1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Luật >

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ LÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.48 KB, 85 trang )


Một vấn đề mà trong hầu hết pháp luật dân sự của các nước có quy

định được xuất phát từ luật La Mã là việc quy định những người được hưởng

thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (hay còn gọi là kỷ phần bắt

buộc). Ở thời kỳ đầu (thời kỳ Cộng hòa La Mã sơ khai) thì gia chủ chia tài sản

như thế nào thì sẽ là như thế (Unti legassit super pecunia tutelave suae rei ita

ius esto) nhưng dần dần về sau đối với những người ở hàng thừa kế thứ nhất

nếu bị người lập di chúc truất quyền thừa kế thì sẽ được hưởng một kỷ phần

bắt buộc [29, Tr. 10].

Và theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì di chúc được quy

định tại Điều 646 của Bộ luật dân sự năm 2005: “Di chúc là sự thể hiện ý chí

của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Theo đó, di chúc được hiểu là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn

sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của

người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết. Sự bày tỏ ý

chí này được thể hiện, hoặc giấy tờ, hoặc bằng lời nói miệng, thường là lời

dặn dò, lời trăn trối khi hấp hối. Hành vi bày tỏ ý chí này bằng giấy tờ, hoặc

lời nói miệng gọi là lập di chúc. Việc chuyển tài sản của người quá cố cho

người khác sau khi người đó chết căn cứ theo di chúc của người đó lập ra khi

còn sống gọi là thừa kế theo di chúc. Người được hưởng di sản hoặc một phần

di sản của người chết để lại căn cứ theo di chúc của người quá cố đó là người

thừa kế theo di chúc chết. Di chúc chỉ được thực hiện sau khi người lập di

chúc chết và điều này có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa thực tiễn khi:

- Người lập di chúc không bị ràng buộc bởi di chúc đã lập ra, người đó

có thể sửa đổi di chúc hoặc hủy bỏ di chúc đã lập bằng một di chúc khác lập

ra sau này, hoặc tuyên bố không lập di chúc nữa.

- Không có sự ràng buộc giữa người lập di chúc và người được chỉ định

là người thừa kế theo di chúc, trong thời gian người lập di chúc còn sống.



6



- Sau khi người lập di chúc chết, người được chỉ định là người thừa kế

theo di chúc mới có quyền bày tỏ ý chí của mình nhận hay không nhận tài sản

của người lập di chúc để lại. Đây là hành vi pháp lý đơn phương của người

thừa kế nhận di sản theo di chúc.

Như vậy, có thể khái quát di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân (bằng

di chúc và di chúc có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản), người có tài sản

riêng của mình để chuyển các tài sản đó cho người khác (là tổ chức, cá nhân

là người thân thuộc, anh em, con cái, cha mẹ... và cũng có thể là người quen

biết, không phải trong các hàng thừa kế) sau khi chết.

1.1.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc

Ngay từ thời kỳ đầu đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, Đảng và

Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã có quan điểm rõ ràng và đúng

đắn về đường lối cách mạng của mình: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”.

Từ xuất phát điểm đó dẫn đến trong quan hệ thừa kế công dân có quyền để lại

thừa kế những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác. Nhà

nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa kế của cá nhân.

Mặt khác, Nhà nước khuyến khích công dân bằng sức lao động của mình tạo

ra nhiều của cải cho xã hội, làm giàu cho gia đình, làm cho đất nước văn

minh, phồn vinh. Thừa kế theo di chúc là một cách thể hiện rõ nhất quyền tự

định đoạt của người có tài sản, đồng thời cho thấy pháp luật dân sự Lào luôn

tôn trọng quyền tự do thể hiện ý chí của công dân.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản thừa kế (tài sản, quyền tài

sản) của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó

khi còn sống. Thừa kế theo di chúc là một chế định quan trọng của pháp luật

dân sự về thừa kế, là một cách thức giúp người chết để lại di sản của mình

cho những người gần gũi, có quan hệ gắn bó theo ý muốn của người đó và

sự định đoạt này được pháp luật về thừa kế bảo vệ bằng những quy định cụ



7



thể nhằm tạo mọi điều kiện tối ưu nhất cho việc thực hiện ý nguyện sau cùng

của người để lại tài sản.

