1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Luật >

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC TẠI LÀO VÀ CÁC KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.48 KB, 85 trang )


thực tiễn áp dụng đã có những quan điểm khác nhau trong xác định quy phạm

để giải quyết tranh chấp. Vụ án sau đây là một ví dụ minh họa:

Anh Som Phat Xay Pan Nha và cô SouPhanSa XayPanNha đã kết hôn

hợp pháp với nhau trong ngày 01/12/2000 tại bản Som My Xay, huyện Xay

Tha Ny tỉnh Viêng Chăn. Trong cuộc sống với nhau giữa các anh chị rất hạnh

phúc hai vợ chồng tạo ra một ngôi nhà và một lô đất khoảng 120m2, một chiếc

xe TOYOTA VIGO và hai chiếc xe máy loại 4 số (MiO) và sinh được 2 đứa

con trai và một đứa con gái như: Thằng Sai là 9 tuổi, thằng Boy là 8 tuổi và

bé Thong là 5 tuổi (tất cả là học sinh).

Đến năm 2009, anh Som Phat đã phát hiện được là bị bệnh gan theo

giấy khám của bệnh viện thủ đô Viêng Chăn ngày 04/6/2009, đến cuối năm

2009 anh Som Phat không thể đi lao động được do bệnh của ông càng ngày

càng bị nặng nề. Cho nên hai vợ chồng đã thỏa thuận với nhau về các con và

tài sản của mình đã có.

Đến ngày 01/01/2010, anh Som Phat và chị Sou Pan Sa hai vợ chồng

đã lập di chúc cho các con, theo bản của di chúc đã viết như sâu đây.

Hôm nay, ngày 01/01/2010 chúng tôi hai vợ chồng minh mẫn đã lập di

chúc cho các con theo nội dung như sâu đây.

1./ Nhà ở là cho con gái tên là cô Thong

2./ Một chiếc xê TOYOTA VIGO và một số tiền trong ngân hàng

Thương Mại 50.000.000 kip là cho con trai thứ hai tên là cậu Sai

3./ Còn số tiền trong ngân hàng Thương Mại là 60.000.000 kip và 2

chiếc xe máy là cho con thứ ba như cậu Boy.

Bản di chúc ấy đã đầy đủ và hợp pháp hết.

Đến ngày 02/3/2011, anh Som Phat đã chết chị Sou Pan Sa và các con

lo việc mai táng của anh Som Phat. Đến ngày 04/7/2011 do chị Sou Pan Sa ở

một mình với các con khi đau ốm thì không có ai chăm sóc và không có ai là



54



người đứng đầu trong gia đình cho nên chị ấy đã bắt đầu chơi bời, đánh bài...

làm cho đồ đạc ở trong nhà và các số tiền ở trong ngân hàng cũng hết.

Đến ngày 21/02/2012, hai ông bà như là ông MAY và bà NOY là bố

mẹ của anh Som Phat (bố mẹ của người chết) đã viết đơn khởi kiện lên Tòa

án huyện Xay Tha Ny để đòi lấy các tài sản ấy cho các cháu nhỏ đang học

tập. Sau khi Tòa án huyện đã nhận đơn rồi thì trong vòng 3 ngày đã mời chị

Sou Phan Sa lên để lấy lời khai.

Theo lời khai của cô đã nói rằng tất cả các tài sản ấy là do hai vợ chồng

của mình tạo ra và chúng tôi đã thỏa thuận nhau lập di chúc cho các con hết

rồi, còn người khác không có chuyện gì để đòi mặc dù tôi chơi cũng là

chuyện của tôi nhưng con của tôi vẫn là đi học ăn no hạnh phúc như là người

khác. Cho nên Tòa án huyện Xay Tha Ny đã căn cứ vào lời nói của chị

SouPhanSa thì đúng hết, còn đơn khởi kiện của hai ông bà thì không đủ lý do

để xử vụ án này.

Đến ngày 04/5/2012 hai ông bà ấy đã viết đơn khởi kiện lên Tòa án lần

thứ hai nhưng Tòa án cũng không giải thích được có các lý do như sau:

1./ Không đủ người làm chứng để xét xử vụ án này.

