Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662 KB, 203 trang )
2
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử loài người, Ýt nhất từ thời cận đại, các nước lớn, các cường quốc
từng đóng vai trò quyết định trật tự thế giới và chi phối hệ thống các quan hệ quốc tế
(QHQT). Đường hướng vận động, phát triển của lịch sử thế giới phụ thuộc chủ yếu vào
tham vọng và lợi Ých chiến lược của các nước lớn, vào sự hoà hoãn hoặc chiến tranh
giữa các nước lớn. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô và Mỹ đã tồn tại với tư cách hai
siêu cường đứng đầu hai hệ thống chính trị-xã hội đối lập, kiềm chế, chi phối lẫn nhau,
đồng thời chi phối đời sống chính trị thế giới và hệ thống các QHQT. Cuộc chiến tranh
lạnh kéo dài hơn bốn thập niên đó đã đặt cả thế giới vào tình trạng đối đầu căng thẳng
và thù địch.
Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, do tác động của hàng loạt các nhân tố chủ
quan và khách quan, bên trong và bên ngoài, cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô và
trật tự thế giới hai cực tan rã. Từ thời điểm này, cộng đồng các quốc gia- dân tộc vận
động và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử rất mới và rất khác thời kỳ chiến tranh
lạnh, vừa tạo ra những cơ hội, vừa đặt ra những thách thức mới đối với họ. Tình hình
thế giới sau chiến tranh lạnh diễn biến phức tạp, diện mạo một trật tự thế giới mới thay
cho trật tự hai cực đã tan rã vẫn chưa định hình. Sau mấy thập niên chiến tranh lạnh,
một mặt các nước lớn nhỏ đều muốn có môi trường quốc tế hoà bình, ổn định để phát
triển, nên nhìn chung đều điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại theo hướng tránh
đối đầu, tăng cường hợp tác, liên kết, hội nhập trên các tầng nấc khác nhau. Mặt khác,
các nước- trước hết là các nước lớn- cũng cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm giành giật
vai trò, vị trí có lợi nhất cho mình trong trật tự thế giới mới đang hình thành. Động thái
quan hệ giữa các nước lớn diễn ra hết sức phức tạp, chứa đầy những yếu tố khó lường.
3
Trong khi đó, các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn thời kỳ sau chiến tranh lạnh
vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị- xã hội loài người.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ- với tư cách là quan hệ giữa hai nước lớn- không nằm
ngoài tình hình chung đó. Song quan hệ Nga- Mỹ là cặp quan hệ có những nét đặc
thù. Không chỉ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hiện nay quan hệ Nga- Mỹ, bất luận
những biến thiên của lịch sử, vẫn là cặp quan hệ chủ chốt, đóng vai trò rất quan trọng
trong hệ thống các QHQT. Sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh,
dù theo hướng nào, cũng tác động lớn đến cục diện thế giới, đến đời sống chính trị và
an ninh thế giới. Tuy nhiên, quan hệ giữa Nga và Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh diễn
biến khá phức tạp, phản ánh rõ nét nhất, điển hình nhất thực trạng quan hệ giữa các
nước lớn hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng quan hệ giữa hai nước
lớn Nga- Mỹ thực sự hữu Ých, thực sự cần thiết đối với tất cả các nước lớn nhỏ. Hơn
nữa, việc nghiên cứu đó không chỉ nhằm xác định diện mạo của một mối quan hệ cụ
thể giữa hai nước lớn, mà còn góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận đặt ra
trong quan hệ giữa các nước lớn và giữa các nước lớn với các nước nhỏ nói chung
trong thời kỳ quá độ từ trật tự thế giới hai cực sang trật tự thế giới mới.
