Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662 KB, 203 trang )
142
3.1.1. Quan hệ giữa các quốc gia- dân téc trong hệ thống quan hệ quốc tế
sau chiến tranh lạnh
Sự liên hệ, tương tác giữa các quốc gia- dân tộc trong cộng đồng quốc tế là hiện
tượng phổ biến và khách quan. Tuy nhiên, mức độ, tính chất và phạm vi của sự tương
tác đó trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể rất khác nhau, phụ thuộc vào
hàng loạt các yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và quốc tế.
Về mặt khách quan, cộng đồng các quốc gia- dân tộc và từng quốc gia- dân tộc
trên thế giới sau chiến tranh lạnh đang tồn tại và vận động trong diều kiện, hoàn cảnh
lịch sử khá đặc biệt. Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ tiếp tục có sự phát triển
vượt bậc, với những thành tựu kỳ diệu, dẫn tới sự bùng nổ thông tin, tri thức, công
nghệ. Toàn cầu hoá trở thành một xu thế khách quan của đời sống QHQT, tác động
đến tất cả các nước và quan hệ giữa họ, làm gia tăng rõ rệt tính tuỳ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia- dân tộc. Sự kết thúc chiến tranh lạnh và quan hệ đối đầu ĐôngTây chuyển sang quan hệ đối thoại, đối tác, hợp tác, liên kết trên nhiều tầng nấc, cũng
góp phần nhất định trong việc làm cho xu hướng hoà bình, ổn định, hợp tác để phát
triển trở thành xu hướng vận động nổi trội của thế giới ngày nay. Do vậy, về mặt chủ
quan, nhìn chung các nước trong cộng đồng quốc tế đều muốn mở rộng quan hệ đối
ngoại, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nhằm giành cơ hội thuận
lợi để phát triển đất nước mình. Trong QHQT, yếu tố ý thức hệ được đẩy xuống vị trí
thứ yếu, còn lợi Ých quốc gia- dân tộc được đặt lên hàng đầu. Những điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử đó đã dẫn tới thực tế là quan hệ đối ngoại của các nước ngày càng được
mở rộng. Điều này kéo theo sù gia tăng mức độ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các
chủ thể QHQT sau chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, vị thế quốc tế của các nước rất khác nhau, nên vai trò, vị trí và ảnh
hưởng của các nước trong hệ thống QHQT cũng rất khác nhau. Mức độ ảnh hưởng
143
của nước này hay cặp quan hệ này đến nước khác là không ngang bằng so với mức độ
ảnh hưởng trở lại của nước đó. Đối với các nước lớn, các cường quốc, thì trong lịch
sử nhân loại, họ đã nhiều lúc, nhiều thế kỷ giữ vai trò, vị trí quyết định trật tự thế giới
và chi phối hệ thống các QHQT. Chiến tranh hay hoà bình, hoà hoãn, quan hệ đối
kháng hay liên minh giữa các nước lớn thường đóng vai trò là nhân tố chi phối chủ
yếu tới số phận các quốc gia- dân tộc nhỏ yếu. Sự thật lịch sử cho thấy, bất kể các
nước lớn quan hệ với nhau như thế nào đi nữa, các nước nhỏ vẫn thường phải chịu
thiệt thòi hơn, hoặc thậm chí trở thành vật hy sinh cho tham vọng, cho lợi Ých của các
nước lớn.
Không chỉ chiến tranh, mà cả sự hoà hoãn, thoả hiệp của các nước lớn nhiều khi
cũng gây nên những đau thương, mất mát không kể xiết cho các nước, các dân tộc
nhỏ yếu. Lịch sử thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng minh điều đó. “Hoà hoãn
giữa các nước lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh thường diễn ra trên lưng các nước
thứ ba... Các nước nhỏ, nhất là các nước đang đấu tranh cho nền độc lập của mình
thường là nạn nhân của sự hoà hoãn giữa các nước lớn.” [75].
