Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.18 KB, 65 trang )
Tôtem sói là tác phẩm đầu tay nhưng cũng được xem là tác phẩm thành
công nhất của nhà văn Khương Nhung. Tác phẩm được thai nghén trong suốt
20 năm và viết trong 6 năm. Đây là kết quả của chuyến đi thực tiễn và sinh
sống trên thảo nguyên Ơlôn của tác giả dưới thời kì “Đại Cách mạng Văn
hóa” ở Trung Quốc. Trước khi xuất hiện tại Việt Nam, tác phẩm đã gây xôn
xao dư luận thế giới với nhiều ý kiến trái chiều. Người khen khen hết lời, coi
đây là kho tàng văn hóa kì diệu, là một bộ kì thư của nhân loại. Người chê thì
chê không ngớt đả đảo tinh thần phát xít, phản động ẩn bóng trong tác
phẩm… Tuy nhiên vượt lên trên tất cả cuốn sách vẫn dành được sự ái mộ và
đón đọc của hàng triệu độc giả trên thế giới đồng thời nhận được số tiền
chuyển giao bản quyền lên tới con số kỉ lục từ trước tới nay. Cuốn sách đã
mang lại vinh dự cho tác giả của nó với 12 giải thưởng văn chương và danh
giá nhất là giải thưởng văn chương châu Á đầu tiên trong lịch sử - Man Asian
Booker Prize. Sau khi Tôtem sói “xuất đầu lộ diện” ở Trung Quốc không lâu,
các nhà xuất bản nước ngoài đã ráo riết mua bản quyền chuyển ngữ tác phẩm.
Một số nhà xuất bản ở Tokyo đưa ra con số 300.000 USD riêng cho bản
quyền đưa cuốn sách này lên phim hoạt hình. Nhà xuất bản Penguin Books ở
Anh đã lập kỉ lục khi ứng trước 100.000 USD mua bản quyền phát hành cuốn
sách bằng tiếng Anh trên toàn thế giới. Và nhà xuất bản Bertelsmann đặt
20.000 Euro cho bản quyền tiếng Đức…
Ở Việt Nam cuốn sách được nhà xuất bản Công an Nhân dân ấn hành đầu
năm 2007 do dịch giả Trần Đình Hiến chuyển ngữ. Sau khi xuất hiện Tôtem sói
cũng dấy lên làn sóng tranh luận trong giới nghiên cứu phê bình văn học cũng
như độc giả yêu thích văn học nước ngoài ở Việt Nam. Ngày 08/ 08/ 2007 tại
Thư viện – Café Đông Tây (nhà 11A, phố Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội),
Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây kết hợp với báo Người Hà Nội đã tổ
chức buổi tọa đàm về Tôtem sói với các nội dung chính như: Giới thiệu bản
8
dịch Tôtem sói của dịch giả Trần Đình Hiến và những dư luận xoay quanh tác
phẩm ở Việt Nam và trên thế giới; trao đổi về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật
tiểu thuyết; trao đổi về chất lượng bản dịch và về xu hướng chọn tác phẩm văn
học nước ngoài để dịch sang tiếng Việt trong điều kiện xã hội – văn hóa Việt
Nam hiện nay. Trong buổi tọa đàm nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học có
uy tín đều khẳng định: “Đây là cuốn sách hay, rất đáng được chuyển ngữ để
bạn đọc Việt Nam có cơ hội tìm hiểu và chúng ta nên tiếp cận cuốn sách từ góc
nhìn dành cho một cuốn tiểu thuyết chứ không phải theo quan điểm tư tưởng
chính trị”. Theo ý kiến của đông đảo các nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu có
mặt tại đó thì đây là cuốn sách có giá trị trên nhiều phương diện: văn hóa, khoa
học, sử học, nghiên cứu tự nhiên…
Ngoài ra Tôtem sói cũng nhận được nhiều bài viết phê bình, phân tích
trên các trang báo khác nhau, đặc biệt là những chia sẻ trên Internet.