2./ Do người chết không có tài sản riêng của mình cho nên các tài sản

ấy là toàn bộ tài sản chung.

3./ Các tài sản ấy là không cho ai được hưởng nữa do hai vợ chồng

mình đã lập di chúc cho các con hết rồi.

Cho nên Tòa án không thể giải quyết được và đến nay cũng không thể

giải quyết được.

Tuy nhiên, cách giải quyết của Tòa án đã không thể đem lại sự thuyết

phục cho bên nguyên đơn. Nên sau đó ông May bà Noy đã làm đơn khiếu nại

lên Tòa án nhân dân tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Bởi lẽ theo

Điều 15 Luật thừa kế Lào năm 2008 thì khi bố mẹ của anh Som Phat chết mà



55



đã để lại di chúc thì di sản là đất đai đó phải được đem chia theo pháp luật, có

tính công chăm sóc bố mẹ của anh Som Phat, như vậy Sou PhaSa vẫn có một

phần tài sản trong khối di sản là đất đai đó. Nên việc làm đơn đòi lại phần tài

sản mình là đúng. Tuy nhiên, đáng lẽ phải làm đơn khởi kiện từ khi anh Som

Phat còn sống. Trong khi lúc này anh ấy đã chết thì Tòa án huyện Xay ThaNy

lại suy luận di sản anh ấy để lại là tài sản chung của vợ chồng nên chị

SouPhaSa vẫn có quyền hưởng.

Qua một vài vụ án xảy ra trên thực tiễn để thấy rằng thừa kế luôn là vấn

đề phức tạp thường xảy ra tranh chấp. Theo thống kê vụ án về thừa kế hàng

năm của Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn từ năm 2009 2011 thì có 640 vụ án, trong đó có 451 vụ đã đưa ra xét xử xong, số vụ án còn

tồn đọng là 209 vụ.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tòa án nhân dân huyện Xay Tha

Ny thì số vụ án thừa kế từ 2002 đến 2011 được thể hiện như sau:

Giai đoạn



Số vụ án



Đã xét xử



Xét xử chƣa xong



2002 -2003



12



11



01 vụ



2003-2004



10



10



2004-2005



14



14



2005-2006



17



15



2006-2007



10



10



2007-2008



14



14



2008-2009



12



12



2009-2010



20



20



2010-2011



14



14



02 vụ



(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Tòa án nhân dân huyện Xay Tha Ny)



Qua thống kê trên cho thấy công tác xét xử tại huyện Xay Tha Ny diễn

ra tương đối nhanh dẫn đến án về thừa kế không còn tồn động. Bên cạnh đó



56



có một số huyện như huyện MahaXay số vụ án cũng xảy ra tương đối nhiều

nhưng chưa đem ra xét xử hết, án còn đọng lại nhiều phải chuyển qua năm

tiếp theo dẫn đến sự chồng chéo về số vụ án thừa kế, điều này cho thấy khó

khăn trong việc xét xử và cũng chứng tỏ rằng pháp luật về thừa kế còn nhiều

bất cập, hạn chế khiến việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn giải

quyết tranh chấp khó thực thi, từ đó gây hậu quả cho việc hưởng thừa kế trong

trường hợp di sản thừa kế có thể bị mất mát hoặc là bị tiêu hủy do nguyên

nhân khách quan và chủ quan.

Qua vụ án cụ thể và một vài số liệu nói trên cho thấy mặc dù các vụ án

tranh chấp về thừa kế theo di chúc không nhiều, nhưng do các quy định thiếu

thống nhất nên quá trình áp dụng giải quyết thừa kế theo di chúc còn gặp

những vướng mắc cụ thể sau:

3.1.1. Nhận thức về di chúc hợp pháp

Khi chia thừa kế theo di chúc điều kiện quan trọng cần phải xác định

đầu tiên là kiểm tra tính hợp pháp của di chúc. Về cơ bản pháp luật thừa kế

Lào đã quy định cụ thể một di chúc thỏa mãn những điều kiện nào thì được

xem là hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định, cũng như nhận thức

về vấn đề này đôi khi rất khó khăn, gây nhiều tranh cải. Sở dĩ tồn tại trình

trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau một phần do quy định của pháp

luật chưa thật sự chính xác, một phần do trình độ nhận thức của người dân.