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực tan rã, trong quá trình hình
thành trật tự thế giới mới, vai trò của các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn với
nhau vẫn là nhân tố rất quan trọng, có tính chất chủ đạo, trong nhiều trường hợp cụ
thể còn là nhân tố quyết định khi giải quyết các công việc quốc tế. Các nước lớn cũng
đang ra sức tận dụng những biến đổi của trật tự thế giới để xây dựng và củng cố, nâng
cao vị thế quốc tế của mình trong tương quan lực lượng trên bàn cờ chính trị- kinh tế
thế giới. Có nước muốn biến mình thành một cực duy nhất như Mỹ, có nước muốn trở
thành một cực độc lập, bình đẳng với các cực khác trong một thế giới đa cực như
Nga, Trung Quốc, ... Song điều rất đáng chú ý là sự hình thành các “quan hệ đối tác
chiến lược” giữa các nước lớn. Ở khu vực CA - TBD, ngoài quan hệ liên minh Mỹ-
144
Nhật từ thời chiến tranh lạnh hiện vẫn đang được củng cố, đã xuất hiện những cặp
quan hệ đối tác chiến lược rất quan trọng như Nga- Mỹ, Nga- Trung, Trung- Mỹ, mới
đây là Nga- Ên Độ. Điều quan trọng hơn là các nước lớn sau chiến tranh lạnh cam kết
không coi nhau là kẻ thù, mà tăng cường tiếp xúc, trao đổi, đối thoại để giải quyết các
vấn đề hoặc còn tranh chấp, hoặc cần hợp tác trong quan hệ song phương và trên
trường quốc tế, ở khu vực. Những đường dây nóng giữa nguyên thủ quốc gia một số
nước lớn đã được thiết lập, chứng tỏ mức độ, hình thức quan hệ giữa họ đã rất khác
trước, chú trọng hơn đến nội dung và hiệu quả quan hệ.
Mặc dù vậy, tất cả những điều nêu trên không chứng minh rằng quan hệ giữa các
nước lớn đã hoàn toàn mang tính chất hợp tác, xây dựng, tính chất bình đẳng, coi
trọng lợi Ých của nhau. Trong các nước tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược với nhau,
không nước nào không đặt lợi Ých dân tộc mình lên trên hết, thậm chí còn coi
thường, xem nhẹ lợi Ých của đối tác lép vế. Quan hệ đối tác chiến lược Nga- Mỹ là
một ví dụ điển hình. Do đó, quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh có xu thế
tiếp tục tập hợp lực lượng với tính chất vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh với
nhau, nhưng nhìn chung chưa ổn định.
Song rõ ràng hiện nay và Ýt nhất trong tương lại gần, không có nước lớn nào hay
cặp quan hệ giữa hai nước lớn nào có thể đóng vai trò chi phối toàn bộ hệ thống
QHQT, có thể áp đặt ý chí, luật lệ và giá trị của mình lên các nước khác, dù là các
nước nhỏ yếu hơn. Như đã trình bày ở các chương trên, một nước Mỹ siêu cường thế
giới duy nhất thời kỳ sau chiến tranh lạnh, với những “Chiến lược an ninh quốc gia”
thể hiện tham vọng thâu tóm thế giới trong trật tự thế giới đơn cực, cũng khó mà biến
tham vọng thành hiện thực. Chẳng hạn, Mỹ thực tế đã thất bại trong việc bao vây, cô
lập, cấm vận Cuba và Irắc. Những chuyến bay viện trợ nhân đạo, chuyến thăm chính
thức tới Irắc hoặcviệc nối lại quan hệ với Irắc của nhiều nước lớn nhỏ trong cộng
145
đồng quốc tế; sự trụ vững của nước Cuba bé nhỏ, nước Cuba XHCN ở Tây bán cầu đã
chứng tỏ sự thất bại đó của siêu cường Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Chính sách bao vây, cô lập, cấm vận của Mỹ thất bại là do sau chiến tranh lạnh,
tương quan lực lượng và sự tương tác giữa các chủ thể trong hệ thống QHQT đã thay
đổi. Có nhiều nhân tố mới xuất hiện sau chiến tranh lạnh tác động đến sự thay đổi đó,
mà một trong số các nhân tố như vậy là sự gia tăng vai trò và ảnh hưởng của các nước
vừa và nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị - đối ngoại. Nhìn chung, thông qua các
diễn đàn, các tổ chức quốc tế khác nhau, các nước vừa và nhỏ ngày càng đóng vai trò
chủ động, tích cực hơn trên trường quốc tế và ở cấp khu vực,. Tỷ trọng của các nước
vừa và nhỏ, hay tổ chức liên kết các nước vừa và nhỏ như ASEAN ngày càng lớn hơn
trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn và các nước không lớn trên bàn cờ
chính trị quốc tế sau chiến tranh lạnh. Nói theo cựu tổng thống Philippin Phiđen
Ramốt, thì các nước tầm trung không còn là những khán giả thụ động trước những tác
động qua lại giữa các nước lớn, mà đã là những “diễn viên đáng kể” [Xem: 54].