Do điều kiện lịch sử đặc biệt của mình, hơn nửa thế kỷ qua Việt Nam luôn nằm
trong toan tính chiến lược của các nước lớn như Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật
Bản. Những nước lớn đó, đặc biệt là Liên Xô và Mỹ, đã có những tác động rất lớn, cả
hai chiều tích cực và tiêu cực, đến sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc của
nhân dân Việt Nam. Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô bị thủ
tiêu làm thay đổi tương quan lực lượng trên trường quốc tế từ trạng thái cân bằng sang
có lợi cho Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) phát triển. Quan hệ giữa Nga- đã
từng là đồng minh chiến lược của Việt Nam, và Mỹ- đã từng là đối thủ chiến lược của
Việt Nam, dù vận động, phát triển theo hướng nào (hoà hoãn, hợp tác hay căng thẳng,
4
xung đột) thì cũng đều ảnh hưởng đến nước ta với tư cách là một nước nhỏ, có lợi Ých
chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thực tiễn quan hệ giữa
Nga và Mỹ từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc cho thấy Việt Nam đã và sẽ còn phải
chịu sức Ðp và ảnh hưởng qua lại của quan hệ Nga- Mỹ. Thực tế này đặt ra nhiều vấn
đề lý luận và thực tiễn cấp thiết của chính sách đối ngoại Việt Nam trong quan hệ với
Nga và Mỹ. Việc nghiên cứu sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh và
ảnh hưởng của quan hệ đó đến Việt Nam không chỉ nhằm rót ra những bài học kinh
nghiệm cần thiết nhằm thúc đẩy quan hệ Việt- Nga và Việt- Mỹ, mà còn cung cấp
những luận cứ khoa học góp phần đưa phương châm đối ngoại cân bằng trong quan hệ
với các nước lớn vào thực tiễn hoạt động đối ngoại cho sát đúng với từng nước lớn cụ
thể.
Vì tất cả những lẽ đó, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Sự vận động của quan hệ
Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh và ảnh hưởng của quan hệ đó đến Việt Nam” làm đề tài
luận án.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan hệ giữa Nga và Mỹ không phải là một đề tài mới mẻ đối với giới nghiên cứu
ở nước ngoài, nhất là ở Nga và Mỹ. Các vấn đề như vai trò, vị thế quốc tế của các nước
lớn hiện nay và trong tương lai, chính sách đối ngoại của Nga và của Mỹ, quan hệ NgaMỹ trong các lĩnh vực chính trị-đối ngoại, kinh tế-thương mại, ... đã được Ýt nhiều đề
cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau của các tác giả nước ngoài. Trong các
công trình này, đáng chú ý là các cuốn sách: “Sự đảo lộn của thế giới địa-chính trị thế kỷ
XXI” của Maridôn Tuareno (Pháp); “Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu” của Lý Thực
Cốc (Trung Quốc); “Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc”; “Chuẩn bị cho thế kỷ
XXI” của Pôn Kennơđy (Mỹ); “Dự báo thế kỷ 21” của tập thể các tác giả Trung Quốc;
“Bàn cờ lớn” của Z. Brzezinski (Mỹ); “Sự biến đổi” của A.CôdưrÐp (Nga); “Nước Nga
5
hướng về Châu Á” của M. L. Titarencô, v.v.. Ngoài ra, nhiều bài viết đề cập đến các khía
cạnh cụ thể của đề tài đã được đăng tải trên các Ên phẩm chuyên ngành của Nga như các
tạp chí: Kinh tế thế giới và QHQT; Mỹ: Kinh tế, Chính trị, Tư tưởng; Sinh hoạt quốc tế;
Tư tưởng tự do; Báo Độc lập, v.v.. Trong các Ên phẩm này, đáng chú ý nhất là tờ tạp chí
rất có uy tín, chuyên nghiên cứu về Mỹ ở Nga, tờ “Mỹ: Kinh tế, Chính trị, Tư tưởng” (ra
đời từ tháng 1 năm 1970, đến tháng 1 năm 1999 đổi tên là “Mỹ- Canada: Kinh tế, Chính
trị, Văn hoá”). Đây là tờ tạp chí đã nhiều năm liền đăng tải các bài viết, các công trình
nghiên cứu của nhiều học giả có tiếng tăm, có bề dày nghiên cứu về Mỹ, về chính sách
đối ngoại của Mỹ, về quan hệ Nga- Mỹ, như S. Rôgốp, G. Trôfimencô, B. Krêmenhúc,
A. Ótkin, T. Saklêina, v.v.. Đặc biệt, các bài viết của S. Rôgốp đăng trên các số 3/1995,
10/1996, 11/1997, 2/1998, 7 và 8/1998, 2/2000 của Tạp chí trên và một số Ên phẩm khác
như Tạp chí Tư tưởng tự do, Báo Độc lập, đã phác họa những đường nét cơ bản, những
thăng trầm của quan hệ Nga- Mỹ qua các giai đoạn khác nhau thời kỳ sau chiến tranh
lạnh. Tác giả chỉ ra những kết quả hợp tác đã đạt được, cũng như những mâu thuẫn, xung
đột lợi Ých trong quan hệ Nga- Mỹ, nhấn mạnh ý đồ của Mỹ kiềm chế Nga khôi phục
ảnh hưởng chính trị- an ninh trên trường quốc tế.
