1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

CHƯƠNG I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VỤ TRANH CHẤPDS404-WTO GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.03 KB, 20 trang )




Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc

bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong

nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);





Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói



trên;



3. Phương pháp “Quy về 0” (zeroing)

Zeroing là một phương pháp tính toán trong quá trình tính biên độ phá giá trong đó cho

phép quy về 0 tất các các giao dịch có biên độ phá giá âm. Mỹ là nước duy nhất trong 153

nước thành viên của WTO đang sử dụng biện pháp zeroing để tính thuế chống bán phá giá đối

với những mặt hàng xuất khẩu sang nước này.

Ví dụ, nếu một nhà xuất khẩu bị điều tra thực hiện 5 giao dịch xuất khẩu, trong đó có 2

giao dịch xuất khẩu có biên độ phá giá là 20%, 1 giao dịch có biên độ phá giá bằng 0 và 2 giao

dịch có biên độ phá giá -25% thì nếu không sử dụng phương pháp zeroing, bình quân biên độ

phá giá của nhà xuất khẩu này sẽ là: (20% + 20% + 0% - 25% - 25%): 5 = -7% (với biên độ

phá giá âm, tức là không phá giá, nhà xuất khẩu này sẽ không bị áp thuế).

Tuy nhiên, nếu sử dụng zeroing thì biên độ phá giá trung bình sẽ là:

(20% + 20% +0% + 0% + 0%): 5 =8% (và kết quả là nhà xuất khẩu sẽ bị áp thuế 8%).

Phương thức này khiến cho mức thuế trở nên rất cao, và đã nhiều lần bị các thẩm phán

của WTO lên án.

Điều 2.4.2 Hiệp định ADA quy định “việc xác định có tồn tại biên độ phá giá hay

không trong suốt giai đoạn điều tra, thông thường sẽ dựa trên cơ sở so sánh giữa giá trị bình

quân gia quyền thông thường với giá bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có

thể so sánh được hoặc thông qua so sánh giữa giá trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở

từng giao dịch”. Ở đây, việc so sánh phải được thực hiện trên tất cả các giao dịch xuất khẩu

mới bảo đảm sự công bằng, vì trong các giao dịch đó có giao dịch có biên độ phá giá dương

nhưng cũng có các giao dịch có biên độ phá giá âm và giữa chúng khi bù trừ cho nhau sẽ phản

ánh một cách chính xác nhất về việc có bán phá giá hay không và mức độ bán phá giá tác động

lên thị trường nước nhập khẩu như thế nào. Khi sử dụng phương pháp zeroing với việc quy về

0 tất cả các giao dịch có biên đô phá giá âm là vi phạm vào nguyên tắc “so sánh công bằng”

mà Điều 2.4 Hiệp định ADA đã quy định.

Việc áp dụng phương pháp zeroing gây ra rất nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất

khẩu của nước xuất khẩu bởi một số lí do.

Thứ nhất, khi áp dụng phương pháp zeroing, hầu hết các kết quả điều tra đều đưa đến

kết luận là có bán phá giá và bị áp thuế chống bán phá giá cao. Điều đó gây bất công và tạo ra

nhiều khó khăn cho các nước xuất khẩu, từ đó hạn chế sự tự do hóa thương mại.

Thứ hai, biên độ phá giá bị đẩy lên cao không phản ánh đúng thực tế, khiến số tiền mà

doanh nghiệp phải nộp cho thuế chống bán phá giá là một gánh nặng tài chính cho các doanh

nghiệp xuất khẩu.

Page 3



Thứ ba, ngoài thiệt hại về việc phải đóng thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp

xuất khẩu còn phải chịu những hệ lụy khác từ việc áp thuế như phải ký quỹ một khoản tiền rất

lớn. Điều này một lần nữa gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi vốn – luôn là một

vấn đề của doanh nghiệp – phải dùng để ký quỹ. Điều này lại làm tăng lợi thế cạnh tranh của

các doanh nghiệp không bị áp thuế chống bán phá giá.

Như vậy, có thể hiểu là tại sao các nước xuất khẩu, thường là các nước đang phát triển,

hết sức lên án phương pháp “Quy về 0” và coi đó là một trong những biện pháp điển hình của

chống bán phá giá bất công.

Việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing khi tính các biên độ phá giá đã gặp phải sự phản đối từ

các đối tác thương mại của nước này. Họ cho rằng điều này không phù hợp với các quy tắc của

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về hệ thống luật chống bán phá giá. Hoa Kỳ đã nhiều lần

bị kiện tại Tổ chức Thương mại thế giới với lý do nước này sử dụng zeroing trong các cuộc

điều tra chống bán phá giá, điển hình như các vụ Gỗ xẻ mềm của Canada (DS264), Ổ bi của

Nhật Bản (DS322), 21 vụ kiện chống bán phá giá từ EU (DS294), Tôm nước ấm đông lạnh

của Ecuađo (DS335), Tôm của Thái Lan (DS343), Thép không gỉ của Mêxicô (DS344)…



4. Các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

4.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DBS)

Là đại hội đồng của WTO bao gồm đại diện của các quốc gia thành viên thành lập các

Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Ban Phúc thẩm bằng nguyên tắc “đồng

phủ quyết”. Giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho

phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ, trả đũa.

4.2. Ban Hội thẩm

Trực tiếp xem xét các vấn đề kiện tụng cụ thể trên cơ sở các quy định của WTO được

các nước nguyên đơn viện dẫn. Đưa ra Báo cáo trình DBS thông qua và giúp DBS đưa ra

khuyến nghị cho các bên tranh chấp.

