1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Quan hệ quốc tế >

Kết cấu của luận án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662 KB, 203 trang )


10



hơn nhiều. Do vậy, trước khi khảo sát quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh, chúng tôi

trình bày khái lược lịch sử quan hệ Xô-Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh.



1.1. Khái lược lịch sử quan hệ Xô - Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh

Tháng Mười năm 1917, cuộc Cách mạng “mười ngày rung chuyển thế giới”

thành công ở nước Nga, cho ra đời một Nhà nước kiểu mới- Cộng hoà XHCN Xô viết

Liên bang Nga. Ngay từ sau Cách mạng tháng Mười, Cộng hoà XHCN Xô viết LB

Nga và sau đó là Liên bang CHXHCN Xô viết đã kiên trì cuộc đấu tranh nhằm thiết

lập quan hệ chính trị và kinh tế-thương mại với Mỹ nói riêng, các nước khác nói

chung, theo nguyên tắc được V.I.Lênin khởi xướng về cùng tồn tại hoà bình giữa các

nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Song nếu như từ những năm 1924 - 1925,

nhiều nước, trong đó có các nước TBCN lớn như Anh, Pháp, Italia đã chÝnh thức

công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, thì Mỹ là cường quốc duy

nhất trong thập niên 20 không thiết lập quan hệ với Liên Xô. Phải trải qua một quá

trình đấu tranh lâu dài của chính quyền Xô viết, và do tác động của rất nhiều nhân tố

khác nữa, mà tới tháng 11 năm 1933, Liên bang Xô viết và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cũng từ đây bắt đầu một giai đoạn mới

trong quan hệ ngoại giao giữa hai cường quốc, về sau là hai siêu cường đứng đầu hai

hệ thống chính trị- xã hội đối lập trong QHQT thế kỷ XX.

Từ khi chính thức công nhận lẫn nhau và thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ

Xô - Mỹ vận động hoàn toàn không đơn giản trong tất cả các lĩnh vực chính trị-quân

sự, kinh tế- thương mại, văn hoá- khoa học- công nghệ.

1.1.1. Quan hệ Xô- Mỹ trong lĩnh vực chính trị- quân sự

Vào cuối những năm 30, trong bầu không khí nóng bỏng của QHQT do việc hình

thành ba lò lửa chiến tranh thế giới và do bản chất của chủ nghĩa đế quốc, nhìn chung

Mỹ thực hiện “chính sách trung lập”, “không can thiệp”, thực chất là âm mưu mượn



11



tay người khác đánh nhau để đứng giữa trục lợi. Chính H.Truman (lúc đó là Thượng

nghị sĩ, đến 4. 1945 là Tổng thống Mỹ), ngay sau khi Đức tấn công Liên Xô, đã tuyên

bố trắng trợn: “Nếu chóng ta thấy Đức sẽ thắng thì chúng ta phải giúp Nga, còn nếu

Nga sẽ thắng thì chúng ta phải giúp Đức, và như vậy, mặc cho họ giết hại lẫn nhau

càng nhiều càng tốt” [113, tr.435]. Chỉ khi phát xít Đức, Italia đã thôn tính nhiều nước

ở Châu Âu, Châu Phi, còn Nhật đánh chiếm Trân Châu, gây cho Mỹ những tổn thất

nặng nề, lợi Ých và an ninh Mỹ bị đe dọa, thì Mỹ mới tham chiến, cùng Liên Xô và

một số nước khác thành lập Mặt trận đồng minh chống phát xít (1.1.1942). Sau đó Mỹ

và Liên Xô ký Hiệp ước Xô-Mỹ về những nguyên tắc tương trợ trong quá trình chiến

tranh chống xâm lược (11.7.1942). Những hành động đối ngoại này của hai nước đã

góp phần tạo những biến chuyển tích cực, có ý nghĩa to lớn trong việc đoàn kết và

hợp tác chiến đấu giữa Liên Xô và Mỹ nói riêng, các lực lượng chống phát xít nói

chung trên toàn thế giới để đánh bại chủ nghĩa phát xít.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với chiến thắng của Liên Xô và các