Ngoài các công trình của các tác giả Nga, các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài
của các tác giả Mỹ như M. Manđenbaum, Aron Leon, G. Duglac, ... cũng được đăng
tải trên các Ên phẩm chuyên ngành kể trên của Nga. Tuy nhiên, cách nhìn nhận, sự
đánh giá các vấn đề như chiến lược đối ngoại của Nga, của Mỹ, quan hệ Nga-Mỹ, v.v.
không phải luôn luôn có sự thống nhất giữa các tác giả Nga, giữa các tác giả Mỹ với
nhau, cũng như giữa các tác giả Nga và các tác giả Mỹ. Thực tế này đòi hỏi nghiên
cứu sinh phải biết kế thừa có chọn lọc công trình nghiên cứu của các học giả nước
ngoài, và chỉ trên cơ sở xem xét các sự vật, hiện tượng lịch sử một cách khách quan,
6
chân thực và bằng phương pháp luận mácxít thì mới có thể đưa ra sự đánh giá xác
đáng về những vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu.
Ở Việt Nam, cũng đã có một số công trình nghiên cứu tập thể và cá nhân đã Ýt
nhiều đề cập đến chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ, của Nga, quan hệ Mỹ- Việt,
quan hệ Nga-Việt. Trong số các công trình này, đáng chú ý là các bài viết, sách tham
khảo, đề tài khoa học của một số cơ quan nghiên cứu các vấn đề quốc tế như: Trung
tâm nghiên cứu Châu Âu, Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Học viện QHQT (Bộ ngoại
giao), Viện QHQT (Học viện CTQG Hồ Chí Minh), các tạp chí chuyên ngành về
QHQT, v.v.. Cố học giả Lê Bá Thuyên với đề tài luận án PTS Lịch sử “Chiến lược toàn
cầu của Mỹ và tác động của nó trong QHQT hiện nay” (bảo vệ năm 1995); cuốn sách
“Hoa Kỳ: cam kết và mở rộng”, NXB KHXH, Hà Nội, 1997; cũng như một số bài viết
của tác giả về chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ đăng trên các tạp chí chuyên
ngành là những công trình có tính chất chuyên sâu nhất về đề tài này. Còn việc nghiên
cứu quan hệ Nga-Mỹ ở Việt Nam thì thực sự chỉ mới ở giai đoạn ban đầu, số lượng các
bài viết về chủ đề này rất hạn chế. Hơn nữa, các công trình được công bố về quan hệ
Nga-Mỹ mới chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng quan hệ Nga- Mỹ ở một vài lĩnh vực,
chưa có tính hệ thống và khái quát.
Chủ đề quan hệ Việt- Nga và Việt- Mỹ giành được sự quan tâm nhiều hơn từ các
nhà nghiên cứu Việt Nam. Trong số các công trình nghiên cứu về các chủ đề này,
đáng chú ý là các cuốn sách “Quan hệ kinh tế Việt Nam- LB Nga: Thực trạng và triển
vọng” (NXB KHXH, Hà Nội, 1995); “Về mối quan hệ giữa Việt Nam- LB Nga trong
giai đoạn hiện nay” (NXB CTQG, Hà Nội, 1997); “Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa
Kỳ” (NXB Thế giới, Hà Nội, 2000). Đây là những công trình công phu của các tập
thể tác giả và cá nhân về sự vận động khá phức tạp của các cặp quan hệ Nga-Việt và
Mỹ-Việt từ sau khi Liên Xô tan rã. Song do phạm vi nghiên cứu đặt ra, nên quan hệ
7
Nga-Việt và Mỹ-Việt chưa được xem xét từ góc độ quan hệ giữa các nước lớn và một
nước nhỏ trong bối cảnh thế giới mới sau chiến tranh lạnh. Đặc biệt ảnh hưởng của
quan hệ Nga- Mỹ với tư cách là quan hệ giữa hai nước lớn, đến Việt Nam, với tư cách
là một nước nhỏ, trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh, hầu như chưa được nghiên cứu cả
ở các nước ngoài cũng như ở Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án ở nước ngoài và
Việt Nam cho thấy sự cần thiết phải có một công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ
thống và sâu sắc hơn về đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần làm rõ thực chất sự vận động của
quan hệ giữa LB Nga và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trên cơ sở đó nêu lên ảnh hưởng của
mối quan hệ này đến Việt Nam trong bối cảnh thế giới đã và đang thay đổi thời kỳ sau
chiến tranh lạnh.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận án là:
- Khái quát lịch sử quan hệ Xô- Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh, cũng như sự điều
chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại của Nga và của Mỹ trong thập niên 90.