Thế nhưng các nước nhỏ rõ ràng có vị thế quốc tế yếu hơn và thường phải chịu
ảnh hưởng lớn hơn so với khả năng ảnh hưởng trở lại đến các nước lớn, là những
nước có vị thế quốc tÕ lớn hơn, cao hơn. Vị thế quốc tế của một nước được quyết
định chủ yếu bởi sức mạnh quốc gia tổng hợp của nước đó. Theo giáo sư, tiến sỹ sử
học Mỹ Pôn Kennơđy thì “sức mạnh của một quốc gia- dân tộc tuyệt nhiên không chỉ
cốt ở lực lượng vũ trang, mà còn ở các nguồn lực kinh tế và kỹ thuật; ở tài khéo léo,
nhìn xa thấy trước và ở quyết tâm của chính sách ngoại giao; ở hiệu lực của tổ chức
xã hội và chính trị của quốc gia đó. Trước hết nó bao gồm bản thân quốc gia đó:
những con người với tài năng, nghị lực, tham vọng, kỷ luật, sáng kiến của họ ....” [47,
tr.70]. Rõ ràng Pôn Kennơđy rất coi trọng vai trò của nguồn lực con người trong việc
tạo nên sức mạnh tổng hợp của một nước, song như chính ông đã khẳng định, nguồn
146
lực con người liên quan chặt chẽ, hữu cơ với các nguồn lực khác: quân sự, kinh tế, kỹ
thuật, chính trị, ngoại giao. Quốc gia nào tạo lập được sức mạnh tổng hợp từ các
nguồn lực này lớn hơn so với quốc gia khác thì có vị thế quốc tế cao hơn.
Trong tương quan lực lượng như vậy, các nước nhỏ có sức mạnh tổng hợp yếu
hơn so với các nước lớn, các cường quốc. Điều đáng nói ở đây là các nước lớn thường
lợi dụng các ưu thế của họ để gây sức Ðp kinh tế, chính trị- đối ngoại, quân sự- an
ninh hoặc áp đặt giá trị của mình lên các nước nhỏ yếu. Còn các nước nhỏ thường
phải chịu sức Ðp lớn hơn, phải ra sức tìm những phương sách khác nhau để tăng
cường sức mạnh quốc gia, để nâng cao vị thế quốc tế của mình trong tương quan lực
lượng, tương quan ảnh hưởng giữa các nước lớn nhỏ.
Việt Nam là một nước có diện tích và quy mô dân số vào loại trên trung bình so
với các nước khác trên thế giới, nhưng tiềm lực kinh tế thì rất nhỏ bé, GDP năm 2000
là hơn 30 tỷ USD so với 42.000 tỷ GDP toàn cầu, nghĩa là chỉ chiếm 1/1555 GDP
toàn cầu. Trong lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn
không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong bối cảnh lịch sử sau chiến tranh lạnh, Việt
Nam đang xúc tiến quan hệ nhiều mặt với tất cả các nước lớn, song không phải trong
mọi mối quan hệ đều không có vấn đề gì đặt ra.
