Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.29 MB, 420 trang )
2.2.2.1 Thao Tác Cơ Bản Với IOS Simulator
Thao tác mở và thoát ios simulator
Để mở iOS Simulator bạn có hai cách. Một là bạn chạy ứng dụng trong Xcode để
khởi động iOS Simulator. Với cách này bạn chỉ cần chọn iOS Simulator phù hợp rồi
chọn Run.
Hình 2.36 Chọn Run để mở iOS Simulator
Cách thứ hai là bạn chọn menu Xcode > chọn Open Develop Tool > iOS
Simulator. Khi ấy iOS Simulator sẽ được khởi động.
39
Hình 2.37 Mở iOS Simulator trong Menu
Mặc dù là một phần trong bộ công cụ của Xcode, nhưng iOS Simulator vẫn có thể
tiếp tục hoạt động dù Xcode có bị đóng chương trình. Do đó nếu bạn muốn thoát hẳn iOS
Simulator, bạn chọn menu iOS Simulator > chọn Quit iOS Simulator.
Hình 2.38 Trong menu chọn Quit iOS Simulator
40
Xoay màn hình iOS Simulator
Trong quá trình chạy ứng dụng trên iOS Simulator để kiểm thử, đôi lúc bạn cần sử
dụng tới chức năng xoay màn hình để có thể kiểm tra tính tương thích của ứng dụng với
từng kiểu màn hình ( ngang, đứng…) hoặc để phù hợp với ứng dụng của bạn ( chẳng hạn
viết ứng dụng sử dụng màn hình ngang). Nếu là thiết bị thật, thật dễ dàng để bạn có thể
xoay màn hình cho phù hợp. Tuy nhiên với iOS Simulator, bạn cần phải sử dụng đến chức
năng xoay màn hình được hỗ trợ sẵn để có thể xoay màn hình theo ý muốn.
Bạn có thể vào menu Hardware > chọn Rotate Left nếu bạn muốn xoay qua trái ;
chọn Rotate Right nếu bạn muốn xoay qua phải ; chọn Shake Gesture nếu bạn muốn
rung nhẹ.
Hình 2.39 Trong menu chọn xoay màn hình iOS Simulator
Ẩn/hiện keyboard
Trong quá trình kiểm thử ứng dụng, nhiều trường hợp bạn cần sử dụng đến bàn
phím của iOS, hoặc sau khi nhập liệu xong trong TextField nhưng ứng dụng của bạn chưa
có chức năng ẩn bàn phím đi, lúc đó bạn cần sử dụng đến tính năng Keyboard của iOS
Simulator để ẩn/hiện bàn phím. Bạn có thể vào menu Hardware > chọn Simulate
Hardware Keyboard.
41
Hình 2.40 Ẩn/Hiện keyboard trong iOS Simulator
Cài đặt và gỡ bỏ ứng dụng trên iOS Simulator
Ứng dụng trong iOS Simulator được cài đặt thông qua Xcode. Khi bạn chạy ứng
dụng bằng Xcode thì Xcode sẽ cài đặt ứng dụng đó vào iOS Simulator. Cách thức gỡ bỏ
ứng dụng cũng giống như trên thiết bị iOS thật. Bạn chỉ cần nhấp và giữ chuột ( hoặc
trackpad ) trên biểu tượng của ứng dụng cho đến khi xuất hiện biểu tượng dấu x, bạn chỉ
cần nhấp vào dấu x để gỡ bỏ ứng dụng. Sau khi hoàn tất chỉ cần ấn Home để trở lại ban
đầu.
42
Hình 2.41 Gỡ ứng dụng trong iOS Simulator
Bổ sung thêm các phiên bản ios và các thiết bị ios
iOS Simulator cho phép bạn có thể chạy ứng dụng trên nhiều loại thiết bị như
iPhone, iPhone Rentina, iPad, iPad Rentina. Đồng thời, iOS Simulator cũng cho phép bạn
sử dụng nhiều phiên bản khác nhau của iOS như iOS 6.0, iOS 6.1, iOS 7.0.
Mặc định sau khi cài Xcode 5, iOS Simulator kèm theo đã được cài đặt để hỗ trợ các
thiết bị iPhone Rentina, iPad Rentina và iOS 7.0. Nếu bạn muốn iOS Simulator chạy các
thiết bị iPhone, iPad thông thường và các phiên bản iOS thấp hơn như iOS 6.0, iOS 6.1
thì bạn cần phải tải và cài đặt thêm. Bạn vào Xcode > chọn Preferences > chọn mục
Download. Tại đây bạn lựa chọn phiên bản iOS cần cài đặt thêm và tải về.
43
Hình 2.42 Tải thêm các iOS Simulator phiên bản cũ hoặc tài liệu
Chụp ảnh màn hình iOS Simulator
Nếu bạn muốn chụp ảnh màn hình của iOS Simulator, bạn có thể lưu lại ảnh chụp
màn hình của iOS Simulator lên màn hình của Mac OS. Để làm việc đó, bạn chọn File >
chọn Save Screen Shot, khi đó ảnh chụp màn hình sẽ được lưu trên màn hình Mac OS.
