1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Ngư nghiệp >

e) Hoạt động của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 195 trang )


Chương II: Tài nguyên nước mặt



du lịch... Việc xây dựng các hồ chứa nước dọc theo các triền dốc của nhiều hệ thống sông

làm thay đổi chế độ điều tiết nước tự nhiên. Ngoài ra việc xây dựng nhiều công trình

không theo một kế hoạch tổng thể, nạn chặt phá rừng, khai thác nước quá mức, gây ô

nhiễm... cũng làm phá vỡ hệ cân bằng sinh thái gây nên những hậu quả xấu cho thiên

nhiên và môi trường không lường hết được.

Hoạt động của con người trong các lĩnh vực kinh tế đã làm thay đổi cân bằng nước. Ngay

trong nông nghiệp đã sử dụng trên 63% tài nguyên nước. Việc chuyển đổi cơ cấu cây

trồng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng nước trong khu vực.

Nạn chặt phá rừng bừa bãi, nhất là rừng đầu nguồn, nạn đốt rừng lấy đất canh tác… đã để

lại hậu quả nghiêm trọng như lũ quét, lũ bùn đá… và lũ trở nên khác thường.

Càng ngày chúng ta càng thấy môi trường nước bị ô nhiễm nặng hơn. Việc lạm dụng quá

mức các loại phân bón và các hóa chất bảo vệ mùa màng đã để lại dư lượng ngày một

tăng trong các nguồn nước. Hậu quả tạo ra các hiện tượng phì dưỡng, nhiễm độc, nghèo

nàn hóa… trong quần thể sinh vật.



II.4. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI VIỆT NAM 2

II.4.1. Việt Nam có nguồn nước mặt phong phú

Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều thủy vực tự

nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo (hồ chứa), giếng khơi, hồ đập,

ao, đầm phá. Trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa,

trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một trữ lượng

nước mặt vào khoảng 310 tỷ m3. Tính bình quân, mỗi người dân Việt có thể hứng được

một lượng nước bằng 3.870 m3 mỗi năm, hoặc 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong khi đó tại

các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân

theo đầu người, bao gồm cả 340 lít nước sinh hoạt, 2.540 lít nước cung cấp cho nông

nghiệp và 4.520 lít công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày. Ở nước ta, tại

các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người hàng ngày hiện nay chỉ mới vào

khoảng 100 ÷ 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông

thôn khoảng 70 lít/người*ngày vào năm 2010 và 140 lít/người*ngày vào năm 2020. Ở

một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao

Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp 15 lít nước/người*ngày. Chỉ riêng nguồn

nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước.

Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, nước ta còn có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên

biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông

Mê-Kông. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m3, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình

thành trong nước. Một số sông xuyên biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng

Giang ở Cao Bằng chuyển một lượng nước từ Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy

nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt

Nam. Các phụ lưu của sông Mê-Kông như Nậm Rốm, Sê-Kông, Sê-Băng-Hiêng, Sê-San,

2



Tham khảo chi tiết: Lê Quý An và CSV (2004).



Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



64



Chương II: Tài nguyên nước mặt



Srê-Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng

như Lào, Campuchia, nhưng rồi từ lượng nước đó lại chảy trở lại vào ĐBSCL.

Bảng 2.1. So sánh tài nguyên nước ngọt tái tạo được của một số quốc gia

Quốc gia



Lượng nước (m3/người*ngày)



Việt Nam *



11.189



Lào



68.318



Campuchia



30.561



Trung Quốc



2.185



Hàn Quốc



1.471



Các nước nghèo nước

Toàn thế giới



50 ÷ 500

6.538



[Nguồn: Số liệu của Viện Tài nguyên Thế giới WRI (2002 ÷ 2004), trích từ Lê Quý An và

CSV (2004)]

* Theo số liệu và cách tính của nước ta có lượng nước mặt là 10.375m3/người*ngày,

chênh lệch với số liệu công bố này khoảng 7%.

Tổng hợp hai nguồn nước mặt - nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và nguồn từ

nước ngoài chảy vào - một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng nước mặt trung bình

năm bằng khoảng 830 tỷ m3. Trong đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%;

phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%.

Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau như sông, hồ, kênh,

rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển, chuyển hóa nước, vừa tạo nên tài nguyên đa

dạng sinh học và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Việt Nam có khoảng 2,372 con sông lớn nhỏ

có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính và 26 phân lưu của các sông

lớn. Trong số này, có 9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ

Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



65



Chương II: Tài nguyên nước mặt



Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê-San, sông Srê-Pok) đã tạo nên một

vùng lưu vực trên 10.000km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ở

Việt Nam. Theo lưu vực và yêu cầu quản lý nguồn nước, có thể phân chia các sông Việt

Nam thành ba nhóm:

-



Nhóm thượng nguồn ở nước ngoài, hạ nguồn ở Việt Nam như sông Hồng, sông Mã,

sông Cả, sông Đồng Nai

Nhóm thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn ở ngoài nước như sông Bằng Giang - Kỳ

Cùng

Nhóm có một số sông nhánh thượng nguồn ở Việt Nam, trung nguồn ở nước ngoài và

hạ nguồn sông chính ở Việt Nam như sông Mê-Kông



Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực nước có

kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như hồ Lăk (rộng

khoảng 10 km2 ở Đắk Lắk), hồ Ba Bể (rộng 5km2 ở Bắc Kạn), hồ Tây (rộng 4,5 km2 ở Hà

Nội) và Biển Hồ (rộng 2,2km2 ở Gia Lai). Các đầm phá lớn thường gặp ở cửa sông vùng

duyên hải miền Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại. Về hồ nhân tạo, có 750 hồ

lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong đó có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu

m3: Hòa Bình 5.680 triệu m3; Trị An 2.547 triệu m3; Thác Bà 2160 triệu m3; Thác Mơ

1.311 triệu m3; Dầu Tiếng 1.111 triệu m3; Yaly 779 triệu m3; Hàm Thuận - Đa Mi 535

triệu m3. Một số đập và hồ lớn hiện đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng trên sông

Đà, sông Gâm, sông Sê San, sông Đồng Nai.

Cùng với các yêu cầu về nước phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp, trong tương lai

các yêu cầu về nguồn năng lượng cũng rất lớn. Thủy năng là nguồn năng lượng chiếm tỷ

trọng lớn ở nước ta trong những năm tới. Nước ta hiện đã xây dựng được hơn 3.000 hồ

chứa lớn nhỏ, với tổng dung tích hữu ích các hồ khoảng 37 tỷ m3 (chiếm 4,5% tổng lượng

nước mặt bình quân), trong đó 45% trên sông Hồng - Thái Bình; 22% trên sông Đồng

Nai. Đáng chú ý, trong tổng dung tích hữu ích các hồ thì các hồ thủy điện chiếm gần 81%

tương đương 30 tỷ m3 [VOVNews, 2008]. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m3 đang

được sử dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác

Mơ và Ya Ly. Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và

khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt,

giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản [FAO, 1999]. Như vậy trong

tương lai các nguồn nước ở nước ta sẽ được khai thác ở mức độ lớn. Sự can thiệp ngày

càng sâu vào trạng thái tự nhiên của nguồn nước sẽ làm thay đổi mạnh chế độ tự nhiên

của dòng chảy sông ngòi.

Mặc dù tài nguyên nước ở Việt Nam có trữ lượng dồi dào nhưng trên thực tế nguồn nước

có thể sử dụng ngay lại có hạn vì sự phân bố không đồng đều. Nhiều vùng bị thiếu nước

sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác. Chất lượng

nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và đẩy con người đến gần

các rủi ro nguy hiểm. Theo ước tính, khoảng 37% nước bị mất đi do lãng phí, thậm chí có

nơi lên đến 50% [Jordan, 2003]. Một ví dụ cụ thể trên lưu vực sông Đồng Nai cho thấy

tình hình khan hiếm nước đã đến mức báo động khẩn cấp. Năm 2005 bình quân lượng

nước đầu người là 2.486 m3/năm dưới ngưỡng 4.000 m3/người nằm ở mức thiếu nước

theo tiêu chuẩn Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA. Theo dự báo phát triển dân số của



Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



66



Chương II: Tài nguyên nước mặt



vùng thì năm 2010 chỉ còn ở mức 2.098 m3/người*năm, năm 2020: 1.770 m3/người*năm,

năm 2040: 1.475 m3/người*năm là mức khan hiếm nước.