nước trong khối Đồng minh đã mở ra một thời kỳ mới trong QHQT hiện đại, dẫn đÕn

những biến chuyển sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới. Trong khối Đồng minh

chống phát xít, Mỹ là nước duy nhất không những không bị chiến tranh tàn phá, mà

còn lợi dụng được chiến tranh để làm giàu nhanh chóng. Với sức mạnh kinh tế đi đôi

với sức mạnh quân sự, nhất là sự độc quyền vũ khí hạt nhân, Mỹ trở thành một cường

quốc hùng mạnh. Đây là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy tham vọng bá chủ

toàn cầu của Mỹ. Tổng thống Mỹ H.Truman trong diễn văn đọc ngày 6 tháng 4 năm

1946 đã khẳng định: “Ngày nay Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh, không có một quốc

gia nào mạnh hơn... Điều đó có nghĩa là với sức mạnh như thế chúng ta có nghĩa vụ

nắm quyền lãnh đạo thế giới...” [89, 119].



12



Tuy nhiên, tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ đã gặp phải những cản trở rất lớn.

Vốn là nước đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô

bước ra khỏi Đại chiến thế giới lần thứ hai với uy tín quốc tế đã tăng cao. Nhà nước

XHCN đầu tiên trên thế giới đã tỏ rõ sức mạnh của mình trên thực tế, trở thành trụ cột

của phong trào cách mạng thế giới. Ngoài Liên Xô, một loạt Nhà nước dân chủ nhân

dân ở Đông Âu và Châu Á đã được thành lập, lựa chọn con đường đi lên CNXH. Hệ

thống XHCN thế giới dần dần được hình thành và củng cố. Cùng với sự lớn mạnh của

hệ thống XHCN thế giới, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân ở các

nước thuộc địa và TBCN cũng phát triển mạnh, tạo thành những dòng thác lớn tấn

công vào dinh luỹ của hệ thống ĐQCN thế giới. Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ

hai, tương quan lực lượng trên trường quốc tế thay đổi không có lợi cho Mỹ.

Để thủ tiêu những lực cản đó (mà lực cản lớn nhất là Liên bang Xô viết), Mỹ đã

dùng mọi phương sách, biện pháp, thủ đoạn ngoại giao để, thứ nhất, lôi kéo, tập hợp

lực lượng chống lại Liên Xô và ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS. Thứ hai, Mỹ bắt đầu

công khai thực hiện một chính sách đối ngoại thù địch với Liên Xô trong tất cả các

lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực chính trị-đối ngoại.

Trên cơ sở một học thuyết do G.Kennan, Chủ tịch uỷ ban vạch chính sách đối

ngoại của Chính phủ, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Xô đề ra, Tổng thống Mỹ H.Truman

tháng 3 năm 1947 đã cho ra đời một học thuyết đối ngoại mang tên “Học thuyết

Truman”. Nội dung cơ bản của Học thuyết Truman là Mỹ phải đảm trách sứ mệnh lãnh

đạo thế giới tự do, phải bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự để giúp đỡ, trước mắt là

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, sau nữa là các dân tộc trên thế giới chống lại sự đe doạ của chủ

nghĩa cộng sản (CNCS). Nếu G.Kennan được coi là “kiến trúc sư” cho chiến lược

“Chiến tranh lạnh”, thì diễn văn của thủ tướng Anh W.Sơcsin tại Phuntơn ngày

5.3.1946 và Học thuyết Truman được coi là châm ngòi nổ cho cuộc “chiến tranh lạnh”



13



chống Liên Xô và CNCS. (Theo một số tài liệu, “chiến tranh lạnh”- cold war- là từ do

Barút, tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mỹ ở LHQ đặt ra, xuất hiện lần đầu trên

báo Mỹ ngày 26.7.1947. Nhưng rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “chiến tranh lạnh”

trên thực tế đã bắt đầu trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cụ thể là tại Hội

nghị tam cường Mỹ - Anh - Xô tại Ianta tháng 2 năm 1945). Như vậy thế giới Phương

Tây đứng đầu là đế quốc Mỹ đã chính thức đề ra một chiến lược đối ngoại thù địch với

Liên Xô và các nước XHCN. “Đặc trưng tiêu biểu của chiến tranh lạnh là gây tình hình

căng thẳng, đe dọa dùng bạo lực, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, đẩy mạnh chạy

đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh, thành lập các khối liên minh xâm lược, tiến hành

chiến tranh tâm lý chống cộng” (Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 1, 1995, tr. 463).

