1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

CHƯƠNG IV.KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.03 KB, 20 trang )


quyết tranh chấp chỉ có thế được thực hiện từ đợt rà soát lần 4. Mặt khác theo quy định của

pháp luật Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được gỡ bỏ lệnh áp dụng thuế bán phá giá và

thoát khỏi vụ kiện nếu trong ba lần rà soát hành chính liên tiếp biên độ bán phá giá của họ

được xác định bằng không. Điều này chỉ có thể đạt được khi tính cả đợt rà soát hành chính lần

thứ 4.

Xuất phát từ bối cảnh bất lợi trên Việt Nam đã xác đinh “việc tiếp tục sử dụng các biện

pháp bị khiếu kiện” của Hoa Kỳ là một trong những nội dung khiếu kiện, yêu cầu Panel giải

quyết. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ cho rằng Panel không có thẩm quyền giải quyết vì Việt Nam

đã không nêu trong văn bản yêu cầu thành lập Panel “việc tiếp tục sử dụng biện pháp bị khiếu

kiện” là biện pháp mà Việt Nam khiếu kiện và không phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp

của WTO

Như vậy, liên quan tới nội dung khiếu kiện thứ 7, bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện

Tôm là việc xác định phạm vi vụ kiện và thời điểm vụ kiện. Vụ kiện rất có thể đã có kết quả

trọn vẹn hơn đối với Việt Nam nếu thời điểm khời kiện được thực hiện sau đợt rà soát hành

chính lần 4 của Hoa Kỳ, hoặc đơn yêu cầu thành lập Panel đã nêu rõ “việc tiếp tục sử dụng các

biện pháp bị khiếu khiện” là một trong những nội dung khiếu kiện

Tăng cường tính chủ động của các doanh nghiệp

Vụ kiện tôm đã cung cấp một bài học đắt giá cho doanh nghiệp Việt Nam: sự cần thiết

tăng cường nhận thức và tính chủ động của các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh

chấp thương mại quốc tế. Trong vụ kiện này, tại nội dung khiếu kiện thứ 6 của mình, Việt

Nam yêu cầu Panel tuyên bố Hoa Kỳ đã vi phạm điều 6.10.2 của Hiệp định chống bán phá giá

của WTO khi Hoa Kỳ đã giới hạn các doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn điều tra riêng rẽ.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành rà soát hành chính, đã không có doanh nghiệp Việt

Nam nào không được lựa chọn nhưng vẫn tự nguyện cung cấp thông tin như theo quy định tại

điều 6.10.2.

Sự thụ động của các doanh nghiệp, vai trò hạn chế của các hiệp hôi doanh ngiệp, các

ngành hàng Việt Nam, nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là vừa

và nhỏ đồng thời chưa có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về giao thương quốc tế đặc biệt là kinh

nghiệm ứng phó với các tranh chấp quốc tế.

Cần xây dựng cơ chế quốc gia trong việc phòng, xử lí các tranh chấp thương mại quốc tế

Xét về phương diện quản lí nhà nước, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, ngành hàng

vẫn chưa có một khung pháp luật phù hợp khiến cho các doanh nghiệp lúng túng khi có tranh

chấp thương mại xảy ra. Trong quá trình diễn ra vụ kiện, mối quan hệ giữa các chủ thể trên với

các cơ quan nhà nước trong giải quyết thương mại quốc tế mới chỉ được đề cập trong một chỉ

thỉ của Thủ tướng Chính phủ năm 2005. Do ban hành trước khi gia nhập WTO nên chỉ thị đã

có những nội dung trở nên lạc hậu. Chỉ thị mới chỉ nhấn mạnh đến các tranh chấp thương mại

Page 17



tại nước ngoài, chưa đề cập hợp lí đến cá việc giải quyết tranh chấp tại các tổ chức quốc tế như

WTO. Mặt khác chỉ thị cũng chưa thiết lập được một cơ chế phối hợp chung giữa các cơ quan

nhà nước với các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp. Đặc biệt nội dung của văn bản chỉ

mang tính chất điều hành, giá trị quy phạm thấp.