Nước ta đã xây dựng khoảng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích tưới tiêu của

mỗi hệ thống từ 10.000 ha đến 200.000 ha, như các hệ thống Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ,

Thác Huống, Bắc Thái Bình, Đồng Cam, Ayun Hạ, Dầu Tiếng.

Ven biển có nhiều đầm, phá, bàu, trằm. Nổi tiếng là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa

Thiên - Huế) có diện tích mặt nước 216km2, đầm Thị Nại (Bình Định) 45km2, đập

Trường Giang (Quảng Ngãi) 36,9km2, Cù Mông (Phú Yên) 30,2km2, Nước Ngọt (Bình

Định) 26,5km2, Thủy Triều (Khánh Hòa) 25,5km2, Ô Loan (Phú Yên) 18km2, Lăng Cô

(Thừa Thiên - Huế) 16km2, Trà Ổ (Bình Định) 14,4km2, Đầm Nại (Ninh Thuận) 12km2.



II.4.2. Những khó khăn trong khai thác nguồn nước mặt

Khó khăn đầu tiên là có đến 63% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam

là đến từ các nước láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan, Myama, Lào và Campuchia chảy

vào. Các nước này đều đang ở trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa,

phát triển nông nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng. Quá trình phát triển này sẽ đặt ra

cho các nước nói trên yêu cầu tận dụng hợp lý tài nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của

họ. Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới chảy vào nước ta sẽ thay đổi.

Dòng chảy nước có thể được điều tiết theo những chiều hướng không phù hợp với yêu

cầu kinh tế và sinh thái của ta. Khối lượng nước cần cho sinh hoạt, canh tác, đẩy mặn,

giao thông thủy vào mùa khô có thể sẽ không còn như trước. Chất lượng nước của một số

dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị, khu dân cư, khu nông nghiệp trên

các vùng thượng lưu sẽ không còn độ trong sạch như hiện nay.



Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



67



Chương II: Tài nguyên nước mặt



Bảng 2.2. Phân bố trữ lượng nước hình thành một số sông chính ở nước ta

Tổng lượng nước (km³/năm)

Địa danh sông



Diện tích (km²)

Trong nước



Ngoài vào



Toàn bộ



Bằng Giang - Kỳ Cùng



12.880



7,190



1,73



8,920



Sông Hồng - Thái Bình



168.700



93,000



44,00



137,000



Sông Mã - Chu



28.400



15,760



4,34



20,100



Sông Cả



27.200



19,460



4,74



24,200



Sông Gianh



4.680



8,140



8,140



Sông Quảng Trị



2.660



4,680



4,680



Sông Hương



2.830



5,640



5,640



10.350



19,300



19,300



Sông Vệ



1.260



2,360



2,360



Sông Trà Khúc



3.189



6,190



6,190



Sông An Lão



1.466



1,640



1,640



Sông Côn



2.980



2,580



2,580



Sông Kỳ Lộ



1.920



1,450



1,450



13.800



10,360



10,360



Sông Cái (Nha Trang)



1.900



1,900



1,900



Sông Cái (Phan Rang)



3.000



1,720



1,720



Sông Lũy



1.910



0,820



0,820



Sông Cái (Phan Thiết)



1.050



0,488



0,488



44.100



29,200



1,40



30,600



795.000



20,600



500,00



520,600



Sông Thu Bồn



Sông Ba



Sông Đồng Nai

Sông Mê-Kông *



[Nguồn: Trường Đại học Thủy lợi, 2008]

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



* không tính ở Tây Nguyên

68



Chương II: Tài nguyên nước mặt



Lấy sông Mê-Kông làm ví dụ. Mê-Kông là một con sông xuyên biên giới quan trọng ở

châu Á có tiềm năng rất lớn về các dạng tài nguyên nước. Từ những năm cuối thập kỷ 50

của thế kỷ XX đã được các nước trong lưu vực và các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm

đến việc quản lý hợp lý tài nguyên nước cùng các tài nguyên thiên nhiên liên quan khác

và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Việc hợp tác quản lý dòng sông quan trọng này