Ảnh hưởng của quan hệ giữa Nga và Mỹ- với tư cách là quan hệ giữa hai cường
quốc thế giới, đến Việt Nam- với tư cách là một nước không lớn, nằm trong tương
quan ảnh hưởng chung giữa các nước lớn nhỏ trong hệ thống QHQT sau chiến tranh
lạnh. Không riêng gì quan hệ Nga- Mỹ, mà các nước lớn khác và quan hệ giữa họ
cũng đã, đang và sẽ còn ảnh hưởng, cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp,
nhiều hay Ýt đến Việt Nam. Do vậy, về phần mình, dù muốn hoặc không, dù nhiều
hoặc Ýt, Việt Nam vẫn phải chịu sức Ðp của các nước lớn và ảnh hưởng qua lại giữa
họ, bất luận là họ hoà hoãn, hợp tác, liên minh hay căng thẳng, đối địch, đối đầu.
147
Nhưng quan hệ giữa Nga và Mỹ cũng như ảnh hưởng của quan hệ Nga- Mỹ đến Việt
Nam có những nét đặc thù.
3.1.2. Ảnh hưởng của quan hệ Nga - Mỹ đến Việt Nam về mặt chính trịngoại giao.
Trước hết cần nhắc lại rằng quan hệ Nga- Mỹ là sự tiếp nối quan hệ Xô- Mỹ
trước đây, nhưng khác về chất so với quan hệ Xô- Mỹ. Một trong những đặc điểm của
cục diện đối đầu Xô- Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh là hai siêu cường đều ra sức tập hợp
lực lượng, thiết lập nên những quan hệ đồng minh, liên minh song phương hoặc đa
phương với nhiều nước trên thế giới, hoặc Ýt ra cũng ngăn chặn không để cho nước
này hay nước kia đi theo đối thủ của mình, chống lại mình. Tuy nhiên, khách quan mà
nói, sự tập hợp lực lượng của Liên Xô mang ý nghĩa tích cực đối với phong trào cộng
sản, công nhân và giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Sự giúp đỡ to lớn và nhiều
mặt của Liên Xô đã tạo thêm sức mạnh tinh thần và vật chất cho phong trào đấu tranh
giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Sự giúp
đỡ của Liên Xô đã góp phần không nhỏ trong việc loài người làm nên một trong
những kỳ tích hàng đầu của thế kỷ 20 là thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới. Về phía Mỹ, thì quá trình tập
hợp lực lượng của Mỹ đã gây nên một cuộc chiến tranh lạnh và sự chạy đua vũ trang
cực kỳ tốn kém, nguy hiểm, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng quốc
tế.
Với tư cách là một nước có vị trí địa- chính trị, địa- chiến lược quan trọng ở
Đông Nam Á, Việt Nam luôn là mục tiêu để các nước lớn, trong đó có Mỹ và Liên Xô
trước đây giành ảnh hưởng. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam thực hiện thành công cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lựa chọn con đường độc lập dân tộc, dân chủ và
148
CNXH, kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc và thực dân, Việt Nam trở
thành một trong những tiêu điểm của sự đối kháng toàn cầu Xô- Mỹ.
Về phía Liên Xô, thì ngay từ sau Cách mạng Tháng Mười thành công, Đảng và
Nhà nước Liên bang Xô viết đã bắt đầu giúp đào tạo nhiều cán bộ trung kiên và tài
giỏi cho cách mạng Việt Nam. Đặc biệt trong khi nhân dân Việt Nam đang tiến hành
cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược, Liên Xô, Trung
Quốc cũng như các nước XHCN khác đã công khai và chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao với Việt Nam (tháng 1 năm 1950), khẳng định địa vị pháp lý chính đáng
của chính thể Cộng hoà dân chủ nhân dân lần đầu tiên được xác lập ở Việt Nam. Đây
là sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cục diện kháng chiến chống
xâm lược trong giai đoạn quyết định của nhân dân Việt Nam. Đánh giá ý nghĩa của sự
kiện lịch sử này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Thắng lợi chính trị đó sẽ là cái đà cho
những thắng lợi quân sự sau này” [69, tr. 82].