- Phân tích thực trạng vận động của quan hệ giữa Nga và Mỹ trong các lĩnh vực
chủ yếu là chính trị- an ninh, kinh tế- thương mại, khoa học- kỹ thuật, đồng thời nêu
ra một số dự báo về triển vọng của mối quan hệ này.
- Phân tích ảnh hưởng của quan hệ Nga- Mỹ đến Việt Nam trong sự tương tác
giữa các cặp quan hệ của tam giác Nga- Mỹ- Việt, từ đó nêu một số kiến nghị nhằm
thực hiện thành công chính sách đối ngoại với các nước lớn nói chung, với Nga và
Mỹ nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
8
- Về mặt thời gian: Sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ và ảnh hưởng của quan hệ
Nga- Mỹ đến Việt Nam được nghiên cứu chủ yếu từ sau khi Liên Xô tan rã đến cuối
thập niên 90 của thế kỷ 20.
- Về mặt nội dung: Luận án đặt trọng tâm ở việc phân tích thực trạng quan hệ
Nga- Mỹ trong thập niên 90 và triển vọng của mối quan hệ đó trước hết trên lĩnh vực
chính trị- an ninh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận mácxít. Trong
quá trình nghiên cứu và xử lý tài liệu tham khảo, luận án quán triệt phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác- Lênin về thời đại và quan hệ giữa các quốc gia- dân tộc; về hoà
bình và cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau; tư
tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, hợp tác quốc tế, v.v.. Luận án bám sát các quan điểm
đánh giá tình hình quốc tế và khu vực của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện
trong các văn kiện từ Đại hội VI đến nay, coi đây là nguồn cung cấp những căn cứ lý
luận, định hướng tư tưởng trong nghiên cứu một đề tài vào loại khó và nhạy cảm.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Các phương pháp khác như phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu,
thống kê, v.v. được sử dụng như là những phương pháp hỗ trợ cần thiết cho hai
phương pháp chủ yếu nêu trên.
5. Những điÓm mới về khoa học của luận án
- Nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống sự vận động của quan hệ Nga-Mỹ từ
sau khi Liên Xô tan rã đến cuối thập niên 90, trên cơ sở đó bước đầu làm rõ tính chất
quan hệ giữa các nước lớn và vai trò của các nước lớn nói chung trong thời kỳ quá độ
từ trật tự thế giới hai cực sang trật tự thế giới mới.
9
- Luận án đưa ra một số đánh giá bước đầu về ảnh hưởng của quan hệ Nga- Mỹ
đến Việt Nam, từ đó nêu một số kiến nghị nhằm xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa
Việt Nam với từng nước lớn cụ thể.
- Góp phần luận giải và làm sáng tỏ thêm chính sách đối ngoại độc lập tự chủ,
phương châm cân bằng trong quan hệ với các nước lớn của Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập, cũng như cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài danh mục các công trình khoa học của tác giả, tài liệu tham khảo, luận án
có ...... trang, gồm phần mở đầu, 3 chương với 8 tiết và phần kết luận.
