1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn hóa - Lịch sử >

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VÀ NHÂN VẬT BI KỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.18 KB, 65 trang )


Tức là thuật ngữ “nhân vật” được dùng phổ biến ở nhiều mặt, cả ở đời sống

chính trị xã hội lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày. Song, trong phạm vi nghiên

cứu của khóa luận, chúng tôi chỉ đế cập đến “nhân vật” theo nghĩa thứ nhất mà

bộ Từ điển tiếng Việt đã nêu ra, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương.

1.1.2. Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu lí luận văn học

Trong nghiên cứu lí luận văn học có nhiều quan niệm về nhân vật. Trong

Từ điển văn học (tập 2), các tác giả đưa ra quan niệm: “Nhân vật là yếu tố cơ

bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề

và đến lượt mình nó lại các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập

trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật

của tác phẩm văn học” [28;86].

Theo định nghĩa này, các tác giả đã nhìn nhân nhân vật từ khía cạnh vai

trò, chức năng của nó đối với tác phẩm văn học và quan hệ của nó đối với các

yếu tố hình thức tác phẩm văn học. Đây có thể nói là định nghĩa tương đối

hoàn chỉnh về nhân vật văn học.

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học tác giả Lại Nguyên Ân xem xét nhân

vật trong mối tương quan chặt chẽ với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn,

trường phái văn học: người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người,

nhân vật văn học có khi còn “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm

trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường

phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về

con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con là các con

vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm

giống người” [3;241].

Giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên) định nghĩa khá kĩ về

nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu

tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật

có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh... Đó là những nhân vật không tên như

thằng bán tơ, mụ nào đó trong “Truyện Kiều”... Đó là những con vật trong



10



truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả thần linh, ma quỷ những con

người mang nội dung và ý nghĩa con người... Khái niệm “nhân vật” có khi

được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ

một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm... Nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con

người trong tác phẩm... Nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ,

có những dấu hiệu để nhận ra” [24;277 - 278].

Cuốn Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) lại đưa ra cách nhìn khác

về nhân vật văn học: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang

tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người

mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử,

nghề nghiệp tính cách... và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân

vật thường được quan niệm có một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là

con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm

hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sinh

vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con người... cũng có khi

đó không phải là những con người hoặc liên quan tới con người, được thể

hiện nổi bật trong tác phẩm [12;126].

Như vậy đã có nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật văn học nhưng

các nhà nghiên cứu lí luận văn học vẫn tìm gặp nhau ở nội dung cơ bản của

khái niệm này: Thứ nhất, nhân vật văn học phải là đối tượng mà văn học miêu

tả, thể hiện bằng các phương tiện nghệ thuật. Thứ hai, nhân vật là những con

người, hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là

hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ, là

phương tiện phản ánh hiện thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của

nhà văn.

1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn, cốt truyện đôi khi

có thể vay mượn nhưng nhân vật phải là đứa con tinh thần, là sản phẩm vốn



11



sống trực tiếp của nhà văn. Nhà văn Vũ Thị Thường cho rằng: “Truyện ngắn

sống bằng nhân vật”. Bởi vậy, nhân vật có vai trò và vị trí hết sức quan trọng

trong tác phẩm văn học. Nó được thể hiện cụ thể qua những phương diện sau:

Trước hết, nhân vật là phương tiện thiết yếu để nhà văn khái quát hiện

thực. Sự tìm tòi trải nghiệm của nhà văn về bức tranh đời sống rộng lớn được

tái hiện lại qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật là người dẫn dắt

chỉ đường cho bạn đọc khám phá thế giới khác nhau của đời sống.

Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con

người, thể hiện những hiểu biết những trăn trở của nhà văn về cuộc sống con

người về số phận của những mảnh đời. Nhân vật là nơi nhà văn thể hiện khái

quát được đầy đủ những quan niệm về những cá nhân xã hội nhất định. Thông

qua nhân vật nhà văn khái quát các quy luật mang tính tất yếu của cuộc sống

những trạng huống khác nhau qua đó cho thấy bản chất của xã hội đang sống.

Bên cạnh đó, xét về phương diện nội dung, nhân vật còn là phương tiện

tất yếu và quan trong nhất thể hiện tư tưởng tác phẩm. Qua nhân vật nhà văn

xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật để chuyển tải một nội dung tư

tưởng nào đó. Để hiểu được tư tưởng tác phẩm, cần đi sâu khám phá thế giới

nhân vật. Không chỉ vật nhân vật còn có vai trò gắn kết các yếu tố khác thuộc

về hình thức tác phẩm, qua đó thể hiện sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

Văn học bắt rễ từ cuộc sống và trở về phục vụ cuộc sống, văn học phải

từ cuộc đời mà đi, vì cuộc đời mà đến, không ai làm thơ làm văn trong trạng

thái khô cằn, chai sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui

sướng, tự hào hay tin tưởng, phấn khởi. Bởi vì cuộc sống con người trong tính

hiện thực của nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn

tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc

thường đi liền với khổ đau, bất hạnh…và những khổ đau của con người xưa

nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút. Tái

hiện lại bức tranh đời sống thông qua nhân vật của mình tác giả đã phần nào



12



giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn cuộc sống này. Như vậy, một lần nữa ta có

thể thấy rằng nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm của mỗi

nhà văn.