Vì vậy, Việt Nam cần sớm xây dựng một cơ chế quốc gia trong phòng và xử lí tranh

chấp thương mại quốc tế có thể giải quyết đồng thời các vấn đề cơ bản như: các biện pháp, cơ

chế phòng và cảnh báo sớm các tranh chấp; quy trình phát hiện, xử lí tranh chấp từ giai đoạn

chuẩn bị hồ sơ và theo đuổi thủ tục giải quyết; xác định cơ quan chủ trì, phối hợp và tham gia

giải quyết tranh chấp; các biện pháp, quy trình cho phép sự tham gia của cộng đồng doanh

nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác trong quá trình giải quyết tranh chấp; vấn đề huy

động và sử dụng nguồn kinh phí giải quyết tranh chấp; giải quyết thích đáng cơ chế phối hợp

giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng với các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền trong việc đối phó với các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp

tại WTO nói riêng.

Nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp

Khi hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp mức thuế chống bán phá

giá ảnh hưởng tới doanh thu, các Hiệp hội doanh nghiệp bao gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất

khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

đã chủ động, tích cực trong việc phát hiện vấn đề, đề xuất lên Chính phủ về việc khởi kiện Hoa

Kỳ ra WTO cũng như tham gia vào quá trình chuẩn bị cho vụ việc, tham gia tích cực hiệu quả

vào việc lựa chọn luật sư tư vấn cho vụ việc. Tuy nhiên, sau khi vụ việc được bắt đầu các Hiệp

hội đã không có cơ hội hối hợp, sát cánh cùng cơ quan Nhà nước liên quan trong quá trình giải

quyết vụ việc, không được tiếp cận với các báo cáo về vụ việc của phía Việt Nam và không rút

ra được kinh nghiệm từ vụ việc tranh chấp đầu tiên này. Việc VCCI và VASEP bị đặt ra ngoài

quá trình giải quyết tranh chấp WTO vừ rồi là một sự đáng tiếc nho nhỏ trong niềm vui chiến

thắng của vụ kiện.

Nếu được tham gia, họ đã có thể có những tư vấn để các luật sư và các cơ quan liên

quan có thêm những thông tin pháp và thực tiễn từ góc độ của họ. Bên cạnh đó, việc cho phép

các Hiệp hội tham gia và tiếp cận thông tin vụ kiện sẽ mang đến cho họ những kinh nghiệm

quí báu, từ đó có thể làm tốt hơn nữa trong những vụ kiện WTO khác trong tương lai.

Vì vậy, cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc tham

gia phối hợp cùng cơ quan nhà nước để giải quyết các các tranh chấp thương mại quốc tế đặc

biệt các tranh chấp trong WTO.

Tích cực tham gia tranh chấp với tư cách là bên thứ ba



Page 18



Ngoài ý nghĩa làm quen với quy trình tố tụng tại WTO, sử dụng các cơ hội để thế hiện

quan điểm của mình trong các vụ tranh chấp, việc Việt Nam tích cực tham gia với tư cách là

bên thứ ba vào các vụ tranh chấp đã có những tác dụng đáng kể trong quá trình thực hiện vụ

kiện Tôm, đặc biệt liên quan đến nội khiếu kiện phương pháp Quy về không của Hoa Kỳ. Việc

nắm bắt và sử dụng những án lệ phong phú của WTO về biện pháp quy về không của Hoa Kỳ

đã đóng góp một phần rất quan trọng vào chiến thắng của Việt Nam trong vụ kiện Tôm này.

Vì vậy, Việt Nam cần tham gia nhiều hơn nữa với tư cách là bên thứ ba vào các vụ

tranh chấp nhằm học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm để có thể tránh khỏi có hoặc dễ dàng

giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.



Page 19



KẾT LUẬN

“Tôm nước ấm DS404” là vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO với tư cách là

nguyên đơn. Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình tham gia vụ kiện nhưng nhờ vào những

lập luận chặt chẽ, những nỗ lực của các cơ quan chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp trong

nước, chúng ta đã giành được thắng lợi ở hầu hết các điều khoản khiếu kiện. Vụ kiện này đã

để lại rất nhiều bài học kinh nghiệm cho các cơ quan trong nước có liên quan trong việc giái

quyết tranh chấp thương mại quốc tế đặc biệt là các tranh chấp tại WTO trong tương lai. Chính

phủ cần tích cực và chủ động hơn nữa trong việc phát hiện vấn đề và nâng cao hơn nữa vai trò

của các Hiệp hội doanh nghiệp để các vụ kiện trong tương lai thu được kết quả cao hơn.

Không chỉ vậy, vụ kiện như một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần

chủ động, tích cực nắm nõ hơn nữa luật thương mại tại các nước nhập khẩu cũng như luật

thương mại quốc tế khi tham gia vào nền thương mại toàn cầu để đảm bảo lợi ích kinh tế cho

chính doanh nghiệp của mình.



Page 20



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

×