Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 167 trang )
Phương pháp thu thập số liệu
Có nhiều phương pháp chính để thu thập số liệu: hồi cứu hồ sơ tài liệu, quan sát, sử dụng bộ câu
hỏi tự điền, phỏng vấn mặt đối mặt, thảo luận nhóm tập trung như sử dụng nhóm danh định
(nomial group), kĩ thuật delphi, vẽ bản đồ (mapping). Cần phân biệt phương pháp thu thập số
liệu và công cụ thu thập số liệu (công cụ thu thập số liệu chỉ là một phần của phương pháp). Thí
dụ bộ câu hỏi chỉ là công cụ thu thập số liệu và có thể sử dụng trong nhiều phương pháp thu thập
số liệu khác nhau như bộ câu hỏi tự điền, phỏng vấn cá nhân mặt đối mặt, phỏng vấn nhóm, v.v.
Nhìn chung có hai kĩ thuật nghiên cứu chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề của
vấn đề nghiên cứu (để trả lời cho các câu hỏi tại sao, như thế nào) trong khi đó nghiên cứu định
lượng nhằm tìm hiểu quy mô của vấn đề (Trong một nghiên cứu có thể kết hợp cả hai loại kĩ
thuật nghiên cứu định tính và định lượng) Do các phương pháp thu thập số liệu sẽ cho các thông
tin khác nhau, việc chọn lựa kĩ thuật thu thập phù hợp phải dựa trên bản chất của nghiên cứu là
định tính hay định lượng.
Sử dụng thông tin sẵn có
Sử dụn thông tin sẵn có còn được gọi là phương pháp hồi cứu. Nó có ưu điểm là ít tốn kém về
mặt thời gian và nguồn lực và cho phép đánh giá các thông tin trong quá khứ. Tuy nhiên do bản
chất của số liệu hồi cứu là không sử dụng cho mục đích nghiên cứu, chất lượng số liệu thường
thấp, các biến số không được thu thập không hằng định và thường không có đủ các biến số mà
nhà nghiên cứu quan tâm (đặc biệt là yếu tố gây nhiễu).
Ðể cải thiện tính hằng định của số liệu có được nhờ hồi cứu, nhà nghiên cứu phải sử dụng các
công cụ để hệ thống hoá các biến số cần thu thập như bản kiểm hay sổ cái.
Quan sát
Chọn lọc, quan sát và ghi nhận hành vi hay đặc tính của con người, vật thể hay hiện tượng. Các
thí dụ của quan sát có thể bao gồm: quan sát hành vi rửa tay các cán bộ y tế trước khi làm thu
thuật y khoa, đo lường huyết áp và lấy thân nhiệt của bệnh nhân, đánh giá phương tiện thanh
khử trùng tại khoa phòng, theo dõi diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân bị shock nhiễm trùng. Khi
quan sát hành vi con người trong các hoạt động xã hội, quá trình quan sát có thể chia thành quan
sát có tham gia và quan sát không tham gia.
Các ưu điểm của phương pháp quan sát
Cho thông tin chi tiết có liên quan tình huống: thí dụ giả sử chúng ta muốn quan sát hành
vi rửa tay của điều dưỡng trước khi thay băng cho bệnh nhân, chúng ta có thể có thông
tin về mức độ vô khuẩn của dụng cụ làm thủ thuật
Cho thông tin nằm ngoài bộ câu hỏi: Có những thông tin chúng ta không dự định thu
thập trong bộ câu hỏi (hoặc khó có thể thu thập được chính xác nhờ bộ câu hỏi) thí dụ
như thông tin về kĩ thuật sử dụng bàn chải trong khi đang rửa tay có đúng hay không có
thể có được một cách chính xác và đơn giản nhờ quan sát
Cho phép kiểm tra tính tin cậy của trả lời câu hỏi: Nếu chúng ta quan sát một người điều
dưỡng rửa tay trước khi làm thủ thuật, thông tin này sẽ đáng tin cậy hơn là việc phỏng
vấn họ có rửa tay hay không? Rửa tay trong bao lâu? Rửa tay có đúng kĩ thuật hay
không?