4.3. Cơ quan phúc thẩm.

Xem xét lại báo cáo của ban Hội thẩm để đảm bảo tính chính xác trong quá trình giải

quyết tranh chấp của Ban hội thẩm nếu có yêu cầu.



5. Nguồn của cơ chế giải quyết tranh chấp (do DSU viện dẫn).

- Điều XXII và XXIII GATT 1947 ( Điều 3.1 DSU).

- Các quy tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp tại các Hiệp định

trong khuôn khổ WTO ( Điều 11.4 đến 17.7 GATT 1994).

- Quyết định về các Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt” GATT 1966: các quy tắc áp dụng

cho việc giải quyết tranh chấp giữa một nước kém phát triển và một nước phát triển ( Điều

Page 4



3.12 DSU) và các thủ tục đặc biệt áp dụng cho tranh chấp có một bên là nước kém phát triển

nhất.



6. Trình tự giải quyết tranh chấp.

B1: Tham vấn

Bên có khiếu nại trước hết phải đưa ra yêu cầu tham vấn Bên kia (Điều 4 DSU). Việc

tham vấn được tiến hành bí mật (không công khai) và không gây thiệt hại cho các quyền tiếp

theo của các Bên. Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn 10 ngày và phải tiến hành

tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu (trường hợp khẩn cấp – ví dụ hàng

hoá liên quan có nguy cơ hư hỏng, các thời hạn này lần lượt là 10 ngày và 20 ngày). Bên được

tham vấn có nghĩa vụ "đảm bảo việc xem xét một cách cảm thông và tạo cơ hội thoả đáng" cho

Bên yêu cầu tham vấn.

Với các ưu thế nhất định như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, quan hệ hữu hảo

giữa các bên tranh chấp… các phương thức chủ yếu dựa trên đàm phán ngoại giao này được

DSU đặc biệt khuyến khích sử dụng (Điều 3.7 DSU), và việc tìm ra được một giải pháp hợp

lý thoả mãn tất cả các bên tranh chấp có lẽ còn được coi trọng hơn cả việc đạt được một giải

pháp phù hợp với các qui tắc thương mại trong Hiệp định.

B2: Thành lập Ban hội thẩm.

Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản sau khi Bên được tham

vấn từ chối tham vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu

cầu tham vấn (Điều 6 DSU). Tuy nhiên, như trên đã đề cập, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm có

thể đưa ra trước thời hạn này nếu các bên tranh chấp đều thống nhất rằng các thủ tục tham vấn,

hoà giải không dẫn đến kết quả gì. Văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải nêu rõ quá

trình tham vấn, xác định chính xác biện pháp thương mại bị khiếu kiện và tóm tắt các căn cứ

pháp lý cho khiếu kiện.

Bất kỳ quốc gia thành viên nào có quyền lợi thực chất trong vấn đề tranh chấp đều có

thể thông báo cho DSB về ý định tham gia vụ việc với tư cách là Bên thứ ba. Các Bên thứ ba

này được tạo điều kiện để trình bày ý kiến bằng văn bản trước Ban hội thẩm.

Hoạt động của Ban hội thẩm (Panel Procedures): Ban hội thẩm có chức năng xem xét

vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn

viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị

thích hợp cho các bên tranh chấp.

B3: Phúc thẩm (Appelate Review).

Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban hội

thẩm (yêu cầu phúc thẩm) trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản. Khi có yêu cầu này thủ

tục phúc thẩm sẽ được bắt đầu.

Page 5



Việc xem xét và đưa ra Báo cáo phải được thực hiện với sự tham gia của các Bên tranh

chấp. Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo (trường hợp

có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý do cho DSB

biết). Báo cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý của

Ban hội thẩm. Các Bên không có quyền phản đối Báo cáo này. DSB thông qua Báo cáo của

Cơ quan Phúc thẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cả

các thành viên trừ khi DSB đồng thuận phủ quyết.

B4: Khuyến nghị các giải pháp (Recommended Remedies)

Khi Báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một Bên là vi phạm qui định

của WTO, cơ quan ra Báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằm buộc Bên có biện pháp vi phạm

phải tuân thủ qui định của WTO (yêu cầu bị đơn rút lại hoặc sửa đổi biện pháp liên quan) và

có thể đưa ra các gợi ý (không bắt buộc) về cách thức thực hiện khuyến nghị đó.

Trường hợp khiếu kiện không vi phạm, Bên thua kiện không phải rút lại biện pháp liên

quan (vì không có vi phạm) nhưng Báo cáo có thể khuyến nghị Bên thua thực hiện các dàn xếp

nhất định để thoả mãn các Bên liên quan (Báo cáo có thể đưa ra những gợi ý về biện pháp dàn

xếp thoả đáng, ví dụ: bồi thường)

B5: Thi hành (Implementation).

Bên thua phải thông báo ý định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi họp của DSB

triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua Báo cáo. Nếu không thực hiện được ngay,

Bên đó có thể được gia hạn thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý (thời hạn này do DSB

quyết định trên cơ sở đề nghị của các Bên; hoặc do các Bên tranh chấp thỏa thuận trong thời

hạn 45 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị; hoặc theo phán quyết trọng tài tiến hành trong

vòng 90 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị).

DSB cũng là cơ quan giám sát việc thực thi khuyến nghị của các Bên liên quan. Trong

thời gian qui định cho việc thực hiện khuyến nghị, bất kỳ thành viên nào cũng có thể đưa vấn

đề thực hiện khuyến nghị này vào chương trình nghị sự của DSB; mỗi khi có đề nghị như vậy

thì Bên phải thực hiện khuyến nghị có nghĩa vụ giải trình bằng văn bản về việc thực hiện

khuyến nghị của mình gửi cho DSB chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành phiên họp của

DSB.



Page 6



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

×