Trên trang http:www.Nhandan.com.vn, tác giả Hồng Minh đã trích dẫn
cuộc phỏng vấn dịch giả Trần Đình Hiến về tác phẩm Tôtem sói của Khương
Nhung do ông chuyển ngữ với nhan đề bài viết “Tôtem sói – một kho tàng kiến
thức kì diệu”. Theo dịch giả tác phẩm: “Đọc tác phẩm này là một cơ may cho
độc giả Việt Nam. Bởi các nhà văn sẽ tìm thấy trong đó những bài học về sáng
tác, cách khai thác đề tài cũng như loại hình tác phẩm, các nhà khoa học, đặc
biệt các nhà sử học sẽ coi cuốn sách như một giả thuyết về lịch sử trong đó đặt
ra và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người, về văn hóa,
xã hội của Trung Quốc. Còn đối với bạn đọc trẻ, những người ham hiểu biết,
đây sẽ là một cơ hội khám phá tuyệt vời về thế giới tự nhiên, về cuộc sống nơi
thảo nguyên mênh mông. Tôtem sói là một kho tàng kiến thức kỳ diệu, thú vị
về một nền văn hóa chưa được biết tới, chưa được đánh giá đúng”.
Trên trang Evan.com, tác giả Lan Anh cũng đưa ra những ý kiến của
mình về tác phẩm Tôtem sói với nhan đề bài viết là “Tôtem sói”. Nội dung
của bài viết tập trung vào việc đưa ra những ý kiến phân tích tác phẩm. Đó là
9
việc thông qua hình tượng sói tác giả đã đặt ra nhiều giả thuyết mới về lịch sử
Trung Hoa. Khương Nhung đã tái tạo bản anh hùng ca bi tráng về loài sói và
những người dân du mục cuối cùng của Mông Cổ trong thời kì “Đại Cách
mạng Văn hóa vô sản”.
Ngoài những bài viết trên, Tôtem sói còn được nhắc tới trên các trang
báo mạng khác như LAODONG_COM_VN, Thuvien_ebook_com…
Tuy nhiên hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào quy mô và
xứng tầm với những đóng góp to lớn của Tôtem sói với trào lưu Văn học Tầm
Căn do tác phẩm còn nhiều mới mẻ với độc giả Việt Nam và xoay quanh nó
còn tồn tại nhiều ý kiến tranh luận trái chiều chưa ngã ngũ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu bật những đặc trưng cơ bản của trào lưu Văn học Tầm Căn.
- Qua phân tích tác phẩm Tôtem sói chỉ ra được những lập thuyết mới mẻ
của nhà văn Khương Nhung về cội nguồn của người Trung Quốc, thấy được
những đóng góp to lớn của Tôtem sói đối với trào lưu Văn học Tầm Căn.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
●Đối tượng nghiên cứu:
Tôtem sói của Khương Nhung với Văn học Tầm Căn.
●Phạm vi khảo sát:
Do khuôn khổ giới hạn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát tác phẩm Tôtem
sói của Khương Nhung do Nxb Công an Nhân dân ấn hành đầu năm 2007
được dịch giả Trần Đình Hiến chuyển ngữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau. Trong đó có thể kể tới một số phương pháp chính như sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
10
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Trong khóa luận này, chúng tôi đã đi vào phân tích Tôtem sói từ ý
nghĩa “tầm căn” của nó để cung cấp cho độc giả những nhận thức về trào lưu
Văn học Tầm Căn và những giả thuyết, kiến giải “phản truyền thống” về gốc
tích Hoa tộc của nhà văn Khương Nhung.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận được triển
khai qua hai chương chính:
- Chương 1: Tầm Căn – một trào lưu mới của văn học đương đại
Trung Quốc
- Chương 2: Tôtem sói của Khương Nhung với Văn học Tầm Căn
11