1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Điểm cần lưu ý trong lập trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 167 trang )


Sử dụng bàn phím trong Stata

1. Bàn phím

Vì Stata được điều khiển theo dòng lệnh (command-driven) nên bàn phím là rất cần thiết trong

việc sử dụng ngoại trừ 2 trường hợp sau:

• Để có được những câu lệnh mà chúng ta đã nhập từ trước, chúng ta có thể nhấn các phím

PgUp và PgDn. Ngoài ra chúng ta có thể đưa con chuột đến dòng lệnh đó trong cửa sổ

hồi kiểm (review window) và nhấp để nạp câu lệnh đó vào cửa sổ dòng lệnh.

• Chúng ta có thể sử dụng các phím chức năng (F-keys) có các ý nghĩa đặc biệt và chúng

ta có thể thay đổi các định nghĩa này tuỳ theo sở thích của chúng ta.



2. Phím chức năng

Stata mặc định các phím chức năng các ý nghĩa sau:

F-keys

F1

help

F2

#review;

F3

describe;

F7

save

F8

use

Dấu chấm phẩy (;) ở sau #review và describe chỉ định rằng các phím này đã bao gồm phím

Enter

help gọi hướng dẫn của Stata - nếu chúng ta muốn có hướng dẫn về một lệnh nào đó (thí dụ như

lệnh summarize) chúng ta có thể gõ help summarize hoặc nhấn F1, rồi gõ summarize và nhấn

Enter.

#review là câu lệnh nhằm hiển thị một số câu lệnh bạn vừa sử dụng. Bạn có thể gõ vào #review

rồi Enter hoặc bạn có thể nhấn F2

describe là câu lệnh yêu cầu Stata báo cáo nội dung số liệu có trong bộ nhớ. Thông thường bạn

có thể gõ describe rồi Enter hoặc nhấn F3

save nhằm lưu lại số liệu trong bộ nhớ vào trong tập tin. Cần lưu ý cú pháp của save là sau nó

phải có tên tập tin. Chúng ta có thể gõ câu lệnh hoặc nhấn F7 rồi gõ tên tập tin.

use, ngược lại, nhằm đưa số liệu từ tập tin vào bộ nhớ. Sau use cũng phải có tên tập tin.

Bạn có thể thay đổi những định nghĩa mặc định này, thí dụ nếu bạn muốn F3 có nghĩa là

summarize bạn có thể gõ:

. global F3 "summarize"



Cần lưu ý ở trên F3 là chữ F và số 3 chứ không phải là phím F3. Lưu ý F là chữ in hoa và có

khoảng trống giữa global và F3 cũng như có khoảng trống giữa F3 và “summarize “

Sau chữ summarize nên có một dấu trắng khi cần có thể nhanh chóng gõ vào tên các biến số cần

được summarize

Nếu chúng ta muốn gán phím F5 để summarize tất cả các biến số ta có thể gõ:

. global F5 "summarize;"



Như vậy chúng ta có hai cách để tóm tắt tất cả các biến số : (1) nhấn F3 và sau đó nhấn Return

hoặc (2) nhấn F5. Dấu chấm phẩy (;)ở cuối định nghĩa của F5 sẽ thay chúng ta nhấn phím

Return.

Nếu chúng ta muốn thay đổi định nghĩa của F3 và F5 mỗi khi chúng ta khởi động Stata, chúng ta

có thể gõ hai lệnh trên mỗi khi chúng ta vào Stata. Cách khôn ngoan hơn là gõ 2 lệnh này trong

một tập tin văn bản, đặt tên là profile.do và đặt trong thư mục “khởi động”. Stata sẽ thực hiện

103



các lệnh trong profile.do mỗi khi nó được thực hiện.



3. Phím hiệu chỉnh

Người dùng Windows sẽ có quyền sử dụng những phím hiệu chỉnh tiêu chuẩn của Windows.

Cho nên Stata cho Windows sẽ hiệu chỉnh những gì bạn gõ vào một cách tư nhiên như một cửa

sổ hiệu chỉnh tiêu chuan.

Hơn nữa, bạn có thể đưa các câu lệnh từ cửa sổ Review vào cửa sổ Command. Nhấp vào một

lệnh ở cửa sổ Review sẽ nạp lệnh đó và cửa sổ Command, và bạn có thể hiện chỉnh nó. Nếu bạn

nhấp đúp vào một lệnh ở cửa sổ Review, nó sẽ nạp là thực hiện lệnh đó ngay.

Một cách khác để nạp các lệnh ở cửa sổ Review là dùng phím PgUp và PgDn. gõ PgUp và Stata

sẽ nạp lệnh cuối cùng bạn vừa gõ lên cửa sổ Cọmmand. Gõ PgUp thêm lần nữa nó sẽ nạp thêm

lệnh trước đó và tiếp tục. Gõ PgDn có tác dụng ngược lại.

Một phím hiệu chỉnh khác làm phím Esc, phím này có tác dụng xoá sạch cửa sổ Command.