Theo Bộ luật dân sự năm 1990 nói chung và Luật thừa kế 2008 của Lào

nói riêng, quy định thừa kế theo di chúc: “Là được thừa kế những tài sản theo

di chúc của người đã chết”. Như vậy, khi một người chết để lại di sản bằng di

chúc và có hiệu lực pháp luật cho những người được hưởng thừa kế theo di

chúc là các cá nhân, tổ chức được thừa kế những tài sản theo di chúc đó của

người đã chết.

Điều thể hiện ý nghĩa của di chúc trước tiên là thông qua di chúc người

có tài sản bày tỏ được mong muốn, nguyện vọng của mình về cách giải quyết

tài sản của họ sau khi chết. Hơn nữa, ai cũng hiểu được rằng thế giới vật chất

là vô cùng, vô tận nhưng cuộc đời con người thì có giới hạn. Vì vậy, trước khi

đến cõi vĩnh hằng họ phải phân định làm sao thoả mãn nhất những gì thuộc về

họ cho người còn sống.

Lập di chúc là cách tốt nhất để người đó thể hiện ý chí của chính họ

trong việc định đoạt khối tài sản của chính mình, mà đôi lúc nó không chỉ đơn

thuần mang giá trị về kinh tế có thể nó là tâm huyết, là tình yêu, là kỉ

niệm…Vì vậy, việc tự do thể hiện ý chí trong di chúc có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng. Tất nhiên, vẫn là tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Một lợi thế nữa

cho người có tài sản lập di chúc là họ không bị ràng buộc bởi di chúc đã được

lập họ có thể thay đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng một bản di chúc khác và

chỉ bản di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của người có tài sản mới được công

nhận là di chúc hợp pháp. Có thể nói, di chúc là phương tiện chuyển tài sản vì

sau thời điểm mở thừa kế di chúc có giá trị pháp lý, đồng nghĩa với việc tài

sản của họ (lúc này được gọi là di sản) chuyển sang người hưởng thừa kế theo

nội dung của di chúc được người có tài sản lập trước đó.



8



1.1.3. Vai trò của pháp luật thừa kế theo di chúc

Nhà nước nhân dân cách mạng Lào có nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự

cấp. Cấu trúc lực lượng lao động thì: 80% dân số làm ở lĩnh vực nông nghiệp;

20% dân số làm ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ [8, Tr. 13]. Cũng là nước

mà có số lượng theo đạo Phật đông nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng

không phải vì thế mà pháp luật không có vai trò lớn trong việc định hướng đất

nước Lào phát triển một cách đúng đắn.

Do những đặc điểm về kinh tế cũng như văn hóa mà vấn đề pháp luật

thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng của Lào cũng mang tính

phức tạp. Bởi vậy, pháp luật thừa kế có một tầm quan trọng đặc biệt trong

việc bảo vệ quyền sở hữu của người chết, người được thừa kế, bảo vệ tôn ti

trật tự trong nội bộ gia đình, dòng tộc cũng như giúp giữ gìn nền văn hóa

truyền thống của cha ông cha xưa. Do đó, pháp luật thừa kế của Lào có vai trò

rất quan trọng, cụ thể:

- Pháp luật thừa kế là sự thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của

đảng nhân dân cách mạng Lào và của Nhà nƣớc Lào về quyền cơ bản

của con ngƣời trong lĩnh vực dân sự

Đảng nhân dân cách mạng Lào là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội. Sự

lãnh đạo của Đảng thể hiện ở dưới nhiều góc độ, phương diện khác nhau,

trong đó có hoạt động xây dựng chủ trương, đường lối chính sách. Và để cho

chủ trương, đường lối chính sách của Đảng đi vào cuộc sống, thì Nhà nước

phải thể chế hóa đường lối chủ trương đó ra thành văn bản pháp luật để làm

phương tiện thực hiện sức mạnh đó. Sở dĩ như vậy, vì pháp luật mang tính

phổ biến và tính tổ chức nên khi có hiệu lực thi hành thì tất cả những công

dân trong nước phải chấp hành.