Hình 2.43 Chụp ảnh màn hình iOS Simulator
44
Copy - Paste trong iOS Simulator
Trong iOS Simulator cũng hỗ trợ bạn Copy và Paste một chuỗi.
Để Copy một chuỗi, bạn nhấp chuột vào chuỗi để hiển thị ra nút Select và Select
All .Chọn Select nếu bạn muốn lựa chọn một từ nào đó, hoặc Select All nếu muốn chọn
tất cả.
Hình 2.44 Chọn Select hoặc Select All
Di chuyển điểm đầu và điểm cuối để đánh dấu lại chuỗi cần chọn > chọn Copy
45
Hình 2.45 Lựa chọn chuỗi cần copy và chọn Copy
Để Paste một chuỗi vào iOS Simulator, trước tiên bạn chọn Edit > Paste để chuyển
chuỗi được copy từ Mac vào iOS Simulator.
Hình 2.46 Paste từ Mac OS vào iOS Simulator
46
Sau đó chọn vị trí muốn Paste chuỗi trong iOS Simulator > Double-click vào vị trí
đó để hiện ra nút Paste > chọn Paste.
Hình 2.47 Chọn Paste
2.2.2.2 Một Số Hạn Chế Của iOS Simulator
Mặc dù iOS Simulator rất hữu ích cho bạn kiểm thử ứng dụng trước khi đưa lên thiết
bị thật, tuy nhiên bản thân iOS Simulator vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đối với phần
cứng, iOS Simulator vẫn còn khiếm khuyết ở một số điểm như không có camera, không
có microphone… Ngoài ra còn một số framework không được hỗ trợ như Media
player, Messenger UI … Nếu như ở các phiên bản trước của Xcode, iOS Simulator còn
hỗ trợ được với các phiên bản của iOS thấp hơn như iOS thì trong phiên bản này, iOS
Simulator chỉ hỗ trợ từ phiên bản iOS 6.0 trở lên.
47
CHƯƠNG III
NGÔN NGỮ OBJECTIVE-C
Mặc dù Xcode hỗ trợ nhiều ngôn ngữ trong việc lập trình ứng dụng trong iPhone, nhưng
đóng vai trò chủ yếu nhất vẫn là ngôn ngữ Objective-C bởi sự thân thiện, dễ sử dụng của
nó. Chương này sẽ hướng dẫn bạn một số nét cơ bản của ngôn ngữ lập trình Objective-C
với hi vọng bạn sẽ nắm được sơ lược cách sử dụng, cú pháp của ngôn ngữ này để thuận
tiện hơn trong việc xây dựng ứng dụng. Nội dung chương sẽ trình bày sơ lược một số vấn
đề sau của ngôn ngữ Objective-C:
Khai báo biến
Kiểu dữ liệu
Các phép toán
Hàm (Function)
Cấu trúc điều kiện
Cấu trúc lặp
Mảng
Chuỗi
3.1 GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ OBJECTIVED-C
Ngôn ngữ Objective-C được tạo ra bởi Brad Cox và Tom Love vào năm 1980 tại
công ty Stepstone. Từ năm 1988, công ty NeXT Sofware nắm giữ bản quyền của ngôn
ngữ Objective-C. Họ đã phát triển các bộ thư viện và cả môi trường phát triển cho nó có
tên là NEXTSTEP.
Đến cuối tháng 12 năm 1996, hãng Apple đã mua lại công ty NeXT Software, môi
trường NEXTSTEP/OPENSTEP đã trở thành phần cốt lõi của hệ điều hành OS X mà
Apple giới thiệu sau này. Phiên bản chính thức của môi trường phát triển này do Apple
giới thiệu ban đầu có tên là Cocoa.
Bằng việc hỗ trợ sẵn ngôn ngữ Objective-C, đồng thời tích hợp một số công cụ phát
triển khác như Project Builder (đây là tiền thân của Xcode) và Interface Builder, Apple đã
tạo ra một môi trường mạnh mẽ để phát triển ứng dụng trên Mac OS X. Đến năm 2007,
Apple tung ra bản nâng cấp cho ngôn ngữ Objective-C và gọi đó là Objective-C 2.0.
Ngôn ngữ lập trình Objective-C dựa trên nền tảng ngôn ngữ C nhưng bổ sung thêm
hỗ trợ lập trình hướng đối tượng. Objective-C là ngôn ngữ lập trình sử dụng để viết ứng
dụng cho Apple’s iOS và hệ điều hành Mac OS.
3.2 KHAI BÁO BIẾN - CÁCH SỬ DỤNG
3.2.1 Biến
Biến được sử dụng để lưu trữ các giá trị của ứng dụng. Biến gồm có: kiểu dữ liệu,
tên biến và giá trị của biến. Cú pháp:
Kiểu_dữ_liệu tên_biến ;
hoặc
Kiểu_dữ_liệu tên_biến = giá_trị_của_biến;
Trong đó “=”: lệnh gán giá trị cho biến
VD: int x ; hoặc int x = 10;
49