Nhận thức về di chúc hợp pháp của đại đa số người dân Lào còn hạn

chế. Do quan điểm truyền thống từ khi khai sinh tài sản đã hình thành nên nếp

sống và lối suy nghĩ đơn giản là muốn cho ai, và tự mình quyết định mà

không cần đến sự xác nhận, chứng kiến của cơ quan nhà nước nên cũng xuất

hiện không ít di chúc sau khi mở thừa kế không đúng hình thức cũng như

không đúng theo quy định của pháp luật. Ví dụ như người dưới 18 không

được lập di chúc nhưng trên thực tế tình trạng này vẫn xảy ra, hoặc phổ biến



57



nhất là trường hợp người dân lập di chúc nhưng không có công chứng, chứng

thực mà theo quy định Luật thừa kế Lào thì đây là một trong những điều kiện

để xem xét tính hợp pháp của di chúc.

Đối với di chúc bằng văn bản do người khác viết, một trong những điều

kiện để xác định tính hợp pháp của di chúc là phải có ba người làm chứng, ba

người này phải giữ bí mật cho đến lúc mở thừa kế. Nhưng người làm chứng

không thực hiện lời hứa bí mật đến dây phút cuối cùng mở thừa kế thì hậu quả

sẽ giải quyết như thế nào. Di chúc đó có tiếp tục có hiệu lực hay bị hủy bỏ

chưa được cụ thể hóa, rất khó xác định. Khi giải quyết vấn đề này còn có

nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng mặc dù nó không đảm

bảo tính bí mật nhưng đây là do điều kiện khách quan, còn xét về mặt chủ

quan thì đây là ý chí của người chủ tài sản và thỏa mãn các điều kiện như

được công chứng, chứng thực và đã có ba người làm chứng cho nên di chúc

này là hợp pháp. Có Tòa án thì cho rằng mặc dù di chúc thỏa mãn các điều

kiện luật định nhưng nó không đảm bảo tính bí mật nên không hợp pháp. Như

vậy, cùng một vấn đề nhưng mỗi Tòa án có một quan điểm, một cách nhìn

nhận khác nhau nên khi giải quyết chưa đảm bảo tính thống nhất, đôi khi còn

phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người áp dụng pháp luật. Vì vậy, trong một

số trường hợp ý chí của chủ tài sản chưa được thực hiện, hạn chế tính khả thi

của hình thức thừa kế theo di chúc.

Trên thực tế có nhiều trường hợp chủ tài sản vẫn lập di chúc nhưng

không phải thể hiện ý chí của chủ tài sản mà do bị gượng ép hay bất kỳ một lý

do khác mà thực chất đó không phải là ý chí chủ quan của người lập di chúc.

Nhưng do người cưỡng ép đã có ý đồ từ trước nên di chúc này xét về mặt

hình thức thì đảm bảo các điều kiện luật định như có người làm chứng, được

công chứng, chứng thực. Mặc dù có nghi ngờ là bị cưỡng ép nhưng trên thực



58



tế rất khó xác định được vì người lập di chúc đã mất nên không có người đối

chất. Tính hợp pháp của di chúc xét dưới góc độ ý chí của người chủ tài sản

trong một số trường hợp rất khó xác định.

3.1.2. Vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để xác định di chúc

hợp pháp

Mặc dù điều kiện để một di chúc có hiệu lực pháp luật được quy định

trong luật nhưng trên thực tế khi xác định tính hợp pháp của di chúc cũng là

một vấn đề đáng để suy ngẫm.

Theo quy định của pháp luật Lào về thừa kế theo di chúc có sự giới hạn

quyền tặng, chuyển và việc lập di chúc. Cụ thể, tại Điều 25 quy định:

“Nếu chủ tài sản muốn tặng, chuyển và lập di chúc cho một hay là

nhiều nhiều có thể thực hiện như sau đây:

1. Nếu chủ tài sản có một người con thì người lập di chúc không cho

vượt quá 1/2 của tất cả tài sản đã có.

2. Nếu chủ tài sản có hai người con thì người lập di chúc không cho

vượt quá 1/3 của tất cả những tài sản đã có.