Kể từ thời điểm lịch sử này, quan hệ Xô- Việt kiểu mới được chính thức xác lập.
Liên Xô và Việt Nam là đồng minh chiến lược trên mặt trận chống đế quốc thực dân
và chống các lực lượng thù địch với CNXH. Việt Nam trở thành tiền đồn của CNXH
ở khu vực Đông Nam Á, quan hệ với Liên Xô có lúc còn được coi là hòn đá tảng
trong các QHQT của Việt Nam. Trên thực tế, sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt, quý báu
và có hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đã góp phần không nhỏ vào
thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và cho việc xây
dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho CNXH của nhân dân Việt
Nam.
Đối với Mỹ, thì ngoại trừ một thời gian ngắn trong Chiến tranh thế giới thứ hai có
sự hợp tác Mỹ - Việt nhằm chống lại chủ nghĩa phát xít, tính chất xuyên suốt lịch sử
quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là sự đối đầu, đối kháng giữa nước đi xâm lược và nước
149
chống xâm lược. Quan hệ Việt- Mỹ là mối quan hệ giữa hai quốc gia đối đầu trực tiếp
với nhau trong một cuộc chiến tranh mang tầm vóc thời đại, là biểu hiện rõ nét của
cuộc đấu tranh giai cấp giữa CNTB và CNXH. Tính chất đối kháng về ý thức hệ, về thể
chế chính trị- xã hội giữa một nước đế quốc TBCN đầu sỏ và một nước nhỏ, lựa chọn
con đường tiến lên CNXH đã chi phối toàn bộ quan hệ Mỹ- Việt, tạo nên đặc thù cơ
bản của mối quan hệ này, làm cho nó khác hẳn các quan hệ đối ngoại khác của Việt
Nam. Nếu sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô góp thêm sức mạnh cho nhân dân Việt Nam
giành chiến thắng trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ, thì cuộc chiến tranh
xâm lược của Mỹ đã gây nên bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta. Chính các học
giả Mỹ cũng phải thừa nhận rằng cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã “để lại một
nước Việt Nam bị tàn phá với hàng triệu người bị tàn tật và bị giết. Hoa Kỳ đã tiêu phí
hơn 150 tỷ USD vào một nỗ lực vô Ých với cái giá là 58.000 sinh mạng người Mỹ...
Cuộc chiến tranh đã khiến nhiều người Mỹ đặt câu hỏi về những hành động của dân tộc
họ và về những giá trị mà dân tộc đó gắng sức giữ gìn...” [13, tr.375- 376].
Do tính chất quan hệ Xô- Mỹ, Xô- Việt, Mỹ- Việt như vậy, trong đó Liên XôViệt Nam là đồng minh đứng trên một chiến tuyến, còn Mỹ là kẻ thù của hai nước,
đứng ở chiến tuyến đối lập, nên đời sống chính trị, quan hệ đối ngoại và an ninh- quốc
phòng của nước ta chịu tác động trực tiếp và rất nhạy cảm của quan hệ Xô- Mỹ. Chẳng
hạn, nhằm ngăn cản bước tiến của cách mạng Việt Nam vốn được Liên Xô hậu thuẫn,
Mỹ đã có những hoạt động phá hoại, cản trở việc ký kết Hiệp định hoà bình Giơnevơ
năm 1954; đã xây dựng một chế độ thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, biến một nửa nước
Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ. Sau chiến tranh lạnh, một số học giả Phương
Tây vẫn khẳng định rằng, “ Nếu không có sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam thì sự
bành trướng của Cộng sản- cả Liên Xô và Trung Quốc- có thể lan rộng hơn ra Nam và
Đông Á, bao gồm sự kiểm soát cả Inđônêxia, Thái Lan và có khả năng cả Ên Độ...”