Như vậy, với sù ra đời của Học thuyết Truman, mối quan hệ đồng minh giữa

Liên Xô với Mỹ và các nước Phương Tây trong Mặt trận Đồng minh chống phát xít

đã chấm dứt; bắt đầu một tình trạng đối đầu ngày càng căng thẳng, quyết liệt giữa hai

cường quốc Xô - Mỹ. Cuộc đối đầu Xô - Mỹ gay gắt và toàn diện trở thành trục trung

tâm của chính sách đối ngoại hai siêu cường và là yếu tố cơ bản chi phối các mối

QHQT trong suốt nhiều thập niên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Các mối

QHQT này được diễn đạt bằng thuật ngữ “Trật tự hai cực Ianta” hay “Trật tự thế giới

hai cực Xô-Mỹ” - một cực do Liên Xô đứng đầu, cực kia là Mỹ.

Để dễ bề tập hợp các lực lượng trên thế giới vào một mặt trận do Mỹ đứng đầu

chống Liên Xô, Mỹ đã ra sức thổi phồng mối đe doạ từ Liên Xô và CNCS đối với “thế

giới tự do”, bắt đầu triển khai thực hiện chiến lược toàn cầu “Ngăn chặn Liên Xô và

chủ nghĩa cộng sản” (gọi tắt là “Chiến lược ngăn chặn”). Tháng 6 năm 1947, Bộ trưởng

ngoại giao Mỹ lúc đó là G.Macsan đưa ra cái gọi là “Chương trình tái thiết Châu Âu”

hay “Kế hoạch Macsan”. Nội dung chủ yếu của kế hoạch này là Mỹ sẵn sàng viện trợ

quy mô lớn để phục hồi nền kinh tế các nước Châu Âu, để “tạo ra những điều kiện



14



chính trị và xã hội giúp cho các thể chế tự do có thể tồn tại”. Song viện trợ theo “kế

hoạch Macsan” chỉ được thực hiện với rất nhiều điều kiện nghiêm ngặt, được quy định

trong “Đạo luật viện trợ nước ngoài” mà Quốc hội Mỹ thông qua tháng 4 năm 1948. Có

16 nước, về sau thêm CHLB Đức, đã chấp nhận "Kế hoạch Macsan" của Mỹ.

Về quân sự, Mỹ đã sử dụng tối đa các ưu thế quân sự và sự độc quyền vũ khí hạt

nhân để lôi kéo các nước đồng minh lớn nhỏ vào các liên minh quân sự song phương

và đa phương. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty

Organisation- NATO) đã chính thức ra đời ngày 4.4.1949 tại Oasinhton. Việc thành lập

NATO trước hết nhằm mục đích tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, biến NATO

trở thành công cụ quan trọng nhất để Mỹ thực hiện kế hoạch thống trị thế giới. Sự ra

đời của NATO đã đẩy lục địa Châu Âu vào cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn và có

thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới thứ ba. Đặc biệt, năm 1955, sau khi

được Mỹ và các nước Phương Tây tái vũ trang, được kế hoạch Macsan phục hồi kinh

tế, CHLB Đức gia nhập khối NATO, trở thành bàn đạp chính của cuộc chiến tranh lạnh

chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cũng như phong trào giải phóng dân tộc

đang lan rộng trong tất cả các thuộc địa của Mỹ và của các nước TBCN phát triển.