3. Nếu chủ tài sản có ba người con trở lên thì người lập di chúc không

cho vượt quá 1/4 của tất cả tài sản đã có”.

Việc tặng, chuyển và lập di chúc đã vượt quá những trường hợp nêu

trên tài sản đã vượt quá ấy sẽ đưa ra chia sẻ cho những người thừa kế theo

pháp luật.

Những quy định này phần nào chưa thể hiện được tính tự quyết của

người để lại di chúc, chưa thể hiện rõ nét được tính dân chủ của công dân theo

quy định của pháp luật. Vì nếu người để lại di sản viết di chúc muốn để lại

cho một người nào đó duy nhất thì vẫn không được thỏa mãn nguyện vọng

của họ vì pháp luật quy định tùy vào con người để lại di chúc mà được phép

lập di chúc theo số phần tương ứng cho người thụ hưởng theo quy định của



59



pháp luật. Vì vậy, khi chia di sản thừa kế theo di chúc, muốn xác định tính

hợp pháp của di chúc thì Tòa án phải điều tra xác minh xem chủ tài sản có

đảm bảo điều kiện mà luật đã quy định hay không? Nếu người lập di chúc lập

cho người được chỉ định người thừa kế hưởng quá phần di sản mà luật định

thì phần này phải chia theo pháp luật. Quy định này vừa hạn chế ý chí của chủ

tài sản, vừa làm mất thời gian, công sức của Tòa án trong quá trình xác minh

tính hợp pháp của di chúc.

Bên cạnh đó quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế

theo di chúc của Luật thừa kế năm 2008 của Lào còn bất cập, gây nhiều khó

khăn vướng mắc cho người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Cụ thể, tại

Điều 40 Luật thừa kế năm 2008 của Lào quy định thời gian kiện di chúc:

“Thời gian kiện của di chúc là trong vòng ba năm sau khi người lập di

chúc đã chết, trừ trường hợp người thừa kế chưa đủ mười tám tuổi hay là có

các lý do khác”.

Cách quy định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế như thế này là

quá ngắn vì dân tộc Lào có truyền thống đoàn kết nên khi một người thân của

mình vừa mới mất đi chưa đầy ba năm mà những người còn sống đã tranh

dành tài sản lẫn nhau là không phù hợp với tập quán, văn hóa Lào. Mặt khác,

luật cũng quy định “trừ trường hợp có lý do khác”, vậy lý do khác là lý do gì?

Vấn đề tranh cãi ở đây chúng ta cần nhìn nhận khách quan rằng người quyết

định những lý do khác do cơ quan nào xác định hay chính người hưởng di sản

thừa kế chứng minh rồi sau đó được các cơ quan chức năng thẩm định mới

cho thụ hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Điều này đi ngược lại tính

linh động của vấn đề thừa kế trong luật thừa kế Lào. Khi thực hiện những

công đoạn xác minh này cơ quan chức năng cũng như người có quyền lợi và

nghĩa vụ liên quan cũng mất thời gian, tốn kém chi phí.



60



3.1.3. Còn có sự vướng mắc giữa di chúc hợp pháp với hợp đồng

tặng cho

Thông thường việc tặng cho tài sản có hiệu lực từ khi giao tài sản hoặc

từ khi đăng ký chuyển quyền sở hữu ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn

di chúc là sự thể hiện ý chí tự nguyện đơn phương của cá nhân lúc còn sống

để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Trong khi còn sống người lập di

chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc. Di chúc chỉ có

hiệu lực khi người lập di chúc chết.

Tuy pháp luật đã quy định, song thực tế, các giao dịch dân sự lại rất

phức tạp. Có trường hợp hình thức là di chúc nhưng nội dung lại là tặng, cho

quyền sở hữu khi họ còn sống hoặc ngược lại. Có trường hợp hình thức là

giấy ủy quyền quản lý tài sản nhưng nội dung lại cho cả ba quyền: chiếm hữu,

sử dụng và định đoạt. Vì vậy, việc đánh giá, xác định bản chất của từng giao

dịch dân sự cụ thể thường rất khó khăn, có trường hợp đã nhầm lẫn giữa cho

quyền sở hữu với di chúc thừa kế, nhầm lẫn phổ biến nhất là giữa tặng cho và

di chúc. Vụ án sau đây là một trường hợp như vậy:

Theo nội dung vụ kiện, do không có đất ở nên năm 1988 bà Say được

UBND huyện Xay Tha Ny, cho mượn đất để làm nhà ở. Năm 1992, vợ chồng

anh Soi, con trai thứ 2 của bà Say xây trên thửa đất này căn nhà cấp 4 để ở.