Các văn kiện của Đảng từ năm 1975 đến nay đều khẳng định việc thực

thi quyền con người và quyền công dân được xem như nhân tố thúc đẩy phát



9



triển kinh tế xã hội trong thời kỳ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang

nổ lực đi lên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (từ ngày 27 đến ngày 30

tháng 4 năm 1982); Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV (từ ngày 13 đến ngày

15 tháng 11 năm 1986); Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (tháng 3 năm

1991); Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 3

năm 1996);...và đặc biệt đại hội mới đây nhất Đại hội đại biểu toàn quốc lần

IX (tiến hành trong tháng 3 năm 2011) đã nhấn mạnh quan điểm bảo đảm hơn

nữa về quyền con người.

Pháp luật điều chỉnh xã hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau như về kinh tế,

về chính trị, về quyền con người...Pháp luật thừa kế là một trong những quy

định liên quan về lĩnh vực về kinh tế cũng như quyền con người đối với người

dân. Về mặt kinh tế thể hiện ở chỗ các quy định về thừa kế giúp nền kinh tế

ổn định trong việc mua bán trao đổi những tài sản được thừa kế từ người đã

chết. Về quyền con người thể hiện ở việc xác lập quyền sỡ hữu, quyền định

đoạt tài sản. Mỗi một quy định được lập nên đều có một mục đích cho một

lĩnh vực của nó. Pháp luật thừa kế là tập hợp những quy định thể hiện ý chí

của nhà nước Nhân dân cách mạng Lào.

Theo đó, pháp luật về thừa kế ở Lào trong những năm qua đã và đang

là những công cụ thể chế hóa đường lối của Nhà nước Lào trong lĩnh vực

quyền dân sự của con người.

- Pháp luật thừa kế là phƣơng thức quan trọng trong việc xác lập,

cũng cố, bảo vệ quyền sở hữu

Khi xã hội phân chia giai cấp thì thừa kế có vai trò trong việc duy trì,

cũng cố quyền sở hữu. Cá nhân có được các quyền đối với tài sản của mình

và trên cơ sở đó pháp luật quy định cho họ những quyền trong đó có quyền

để lại di sản cho những người được hưởng di sản đó theo di chúc hoặc theo

pháp luật. Công nhận quyền sở hữu được để lại thừa kế có tác dụng tăng



10



thêm niềm tin và tình yêu thương giữa những người để lại thừa kế và người

được thừa kế. Chủ sở hữu tài sản sẽ yên tâm hơn khi biết rằng sự nghiệp

của mình sẽ được kế tục bởi những người mình yêu thương. Quyền sở hữu

chỉ được hoàn thành vai trò động lực phát triển kinh tế nếu nó chuyển giao

bằng con đường thừa kế.

Pháp luật về thừa kế ở Lào, có vai trò trong việc đảm bảo quyền lợi cho

người lao động, bảo vệ và tôn trọng những thành quả lao động mà họ đã tạo

ra, khi họ chết những thành quả đó sẽ được chuyển qua cho những người thừa

kế mà họ muốn. Pháp luật về thừa kế là phương tiện để đảm bảo cho chủ sở

hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Thông qua thừa kế

của một người được chuyển dịch từ đời này sang đời khác, được ghi nhận và

tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc là việc pháp luật tôn

trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của họ, bảo đảm cho

người lập di chúc có quyền sử dụng tài sản ngay cả khi chết, qua đó góp phần

cũng cố quyền sở hữu chính đáng của mọi cá nhân.

