.50 cho quản lý

thông tin và siêu dữ liệu đang gia tăng.

Phạm vi rộng các thông tin có thể truy cập bao gồm:

- Dữ liệu thƣ mục

- Thông tin Chính phủ

- Dữ liệu khoa học và kỹ thuật

- Dữ liệu không gian địa lý

- Từ điển đồng nghĩa và phân loại khác

- Bộ sƣu tập thƣ viện số

- Dữ liệu nghệ thuật và nhân văn

- Thông tin bảo tàng

Chắc chắn, các thƣ viện đã tập trung đến sự lây lan của các công nghệ Z39.50 để

cung cấp truy cập tới các cơ sở dữ liệu và mục lục. Càng ngày càng tăng nhanh

ở quy mô lớn các ứng dụng có hỗ trợ chức năng Z39.50 để truy cập thông tin

cho ngƣời dùng của các mạng thƣ viện riêng lẻ và tổng hợp theo nhóm kiểu

công xã.

Ví dụ, trên toàn tiểu bang Georgia sáng kiến thƣ viện ảo, Galileo, cung cấp truy

cập web đến hàng trăm cơ sở dữ liệu và tài nguyên thông tin thông qua một giao

diện duy nhất sử dụng giao thức Z39.50. Trong một liên doanh tƣơng tự,

California State University tạo ra một hệ thống toàn tiểu bang đƣợc gọi là

Pharos, dựa trên web và Z39.50, cho phép ngƣời dùng CSU bất cứ nơi nào tìm

kiếm và lấy nhiều thông tin đa dạng thông qua một giao diện duy nhất.

Ngƣời dùng cũng có thể truy cập thông tin qua các ứng dụng khách Z39.50 "Zclient " nhƣ Bookwhere và Endnote hay ở Việt Nam nhƣ PowerCat. Các ứng

dụng khách Z39.50 độc lập này cho phép ngƣời dùng tìm kiếm và lấy các bản

ghi từ cơ sở dữ liệu Z39.50 lƣu trữ trên Internet. Các bản ghi – record có thể

đƣợc lấy trong một loạt các định dạng và nhập khẩu vào các ứng dụng khác. Ví

dụ thƣ viện có thể lấy các bản ghi trong định dạng MARC để nạp vào một mục

lục cục bộ, một nhà nghiên cứu có thể yêu cầu các bản ghi trong một định dạng

tham chiếu để nhập khẩu vào một công cụ quản lý thƣ mục.

2.3.4 Một số tính năng chính của Z39.50

Các chức năng cơ bản của Z39.50 là để thƣơng lƣợng một kết nối giữa khách

hàng và máy chủ trên hai hệ thống, thực hiện một tìm kiếm, và trả lại kết quả

định dạng ra màn hình của ngƣời dùng. Trong một phiên Z39.50, phần mềm

Z39.50 khách khởi tạo một yêu cầu cho ngƣời sử dụng đƣợc biết đến nhƣ là

Origin – Gốc. Phần mềm hệ thống máy chủ Z39.50 đáp ứng yêu cầu của máy

khách Gốc này đƣợc gọi là Target - Đích.

Facilities – Các phương tiện



31



32



Z39.50 nhóm các thiết bị giao thức nhất định mà hỗ trợ các nhiệm vụ nhất định

cùng nhau (ví dụ, một phiên đàm phán, giao tiếp tìm kiếm, và yêu cầu hồ sơ thu

hồi) vào Facilities – các phƣơng tiện.

Initialization Facility –Phƣơng tiện khởi tạo cho phép Origin (Gốc – máy

khách) và Target (Đích – máy chủ) thƣơng lƣợng và khởi tạo một phiên tìm

kiếm Z39.50, đƣợc biết đến nhƣ là Z-Association. Phƣơng tiện này khởi tạo các

qui tắc mà thông qua đó khách và chủ sẽ hoạt động. Thiết lập các qui tắc liên

quan đến việc chia sẻ thông tin về phiên bản của giao thức đƣợc sử dụng bởi các

máy khách và máy chủ, bộ ký tự mặc định, kích thƣớc và giới hạn trên các bản

ghi sẽ đƣợc chuyển giao, và các tính năng Z39.50 khác, ví dụ nhƣ sắp xếp,

duyệt, và xóa tập kết quả.