1.3. Khái niệm nhân vật bi kịch

Đối tượng của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị

trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên

nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho

tác phẩm, nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là số

phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện.

Nhưng thế giới tinh thần của con người là một thế giới phức tạp và nhiều tầng

bậc, cảm xúc và tâm trạng .Vì thế nó là những đối tượng rất khó nắm bắt và

phân tích rạch ròi.

Trong cuộc sống con người mỗi chúng ta lại luôn luôn tồn tại một tiềm

thức về cái gọi là: Ở hiền gặp lành, đọc một câu chuyện thì thường thích một

cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang một trang mới tốt đẹp hơn, hạnh

phúc hơn. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn,

có những số phận éo le, trắc trở không hạnh phúc.

Nói đến bi kịch trong các tác phẩm văn học hiện đại là nói đến một trạng

huống tâm lí, một đặc điểm số phận của con người, của thời đại. Đó chính là

trạng huống mâu thuẫn đến cùng cực, là sự đau đớn, mất mát, là cảm giác bất

mãn của con người trong cuộc đời đầy biến động và phức tạp.

Vì thế khái niệm nhân vật bi kịch được hiểu là: tổng hoà, phức hợp của

những mâu thuẫn, xung đột, những nỗi đau không thể giải quyết, điều hoà

trước tác động của hiện thực. Nó là một trạng huống tâm lí đầy mâu thuẫn của

một con người cụ thể, số phận đau đớn, bất hạnh của một con người cụ thể

giữa cuộc sống đời thường.



13



CHƯƠNG 2

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM

NHÂN VẬT BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư

Nghiên cứu văn chương trong bối cảnh lí luận văn học hiện đại từ góc độ

thi pháp học (tức là xem văn chương như một chỉnh thể, một hệ thống và cấu

tạo nên hệ thống đó là một loạt các thành tố tương tác với nhau một cách có

quy luật) là một trong những cách tiếp cận khoa học và hữu hiệu. Trong đó có

một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học chi phối việc đánh giá sự thành

công trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ là quan niệm nghệ thuật về

con người.

Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời

sống văn hoá, tư tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi,

chúng ta thấy bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch… Truyện ngắn trở thành một

thể loại rực rỡ của văn học Việt Nam sau 1975. Nó phát triển mạnh mẽ và khả

quan, với rất nhiều gương mặt tiêu biểu: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu,

Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Dạ

Ngân, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,

Võ Thị Xuân Hà, Phùng Văn Khai, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng Diệu, Bích

Ngân, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư… Ngòi bút của các nhà văn

thay đổi trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là thay đổi quan

niệm nghệ thuật về con người, đây là một bước chuyển quan trọng cho truyện

ngắn. Ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách quan niệm nghệ thuật về con

người khác nhau. Nếu văn học chống Pháp và chống Mỹ gắn với cảm hứng

ngợi ca, con người xã thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc đời gắn bó với

cộng đồng, con người sống với cái “ta” to lớn thì sau 1975, con người bắt đầu

có ý thức nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không còn hô hào, nói về cái lớn



14



lao mà đào sâu vào cái “tôi”, cái lẩn khuất bên trong được khui mở. Bằng nhiều

cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hướng vào thế giới nội tâm, khám phá

chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm. Chính

vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống

con người dưới cái nhìn đa chiều. Milan Kundra nói rằng: “con người là hiền

minh của lưỡng lự”, con người qủa là đa dạng, phong phú. Vì thế, nhà văn thể

hiện quan niệm nghệ thuật về con người ở nhiều chiều kích khác nhau. Nhà văn

chuyển hướng cách nhìn nhận, cách cảm và cách đánh giá con người, điều đó

đựơc coi tự làm mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người. Con

người luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngả rẽ của xã hội

hiện đại, hậu hiện đại. Nhà văn là người đau đời nhất, vì thiên chức của nhà

văn làm cho con người trở nên người hơn, bởi trong mỗi con người bao giờ

cũng tồn tại hai mặt: đẹp - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, yêu - ghét, vui buồn, hạnh phúc - khổ đau. Văn học nghệ thuật chính là sự phơi trải cái nhìn

về con người. Nhà văn có thể viết một tác phẩm không có hình bóng con

người nhưng suy đến cùng lại nói về con người. Có bao nhiêu nghệ sĩ thì có

bấy nhiêu cách cắt nghĩa lý giải về con người. Mỗi nhà văn khám phá con

người một cách khác nhau và đặt ra những câu hỏi đại loại như: Con người

đến từ đâu? Con người đi về đâu? Con người như thế nào được gọi là chân thiện - mỹ? Con người như thế nào mới xứng danh Con - Người?. Cho nên,

khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm, nhân vật, cần soi chiếu và bắt nguồn từ quan

niệm của nhà văn đó về con người.

Đối với Nguyễn Ngọc Tư, chị nhìn con người từ chiều sâu nội tâm. Hiểu

con người từ nội tâm, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc, một

tấm lòng khoan dung, độ lượng, một quan niệm nghệ thuật hết sức nhân bản.

Chính từ quan niệm nghệ thuật này, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật

từ phương diện tâm lí đa diện, tính cách nhân vật có chiều sâu và dễ đi vào



15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

×