Ở Châu Á, Mỹ đã từng bước biến Nhật Bản thành nước lệ thuộc Mỹ, thành căn

cứ quân sự khu vực Đông Bắc Á. Tháng 9.1951, với việc ký với Nhật Hiệp ước hoà

bình San Francisco, Mỹ đã mở đường cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật ngóc đầu dậy.

Đặc biệt, với việc ký Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật (8.9.1951), Mỹ được phép bố trí các

lực lượng vũ trang trên đất Nhật. Mặc dù Mỹ- Nhật tuyên bố Hiệp ước này nhằm

“duy trì hoà bình thế giới và an ninh Viễn Đông”, song thực chất đã chính thức hoá

việc thiết lập các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật để trước hết phong toả, bao vây Liên

Xô ở hướng Châu Á- Thái Bình Dương. Kể từ khi Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật được

ký kết, Mỹ thực tế đã sử dụng Nhật Bản phục vụ mục đích khống chế Liên Xô.



15



Ngoài Liên minh quân sự-chính trị Mỹ- Nhật, Mỹ còn thành lập các liên minh

quân sự song phương và đa phương khác ở khu vực: Mỹ-Philipin (30.8.1951); Mỹ-ÓcNiuDilân (Hiệp ước an ninh Thái Bình Dương, 1.9.1951); Mỹ-Hàn Quốc (1.10.1953);

Mỹ- Pakistan (19.5.1954); Mỹ- Đài Loan (2.12.1954); nhất là khối SEATO (8.9.1954)

gồm Mỹ, Anh, Pháp, Óc, NiuDilân, Philippin và Thái Lan.

Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã từng bước hình thành thế trận

liên hoàn với các cấp độ khác nhau từ Châu Âu- Đại Tây Dương (CA - ĐTD) sang

Châu Á- Thái Bình Dương (CA - TBD) với mục đích bao vây, phong toả, kiềm chế,

tiến tới tiêu diệt Liên Xô, ngăn chặn CNCS. Mỹ đã chi những khoản tài chính khổng

lồ cho ngân sách quân sự hàng năm và viện trợ quân sự cho các nước thành viên khối

NATO, SEATO và các đồng minh song phương khác. Thực chất chiến lược toàn cầu

“Ngăn chặn” của Mỹ không chỉ nhằm chống Liên Xô, chống CNCS, mà còn thực

hiện các mục tiêu phát triển nước Mỹ hùng mạnh cả về kinh tế, quân sự và chính trị

làm chỗ dựa để thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ. Chiến lược “Ngăn chặn”

đã được nhiều lần điều chỉnh qua các đời Tổng thống Mỹ từ 1947 đến 1991, song mục

tiêu đối ngoại xuyên suốt là thống trị thế giới và tiêu diệt CNCS thì không hề thay

đổi.

Để đối phó lại âm mưu của các thế lực đế quốc hiếu chiến Phương Tây đứng đầu

là Mỹ, Liên Xô buộc phải tìm mọi cách tăng cường sức mạnh chính trị-quân sự của

mình. Một mặt, Liên Xô tập trung các nguồn lực xây dựng quân đội hùng mạnh, nền

quốc phòng hiện đại, nghiên cứu chế tạo được vũ khí hạt nhân (năm 1949) để phá thế

độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ. Mặt khác, Liên Xô tích cực triển khai kế hoạch xây

dựng hệ thống an ninh tập thể. Do Châu Âu có vị trí địa-chính trị, địa-chiến lược quan

trọng đối với hoà bình, ổn định thế giới, cũng là nơi tập trung các lợi Ých sống còn của

Liên Xô và Mỹ, nên chính sách đối ngoại của Liên Xô nhìn chung rất chú trọng Châu



16



Âu. Theo sáng kiến của ĐCS Liên Xô, tháng 9 năm 1947, tại Vacsava (Ba Lan), đã

diễn ra Hội nghị đại biểu các ĐCS Liên Xô, Bungari, Hungari, Ba Lan, Rumani, Tiệp

Khắc, Nam Tư, Pháp và Italia. Hội nghị thông qua bản tuyên bố rằng thế giới lúc này

đã chia thành hai phe: phe ĐQCN do Mỹ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô đứng

đầu. Hội nghị quyết định thành lập cơ quan thông tin của một số ĐCS và công nhân với

tên gọi "Cục thông tin quốc tế" (KOMINFORM). Còn sau đó, để đối phó với khối

NATO, tháng 5.1955, tại Vacsava đã ra đời một Liên minh chính trị-quân sự của Liên

Xô và các nước XHCN Đông Âu với việc ký kết Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương

trợ Vacsava (gọi tắt là Hiệp ước Vacsava).