- Pháp luật thừa kế có vai trò trong việc giữ gìn, phát huy các

phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Lào

Phong tục, tập quán truyền thống là nét đẹp văn hóa mang bản sắc của

mỗi dân tộc, là nét riêng có của mỗi quốc gia, được hình thành từ lâu đời và

được nhiều người tôn trọng giữ gìn. Một đất nước, hay pháp luật của đất nước

đó chỉ tồn tại và bền vững khi nó thật sự phù hợp với đạo đức, phong tục tập

quán (phù hợp với nền văn minh tiên tiến), truyền thống văn hóa tốt đẹp.

Phong tục tập quán có vai trò rất quan trọng trong việc cùng với pháp luật nhà

nước tham gia quản lý xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng nhân

dân cách mạng Lào luôn đặc biệt chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy bản

sắc dân tộc, đưa những quan niệm tốt đẹp của ông cha xưa vào những quy

định của pháp luật. Hiện nay, Lào đang trên đường hội nhập, mở rộng quan hệ



11



và học hỏi kinh nghiệm pháp luật của các nước thì việc quan tâm giữ gìn bản

sắc dân tộc lại càng được quan tâm đặc biệt hơn. Nhiều phong tục tập quán tốt

đẹp đã được “pháp luật hóa” thành các quy phạm pháp luật. Có thể thấy trong

tổng hợp Bộ luật dân sự 1990 của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có

các vấn đề về thừa kế, hôn nhân gia đình...

Trong đó, vấn đề thừa kế theo di chúc đã quy định cho người lập di

chúc có quyền dành phần di sản để “làm chỗ thờ cúng anh chị em và những

người khác” [18,Đ24]. Đây là một phong tục tập quán có từ lâu đời và hiện

nay vẫn được coi trọng và quy định trong pháp luật dân sự. Việc thờ cúng

tổ tiên được thực hiện trên cơ sở của quan niệm mang tính chất đạo đức và

văn hóa, tôn trọng và biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, con người có cội

nguồn, tổ tông cho nên con cháu phải tôn trọng và biết ơn những thế hệ

trước. Trong việc thờ cúng, di sản thờ cúng có một ý nghĩa hết sức quan

trọng, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn giá trị về mặt tinh

thần. Đây là nét khác biệt so với pháp luật của các nước phương tây vốn xa

lạ với việc thờ cúng tổ tiên.

Pháp luật thừa kế Lào đảm bảo cho người lập di chúc có quyền để lại tài

sản của mình cho bất cứ ai. Nhưng bên cạnh đó, pháp luật cũng hạn chế một số

điều nhằm đảm bảo giữ gìn truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc. Theo

Điều 25 quy định:

“Nếu chủ tài sản muốn tặng, chuyển và lập di chúc cho một hay là nhiều

người có thể thực hiện như sau đây.

1/ Nếu chủ tài sản có một người con thì người lập di chúc không cho

vượt quá 1/2 của tất cả tài sản đã có.

2/ Nếu chủ tài sản có hai người con thì người lập di chúc không cho

vượt quá 1/3 của tất cả những tài sản đã có.

3/ Nếu chủ tài sản có ba người con trở lên thì người lập di chúc không

cho vượt quá 1/4 của tất cả tài sản đã có.



12



Việc tặng, chuyển và lập di chúc đã vượt quá những trường hợp nêu

trên tài sản đã vượt quá ấy sẽ đưa ra chia sẻ cho những người thừa kế theo

pháp luật”.