Tóm lại:





Hiệu quả



PgUp



Đi lùi từng lệnh và chuyển các lệnh từ cửa sổ Review sang cửa sổ Command



PgDn



Đi tới từng lệnh và chuyển các lệnh từ cửa sổ Review sang cửa sổ Command



Esc



Xoá cửa sổ Command



104



Khởi động Stata

1. Khởi động Stata

Khởi động chương trình STATA bằng cách nhấp vào nút Start :: All Programs :: Medistat ::

Stata 8 hoặc nhấp vào biểu tượng (icon) Stata 8



trên màn hình Desktop.



2. Mô tả giao diện của chương trình Stata

Giao diện của Stata sẽ hiện ra với 3 thanh và 4 cửa sổ:

3 thanh bao gồm:

1. Thanh tiêu đề với dòng chữ "Intercooled Stata 6.0"

2. Thanh menu với các menu File (đóng mở tập tin); Edit (hiệu chỉnh); Prefs (Tùy chọn); Data

(Số liệu) Graphics (Đồ họa) Statistics (Thống kê) User (Người dùng) Window (mở ra các cửa

sổ) và Help (Trợ giúp)

3. Thanh công cụ (toolbar)

Thanh công cụ gồm 12 nút công cụ (1- Open file; 2- Save; 3- Print Results; 4- Begin (Close)

log; 5- Start Viewer (Bring Viewer to Front) ; 6- Bring results window to Front 7-Bring

graph windows to Front; 8- Do-file Editor; 9-Data Editor; 10-Data Browser; 11-Clear more - Condition và 12- Break)

Ý nghĩa của từng công cụ như sau:



1- Open file (mở tập tin)

2- Save (Lưu tập tin)

3- Print Results (In kết quả)

4- Begin (Close) log: (Bắt đầu (Kết thúc) ghi biên bản kết quả)



5- Start Viewer (Bring Viewer to Front) : Bắt đầu sử dụng cửa sổ Viewer

6- Bring results window to Front : (Đưa cửa sổ kết quả ra trước)

7-Bring graph windows to Front (Đưa cửa sổ đồ họa ra trước)

8- Do-file Editor: (Biên soạn tập tin chương trình - do file)



9-Data Editor: Biên tập số liệu (sửa chữa, thêm bớt số liệu)

10-Data Browser: Duyệt số liệu (xem nhưng không sửa chữa)

11-Clear - more - Condition (Xóa lệnh more để tiếp tục thực hiện chương trình)

12- Break: (Ngưng tập tin chương trình)

Bốn cửa sổ liệt kê theo ngược chiều kim đồng hồ bao gồm

105



1. Cửa sổ Command (cửa sổ lệnh)



2. Cửa sổ Result (cửa sổ Kết quả)

3. Cửa sổ Review (cửa sổ Lưu trữ)



4. Cửa sổ Variables (cửa số Biến số)



3. Cách cách để thực hiện lệnh trong chương trình Stata

Có hai cách để thực hiện lệnh trong chương trình Stata: Dùng bàn phím để gõ lệnh vào cửa sổ

lệnh (Stata Command) hay sử dụng con trỏ chuột để chọn các trình đơn (menu) giao diện đồ họa

(Graphic Interface)

Dùng bàn phím để gõ lệnh

Dùng bàn phím để gõ lệnh vào cửa sổ lệnh (Stata Command). Đây là cách sử dụng Stata

của người chuyên nghiệp vì nó cho phép thực hiện tất cả các lệnh của Stata một cách

nhanh chóng với đầy đủ các chức năng phụ của lệnh. Tuy nhiên phương pháp này có

thể không thích hợp cho người mới sử dụng do nó đòi hỏi người dùng phải thuộc các câu

lệnh và cú pháp của nó

Con trỏ chuột với giao diện đồ họa (Graphic Interface)

Có thể dùng chuột thực hiện các lệnh nhằm thao tác số liệu (menu Data), vẽ đồ thị (menu

Graphics) và phân tích số liệu (menu Statistics). Phương pháp sử dụng chuột và menu là

phương pháp dễ sử dụng nên sẽ được ưu tiên trình bày trong tài liệu này.



4. Lưu lại kết quả phân tích

Kết quả của phân tích được thể hiện trên cửa sổ Stata Result và cửa sổ này có một thanh trượt

dọc cho phép xem lại những kết quả phân tích cũ. Tuy nhiên để tránh gây nhầm lẫn cho người

phân tích, cửa sổ này chỉ lưu lại những kết quả gần nhất. Do đó nếu chúng ta muốn lưu trữ lại

toàn bộ kết quả phân tích chúng ta cần phải mở cửa sổ log bằng cách nhấp vào nút công cụ Stata

Log nằm vị trí thứ tư từ trái ở trên thanh công cụ

. Khi đó cửa sổ Open Stata Log mở ra,

chúng ta có thể nhập tên của tập tin lưu trữ (log file) vào hộp văn bản File name.



106



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

×