Search Facility – Phương tiện tìm kiếm cho phép ngƣời dùng xây dựng một

truy vấn tìm kiếm bằng cách sử dụng một định dạng giao diện quen thuộc với

ngƣời dùng. Z39.50 cung cấp một vốn từ vựng phong phú để thể hiện các truy

vấn tìm kiếm. Ngƣời sử dụng có thể xác định các lĩnh vực cụ thể để tìm kiếm (ví

dụ, các điểm truy cập) và có thể tạo các tìm kiếm phức tạp bằng cách sử dụng

toán tử Boolean, cắt ngắn, và các kỹ thuật tìm kiếm tiên tiến khác. Bất cứ thuật

ngữ tìm kiếm nhất định (ví dụ, từ, cụm từ, hoặc tiêu đề chính xác) đƣợc đặc

trƣng bởi các thuộc tính (xem thuộc tính thảo luận dƣới đây). Các giá trị từ

những bộ thuộc tính giao tiếp với máy chủ để nó biết đối phó với các thuật ngữ

truy vấn (ví dụ, tìm thuật ngữ "Twain" trong các lĩnh vực tác giả). Z39.50 cũng

hỗ trợ duy trì nhiều kết quả tìm kiếm và kết hợp các kết quả của các lần tìm

kiếm.

Present Facility-Phương tiện hiện thời cho phép ngƣời dùng yêu cầu một số

hoặc tất cả các bản ghi đƣợc xác định đạt tiêu chuẩn tìm kiếm đƣợc truyền từ

máy chủ cho khách hàng. Phƣơng tiện này cũng hỗ trợ lựa chọn các yếu tố dữ

liệu để bao gồm và định dạng để chuyển các bản ghi.

Các phƣơng tiện khác của giao thức Z39.50 hỗ trợ các tính năng sau:

- Sort - Sắp xếp kết quả tìm kiếm theo chỉ định của ngƣời dùng

-Delete - Xóa kết quả tìm kiếm toàn bộ hoặc chỉ định bản ghi

-Scan Quét (browse - duyệt) thông qua danh sách các chỉ mục của hạng

mục nhƣ thuật ngữ chủ đề, nhan đề, tên tác giả hoặc các trƣờng khác của

cơ sở dữ liệu

- Access Control – Kiểm soát truy cập thông quan xác thực và mật khẩu

- Ressources Control – Kiểm soát tài nguyên và chấm dứt các phiên tìm

kiếm Z39.50 bởi khách hoặc chủ

Hai phƣơng tiện mới, chƣa sẵn sàng trong nhiều triển khai là:

- Explain - Giải thích nó cho phép máy khách trao đổi thông tin với máy

chủ về loại máy chủ nào mà máy khách đang truy vấn và những gì máy

khách phải làm để giao tiếp thành công với máy chủ trong một phiên làm

việc Z39.50.

- Extended Services, which define operations the client may request of the

server, such as saving a search for later re-use or running a search query

on a periodic schedule.

32



33



- Extended Services - Dịch vụ mở rộng, trong đó xác định hoạt động của

khách hàng có thể yêu cầu máy chủ, chẳng hạn nhƣ lƣu trữ một tìm kiếm

cho sử dụng lại sau này hoặc chạy một truy vấn tìm kiếm trên một lịch

trình định kỳ.

Attributes and attribute sets – Các thuộc tính và các tập thuộc tính

Khi thực hiện một tìm kiếm Z39.50, ngƣời dùng chỉ định các điều kiện tìm kiếm

sẽ đƣợc sử dụng để phù hợp với điểm truy cập trong cơ sở dữ liệu. Thông tin

xác định truy vấn của ngƣời dùng, hoặc các thuộc tính, về những thuật ngữ tìm

kiếm chỉ ra cách xử lý nó khi sử dụng trong tìm kiếm.