Cùng với sự tồn tại của khối NATO do Mỹ chi phối và chỉ huy, sù ra đời của

khối Vacsava do Liên Xô đứng đầu đã đẩy lục địa Châu Âu đến một cuộc đối đầu trực

tiếp giữa hai khối chính trị-quân sự hùng mạnh nhất. Sự đối đầu căng thẳng, cuộc

chạy đua vũ trang quy mô lớn (từ vũ khí hạt nhân chiÕn lược và chiến thuật đến vũ

khí thông thường) giữa hai khối là biểu hiện đặc trưng nhất của quan hệ Xô-Mỹ trong

thời kỳ chiến tranh lạnh. Cuộc chạy đua vũ trang đó đạt tới đỉnh cao vào những năm

70, khi hai bên cân bằng vũ khí hạt nhân. Mỹ đã thiết lập hơn 2000 căn cứ quân sự

với khoảng 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài (trong tổng số 3.477.000 quân thường

trực Mỹ). Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân đóng ở các nước khối Vacsava (tập

trung ở CHDC Đức), ở Mông Cổ và biên giới Xô-Trung [89, tr.243].

Bảng 1. Tương quan vũ khí hạt nhân chiến lược

Khối NATO

Tên lửa chiến lược ICBM (loại đặt trên



Khối



1.018



Vacsava

1.398



đất)



672



922



Tên lửa SLBM (loại đặt trên tàu ngầm)



518



160



36



62



Máy bay chiến lược



17



Tàu ngầm chiến lược



Bảng 2. Tương quan vũ khí thông thường

Xe tăng



Tàu



Đại bác



Trực thăng



Máy bay



25.091



chiến

34.453



20.620



tiêm kích

1.736



chiến đấu

5.939



NATO (1990)

Vacsava (1989)



59.470



70.330



71.560



2.785



7.876



Trong đó Liên Xô



41.580



45.000



50.275



2.200



5.955



Các nước Đông Âu



17.890



25.330



21.285



585



1.921



Nguồn: Bảng 1 và 2: Dẫn theo C. M. Rôgốp, Nga và Mỹ trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, Tạp chí

Tư tưởng tự do sè 5/97 (Tiếng Nga), tr. 95.



Ngoài ra, sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mỹ còn biểu hiện qua các cuộc chiến tranh

nóng cục bộ giữa các đồng minh của Mỹ, một bên, với các đồng minh của Liên Xô, một

bên khác. Hàng loạt cuộc chiến tranh khu vực ở nhiều nơi trên thế giới (Trung Đông,

Đông Dương, bán đảo Triều Tiên, v.v.) có sự dính líu, can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp

của Mỹ và Liên Xô.

Tuy nhiên, dù buộc phải lao vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ, Liên Xô vẫn

kiên trì cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại vì HOÀ BÌNH, AN NINH VÀ PHÁT

TRIỂN. Trên các diễn đàn quốc tế, trong các cuộc tiếp xúc, đàm phán ở các tổ chức



khu vực cũng như trong quan hệ song phương Xô- Mỹ, các đại diện của Liên Xô bằng

nhiều phương pháp, phương tiện ngoại giao kiên trì đấu tranh nhằm giải trừ quân bị,

cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, thiết lập hệ thống an ninh tập thể giữa các



18



nước có chế độ chính trị-xã hội khác nhau,v.v. Về phía Mỹ, do tác động của nhiều

nhân tố khác nhau, cũng buộc phải bắt đầu các cuộc tiếp xúc, đàm phán với Liên Xô

về các vấn đề trên. Từ thập niên 70 bắt đầu có những bước tiến đáng kể trong việc cải

thiện quan hệ Xô-Mỹ. Tháng 5.1972, Tổng thống Mỹ R.Nichxơn đến thăm Liên Xô,

hai bên có những cuộc hội đàm quan trọng, kết quả đã ký được các văn kiện có ý

nghĩa rất tích cực là:

1- Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (ABM);

2- Hiệp định tạm thời về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1).