Như vậy, pháp luật không cho phép người lập di chúc tự ý để lại tất cả

tài sản cho một người con nếu người đó có từ hai con trở lên, hay để lại phần

tài sản vượt quá quy định pháp luật. Đây là sự khác biệt giữa pháp luật Lào so

với luật pháp Việt Nam khi hạn chế phần tài sản để lại cho các con. Đó cũng

là nét văn hóa của dân tộc Lào nhằm đảm bảo quyền lợi ngang nhau giữa các

con trong cùng một gia đình, để các con cùng có chung một nghĩa vụ đối với

người đã khuất, tránh tình trạng do thừa kế giữa các con mất sự bình đẳng sẽ

gây ra “những cuộc chiến” giữa các thành viên trong gia đình.

Trong khi đó pháp luật thừa kế Việt Nam quy định người thừa kế

không phụ thuộc vào nội dung di chúc ở Điều 669 Bộ luật dân sự năm

2005, cụ thể:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba

suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp

luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản

hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là

những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những

người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của

Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”. [23]

Như vậy, mặc dù pháp luật dân sự Việt Nam quy định cá nhân có rất

nhiều quyền như chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người

thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế…, nhưng để bảo vệ lợi ích của một

số người trong diện thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, phù hợp với phong



13



tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cá nhân với tư cách là một thành viên

của gia đình không thể bỏ qua lợi ích của những người thân thuộc gần gũi

nhất của mình như vợ, chồng, cha, mẹ, con cái mà mình có nghĩa vụ trông

nom, chăm sóc. Do đó, Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam đã

quy định hạn chế một phần quyền của cá nhân trong việc lập di chúc. Đó là

chủ sở hữu, với tư cách là người lập di chúc, bắt buộc phải dành lại một phần

di sản của mình cho những người thân thuộc gần gũi là vợ, chồng, cha, mẹ,

con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Phần di sản bắt buộc này bằng hai phần ba phần di sản mà mỗi người thừa kế

nói trên được hưởng nếu di sản được chia theo pháp luật.

Có thể nói hầu hết các quy phạm pháp luật về thừa kế đều có vai trò

trong việc nâng các quy phạm đạo đức lên thành luật. Các quy phạm đạo đức

này gắn chặt với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, trong mối quan hệ ứng

xử giữ các thành viên trong gia đình với nhau. Vì lẽ đó, giữ gìn và phát huy

những phong tục tập quán ấy trong đời sống xã hội là một đảm bảo quan

trọng để các quy định đi vào thực tế cuộc sống.

- Pháp luật thừa kế góp phần quan trọng trong việc cũng cố mối

quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, góp phần bảo đảm

ổn định cuộc sống cộng đồng và xã hội.

Nhân dân Lào đại đa số theo tôn giáo là Phật giáo, nên rất tôn trọng

truyền thống hiếu nghĩa trong gia đình, dòng tộc vì thế những quy định của

pháp luật luôn hướng đến tinh thần đoàn kết giữa những người trong dòng

tộc, đặc biệt là anh, em, cha mẹ, ông bà… các thành viên trong gia đình phải

luôn luôn giữ được tinh thần đoàn kết tương thân tương ái với nhau. Pháp luật

thừa kế Lào cũng không nằm ngoài mục đích làm cơ sở cho người để lại di

sản thực hiện quyền phân chia di sản của mình nhằm tránh mất đoàn kết trong

nội bộ gia đình.



14



Thừa kế di sản là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của

cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế. Người

hưởng thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc

hoặc theo pháp luật. Với ý nghĩa có tầm quan trọng như vậy, nên trong xã

hội có giai cấp nào, thừa kế cũng là vấn đề luôn được quan tâm nhiều nhất

trong quan hệ xã hội. Sự vận động của nó nếu tách khỏi sự điều chỉnh của

pháp luật sẽ không tránh khỏi những xung đột xảy ra, cũng có thể là những

cuộc “chiến tranh về tài sản” kéo dài và thậm chí là những cuộc đổ máu

ngay trong bản thân gia đình, dòng họ người đã chết gây mất đoàn kết và

gây nên mất trật tự xã hội.