150
[65, tr.313]. Do đó, Đảng ta nhận định : “Chiến tranh xâm lược Việt Nam là mét bộ
phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ” [4, tr.23].
Không chỉ tình trạng đối đầu, mà sự hoà hoãn hay cải thiện quan hệ Xô- Mỹ
cũng ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Những hoà hoãn Xô- Mỹ (và Trung- Mỹ) trong
thập niên 70 đã tác động xấu đến cuộc đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước
của nhân dân Việt Nam, nhất là trên mặt trận chính trị- ngoại giao. Còn quan hệ MỹXô từ nửa cuối thập niên 80 bắt đầu giảm căng thẳng và đối đầu, đi đến hoà dịu, kết
thúc chiến tranh lạnh, đã ảnh hưởng mạnh, trực tiếp và nhiều mặt đến nước ta.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, quan hệ giữa LB Nga và Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ nhanh chóng được cải thiện, nói đúng hơn là thay đổi về chất
(như đã trình bày ở các chương trước). Quan hệ Nga- Mỹ là quan hệ giữa hai cường
quốc thế giới cùng theo đuổi những giá trị Phương Tây. Về phần mình, Việt Nam đã
vượt qua những thử thách khắc nghiệt của lịch sử do sù tan rã của Liên Xô và việc các
chế độ XHCN ở Trung, Đông Âu bị thủ tiêu để trụ vững. Hơn nữa, qua cơn sóng gió
hiểm nghèo đó, Việt Nam vẫn kiên định theo đuổi mục tiêu chiến lược là độc lập dân
tộc và CNXH.
Do vậy, ảnh hưởng chính trị- đối ngoại của quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh
lạnh đến Việt Nam nhìn chung là không thuận lợi mà khá phức tạp, tiềm Èn những
nguy cơ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, do sự ràng buộc lẫn nhau của các mối QHQT
hiện đại, nên ảnh hưởng của nước này hoặc cặp quan hệ này đến một nước khác
không bao giê mang tính chất một chiều, mà luôn là sự ảnh hưởng qua lại giữa các
chủ thể tham gia các mối quan hệ được nói tới. Nhưng do thực lực, vị thế quốc tế
khác nhau, lợi Ých chiến lược khác nhau, truyền thống và lịch sử mỗi nước khác
nhau, nên mức độ ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của các chủ thể tất yếu phải khác
nhau. Ảnh hưởng của quan hệ Nga- Mỹ đến Việt Nam còng mang tính chất chung đó.
151
Về phía nước Nga, thì nước Nga hậu Xô viết có mục tiêu chiến lược là hoà nhập
thế giới Phương Tây. Tuy nhiên, trong khi mục tiêu chiến lược chưa sớm đạt được, nền
kinh tế Nga lại tiếp tục xuống dốc, tình hình chính trị- xã hội mất ổn định kéo dài . LB
Nga bị giảm sút rõ rệt vai trò và ảnh hưởng quốc tế so với Liên Xô trước đây, và nhìn
chung bị Mỹ và Phương Tây khống chế. Do vậy, LB Nga không muốn và không thể
duy trì quan hệ một cách chặt chẽ như Liên Xô trước đây với các nước đồng minh
truyền thống, đồng minh chiến lược của Liên Xô cũ ở CA- TBD, trong đó có Việt
Nam. Sù tan rã của Liên Xô đã tạo ra sự hẫng hụt lớn và đột ngột đối với quan hệ NgaViệt. Cả hai phía, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đều thực sự tỏ ra lúng túng trong
việc tiếp nối và duy trì quan hệ song phuơng đã có bề dày hữu nghị tốt đẹp hơn 40 năm.