Năm 1999, vợ chồng anh Soi chuyển đi, bà Say cùng gia đình con cả anh Kay

về ở căn nhà trên cho đến năm 2002 thì xây thêm một căn nhà 2 tầng trên

thửa đất mượn.

Tháng 02/2007, bà Say lập một giấy phân chia nhà đất cho các cháu

nội. Theo đó, cháu Xuc (con anh Kay) được bà cho căn nhà 2 tầng trên diện

tích hơn 34m2; cháu Thong (con anh Soi) được cho căn nhà cấp 4 trên diện

tích khoảng 30m2. Do bà Say không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

nên việc tặng cho này không thể công chứng hợp pháp mà chỉ lập văn bản có

sự làm chứng của luật sư May và ông Hay và bà Son.



61



Sau đó, bà Say đột ngột qua đời và hai căn nhà trên thửa đất do chị Lo

(mẹ cháu Xuc) quản lý, nên chị Phay (mẹ cháu Thong) đem tờ giấy chia nhà

của bà Say đến đòi nhà. Tuy nhiên, chị Lo không chịu nên chị Phay khởi kiện

ra Tòa án.

Vì trong giấy phân chia tài sản chủ tài sản không ghi rõ đó là hợp đồng

tặng cho tài sản hay là di chúc. Do đó, khi giải quyết vụ án này có rất nhiều

quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: đây là vụ kiện tranh chấp hợp đồng tặng

cho tài sản; diện tích đất mà bà Say sử dụng có hai căn nhà được bà chia cho

hai cháu là đất công, do UBND huyện Xay Tha Ny cho mượn sử dụng từ năm

1988. Đối với bản phân chia tài sản cho hai cháu của bà Say là văn bản thể

hiện ý chí, nguyện vọng của bà Say nên dù văn bản này không đúng về hình

thức vẫn công nhận nội dung để chia cho cháu Xuc căn nhà 2 tầng và cháu

Thong căn nhà cấp 4.

Quan điểm thứ hai cho rằng: văn bản phân chia tài sản do bà Say lập

ngày 09/02/2007 không phải là hợp đồng tặng cho tài sản mà là di chúc. Với

lý giải văn bản này thể hiện nguyện vọng của bà Say là cho các cháu tài sản

khi còn sống, nhưng bà đột ngột qua đời thì coi đó là di chúc.

Vậy, giấy phân chia di sản của bà Xay để lại là hợp đồng tặng cho tài

sản hay là di chúc?

Trường hợp trên không thể xác định là hợp đồng tặng cho tài sản vì hợp

đồng tặng cho nhà ở chỉ có hiệu lực khi hợp đồng đó được công chứng, chứng

thực. Mặt khác, tặng cho tài sản là việc chuyển quyền sở hữu ngay tại thời

điểm ký kết, sẽ chấm dứt quyền sở hữu của người tặng cho ngay tại thời điểm

tặng cho. Như vậy, đối chiếu với trường hợp trên ta thấy rằng nếu xác định

tranh chấp hợp đồng tặng cho là không đúng.

Nhưng liệu nó có được xác định là di chúc không? Nếu là di chúc phải



62



có ít nhất ba người làm chứng và phải được công chứng, chứng thực. Đối

chiếu với văn bản phân chia tài sản do bà Say viết ta thấy rằng trong giấy này

có ba người làm chứng đó là luật sư May, ông Hay và bà Son. Chỉ có điều là

trong bản án này không nói rõ giấy phân chia tài sản này có được công chứng,

chứng thực hay không? Nếu thỏa mãn điều kiện này thì giấy phân chia tài sản

này chính là di chúc. Di chúc này hoàn toàn hợp pháp. Do đó, phải tôn trọng ý

chí của người lập di chúc là bà Say.

