1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

a) Phạm trù Vật chất Quan điểm về vật chất trong lịch sử Triết học duy vật trước C.Mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.76 KB, 49 trang )


a) Phạm trù Vật chất

Định nghĩa vật chất của

V.I.Lênin



“Vật chất là phạm trù triết học

dùng để chỉ thực tại khách quan

được đem lại cho con người trong

cảm giác, được cảm giác của chúng

ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn

tại không lệ thuộc vào cảm giác”



Theo định nghĩa vật chất của V.I.Lênin

+ LêNin đã định nghĩa không theo cách thông

thường, phân biệt Vật chất, với tư cách là

phạm trù triết học, với khái niệm vật chất

của các KH dùng để chỉ những dạng cụ thể,

cảm tính của vật chất.

+ Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của

mọi tồn tại vật chất được khái quát là thuộc

tính tồn tại khách quan, không phụ thuộc

vào ý thức của con người.

+ Vật chất, dưới hình thức tồn taị cụ thể của nó,

là cái có thể gây nên cảm giác ở con người

thông qua các giác quan. Từ đó, ý thức con

người phản ánh, còn vật chất là cái được

phản ánh.



Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có ý

nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của

CNDV và nhận thức khoa học vì:

+ Với việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ

biến nhất của vật chất là thuộc tính “tồn tại

khách quan”, Lênin đã cung cấp căn cứ nhận

thức khoa học để xác định những gì thuộc về

vật chất; tạo cơ sở lí luận cho việc xây dựng

quan điểm DV về lịch sử, khắc phục được

những hạn chế DT trong quan niệm về XH.

+ Khi khẳng định Vật chất là “thực tại khách

quan”, Lênin không những khẳng định tính

thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức

mà còn khẳng định khả năng con người có

thể nhận thức được thực tại khách quan

thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản



b) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất

 Vận động là phương thức tồn tại của Vật

chất

+ Vận động là gì?

Ăngghen định nghĩa: «Vận đông, hiểu theo nghĩa

chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn

tại của vật chất, thì bao gồm tất cả sự thay đổi và

mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay

đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy »

+ Bản chất vận động:

– Vận động là phương thức tồn tại, là thuộc tính cố

hữu của vật chất;

– Vận động của vật chất là tự thân vận động;

– Sự tồn tại của vật chất luôn gắn với vận động, vận

động là tuyệt đôi, vĩnh viễn;

– Nguồn gốc vận động là do bản thân sự vật hiện

tượng quy định.



+ Các hình thức vận động cơ bản của VC:



-



Vận động cơ học

Vận động vật lý

Vận động hoá học

Vận động sinh vật

Vận động xã hội



+ Vận động và đứng im

- Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương

đối tạm thời vì đứng im, cân bằng chỉ

xảy ra trong một quan hệ xác định, biểu

hiện trong một hình thức vận động nhất

định và chỉ tồn tại trong một thời gian

nhất định.

- Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận

động, đó là vận động trong thế cân

bằng, ổn định; vận động chưa làm thay

đổi cơ bản về chất, về vị trí, hình dáng,

kết cấu của sự vật.



 Không gian và thời gian là những

hình thức tồn tại của Vật chất

+ Không gian là hình thức tồn tại của mọi

dạng vật chất ở một vị trí nhất định, có

một quảng tính (chiều cao, rộng, dài)

nhất định và trong các mối tương quan

nhất định (trước hay sau, trên hay dưới,

bên phải hay trái v.v...)

+ Thời gian là sự tồn tại của sự vật thể

hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay

chậm, kế tiếp và chuyển hóa v.v…



+ Tính chất của Không gian và Thời gian:

- Là những hình thức tồn tại của vật chất,

không tách khỏi vật chất nên không gian

và thời gian cũng có những tính chất

chung như vật chất; đó là tính khách

quan, vĩnh cửu, vô tận, vô hạn.

- Không gian có thuộc tính ba chiều (cao,

rộng, dài) còn thời gian chỉ có một chiều

(từ quá khứ đến tương lai), biểu hiện

hình thức tồn tại về quảng tính và quá

trình diễn biến của vật chất vận động.



c) Tính thống nhất vật chất của thế giới



- Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất

là thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc

lập với ý thức của con người.

- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận,

vô hạn, không ai sinh ra và không bị mất đi.

- Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối

liên hệ kh.quan, th.nhất với nhau…và cùng

chịu sự chi phối của những qui luật phổ

biến của thế giới vật chất.



2. Ý THỨC

a) Nguồn gốc của ý thức

b) Bản chất và kết cấu của ý thức



a) Nguồn gốc của ý thức

Nguồn gốc tự nhiên:



+ Bộ óc con người:

- Bộ não người là một dạng vật chất

có tổ chức cao, có cấu trúc tinh vi và

phức tạp.

- Bộ não người là cơ quan vật chất

của ý thức, là tiền đề để có ý thức.

- Hoạt động ý thức chỉ diễn ra trong

bộ não người, trên cơ sở các quá trình

sinh lý thần kinh của bộ não.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

×