Chương 1
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA VÀ MỸ
SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Chiến tranh lạnh, theo định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học, là “Tình trạng căng
thẳng và không khí thù địch của một nước này gây ra đối với một nước khác”. Song
cuộc chiến tranh lạnh mà giới cầm quyền Mỹ phát động sau chiến tranh thế giới thứ hai
và kết thúc vào đầu thập niên 90 là cuộc chiến tranh chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Tình trạng đối đầu căng thẳng và thù địch giữa hai cường quốc đứng đầu thế giới- Liên
Xô và Mỹ- đã chi phối toàn bộ hệ thống QHQT và là nguyên nhân gây nên hàng loạt
cuộc “chiến tranh nóng” cục bộ. Hiện nay chiến tranh lạnh xét trên bình diện toàn cầu
đã kết thúc, song ở nơi này nơi kia vẫn có biểu hiện tiếp diễn, và hệ thống QHQT hiện
nay không khỏi không chịu những hệ quả của nó. Quan hệ Nga-Mỹ sau chiến tranh
lạnh là mối quan hệ tiếp nối quan hệ Xô-Mỹ trước đây, tất nhiên tính chất quan hệ khác
10
hơn nhiều. Do vậy, trước khi khảo sát quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh, chúng tôi
trình bày khái lược lịch sử quan hệ Xô-Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh.
1.1. Khái lược lịch sử quan hệ Xô - Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh
Tháng Mười năm 1917, cuộc Cách mạng “mười ngày rung chuyển thế giới”
thành công ở nước Nga, cho ra đời một Nhà nước kiểu mới- Cộng hoà XHCN Xô viết
Liên bang Nga. Ngay từ sau Cách mạng tháng Mười, Cộng hoà XHCN Xô viết LB
Nga và sau đó là Liên bang CHXHCN Xô viết đã kiên trì cuộc đấu tranh nhằm thiết
lập quan hệ chính trị và kinh tế-thương mại với Mỹ nói riêng, các nước khác nói
chung, theo nguyên tắc được V.I.Lênin khởi xướng về cùng tồn tại hoà bình giữa các
nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Song nếu như từ những năm 1924 - 1925,
nhiều nước, trong đó có các nước TBCN lớn như Anh, Pháp, Italia đã chÝnh thức
công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, thì Mỹ là cường quốc duy
nhất trong thập niên 20 không thiết lập quan hệ với Liên Xô. Phải trải qua một quá
trình đấu tranh lâu dài của chính quyền Xô viết, và do tác động của rất nhiều nhân tố
khác nữa, mà tới tháng 11 năm 1933, Liên bang Xô viết và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cũng từ đây bắt đầu một giai đoạn mới
trong quan hệ ngoại giao giữa hai cường quốc, về sau là hai siêu cường đứng đầu hai
hệ thống chính trị- xã hội đối lập trong QHQT thế kỷ XX.
Từ khi chính thức công nhận lẫn nhau và thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ
Xô - Mỹ vận động hoàn toàn không đơn giản trong tất cả các lĩnh vực chính trị-quân
sự, kinh tế- thương mại, văn hoá- khoa học- công nghệ.
1.1.1. Quan hệ Xô- Mỹ trong lĩnh vực chính trị- quân sự
Vào cuối những năm 30, trong bầu không khí nóng bỏng của QHQT do việc hình
thành ba lò lửa chiến tranh thế giới và do bản chất của chủ nghĩa đế quốc, nhìn chung
Mỹ thực hiện “chính sách trung lập”, “không can thiệp”, thực chất là âm mưu mượn
11
tay người khác đánh nhau để đứng giữa trục lợi. Chính H.Truman (lúc đó là Thượng
nghị sĩ, đến 4. 1945 là Tổng thống Mỹ), ngay sau khi Đức tấn công Liên Xô, đã tuyên
bố trắng trợn: “Nếu chóng ta thấy Đức sẽ thắng thì chúng ta phải giúp Nga, còn nếu
Nga sẽ thắng thì chúng ta phải giúp Đức, và như vậy, mặc cho họ giết hại lẫn nhau
càng nhiều càng tốt” [113, tr.435]. Chỉ khi phát xít Đức, Italia đã thôn tính nhiều nước
ở Châu Âu, Châu Phi, còn Nhật đánh chiếm Trân Châu, gây cho Mỹ những tổn thất
nặng nề, lợi Ých và an ninh Mỹ bị đe dọa, thì Mỹ mới tham chiến, cùng Liên Xô và