được thực hiện trong khuôn khổ tổ chức hợp tác quốc tế của Ủy ban sông Mê-Kông MRC

trong quá khứ và hiện tại. Qua nhiều đổi thay của lịch sử, thành viên của MRC hiện nay

là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Địa phận quản lý của Ủy ban chỉ là phần "hạ

lưu" sông Mê-Kông. Trung Quốc và Mianma không phải là thành viên chính thức của Ủy

ban và chỉ tham gia một cách không chính thức vào một số cuộc họp của Ủy ban. Theo

thỏa thuận đã có giữa bốn quốc gia thuộc phần hạ lưu lưu vực sông Mê-Kông, không

nước nào được xây dựng công trình trên dòng sông chính, việc xây dựng các công trình

quan trọng trên các sông nhánh lớn cũng cần thông báo và tham khảo ý kiến của nhau.

Cho tới nay, ở phần hạ lưu trên dòng sông chính không có công trình xây dựng nào nhưng

ở phần thượng lưu thuộc địa phận lãnh thổ Trung Quốc, một loạt công trình thủy điện, với

đập cao, hồ chứa lớn đã được hoàn thành, vận hành phát điện, điều tiết nước, hoặc đang

được xây dựng và chuẩn bị xây dựng. Năm 1986, Trung Quốc bắt đầu xây con đập thủy

điện lớn đầu tiên trong dự án 14 con đập bậc thềm Vân Nam, chắn ngang dòng chính sông

Lan Thương (tên Trung Quốc của con sông Mê-Kông), trong đó có đập Mạn Loan cao

126m, công suất 1.500MW, đã hoàn thành và phát điện năm 1996; đập Đại Chiếu Sơn cao

118m, công suất 1.340MW hoàn tất năm 2003. Thêm hai đập khác cũng đang được xây

dựng là đập Tiểu Loan cao 292m, công suất 4.200MW, dự trù hoàn tất năm 2010; đập

Cảnh Hồng cao 107m, công suất 1.500MW cũng đang được thi công. Bốn dự án đập lớn

khác ở Vân Nam cũng đang được triển khai, trong đó phải kể tới đập Ngọa Trác Độ công

suất 5.500MW với dung lượng hồ chứa đến 22.740 triệu m3 nước. Đặc biệt là đập Tam

Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới được xem như Vạn lý Trường thành trên sông

Dương Tử - với chiều cao 181m, sức chứa 39 tỷ m3, công suất 18,2GW có thể cung cấp

84,7TWh điện/năm, đáp ứng khoảng 1/30 nhu cầu tiêu thụ điện của Trung Quốc.

Trên các sông nhánh Thái Lan, Lào và ở nước ta cũng đã và đang xây dựng nhiều công

trình phục vụ thủy điện và cấp nước cho nông nghiệp. Nếu trong tương lai các quốc gia ở

thượng nguồn sông Mê-Kông sử dụng một lưu lượng nước khoảng 1.200 ÷ 1.500 m3/s để

tưới ruộng trong mùa khô, hoặc nước của Biển Hồ sẽ được Campuchia khai thác nhiều

hơn cho nông, công nghiệp và sinh hoạt thì vùng ĐBSCL sẽ có nguy cơ thiếu nước, nạn

xâm nhập mặn sẽ đe dọa toàn vùng đặc biệt là vào mùa khô.

Khung 2.1 Đồng bằng sông Cửu Long: Nước mặn sẽ tiếp tục xâm nhập vào đất

liền sâu hơn

(24/3/2008) - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo: từ nay đến tháng 5/2008,

nước mặn sẽ tiếp tục xâm nhập vào đất liền sâu hơn, có nơi mặn xâm nhập sâu tới

65km, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Từ nay đến thời điểm trên, tại khu vực

Cửa Tiểu, thuộc sông Cửu Long, độ mặn 10‰ có thể xâm nhập cách cửa sông từ 30

đến 35 km, độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu đến 40 đến 45 km. Dọc sông Hàm Luông,

độ mặn 10‰ có thể xâm nhập cách cửa sông khoảng 35 km; trước đó, trong tháng

2/2008, độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu đến 45 km. Dọc sông Cổ Chiên, độ mặn lớn hơn