Khuyết điểm
Sai lệch do quan sát: đây là sai lệch do người quan sát. Phương pháp khắc phục là Cần
đào tạo đúng mức những trợ lí nghiên cứu
66
HW Hawthorne: đây là sai lệch do người (hay hiện tượng) được quan sát sẽ thay đổi
hành vi khi biết rằng đang được quan sát. Ðiều này có thể khắc phục bằng cách quan sát
nhưng không cho biết nhưng điều này có thể có thể gặp phải một số vấn đề về đạo đức.
Ðo lường là quan sát sử dụng một thang đo xác định từ trước
Phỏng vấn mặt đối mặt và bộ câu hỏi tự điền
Phương pháp phỏng vấn có thể áp dụng cho từng đối tượng hay cho một nhóm người. Phỏng
vấn từng người được dùng để có được những kết quả định lượng; phỏng vấn một nhóm người
nhằm mục đích để hiểu rõ suy nghĩ của người dân và ý kiến của họ trong điều kiện cuộc sống
thực tế: phương pháp này thường được dùng trong các nghiên cứu định tính.
Phỏng vấn có thể được tiến hành với các mức độ cấu trúc khác nhau. Phỏng vấn được gọi là có
cấu trúc nếu nó tuân thủ theo một kế hoạch chặt chẽ và được hỏi theo những câu hỏi đã soạn
sẵn. Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn có tuân thủ nhưng không chặt chẽ theo kế hoạch định
trước, câu hỏi cũng có thể được cải biên sao cho phù hợp với đối tượng. Phỏng vấn được gọi là
không cấu trúc khi nó không theo một kế hoạch nào cả và việc đặt câu hỏi là tùy tiện: phỏng vấn
không cấu trúc thường được coi là ít có tính khoa học.
Bảng 1. Ưu và khuyết điểm của phương pháp sử dụng bộ câu hỏi và phỏng vấn.
Khuyết điểm
Ưu điểm
Kế hoạch phỏng vấn giúp - Tốn kém, cần phải sự giúp
nhưngười phỏng vấn hỏi các đỡ của chuyên gia.
câu hỏi
- Sai lệch do người phỏng
vấn
- Thông tin riêng tư có thể bị
sai lệch
- Phù hợp với đối tượng có
trình độ văn hoá thấp
- Tỉ lệ trả lời cao hơn
- Có thể khêu gợi nhiều chi
tiết hơn.
- Có sự kiểm soát tốt hơn đối
với câu trả lời (có thể làm
sáng tỏ câu hỏi)
Bộ câu hỏi tự điền
- Rẻ tiền hơn
- Ít nhạy cảm với sai lệch do
người phỏng ván
- Có thể dùng bưu điện để gửi
bộ câu hỏi.
- Tỉ lệ trả lời thấp hơn
- Khó khêu gợi câu trả lời chi
tiết
- Kiểm soát kém hơn câu trả
lời
- Không dùng cho người có
trình độ văn hoá thấp
Phỏng vấn có cấu trúc, bán cấu trúc hay thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi tự điền đều cần phải sử
dụng bộ câu hỏi. Bộ câu hỏi (questionnaire) là một văn bản gồm nhiều câu hỏi dùng để thu thập
số liệu. Việc soạn thảo bộ câu hỏi tốt là một trong những khâu then chốt để đảm bảo chất lượng
số liệu thu thập được.
Thiết kế bộ câu hỏi
Những điểm cần xem xét
Cần phải xem xét bộ câu hỏi sử dụng cho mục đích gì (dùng cho bộ câu hỏi tự điền hay bộ câu
hỏi để phỏng vấn mặt đối mặt, sử dụng cho kĩ thuật nghiên cứu định tính hay định lượng, sử
dụng cho chủ đề nào, v.v.), sử dụng trên đối tượng nào, những đối tượng này có trình độ học vấn
như thế nào và bộ câu hỏi này sử dụng cho cỡ mẫu bao nhiêu.
67
Bộ câu hỏi thường được phân loại là bộ câu hỏi có cấu trúc hay bộ câu hỏi mềm dẻo. Thông
thường bộ câu hỏi có cấu trúc được sử dụng cho nghiên cứu định lượng, sử dụng máy tính để
phân tích và sử dụng cho cỡ mẫu lớn, bộ câu hỏi có tính mềm dẻo được sử dụng chủ yếu cho
nghiên cứu định tính nhằm hiểu sâu hơn về một vấn đề chưa biết và không phù hợp để phân tích
thống kê trên máy tính.