một số nước khác thành lập Mặt trận đồng minh chống phát xít (1.1.1942). Sau đó Mỹ
và Liên Xô ký Hiệp ước Xô-Mỹ về những nguyên tắc tương trợ trong quá trình chiến
tranh chống xâm lược (11.7.1942). Những hành động đối ngoại này của hai nước đã
góp phần tạo những biến chuyển tích cực, có ý nghĩa to lớn trong việc đoàn kết và
hợp tác chiến đấu giữa Liên Xô và Mỹ nói riêng, các lực lượng chống phát xít nói
chung trên toàn thế giới để đánh bại chủ nghĩa phát xít.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với chiến thắng của Liên Xô và các
nước trong khối Đồng minh đã mở ra một thời kỳ mới trong QHQT hiện đại, dẫn đÕn
những biến chuyển sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới. Trong khối Đồng minh
chống phát xít, Mỹ là nước duy nhất không những không bị chiến tranh tàn phá, mà
còn lợi dụng được chiến tranh để làm giàu nhanh chóng. Với sức mạnh kinh tế đi đôi
với sức mạnh quân sự, nhất là sự độc quyền vũ khí hạt nhân, Mỹ trở thành một cường
quốc hùng mạnh. Đây là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy tham vọng bá chủ
toàn cầu của Mỹ. Tổng thống Mỹ H.Truman trong diễn văn đọc ngày 6 tháng 4 năm
1946 đã khẳng định: “Ngày nay Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh, không có một quốc
gia nào mạnh hơn... Điều đó có nghĩa là với sức mạnh như thế chúng ta có nghĩa vụ
nắm quyền lãnh đạo thế giới...” [89, 119].
12
Tuy nhiên, tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ đã gặp phải những cản trở rất lớn.
Vốn là nước đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô
bước ra khỏi Đại chiến thế giới lần thứ hai với uy tín quốc tế đã tăng cao. Nhà nước
XHCN đầu tiên trên thế giới đã tỏ rõ sức mạnh của mình trên thực tế, trở thành trụ cột
của phong trào cách mạng thế giới. Ngoài Liên Xô, một loạt Nhà nước dân chủ nhân
dân ở Đông Âu và Châu Á đã được thành lập, lựa chọn con đường đi lên CNXH. Hệ
thống XHCN thế giới dần dần được hình thành và củng cố. Cùng với sự lớn mạnh của
hệ thống XHCN thế giới, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân ở các
nước thuộc địa và TBCN cũng phát triển mạnh, tạo thành những dòng thác lớn tấn
công vào dinh luỹ của hệ thống ĐQCN thế giới. Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ
hai, tương quan lực lượng trên trường quốc tế thay đổi không có lợi cho Mỹ.
Để thủ tiêu những lực cản đó (mà lực cản lớn nhất là Liên bang Xô viết), Mỹ đã
dùng mọi phương sách, biện pháp, thủ đoạn ngoại giao để, thứ nhất, lôi kéo, tập hợp
lực lượng chống lại Liên Xô và ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS. Thứ hai, Mỹ bắt đầu
công khai thực hiện một chính sách đối ngoại thù địch với Liên Xô trong tất cả các
lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực chính trị-đối ngoại.
Trên cơ sở một học thuyết do G.Kennan, Chủ tịch uỷ ban vạch chính sách đối
ngoại của Chính phủ, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Xô đề ra, Tổng thống Mỹ H.Truman
tháng 3 năm 1947 đã cho ra đời một học thuyết đối ngoại mang tên “Học thuyết
Truman”. Nội dung cơ bản của Học thuyết Truman là Mỹ phải đảm trách sứ mệnh lãnh
đạo thế giới tự do, phải bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự để giúp đỡ, trước mắt là
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, sau nữa là các dân tộc trên thế giới chống lại sự đe doạ của chủ
nghĩa cộng sản (CNCS). Nếu G.Kennan được coi là “kiến trúc sư” cho chiến lược
“Chiến tranh lạnh”, thì diễn văn của thủ tướng Anh W.Sơcsin tại Phuntơn ngày
5.3.1946 và Học thuyết Truman được coi là châm ngòi nổ cho cuộc “chiến tranh lạnh”