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



69



Chương II: Tài nguyên nước mặt



10‰ sẽ xuất hiện và xâm nhập sâu cách cửa sông hơn 40 km; riêng độ mặn 4‰ có thể

xâm nhập sâu đến 65 km. Dọc sông Định An trong các tháng 3, 4 năm nay và độ mặn

đạt tới 10‰ có thể xâm nhập cách cửa sông đến 30km; riêng độ mặn 4‰ có thể xâm

nhập sâu đến 40 km. Dọc sông Trần Đề, độ mặn 10‰ trong tháng 3 và tháng 4/2008 có

thể xâm nhập cách cửa sông khoảng 35 km. Độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu 45 km kể

từ cửa sông. Dọc sông Cái Lớn, độ mặn 10‰ trong tháng 4 có thể xâm nhập sâu

khoảng 35 km kể từ cửa sông; đây cũng là tháng có độ mặn cao nhất trong năm 2008.

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Sâm, Viện Trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết:

Năm 2007, có lượng mưa trung bình lớn hơn năm 2006 nhưng xuất hiện sớm, nên lũ về

ĐBSCL ở mức thấp. Mực nước đầu nguồn trên sông Cửu Long vào những tháng cuối

năm 2007 giảm hơn so với cùng kỳ năm 2006. Đồng thời với xu thế ngày càng gia tăng

mực nước biển, nên mức độ xâm nhập mặn mùa khô năm 2008 sâu và lớn hơn trung

bình nhiều năm ở ĐBSCL. Hiện tại, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đã gây khó

khăn cho một số địa phương.

Ông Sử Văn Minh, Trưởng Phòng Nông nghiệp - Thủy sản huyện Trần Văn Thời, tỉnh

Cà Mau cho biết: hiện nước mặn đang xâm nhập sâu, đe dọa nghiêm trọng 7.000 ha đất

nông nghiệp đang thực hiện mô hình lúa + cá đồng và hoa màu của huyện. Hầu hết các

tuyến kênh vùng ngọt hóa tại huyện này đã bị nhiễm mặn (từ 4 đến 9‰). Tại vùng ngọt

hóa huyện U Minh, trên các tuyến kênh 500, Mương Phèn nước mặn đã xâm nhập sâu

vào tận nội đồng.

Tại Bến Tre, hiện nước mặn trên tất cả các con sông lớn đã vào sâu trong nội địa trên

40km, có nơi 55km. Trên sông Cửa Đại (sông Tiền), nước mặn đã tràn đến các xã Giao

Hòa, Giao Long, An Hóa (huyện Châu Thành). Trên sông Cổ Chiên, nước mặn đã tràn

đến xã Thành Thới B (huyện Mỏ Cày), các xã Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung (huyện

Chợ Lách, 55km). Trên sông Hàm Luông, nước mặn đã xâm nhập đến Vàm Mỹ Hóa,

thuộc phường 7, thị xã Bến Tre. Đặc biệt, độ mặn trên các sông Cửa Đại, Hàm Luông,

Cổ Chiên đã tăng lên đáng lo ngại, từ 22,5 đến 27‰, nay đã tăng lên từ 25 đến 29‰.

Hiện, nhiều huyện ven biển đã thiếu nước ngọt cục bộ, người dân phải mua nước ngọt

để ăn uống với giá cao.

Tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), các hồ, giếng nước ngọt đã cạn kiệt.

Tại xã đảo Nam Du và An Sơn, huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang), giếng khơi, giếng

đào trên đảo đã bị xâm ngập mặn, hoặc nước ngọt còn rất ít, đã làm cho hàng ngàn hộ

dân thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Cả 2 xã đảo chỉ trông cậy vào nguồn nước ngọt duy

nhất, ít ỏi, tại khu vực Bãi Giếng (xã An Sơn), nhưng không đủ dùng. Có lúc, người

dân phải mua nước ngọt với giá 150.000 đồng/m3.

[Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (24/3/2008)]



Một khó khăn khác là tài nguyên nước trên lãnh thổ nước ta phân bố rất không đều theo

không gian và thời gian. Bình quân toàn lãnh thổ lượng mưa năm là 1.944mm. Tuy nhiên

lượng mưa này phân bố không đều theo không gian.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



70



Chương II: Tài nguyên nước mặt



Bảng 2.3. Lượng mưa tại một số địa phương (mm)

Các tháng trong năm

Địa phương

1



2



3



Lai Châu



-



33



25



Sơn La



-



36



Tuyên Quang



1



Hà Nội



10



11



12



123 243 402 378 291 163



42



25



2



37



87



152 223 262 305



58



39



12



1



15



14



65



263 115 459 455



94



58



50



7



-



25



31



18



140



97



247 354 183



28



116



1



Bãi Cháy



2



10



48



43



49



198 464 666



80



50



86



1



Nam Định



2



34



28



24



220 124 186 327 102



60



1



6



Vinh



27



53



51



44



100



57



171 547 254 518



58



71



Huế



179



88



19



52



61



13



54



Đà Nẵng



98



34



2



9



69



2



127 346 394 619 279 254



Quy Nhơn



55



35



166



42



106



30



70



Pleiku



-



-



46



65



152 202 649 526 330 202



2



4



Đà Lạt



26



16



102



89



176 166 165 281 349 309



19



-



Nha Trang



9



38



168



4



24



158 179



61



98



Vũng Tàu



-



-



22



72



202 249 219 190 169 252



19



120



69



-



-



116 231 324 475 450 374 241



80



27



Cà Mau



4



5



6



5



7



7



8



9



476 510 406 239 382



46



68



219 191 138 193



[Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2006)]

Tại tất cả các vùng trong nước, hàng năm lượng nước trong khoảng 3 tháng mùa lũ chiếm

75 ÷ 85% tổng lượng nước trong năm. Cùng với đó là mùa khô kéo dài từ 5 đến 6 tháng.

Trong mùa này, lượng dòng chảy trên rất nhiều con sông chỉ vào khoảng 15 ÷ 20% tổng

lượng dòng chảy năm.

Lượng dòng chảy trong sông, tổng hợp cả dòng chảy hình thành trong và ngoài lãnh thổ, cũng

phân bố rất không đều. Suất dòng chảy năm bình quân của cả nước là 2,642 triệu

m3/km2*năm. Vùng Đông Bắc với diện tích 65.327 km2 có lượng dòng chảy năm 15,4 tỷ

m3/năm, suất dòng chảy năm chỉ là 236.000 m3/km2. Vùng ĐBSCL với diện tích 39.706 km2

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



71



Chương II: Tài nguyên nước mặt



có lượng dòng chảy năm 507,9 tỷ m3/năm, suất dòng chảy năm khoảng 12,79 m3/ km2, gấp 54

lần suất dòng chảy của vùng Đông Bắc. Khác biệt giữa các vùng khác cũng tương đối lớn.

Bảng 2.4. So sánh suất dòng chảy năm của các vùng

Diện tích

(km2)



Lượng dòng chảy

năm (triệu m3)



Suất dòng chảy

năm (triệu m3/km2)



Đồng bằng sông Hồng



14.799



137.000



9,257



Đông Bắc



65.327



15.400



0,236



Tây Bắc



35.637



52.200



1,465



Bắc Trung Bộ



51.504



45.500



0,883



Duyên hải Nam Trung Bộ



33.066



31.700



0,959



Tây Nguyên



54.475



43.700



0,802



Đông Nam Bộ



34.733



36.600



1,054



Đồng bằng sông Cửu Long



39.706



507.900



12,789



329.247



870.000



24,565



Vùng



Tổng



[Nguồn: Lê Quý An và CSV (2004), có chỉnh sửa]

Khung 2.2 Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hàng năm, ĐBSCL có khoảng 1,4 triệu ha bị ngập lụt vào năm lũ nhỏ và khoảng 1,9

triệu ha vào năm lũ lớn, thời gian ngập lụt từ 3 đến 6 tháng, muộn hơn so với thượng

lưu khoảng 1 tháng. Lũ ĐBSCL mỗi ngày lên trung bình 5 ÷ 7 cm/ngày, lúc cao nhất

có thể đạt 20 ÷ 30 cm/ngày. Thời gian truyền lũ từ Phnôm-Pênh đến Tân Châu khoảng

2 ÷ 3 ngày. Đỉnh lũ lớn nhất thường xảy ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 và vào tháng

8 thường xảy ra 1 đỉnh phụ, đỉnh phụ thấp hơn đỉnh chính.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