Có một số loại thuộc tính khác nhau:

-Use – các thuộc tính sử dụng chỉ ra các điểm truy cập trong cơ sở dữ liệu – các

trƣờng có thể tìm kiếm hoặc các chỉ mục có thể chỉ ra trong một tìm kiếm. Ví

dụ, một tìm kiếm tên của tác giả hoặc tiêu đề một ấn phẩm sẽ đƣợc xác định

bằng sử dụng các thuộc tính.

-Relation attributes - thuộc tính quan hệ đƣợc miêu tả là xác định đặc điểm nhƣ

ít hơn, lớn hơn, hoặc bằng. Một tìm kiếm cho cuốn sách đƣợc xuất bản trong

năm 1996 hoặc muộn hơn sẽ sử dụng các thuộc tính liên quan trong truy vấn.

Các thuộc tính kiểm soát các truy vấn bao gồm cắt ngắn hoặc bỏ sót của các ký

tự trong điều kiện tìm kiếm và cấu trúc của chính các truy vấn đó. Trong triển

khai Z39.50, thuộc tính thuộc về các tập thuộc tính đƣợc xuất bản, nó định nghĩa

tính chất tìm kiếm cho các loại thông tin nhất định. Một ví dụ là việc đăng ký

"bib-1" thuộc tính thiết lập, xác định một cách chuẩn mực mà tìm kiếm các

thông tin thƣ mục sẽ đƣợc thực hiện.

Profiles – Hồ Sơ

Các tính năng phong phú đƣa ra bởi tiêu chuẩn Z39.50 thể hiện những thách

thức cho các nhà phát triển Z39.50 độc lập để tƣơng thích. Đơn giản bởi các nhà

cung cấp tuyên bố rằng họ "phù hợp" để tiêu chuẩn chƣa bảo đảm rằng sản

phẩm của họ sẽ tự động tƣơng thích với các sản phẩm từ nhà cung cấp khác.

Việc triển khai đƣợc thực hiện trên các mặt rất khác nhau, phụ thuộc vào các

phƣơng tiện Z39.50 và dịch vụ đƣợc bao hàm, cũng nhƣ những gì thƣ viện cục

bộ thực hành theo các qui tắc biên mục và kiểm soát nhất quán. Sự khác biệt có

thể dẫn đến thất bại khả năng tƣơng tác giữa các hệ thống Z39.50 và thêm vào

sự phức tạp của việc thực hiện Z39.50.

Giải pháp cho những thách thức này tạo ra khuôn mẫu của các hồ sơ Z39.50.

Profile – hồ sơ là một đặc tả chi tiết kỹ thuật về tính năng và chức năng Z39.50

mà một thực hiện sẽ hỗ trợ, cải thiện khả năng tƣơng tác bằng cách:

Hỗ trợ khách hàng bằng việc qui định cụ thể các yêu cầu đối với sản phẩm

Z39.50.

- Xác định một tập hợp các tính năng cốt lõi để hỗ trợ các nhà cung cấp Z39.50

trong cấu hình sản phẩm của mình.

- Tăng thị trƣờng cho các sản phẩm Z39.50

- Nâng cao mức độ thành công trong tìm kiếm thông tin của ngƣời dùng

- Thúc đẩy sự đầu tƣ địa phƣơng bằng việc cung cấp truy cập toàn cầu cho các

nguồn lực.

33



34



Hồ sơ tồn tại cho các ứng dụng liên quan đến thông tin chính phủ (Government

Information Locator Service [GILS] Profile), dữ liệu địa không gian (the GEO

Profile), và di sản văn hóa / bảo tàng thông tin (the CIMI Profile). Thông tin về

tất cả các cấu hình có sẵn từ Cơ quan Bảo trì Z39.50.