Cấu trúc bộ câu hỏi
Cấu trúc bộ câu hỏi bao gồm quá trình thiết kế và tiến hành bộ câu hỏi
Việc thiết kế bộ câu hỏi bao gồm các bước sau:
1. Nội dung: Nhà nghiên cứu xác định những thông tin cần thu thập: những thông tin này bao
gồm những biến số độc lập, biến số phụ thuộc và các biến số gây nhiễu. Việc này cần rất nhiều
suy nghĩ và thảo luận. Cảm hứng trong việc chọn lựa những thông tin cần thiết xuất phát từ mục
tiêu của nhà nghiên cứu, từ việc thảo luận với những người khác và những nguồn khác. Kết quả
của giai đoạn này là một danh sách những thong tin cần được chuyển thành dạng câu hỏi.
2. Ðặt câu hỏi: Sơ phác bộ câu hỏi. Nhà nghiên cứu xuất phát từ danh sách những thông tin cần
thu thập và sơ phác bộ câu hỏi. Như sẽ được thảo luận sâu hơn, việc đặt câu và thiết kế bộ câu
hỏi là rất quan trọng trong việc đạt được tính giá trị của thông tin. Nếu bộ thiết kế được thiết kế
kém, câu trả lời sẽ không phản ánh chính xác tình trạng thực tế của nhà nghiên cứu. Có hai dạng
thức câu hỏi chính, câu hỏi mở và và câu hỏi. Trong câu hỏi mở không có những câu trả lời định
trước. Trong câu hỏi đóng có nhiều câu trả lời định trước mà người được hỏi chỉ việc lựa chọn
trong đó. Ưu và khuyết điểm của những câu trả lời là như sau:
Khuyết điểm
Ưu điểm
Câu hỏi mở
- Có tính cấu trúc thấp
- Có nhiều chi tiết hơn
- Khó mã hóa câu trả lời để
có thể phân tích thống kê
- Tốn nhiều thời gian
- Khó trả lời hơn
Câu hỏi đóng
- Có ít chi tiết hơn
- Có tính cấu trúc cao
- Có thể khiến người được - Câu trả lời dễ mã hóa hơn
hỏi khó chịu
- Tốn ít thời gian hơn
Tuy nhiên nếu nghiên cứu định tính, người ta thích dùng câu hỏi mở hơn bởi vì nó cho phép
người trả lời có thể trình bày bằng ngôn từ của họ. Còn việc dùng bộ câu hỏi trong nghiên cứu
định lượng người ta nhắm vào tiện lợi và tốc độ chứ không chú trọng đến phân tích sâu.
Ðiều quan trọng trong danh sách những câu trả lời cho câu hỏi đóng cần phải được thiết kế cẩn
thận. Nếu phạm vi các câu trả lời bị giới hạn thì câu trả lời sẽ bị sai lệch.
Thang đo Likert và thang đo buộc lựa chọn
Một loại câu hỏi đóng đặc biệt có giá trị là thang đo Likert. Thang đo Likert do một nhà tâm lí
học người Mỹ tên là Likert phát minh. Thang đo này có ba ưu điểm chính:
- Làm dễ dàng hơn việc xây dựng câu hỏi để xác định thái độ của người dân
- Thuận tiện trong việc trả lời, phân tích câu hỏi
- Cho phép phân biệt nhiều mức độ khác nhau của thái độ.
Thang đo Likert truyền thống là một câu hỏi đóng gồm một mệnh đề và có 5 lựa chọn: có lựa
chọn dương tính, lựa chọn âm tính và lựa chọn trung bình. Thí dụ:
Bảng 3. Dạng thức Likert và dạng thức buộc lựa chọn
68
Q1. Bác sĩ của trạm y tế luôn luôn giải thích việc điều trị cho tôi (khoang một lựa chọn)
Rất đồng ý
1
Ðồng ý
2
Không ý kiến
3
Không đồng ý
4
Rất không đồng ý
5
Q2. Bác sĩ của trạm y tế luôn luôn giải thích việc điều trị cho tôi (khoang một lựa chọn)
Rất đồng ý
1
Ðồng ý
2
Không đồng ý
3
Rất không đồng ý
4
Tuy nhiên nếu những người dân có vẻ e dè khi dùng câu trả lời phủ định thì chúng ta có thể sử
dụng thang đo buộc lựa chọn. Trong câu hỏi buộc lựa chọn không cho phép người trả lời trả lời
không ý kiến và câu trả lời này để tránh tình trạng người trả lời luôn luôn ba phải (acquiescent
response mode). (Trong bảng trên câu hỏi 1 là thang đo Likert cổ điển. Câu hỏi 2 là thang đo 4
điểm buộc lựa chọn).