Trên thực tế, ảnh hưởng quốc tế trở nên mờ nhạt của Nga ảnh hưởng tiêu cực
đến quan hệ Nga- Việt sau chiến tranh lạnh. Trên các diễn đàn quốc tế, Nga không
tích cực ủng hộ Việt Nam, không phối hợp các nỗ lực ngoại giao, không tham khảo ý
kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm với Việt Nam như
thời kỳ Liên Xô trước đây. Các cuộc tiếp xúc chính trị giữa Nga và Việt Nam trong
những năm đầu thập niên 90 mang tính hình thức, chỉ ở cấp thấp, còn tiếp xúc chính
trị cấp cao- vốn là một hình thức biểu đạt tình hữu nghị và sự tin cậy lẫn nhau- không
được xúc tiến. Để cải thiện quan hệ Nga- Mỹ ở hướng CA- TBD và để chứng tá Nga
là “đồng minh tự nhiên” của Mỹ, Nga tiếp tục cắt giảm hoặc huỷ bỏ các cam kết XôViệt trước đây. Chẳng hạn, Nga triệt thoái hầu như toàn bộ lực lượng quân sự ở Cam
Ranh, rút dần các chuyên gia Nga đang làm việc trong nhiều công trình, nhiều lĩnh vực
khác nhau ở Việt Nam về nước. Hành động của Nga không khỏi không gây cho Việt
Nam những khó khăn lớn về chính trị, an ninh và đối ngoại. Thậm chí, lãnh đạo Nga và
một số phương tiện thông tin đại chúng (chẳng hạn đài Irina) còn phê phán Việt Nam,
xuyên tạc tình hình Việt Nam, đưa tin sai sự thật về các vấn đề nhân quyền, vấn đề
152
POW/MIA ở Việt Nam, v.v.. Do đó, những năm 1991- 1993, quan hệ Nga- Việt trong
tất cả các lĩnh vực nhìn chung bị ngưng trệ.
Về phía Mỹ, sự kết thúc chiến tranh lạnh và Liên Xô tan rã tạo cho Mỹ những lợi
thế chưa từng có để thực hiện những mục tiêu chiến lược của mình. Mỹ (và cả các
nước lớn khác) tận dụng sự co cụm của Nga để tích cực lấp những “khoảng trống
quyền lực” có tính chất chiến lược ở những khu vực ảnh hưởng của Liên Xô trước
đây. Trong quan hệ với Việt Nam, nhân cơ hội Việt Nam mất đi đồng minh tin cậy và
có sức mạnh nhất, Mỹ đã xúc tiến mạnh mẽ hơn “diễn biến hoà bình” chống phá cách
mạng Việt Nam, nhằm thủ tiêu chính thể Cộng hoà XHCN Việt Nam. Thái độ, hành
động của Nga và Mỹ cũng như quan hệ “trăng mật” Nga- Mỹ những năm đầu thập
niên 90 khiến cho những lực lượng thù địch với Việt Nam ở Mỹ, ở các nước khác coi
là cơ hội thuận lợi để tăng cường các hoạt động chống phá Việt Nam của chúng.
Do vậy, có thể nói, những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, sự thay đổi về chất
của quan hệ Nga - Mỹ đã tác động nhiều mặt, gây sức Ðp rất lớn đối với Việt Nam,
đặt chính thể Cộng hoà XHCN Việt Nam trước những thử thách hiểm nghèo.
Tuy nhiên, dần dần, Mỹ đã có những điều chỉnh đáng kÓ, khá rõ rệt trong chính
sách với Việt Nam. Nếu như trong những năm đầu thập niên 90, quan hệ Nga- Việt
với tính cách là các đối tác truyền thống bị ngưng trệ, thì quan hệ Việt- Mỹ, với tính
cách là những đối thủ truyền thống lại có xu hướng cải thiện. Tháng 4 năm 1991, lần
đầu tiên Mỹ đưa ra chính sách công khai và chính thức đối với Việt Nam thông qua lộ
trình bốn bước bình thường hoá quan hệ Mỹ-Việt. Nhưng rõ ràng việc bình thường
hoá quan hệ giữa hai đối thủ sau một cuộc chiến tranh tự nó đã rất khó khăn, phức tạp.
Cuộc chiến tranh Việt Nam lại là một cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại
mà sự kết thúc chiến tranh không làm thay đổi tính chất này. Từ đó có thể thấy, sự