Một sáng kiến cá nhân mà đã tác động rộng rãi cho các thƣ viện là Profile Bath:

Một đặc tả kỹ thuật cho việc khám phá các nguồn tài nguyên và ứng dụng thƣ

viện. Hồ sơ này phản ánh thỏa ƣớc quốc tế về một tập lõi của tính năng bao gồm

cả tìm kiếm và thu hồi bản ghi thƣ mục và thu hồi thông tin vốn tƣ liệu. Tại Mỹ,

NISO đang bảo trợ sự phát triển của một hồ sơ quốc gia mà sẽ đáp ứng nhu cầu

duy nhất cho thƣ mục Hoa Kỳ. Các hồ sơ NISO sẽ xây dựng dựa trên cơ sở Bath

Profile và Z Texas Profile phát triển để hỗ trợ chia sẻ tài nguyên trên toàn tiểu

bang ở Texas.

Z39.50 một môi trường giàu có

Thông qua các tính năng nhƣ facilities-phƣơng tiện, attributes - thuộc tính, và

profiles -hồ sơ, tiêu chuẩn Z39.50 cung cấp một môi trƣờng giàu cho các ứng

dụng tìm kiếm và thu hồi tất cả các loại thông tin. Giao thức này là cực kỳ linh

hoạt và hỗ trợ nhiều tính năng tùy chọn cho phép nó mở rộng vƣợt xa mục tiêu

ban đầu của tìm kiếm và thu hồi bản ghi thƣ mục trong các mục lục thƣ viện.

Z39.50 đƣợc thiết kế để hỗ trợ triển khai theo môđun và cho phép các bộ thuộc

tính, tìm kiếm, và định dạng bản ghi đƣợc định nghĩa khác biệt là cần thiết cho

các loại hình thông tin đƣợc tìm kiếm, làm cho việc thực hiện đơn giản hoặc khá

phức tạp phụ thuộc vào các tính năng đƣợc lựa chọn.

Tương lai của Z39.50

Nhƣ là tiêu chuẩn cho truy vấn thông tin toàn cầu, Z39.50 đã trƣởng thành và

đạt đƣợc một mức độ cao của sự tinh tế. Cộng đồng ngƣời sử dụng tiếp tục tìm

các ứng dụng mới để tận dụng chức năng này. Từ khi mới bắt đầu, Z39.50 đã là

một cột thu lôi cho các vấn đề chính liên quan đến truy cập thông tin và trong

môi trƣờng di chuyển nhanh ngày hôm nay của thông tin trên nền Internet, nó

tiếp tục mang lại các vấn đề tới ánh sáng trong cộng đồng tham gia phát triển,

nâng cao, và triển khai các ứng dụng thu hồi thông tin.

Vì vậy, tiêu chuẩn tiếp tục phát triển. Một phiên bản kết hợp bảo trì giải thích,

sửa đổi đã đƣợc thông qua bởi nhóm (ZIG) vào năm 2002. (Những thay đổi này

không làm gián đoạn các ứng dụng hiện có của ANSI / NISO Z39.50-1995).

Ngoài ra,ZIG đang thảo luận làm thế nào để đặt vị trí Z39.50 trong môi trƣờng

web, kết hợp các công nghệ mới hơn, và để làm cho giao thức này đƣợc chấp

nhận rộng rãi hơn không chỉ trong cộng đồng thƣ viện mà tất cả những ngƣời có

thể hƣởng lợi từ một giao thức chuẩn hồi thông tin.

Vào mùa thu năm 2001, ZIG thông qua Z39.50 thế hệ mới – Z39.50

International Next Generation (ZING) nhƣ một chiếc ô mà theo đó một loạt các

sáng kiến do ZIG có thể đƣợc khám phá. Nhiều phƣơng pháp tiếp cận khác nhau

để mang lại Z39.50 vào công nghệ web chính thống đang đƣợc xem xét cũng

nhƣ cách để giảm bớt gánh nặng thực hiện và gia tăng lợi ích của Z39.50 cho

các cộng đồng. ZIG dự đoán rằng một hoặc nhiều các thí nghiệm ZING có thể

dẫn đến một phiên bản mới của tiêu chuẩn Z39.50 hoặc đƣợc sự khởi đầu của

một tiêu chuẩn mới.