Tháng 7 năm 1974, Hiệp ước ABM được bổ sung thêm một Nghị định thư quy

định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống ABM với số lượng tên lửa giảm một nửa so

với ABM- 1972 (ABM- 1972 quy định mỗi bên Xô- Mỹ có hai hệ thống phòng thủ

chống tên lửa, một ở thủ đô và một ở khu vực có tên lửa chiến lược, với không quá

200 tên lửa chống tên lửa) [113, tr.410]. Có thể nói, Hiệp ước ABM là Hiệp ước tạo

cơ sở cho hai nước Liên Xô và Mỹ ký Hiệp định SALT-1 và sau đó là SALT-2. Các

Hiệp ước ABM, SALT-1 và SALT-2 đã tạo nên sự cân bằng chiến lược về lực lượng

hạt nhân, vừa giữ cho hai siêu cường thoát khỏi nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt

nhân, vừa hạn chế đáng kể cuộc chạy đua vũ trang quy mô toàn cầu.

Nhưng từ năm 1981, khi R.Rigân lên làm Tổng thống Mỹ, quan hệ Xô-Mỹ bắt đầu

căng thẳng trở lại. Vị Tổng thống thuộc Đảng Cộng hoà này đã thực hiện hàng loạt các

động thái đối ngoại nguy hiểm, như bố trí tên lửa tầm trung hiện đại “Pershing” và

“Cruise” ở một số nước Châu Âu, vạch ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” hay

“Sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI) nhằm phá thế cân bằng quân sự với Liên Xô.

Năm 1985, chi phí quốc phòng Mỹ lên tới gần 400 tỷ USD, chiếm 28% ngân sách Liên

bang và 7% GDP [5, tr.3]. Còn Liên Xô, theo tài liệu của Mỹ, cũng chi phí quốc phòng

lên tới gần 280 tỷ USD, chiếm khoảng 50% ngân sách Liên bang và 10% GDP hàng



19



năm [178]. Theo số liệu của cơ quan kiểm soát lực lượng vũ trang và giải trừ quân bị

Mỹ, chi phí quốc phòng tính theo đầu người của Mỹ lớn hơn 6 lần chỉ số chung của thế

giới, lớn hơn 3 lần so với các nước Tây Âu và lớn hơn 6 lần so với Nhật Bản [178].

Học thuyết quân sự của Rigân “Phản ứng linh hoạt mới” được mệnh danh là “Học

thuyết chạy đua vũ trang, khôi phục vị trí đứng đầu thế giới” đã dẫn đến tình trạng hết

sức phức tạp và căng thẳng trong quan hệ Xô-Mỹ cũng như quan hệ giữa nhiều nước

khác trong suốt nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Rigân.

Năm 1985 đánh dấu bước khởi đầu quá trình thay đổi có tính chất bước ngoặt

trong chính sách đối ngoại cũng như đối nội của Liên Xô. M.Goócbachốp lên nắm

quyền lãnh đạo ở Liên Xô, với “Tư duy chính trị mới” đã có những điều chỉnh chiến

lược đối ngoại nhằm chuyển biến quan hệ từ đối đầu sang đối thoại với Mỹ. Rất nhiều