72



Chương II: Tài nguyên nước mặt



Tổng lưu lượng lũ trung bình toàn vùng ĐBSCL khoảng 38.000 m3/s. Những năm lũ

lớn có thể đạt 40.000 ÷ 45.000 m3/s. Tổng lượng lũ vào ĐBSCL khoảng 350 ÷ 400 tỷ

m3. Mức nước ở Tân Châu cao hơn Châu Đốc khoảng 40 ÷ 60 cm, vì vậy có sự chuyển

nước từ sông Tiền sang sông Hậu qua các kênh nối giữa hai con sông này như Tân

Châu - Châu Đốc, Vàm Nao... trong đó Vàm Nao là lớn nhất. Tỷ lệ phân phối nước

giữa sông Tiền, sông Hậu tại Mỹ Thuận - Cần Thơ là tương đối cân bằng (51 và 49%).

Lũ ở ĐBSCL có thể chia làm 3 thời kỳ: Đầu mùa lũ (tháng 7 ÷ 8) nước lũ trên sông

chính lên nhanh chứa nhiều phù sa. Thời kỳ thứ 2 khi nước lũ đã lên cao, lũ vào theo 2

hướng từ sông chính vào và từ biên giới Việt Nam - Campuchia tràn xuống. Thời kỳ

thứ 3 là lũ rút, thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 10, mức nước lũ ĐBSCL xuống dần cho

đến tháng 12 thì đại bộ phận diện tích hết ngập lụt.

Một vài trận lũ lớn do sông Mê-Kông gây ra:

-



Lũ năm 1961: đây là một trong hai trận lũ lớn có đỉnh cao nhất trong khoảng 60

năm trở lại đây ở ĐBSCL, mực nước cao trên 4,50m.



-



Lũ năm 1966: là năm có đỉnh cao nhất trong hơn 30 năm qua; đỉnh lũ năm 5,28m

tại Tân Châu và 4,84m tại Châu Đốc.



-



Lũ năm 1978: là một trong những trận lũ lớn cả về lưu lượng, tổng lượng và đạt

đỉnh cao nhất 4,94m tại Tân Châu và 4,49m tại Châu Đốc, toàn vùng ĐBSCL có 87

người chết, 66.010 căn nhà hư hỏng, 245.500 hộ di dời, thiệt hại 2.469 tỷ đồng.



-



Lũ năm 1991: đỉnh lũ năm đạt trên 4,50m tại Tân Châu, toàn vùng ĐBSCL có 158

người chết, 197.477 căn nhà hư hỏng, 15.600 hộ di dời, 88.837 ha lúa bị ngập, thiệt

hại 2.217 tỷ đồng.



-



Lũ năm 1994: đỉnh lũ cao nhất trong năm tại Tân Châu là 4,67m và Châu Đốc là

4,26m, có 407 người chết, 505.906 căn nhà hư hỏng, 20.125 hộ di dời, 202.189 ha

lúa bị ngập, thiệt hại 2.284 tỷ đồng.



-



Lũ năm 1996: đạt đỉnh lớn nhất 5,03m tại Tân Châu và 4,7m tại Châu Đốc, có 217

người chết, 78.859 căn nhà hư hỏng, 38.735 hộ di dời, 107.707 ha lúa và 76.396 ha

vườn cây ăn trái bị ngập, thiệt hại 2.182 tỷ đồng.



-



Lũ năm 2000: lũ đến sớm hơn mọi năm và là trận lũ lịch sử. Mực nước cao nhất

trên sông Tiền tại Tân Châu là 5,06m (thấp hơn đỉnh lũ năm 1961 chỉ 5cm và cao

hơn đỉnh lũ năm 1996 đến 22cm), đỉnh lũ trên sông Hậu tại Châu Đốc đạt 4,90m

(cao hơn lũ lịch sử 1961 đến 13cm); tổng lượng lũ năm 2000 đạt 420 tỷ m3. Lũ năm

2000 vừa có đỉnh lũ cao vừa kéo dài trên 2 tháng; toàn vùng ĐBSCL có 548 người

chết, 901.983 căn nhà hư hỏng, 115.093 hộ di dời, 211.141 ha lúa bị ngập, thiệt hại

4.405 tỷ đồng.