34



35



Một thử nghiệm ZING, bắt đầu từ mùa hè năm 2001, đƣợc gọi là

Search/Retrieve Web Service (SRW). Phƣơng pháp này sử dụng công nghệ web

chuẩn bao gồm Extensible Markup Language (XML), Hypertext Transfer

Protocol (HTTP), Simple Object Application Protocol (SOAP), và mô tả dịch vụ

Web Language (WSDL) để tạo ra một giao thức truy hồi thông tin nhẹ phù hợp

trong bối cảnh dịch vụ web. Các dịch vụ SRW xuất phát từ chức năng hiện đang

có sẵn trong các dịch vụ tìm kiếm Z39.50 và dịch vụ hiện thời, vẫn chƣa đơn

giản hóa các chức năng nhƣ vậy có thể đƣợc thực hiện bằng cách kết hợp cả hai

dịch vụ tìm kiếm và hiện thời vào dịch vụ web. SRW giữ lại một số khái niệm

Z39.50 trọng điểm nhƣ các điểm truy cậptrừu tƣợng, sử dụng bộ thuộc tính

trong một cấu trúc truy vấn đơn giản gọi là Common Query Language (CQL).

ZOOM - Z39.50 Object Oriented Model (mô hình hƣớng đối tƣợng Z39.50), là

một sáng kiến ZING riêng biệt. ZOOM đang phát triển chi tiết kỹ thuật cho các

giao diện lập trình ứng dụng (API) để xây dựng bất kỳ loại Z39.50 khách hoặc

dịch vụ khách. Dự thảo ban đầu của các API ZOOM đánh địa chỉ kết nối tới cơ

sở dữ liệu từ xa và tìm kiếm và lấy bản ghi. Các API có thể loại bỏ từ các lập

trình viên ứng dụng mà mối quan tâm của họ tới những khía cạnh phức tạp của

Z39.50 (ví dụ, ASN.1 và Basic Encoding Rules). Những triển khai cụ thể của

các đặc điểm kỹ thuật trừu tƣợng đang đƣợc phát triển cho các ngôn ngữ lập

trình khác nhau nhƣ Perl, C + +, Java, vv.

Môi trƣờng mạng cần một giao thức thông tin truy hồi mạnh mẽ. Z39.50 cung

cấp nó. Thông qua các sáng kiến Zing, giao thức có thể đƣợc bƣớc vào một giai

đoạn mới tiến hóa, khám phá làm thế nào để phát triển Z39.50 để nó vẫn là một

công cụ chiến lƣợc quan trọng cho các thƣ viện trong khi hiển thị các tiện ích

của nó cho các cộng đồng thông tin khác mà cần phải làm truy hồi thông tin

trong một trang web hoặc mạng ngữ cảnh.

2.4 Chuẩn mƣợn liên thƣ viện

Giao dịch Mƣợn liên thƣ viện trong hoạt dông thông tin – thƣ viện hiện

đại về thƣc chất là một dạng giao dịch điện tử. Do vậy, cần có một số quy định

về chuẩn trong quá trình trao đổi để đảm bảo thông tin trong quá trình trao đổi

đƣợc chính xác và có sự kiểm soát.

2.4.1 Chuẩn ISO10160, 10161

Mô hình dịch vụ

Vai trò (Roles), thực hiện ba vai trò: thƣ viện yêu cầu (Requestor), thƣ viện trả

lời (Responder) và thƣ viện trung chuyển (Intermediary).

Loại hình giao dịch. Giao dịch (transaction state). Điều khiển giao dịch sử dụng

mô hình trạng thái giao dịch, thông qua cơ chế máy trạng thái (sate machine).

Máy trạng thái (sate machine).sử dụng mô hình máy trạng thái để điều khiển

hoạt động giao dịch bằng cách:

Kiểm soát các dịch vụ hợp lệ đƣợc thực hiện của trạng thái.

Chuyển trạng thái giao dịch khi đã thực hiện dịch vụ.

Các dịch vụ theo ISO 10160, 10161.

Các yêu cầu mƣợn (ILL request), báo gửi (Shipped), trả lời (ILL answers),

hủy (cancel), báo nhận (received), đòi (recall), trả (return), nhập (check-in),

35



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

×