Bảng 4. Ưu và khuyết điểm của dạng thức Likert và buộc lựa chọn
Dạng thức trả lời
Ưu điểm
Khuyết điểm
Likert
Luôn luôn cho phép trả lời trung Trả lời ba phải
tính
Buộc lựa chọn
Người trả lời phải chọn hoặc đồng Không cho phép trả lời ba phải
ý hoặc không đồng ý
3. Sắp xếp cấu trúc bộ câu hỏi:
Bộ câu hỏi thông thường có cấu trúc như sau:
1. Phần giới thiệu: phần giới thiệu mô tả mục đích của nghiên cứu, thông tin cần thu thập
và cách sử dụng bộ câu hỏi. Nó cũng trình bày cho người được hỏi là thông tin này sẽ
được giữ kín hay không?
2. Thông tin về dân số học: thông thường chúng ta cần phải thu thập thông tin về dân số
học của người được phỏng vấn như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, v.v. Chúng ta
nên đưa thông tin này lên đầu bởi vì nó dễ trả lời và đóng vai trò "làm nóng" cho việc hỏi
những thông tin tiếp theo.
3. Câu hỏi về sự kiện: Câu hỏi về sự kiện dễ hỏi (và trả lời) hơn câu hỏi về ý kiến nên
thường được đặt ở trước.
4. Câu hỏi về ý kiến
5. Phần kết thúc và hướng dẫn gửi trả lại bộ câu hỏi (nếu sử dụng bộ câu hỏi tự điền).
Phần kết thúc là phần cám ơn người được phỏng vấn về sự hợp tác của họ và cung cấp
thông tin để họ có thể gửi trả bộ câu hỏi.
Trong bộ câu hỏi tự điền nên tránh những cấu trúc phức tạp như "Nếu bạn trả lời có ở
câu 6 và trả lời không ở câu trả lời 9, xin trả lời câu 10 nếu không xin trả lời câu 11".
4. Xây dựng hình thức bộ câu hỏi
5. Tiến hành thử bộ câu hỏi: Cần tiến hành thử bộ câu hỏi với một nhóm nhỏ những người mà ta
sẽ tiến hành nghiên cứu và trên đồng nghiệp để làm sáng tỏ bộ câu hỏi và phát hiện các vấn đề.
69
6. Soạn lại bộ câu hỏi: Nhờ vào việc tiến hành thử các bộ câu hỏi chúng ta có thể phát hiện được
vấn đề và cần phải sử chữa chúng bằng cách soạn lại bộ câu hỏi. Nếu vấn đề nay là nghiêm
trọng, chúng ta cần phải lập lại việc thử bộ câu hỏi. Nếu vấn đề là nhỏ thì nhà nghiên cứu chỉ
cần thay đổi và có thể tiến hành nghiên cứu trên quy mô thực sự.
7. Tiến hành bộ câu hỏi. Sau khi bộ câu hỏi hoàn chỉnh, chúng ta sẽ tiến hành bộ câu hỏi trên
dân số nghiên cứu. Các trả lời sẽ được phân tích theo mục tiêu của nghiên cứu.
Cách dùng từ và việc thiết kế câu hỏi
Viết được một câu hỏi tốt là một nghệ thuật và tốn nhiều thời gian. Ðể có được một câu trả lời
có giá trị và đáng tin cậy chúng ta phải có cách dùng từ trong câu hỏi tốt. Những sai lầm cần
phải tránh là:
Câu hỏi 2 nội dung: Thí dụ "Ông có thích cách đối xử của bác sĩ và các điều dưỡng trong bệnh
viện hay không". Những câu hỏi như thế này cần được tách ra để người ttả lời có thể nhận thức
câu hỏi một cách rõ ràng hơn.
Câu hỏi mơ hồ: Thí dụ đối với học sinh phổ thông người già là người trên 30 tuổi, nhưng đối
với người 50 tuổi người già là người trên 60 tuổi.