[Nguồn: Thanh Tặng (10/2008)]



Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



73



Chương II: Tài nguyên nước mặt



Trong khi nhiều vùng đất phải đối mặt với những cơn lũ dữ, nhiều khu vực khác lại đang

ngày ngày “Cầu trời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày…”. Hạn hán là

một hệ quả khác trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Hạn hán cũng là thiên

tai gây tác hại lớn trên diện rộng cho sản xuất nông, công nghiệp và sinh hoạt của nhân

dân. Vào mùa khô tất cả các vùng sinh thái từ đồng bằng, trung du đến miền núi đều có

thể bị hạn nặng. Thậm chí tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và

một số thành phố duyên hải miền Trung vào mùa khô cũng có nạn thiếu gay gắt nước ăn

uống sinh hoạt cho nhân dân, cũng như nước cho sản xuất công nghiệp.

Khung 2.3 Hạn hán ở Tây Nguyên ngày càng khốc liệt

Nửa đầu tháng 4, một vài nơi ở Tây Nguyên đã có mưa, nhưng không làm giảm cơn

khát của người dân và hàng chục nghìn ha lúa, cà phê nơi đây. Toàn khu vực hiện có

25.000 hộ dân với hơn 123.000 người bị thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt, 319.000 người

đang lâm vào cảnh thiếu ăn do giáp hạt và hạn hán.

Nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn Tây Nguyên thời gian tới ngày nắng nóng

và khô, nhiệt độ có ngày lên tới 36 độ C. Lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm,

phổ biến ở mức 25 ÷ 30 mm. Tình trạng khô hạn vẫn tiếp tục xảy ra.

Các tỉnh Nam Trung Bộ vẫn tiếp tục nắng nóng, ít mưa, tổng lượng mưa tháng có khả

năng ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Lượng dòng chảy trên các sông suối giảm

dần, có thể thiếu hụt so với trung bình nhiều năm 15 ÷ 25%.

Hiện mực nước trên các ao hồ, sông suối ở Tây Nguyên tiếp tục giảm dần. Dòng chảy

trên các sông suối đều nhỏ hơn trung bình cùng kỳ 20 ÷ 30%, có nơi 40 ÷ 50%. Một số

hồ nước đã thấp hơn mực nước chết như Ia Rung (Gia Lai), Krông Búc Hạ, Ea Súp Hạ,

Núi Lửa (Đăk Lăk), Đăk Sa Nen, Đăk Brông, Hồ Chè, Ia Bang Thượng (Kon Tum).

Theo Bộ NN&PTNT, Đăk Lăk bị thiệt hại nhiều nhất. 250.000 hộ dân ở đây đang lâm

vào cảnh đói và rất cần sự hỗ trợ. 62.000 hộ khác đang ngóng trời cầu mưa vì hơn 2

tháng nay họ phải đi vài cây số mới lấy được một hai bình nước. Về nông nghiệp,

5.790 ha lúa đông xuân, 40.440 ha cà phê, 1.420 ha rau màu tập trung ở các huyện

Krông Pak, Krông Buk, Krông Năng, Ea Kar... đang bị cạn kiệt nguồn nước tưới tiêu.

Tỉnh đã chi khoảng 40 tỷ đồng, trong đó nhân dân đầu tư 35 tỷ đồng cho công tác

chống hạn, tuy nhiên vẫn đành chấp nhận để nhiều diện tích lúa và cà phê bị mất trắng.

Tỉnh Gia Lai dù đã trích ngân sách 800 triệu đồng cho công tác chống hạn, nhưng hiện

vẫn có 37.000 người thiếu lương thực, hơn 4.000 hộ dân với 21.420 nhân khẩu tập

trung ở các huyện phía đông Trường Sơn bị khan hiếm nguồn nước sinh hoạt. 998 ha

lúa đông xuân, 1.170 ha cà phê, 740 ha ngô cũng đang bị nứt nẻ, héo rũ.

Tại Kon Tum hiện có 32.500 người thiếu ăn, 2.800 hộ dân với 11.520 người tập trung ở

huyện Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Đăk Tô, Sa Thầy, thị xã Kon Tum bị thiếu nước sinh hoạt.

360 ha lúa đông xuân, 59 ha cà phê, 50 ha mía cũng trong cảnh khát nước. Kon Tum đã

trích 100 triệu đồng từ ngân sách của tỉnh để mua 5 máy bơm và nhiên liệu phục vụ cho

việc bơm nước tưới tiêu.



Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA



74



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

×