Hậu quả pháp lý của việc xác định hợp đồng tặng cho tài sản hay là di

chúc hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án chúng ta

phải phân biệt được sự khác nhau giữa tặng cho và di chúc. Mặc dù giữa tặng

cho và di chúc có điểm giống nhau là đều thể hiện ý chí của người có tài sản

chuyển tài sản cho người khác. Tuy nhiên, chúng vẫn có nhiều điểm khác biệt.

Nếu là di chúc thì phải tuân theo chế định về di chúc, nếu là tặng cho

thì áp dụng chế định tặng cho tài sản. Nếu là tặng cho thì khi tặng cho hoàn

thành người tặng cho không được quyền đòi lại tài sản và không thể giao tài

sản cho người khác. Ngược lại, nếu là di chúc thì người có ý muốn định đoạt

có thể thay đổi ý định của mình trước khi chết, trước khi chết người có tài sản

này có quyền thay đổi người được hưởng tài sản, tài sản trong di chúc. Một

văn bản chỉ được xem là di chúc nếu nó thể hiện ý chí của người để lại di sản,

nếu một văn bản có nội dung, hình thức như một di chúc nhưng không thể

hiện ý chí của người chết để lại thì không thể được coi là một di chúc. Ví dụ

ông Say và ông Xúc cho rằng bố của các ông là ông Phay để lại một phần đất

cho ông Say nên hai ông này đòi tài sản do người khác quản lý. Tuy nhiên,

qua điều tra thì cho thấy tờ di chúc này không thể hiện ý chí của ông Phay mà

thể hiện ý chí của ông Say. Vì lúc đó ông Say bệnh nặng nên không nói được,

tinh thần không minh mẫn do vậy di chúc này không hợp pháp.

Điểm đáng lưu ý là nếu tặng cho thì không thực hiện nghĩa vụ tài sản,



63



nếu di chúc thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Để tránh những hậu quả bất lợi

của di chúc, người có tài sản am hiểu pháp luật có thể tặng cho trước khi chết.

Đây là một dạng “lách luật” nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản, chúng ta nên

quy định đối với tặng cho trước khi chết một thời gian ngắn thì nên quy định

trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người được tặng, cho như người

hưởng di chúc. Quy định như vậy vừa đảm bảo sự công bằng giữa người được

tặng cho và người thừa kế, đồng thời góp phần thực hiện nghĩa vụ tài sản của

chủ tài sản, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

3.1.4. Về tính khả thi của di chúc miệng

Mặc dù quy định về di chúc miệng trong Luật thừa kế năm 2008 hiện

hành tương đối chặt chẽ, nhưng trên thực tế, việc áp dụng nó lại gặp phải

nhiều vấn đề bất cập. Đa phần trong các bản án liên quan đến di chúc miệng

đều bị tuyên vô hiệu bởi nó không đáp ứng một cách đầy đủ, trọn vẹn các yêu

cầu để di chúc miệng hợp pháp.

Thứ nhất, vấn đề người làm chứng di chúc miệng cũng đồng thời là

người viết hộ di chúc.

Thứ hai, người làm chứng hoàn toàn có khả năng thay đổi di chúc, sửa

di chúc, ghi sai di chúc và giả mạo di chúc.

Với quy định về vai trò quá lớn của người làm chứng cũng đã vô tình

tạo ra kẽ hở cho những người cố ý làm giả di chúc. Ví dụ: người thừa kế có

thể ngụy tạo ra di chúc miệng bằng cách thuê mướn, mua chuộc người làm

chứng lập ra một biên bản giả mạo, ghi sai lời trăn trối của người chết, rồi tự

nhận đó là di chúc miệng của người để lại di sản và đưa đến cơ quan có thẩm

quyền để công chứng, chứng thực di chúc giả đó. Trong trường hợp này,

người có thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc miệng cũng không thể

biết chắc biên bản do những người làm chứng xuất trình có đúng là lời trăn

trối cuối cùng và đích thực là của người đã chết hay không. Hơn nữa, họ cũng



64



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

×