Tránh dùng từ quá chuyên môn: Thí dụ "Trong nhà bà có ai bị bệnh Trisomy 21 hay không?"
Tránh những câu hỏi gợi ý: "Mỗi năm ông (hoặc bà) đi khám răng mấy lần?". Câu hỏi này khiến
cho người được gọi có cảm giác rằng mọi người đều khám đi khám răng và cảm thấy rất khó
khăn khi trả lời "Không bao giờ tôi đi khám răng". hoặc "Bà đưa cháu đi khám ở đâu nếu cháu
bị tiêu chảy?"
Hơn nữa cũng cần lưu ý, ngay cả khi câu hỏi không gợi ý cũng có thể bị sai lệch, tùy thuộc vào
cách sử dụng bộ câu hỏi. Thí dụ nếu chúng ta hỏi ý kiến của người dân về trạm y tế mà chúng ta
lại cử nhân viên trạm y tế đi phỏng vấn thì chắc chắn câu trả lời sẽ bị sai lệch.
70
Lấy mẫu điều tra
Mục tiêu:
Sáu khi nghiên cứu bài này, hội thảo viên có khả năng:
(i) Phân biệt được phương pháp lấy mẫu xác suất và lấy mẫu không xác suất
(ii) Liệt kê 5 sơ đồ lấy mẫu xác suất thường dùng được và các ưu khuyết điểm của nó
(iii) Trình bày được các bước tiến hành của 5 sơ đồ lấy mẫu xác suất
(iv) Lập được một danh sách dân số nghiên cứu bằng cách rút chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
Ðại cương về phương pháp lấy mẫu:
Trên nguyên tắc, chúng ta chỉ có thể có những kết luận có giá trị về một dân số nào đó nếu
chúng ta khảo sát hoàn toàn dân số đó. Tuy vậy, điều này sẽ gây ra một số những hạn chế về
nguồn tài nguyên và về vấn đề về đạo đức. Một điều may mắn là những phương pháp thống kê
sẽ cho phép chúng ta có thể rút ra những kết luận có giá trị về dân số (với một độ tin cậy nhất
định) mà chỉ cần khảo sát một phần dân số đó. Phương pháp lấy mẫu là phương pháp rút chọn
một phần của dân số sao cho việc khảo sát mẫu đó cho phép cho phép chúng ta rút ra những kết
luận về dân số. Những nguyên tắc thống kê đòi hỏi một mẫu có giá trị khi mẫu đó có kích thước
đủ lớn (đủ cỡ mẫu) và mẫu đại diện cho dân số
Có nhiều phương pháp để đảm bảo tính đại diện của mẫu: Chúng ta có thể dùng trực giác để kết
luận về tính đại diện của mẫu. Thí dụ như chúng ta có thể cho rằng huyện An Phú tỉnh An giang
là đại diện cho vùng sinh thái lũ lụt của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên tính đại diện
theo sự đánh giá trực giác có thể không được tất cả mọi người đồng ý. Một cách khác tốt hơn để
đảm bảo tính đại diện bằng cách chọn mẫu xác suất.
Mẫu xác suất là mẫu rút từ dân số theo cách sao cho mọi phần tử trong dân số đều có một xác
suất được đưa vào mẫu. Năm phương pháp chọn mẫu xác suất thường được dùng phổ biến nhất
trong những cuộc điều tra ở địa phương hay có quy mô nhỏ là:
1. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn (Single random Sampling)
2. Lấy mẫu hệ thống (systemic sampling)
3. Lấy mẫu phân tầng (Stratified sampling)
4. Lấy mẫu cụm (Cluster sampling)
5. Lấy mẫu nhiều bậc (Multistage sampling)
Trước khi tiến hành lấy mẫu, trước tiên ta cần phải xác định đơn vị nghiên cứu. Ðơn vị nghiên
cứu (study unit) là đơn vị căn bản nhất hay nhỏ nhất mà cuộc nghiên cứu quan tâm. Trong cuộc
điều tra, đơn vị lấy mẫu là nơi mà người nhân viên điều tra phải đến thăm viếng để phỏng vấn,
khám lâm sàng và thu thập các thông tin khác. Ðơn vị nghiên cứu có thể là một bệnh nhận, một
hộ gia đình, một ngôi nhà, một làng, một xã hay có thể là một đơn vị hành chánh lớn hơn. Tập
hợp tất cả những đơn vị nghiên cứu hợp lệ trong dân số được gọi là khung mẫu (sampling
frame).