cuộc gặp cấp cao chính thức và không chính thức giữa M.Goócbachốp với R.Rigân

rồi với G.Busơ đã được tiến hành. Cuộc gặp chính thức cấp cao Xô- Mỹ có ý nghĩa

quan trọng đầu tiên là cuộc gặp giữa M. Goócbachốp và R.Rigân tại Râygiavích

(Aixơlen). Tại đây, những người đứng đầu hai Nhà nước Liên Xô và Mỹ đã bắt đầu

những cuộc đàm phán khá phức tạp về cắt giảm vũ khí hạt nhân, kể cả vũ khí hạt nhân

chiến lược. Những cuộc đàm phán tiếp nối sau đó đã dẫn đến chỗ nhiều văn kiện song

phương Xô- Mỹ đã được ký kết, trong đó quan trọng nhất là Hiệp ước về vũ khí hạt

nhân tầm trung (Intermediate-range Nuclear Forces- INF) tháng 12.1987. Theo Hiệp

ước này, hai bên thoả thuận phá huỷ khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước

gồm hàng trăm tên lửa tầm trung và tầm ngắn, có khả năng tiếp cận mục tiêu xa dưới

3.400 dặm và cho phép tiến hành kiểm tra bất ngờ các cơ sở hạt nhân của nhau. Tháng

12 năm 1989 diễn ra cuộc gặp không chính thức, song thực sự là “cuộc gặp lịch sử”

giữa M.Goócbachốp và G.Busơ tại đảo Manta trên Địa Trung Hải. Tại đây, Tổng bí

thư BCH trung ương ĐCS Liên Xô M.Goócbachốp và Tổng thống Mỹ G.Busơ tuyên



20



bố từ nay Liên Xô và Mỹ không coi nhau là kẻ thù, thoả thuận cắt giảm vũ khí hạt

nhân chiến lược và tăng cường hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề quốc tế, ....

Đây là cuộc gặp thu hút sự chú ý của dư luận thế giới và được coi là thời điểm bắt đầu

kết thúc thời kỳ “chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường. Gần một năm sau, tháng 11

năm 1990, Hội nghị Paris lịch sử diễn ra với sự có mặt của G.Busơ, M.Goócbachốp,

các nhà lãnh đạo của 20 quốc gia thành viên khối NATO và khối Vacsava. Tại đây

các nhà lãnh đạo kể trên đã ký điều ước không xâm phạm lẫn nhau và chính thức ra

tuyên bố chung chấm dứt Chiến tranh lạnh (Hiến chương Paris 11/1990).

Kể từ đó, quan hệ Xô-Mỹ thực sự chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác giải

quyết những vấn đề quốc tế, những tranh chấp, xung đột vũ trang giữa hai khối và giữa

một số nước ở các khu vực trên thế giới (Ápganistan, Cămpuchia, Namibia, Trung

Đông, ...). Trong số những thoả hiệp, nhượng bộ bất lợi cho Liên Xô của M.Goócbachốp

phải kể đến việc Tổ chức Hiệp ước Vacsava tuyên bố tự giải thể tháng 3.1991.

Một Hiệp ước có ý nghĩa tích cực hơn, đánh dấu lần hoà dịu cuối cùng trong

quan hệ Xô-Mỹ là “Hiệp ước hạn chế và giảm bớt vũ khí tiến công chiến lược”

(START- 1) được G.Busơ và M.Goócbachốp ký ngày 31 tháng 7 năm 1991. Theo các

thoả thuận đạt được giữa hai Tổng thống, Mỹ và Liên Xô sẽ thủ tiêu khoảng 1/3 kho

vũ khí hạt nhân chiến lược của mỗi bên trong vòng 7 năm tính từ ngày ký.

Tuy nhiên, do tác động của hàng loạt nhân tố, cả chủ quan lẫn khách quan, cả

bên trong lẫn bên ngoài, siêu cường Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết- một trong

những nhà nước hùng mạnh bậc nhất trong nền chính trị thế kỷ XX-đã phải chấm dứt

sự tồn tại của mình vào cuối năm 1991. Tính từ thời điểm lịch sử này, 15 nước Cộng

hoà Xô viết chính thức trở thành các quốc gia độc lập, có chủ quyền, những chủ thể

pháp lý quốc tế mới, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế thừa nhận.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

×