Ngày nay, pháp luật thừa kế theo di chúc ở Lào cũng xảy ra nhiều vấn đề

rất phức tạp. Một phần do cuộc sống người dân ngày càng tăng lên, của cải dư

thừa ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu để lại di sản cho con cháu sau khi chết

cũng theo đó mà gia tăng về số lượng. Một bộ phận người dân không tuân theo

quy định của pháp luật nên đã xảy ra những tranh chấp giữa những người trong

gia đình đối với tài sản người chết để lại, như cho di chúc đó là giả, người để

lại di sản không đồng đều cho các người được hưởng di sản… Đó là lý do ở

Lào hàng năm có rất nhiều vụ án về tranh chấp thừa kế được khởi kiện. Thông

qua các quy định về thừa kế, các bên tham gia quan hệ thừa kế thấy rõ được

các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như trình tự thủ tục cách thức để thực

hiện đúng quyền và nghĩa vụ đó. Trên cơ sở đó, các chủ thể để lại di sản cũng

như nhận di sản thừa kế tự điều chỉnh hành vi của mình trong khuôn khổ pháp

luật quy định cho phù hợp với chuẩn mực pháp lý, tạo lập được một hệ thống

các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, sau khi người để lại di sản chết, góp

phần vào việc cũng cố sự đoàn kết trong gia đình.

1.2. Sự hình thành và phát triển pháp luật thừa kế theo di chúc ở Lào

Pháp luật dân sự đã được ban hành và có hiệu lực trong hơn 20 năm, kể



15



từ khi hệ thống pháp luật Lào được quan tâm xây dựng. Khi xã hội phát triển,

văn minh thì quan hệ giữa các công dân, các giao dịch dân sự… nói chung và

quan hệ về pháp luật thừa kế nói riêng cũng cũng phát triển theo. Do đó, để

hạn chế những tranh chấp dân sự trong đời sống xã hội của đất nước, đòi hỏi

các chuyên gia pháp lý phải nghiên cứu và đệ trình Quốc hội Lào ban hành

các văn bản về pháp luật dân sự trong đó có thừa kế nhằm giúp chính quyền

quản lý nhà nước bằng pháp luật, người dân có pháp luật làm cơ sở thực hiện

các quyền và nghĩa vụ của mình.

Pháp luật Lào hiện nay được chia ra thành hai hệ thống pháp luật rõ rệt

đó là hệ thống pháp luật dân sự và hệ thống pháp luật hình sự. Trong mỗi hệ

thống pháp luật có nhiều luật quy định các vấn đề liên quan đến hệ thống đó.

Hiện nay, các chuyên gia pháp luật cho rằng pháp luật rất chặt chẽ kết nối với

mọi người và bằng cách đạt được sự hiểu biết lớn hơn, họ sẽ được bảo vệ tài

sản của họ và quyền lợi cá nhân tốt hơn. Ủy ban phụ trách soạn thảo pháp luật

được giao nhiệm vụ nghiên cứu pháp luật của một số nước có hệ thống pháp

luật tiên tiến, trong đó có nghiên cứu pháp luật Việt Nam và Thái Lan để xem

những điều luật phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa của đất nước thì có

thể được đưa vào nội dung sửa đổi văn bản pháp luật của Lào.

Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nên soạn thảo một bộ luật dân

sự mới thể hiện các vấn đề quan trọng trong các luật khác nhau, sẽ mang lại

lợi ích cho công dân bằng cách có hệ thống, phân loại những luật lệ mà hầu

hết ảnh hưởng tích cực đến quyền và lợi ích mà ngành luật này điều chỉnh.

Điều này sẽ mở ra một hành lang pháp lý mới, tích cực hơn để phát triển

pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia phát triển kinh tế - xã hội và

xóa đói giảm nghèo.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Chaleun Yiapaoher đưa ra nhận định tại

hội thảo đầu tiên về việc soạn thảo pháp luật dân sự, được hỗ trợ bởi dự án



16



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

×