Thí dụ: Trong nghiên cứu về trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh trong năm 1997 của Quận
11, thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị nghiên cứu là những đứa trẻ sơ sinh. Khung mẫu là tất cả
các đứa trẻ sơ sinh sinh trong năm 1997 của các gia đình cư ngụ tại Q11, thành phố Hồ Chí
Minh.
Trong nghiên cứu về tỉ lệ sử dụng các biện pháp sinh đẻ kế hoạch ở huyện Châu thành tỉnh Cần
thơ. Ðơn vị nghiên cứu là các cặp vợ chồng. Khung mẫu là tất cả các cặp vợ chồng cư ngụ tại
huyện Châu thành, tỉnh Cần thơ.
Trong nghiên cứu về số hộ có cầu tiêu hợp vệ sinh ở Tỉnh Sóc trăng. đơn vị nghiên cứu là ngôi
71
nhà. Khung mẫu là tất cả các ngôi nhà trong tỉnh Sóc Trăng.
Các phương pháp lẫy mẫu xác suất:
1. Mẫu ngẫu nhiên đơn:
Mẫu có cỡ mẫu n được rút từ trong dân số có N phần tử sao cho mọi cách lấy mẫu cỡ n đều có
một xác suất lựa chọn như nhau, mẫu đó được gọi là mẫu ngẫu nhiên đơn.
Phương pháp lẫy mẫu còn được chia theo 2 loại: phương pháp lấy mẫu có hoàn lại và lấy mẫu
không hoàn lại. Trong phương pháp lấy mẫu hoàn lại,một phần tử sau khi được rút chọn để đưa
vào mẫu vẫn có khả năng được rút chọn thêm - như vậy, một phần tử có thể làm đại diện cho
dân số 1, 2, 3 hay nhiều hơn lần. Trong phương pháp lấy mẫu không hoàn lại, những phần tử
được rút chọn rồi sẽ không được chọn một lần nữa. Do đó một phần tử có thể được đưa vào mẫu
tối đa 1 lần.
Ðể có thể lấy mẫu nhiên đơn, trước tiên ta cần xây dựng danh sách các đơn vị nghiên cứu trong
dân số (khung mẫu). Mỗi tên trên danh sách phải có một con số và con số này không được dùng
cho các tên khác.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn bằng cách rút thăm:
Cắt giấy thành những hình vuông đủ lớn để viết (thường dùng gấy vuông có cạnh từ 4 đến 5
cm). Ở mảnh giấy đầu ghi “1”, mảnh giấy thứ nhì ghi “2”, trên mảnh giấy thứ ba ghi “3” và tiếp
tục như thế cho đến số cuối cùng trong bản danh sách điều tra. Sau khi gấp kĩ và riêng rẽ các tờ
giấy để không ai có thể nhìn thấy số. Ðặt tất cả các mảnh giấy đã gấp vào hộp và lắc kĩ vài lần.
Khi đã lắc xong, để một người nào đó rút những mảnh giấy đã gập tùy theo yêu cầu của cỡ mẫu.
Mở các mảnh giấy đã được rút và chọn trong bản danh sách điều tra những tên có số giống với
số trên tờ giấy được rút chọn.Cần lưu ý: Mảnh giấy chỉ có một số, số trên tờ giấy phải tương ứng
với số trong danh sách không thêm số nào và bớt số nào.
Chọn số ngẫu nhiên đơn dùng bảng số ngẫu nhiên
Cách dùng bảng số ngẫu nhiên
Ða số các bảng số ngẫu nhiên gồm nhiều khối, mỗi khối có 5 số, mỗi số có 5 chữ số. Những số
này có thể đọc theo bất kì thứ tự nào, lên hoặc xuống theo cột hay qua hay qua trái của hàng.
Người ta chọn các số trong bảng này và tiếp theo đó đưa vào nghiên cứu những tên trong danh
sách có số trùng với số được chọn. Ðôi khi số ngẫu nhiên được bắt gặp 2 hay nhiều lần nhưng
khi đó người nghiên cứu bỏ qua số này. Ðôi khi người đọc được số trong bảng số ngẫu nhiên lớn
hơn số lớn nhất có trong danh sách (ngoài danh sách, "lớn quá cỡ thợ mộc") thì người nghiên
cứu cũng không xét đến số này.
Thao tác sử dụng các bảng số ngẫu nhiên:
Bước 1:
Xác định các chữ số có trong số lớn nhất của bản danh sách điều tra. Thí dụ, nếu có 317 đối
tượng trong khung mẫu, số lớn nhất là 317 và số này có 3 chữ số.
Bước 2:
Bảng chữ số ngẫu nhiên thường chứa 5 chữ số, như vậy nó thường lớn hơn cần thiết cho các
cuộc điều tra. Những số này có thể biến đổi thành số nhỏ hơn bằng cách loại bỏ một số các chữ
số. Thí dụ nếu ta cần 3 chữ số, thì một số 5 chữ số (như 44983) có thể trở thành số có 3 chữ số
bằng những phương pháp sau:
(i) loại bỏ 2 chữ số cuối (trở thành 449)
(ii) loại bỏ chữ số đầu và chữ số cuối (trở thành 498)
(iii) loại bỏ 2 chữ số đầu (như 983)
72
Tất cả 3 số này đều là những số ngẫu nhiên 3 chữ số hợp lệ
Lưu ý: Chúng ta có thể tìm một bảng số ngẫu nhiên bằng cách tra cứu trong sách thống kê.
Chúng ta cũng có thể tạo ra bảng số ngẫu nhiên bằng cách dùng chương trình Epi-Info. Trước
tiên chúng ta vào chương trình Epitable, chọn trình đơn Sample rồi chọn trình đơn con Random
number table (Bảng số ngẫu nhiên). Khi đó trên màn hình sẽ có kết quả như sau
_ Describe Compare Study Sample Probability Setup
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
_________+----------------------------------------------------------+___________
_________¦ +-[_]------- Random number table generator ------------+¦___________
_________¦ ¦
¦¦___________
_________¦ ¦
How many random numbers
550
¦¦___________
_________¦ ¦
How many digits per number
5
¦¦___________
_________¦ ¦
¦¦___________
_________¦ ¦
¦¦___________
_________¦ ¦
Calculate _
Reset
_
Quit
_
¦¦___________
_________¦ ¦
____________
____________
____________
¦¦___________
_________¦ ¦
¦¦___________
_________¦ +------------------------------------------------------+¦___________
_________+----------------------------------------------------------+___________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________¦¦__________
___________________________________________________________________¦¦¦¦_________
__________________________________________________________________¦¦¦¦¦¦________
_________________________________________________________________¦¦¦¦¦¦¦¦_______
F1-Help F3-Move F4-Zoom F5-Print F6-Next F9-_ F10-Quit
Mem:224824
Chúng ta nhập vào số các số ngẫu nhiên mà chúng ta muốn tạo ra (How many random
numbers): thí dụ như 60 và nhập vào số các chữ số có trong số ngẫu nhiên (How many digits
per number), thí dụ như 3, chúng ta sẽ có kết quả sau.
_ Describe Compare Study Sample Probability Setup
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
_________+----------------------------------------------------------+___________
_________¦ +----------- Random number table generator ------------+¦___________
_________¦ ¦
¦¦___________
_________¦ ¦
How many random numbers
60
¦¦___________
_____+-[_] Files Edit Search
[]-+_____
_____¦454 712 771 345 042 124 978 077 899 904 914 680 374 784 925
¦_____
_____¦133 359 974 535 150 661 443 010 944 509 897 462 692 565 277
-_____
_____¦487 622 044 787 542 892 801 795 586 689 510 109 682 209 261
______
_____¦456 577 455 221 199 460 010 198 588 416 215 216 098 291 423
______
_____¦
______
_____¦
______
_____¦
______
_____¦
______
_____¦
______
_____¦
_____
_____+-¤---- 5:2 ------________________________________________________-+_____
__________________________________________________________________¦¦¦¦¦¦________
_________________________________________________________________¦¦¦¦¦¦¦¦_______
F1-Help F3-Move F4-Zoom F5-Print F6-Next F9-_ F10-Quit
Mem:223680
Bước 3:
Chọn một số có chữ số mong muốn. Chọn đố tượng tương ứng trên bản danh sách điều tra để
đưa vào nghiên cứu trừ khi:
(i) số được chọn đã được chọn từ trước
73