1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >

CÔNG TÁC BƠM VỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.57 KB, 37 trang )


- Các thí nghiệm vữa trước khi tiến hành bơm sẽ được thực hiện theo yêu cầu trong

chỉ dẫn kĩ thuật của TVTK ;

- Ngay sau khi các thí nghiệm vữa để kiểm tra chất lượng cần thiết đã được thực

hiện, có thể tiến hành bơm .Quy trình bơm vữa

- Vữa được bơm vào ống gen qua van bơm vữa tại đầu neo chết, đầu neo sống hoặc

ống thông hơi (gọi là miệng bơm);

- Sau khi thấy vữa chui ra ống thoát ở cuối bó cáp, ta phải tiếp tục bơm vữa cho đến

khi thấy vữa thoát ra khỏi ống thoát có độ đặc chắc giống như vữa trong thùng trộn (ít

nhất phải chảy ra ngoài khoảng > 0.1 lít). Sau đó đóng ống thoát lại và tiếp tục duy trì áp

lực từ 0,1 tới 0,25 MPA để nén chặt vữa trong ống ghen;

- Quá trình bơm vữa cho mỗi bó cáp nên được thực hiện liên tục;

- Ghi lại quá trình bơm vữa vào báo cáo;

- Kiểm tra công tác bơm vữa theo qui trình: QT-DUL-03 tại Phụ lục A.

11. THỬ VỮA

a. Thử độ sệt của vữa

- Kiểm tra độ sệt của vữa là kiểm tra thời gian chảy của vữa từ phễu hình nón. Thời

gian chảy được đo bằng đồng hồ bấm giờ. Thời gian được tính từ lúc vữa bắt đầu chảy ra

khỏi phễu cho tới lúc hết vữa.

- Thời gian chảy của vữa đạt yêu cầu là: từ 12 giây đến 28 giây;

- Việc thử độ sệt được thực hiện trực tiếp và trong khoảng thời gian 15 phút sau khi

trộn vữa;

- Nếu bị lỗi, nghĩa là khi thời gian chảy của vữa sớm hơn 12 giây thì tăng thời gian

trộn hoặc thêm xi măng cho mẽ trộn và nếu thời gian chảy của vữa lâu hơn 28 giây thì

cho thêm phụ gia Sika NN vào;

- Việc thử vữa này được tiến hành cho mỗi mẻ trộn hoặc theo yêu cầu của TVGS.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 22



b. Lấy mẫu vữa để kiểm tra cường độ chịu nén

- Khuôn lấy mẫu thử có kích thước 70,7x70,7x70,7 (mm). Sau khi đổ đầy vữa, đậy

khuôn lại bằng tấm kim loại. Mỗi ca làm việc 8h lấy 2 tổ mẫu 6 viên.

- Sau 18-24h tháo mẫu ra khỏi khuôn và bảo quản mẫu trong nước.

- Cường độ mẫu vữa phải đạt được theo yêu cầu của thiết kế.

12. AN TOÀN

a.



Khái quát

- Tất cả các kỹ sư là người chịu trách nhiệm về an toàn thi công trên công trường.

- Tất cả công nhân và kỹ thuật đều phải được phát đồ bảo hộ lao động phù hợp (mũ,



dây an toàn…);

- Khi thi công ở giàn giáo trên cao công nhân phải đeo dây an toàn;

- Toàn bộ giáo an toàn và lưới chống vật rơi của tổng thể công trình đều thỏa mãn

cho công tác thi công cáp DƯL ;

- Bất kỳ tai nạn nào xảy ra đều phải được báo cáo cho Ban an toàn của nhà thầu

chính càng sớm càng tốt;

b. Nâng vật tư và thiết bị

Vật nâng phải được treo trong trạng thái cân bằng.

Không ai được đứng hoặc làm việc phía dưới vật nâng khi nâng.

Khi xếp vật được nâng làm nhiều lớp phải đảm bảo chúng có thể nằm vững khi

nâng.

c.



Gia công và lắp đặt cáp

- Khu vực lắp đặt cáp phải được coi là khu vực đặc biệt mà chỉ có những người trực



tiếp thi công, nhà thầu được phép vào và có thông báo trước trừ CĐT và TVGS;

- Khi thi công lắp đặt tại mép biên của tòa nhà toàn bộ kỹ sư, công nhân phải đeo

dây an toàn để tránh nguy hiểm trong quá trình lắp đặt;

- Phải có giàn giáo bao che toàn bộ mặt ngoài công trình.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 23



d.



Kéo căng cáp dự ứng lực

- Khu vực kéo cáp phải được coi là khu vực đặc biệt mà chỉ có những người trực



tiếp thi công, đơn vị TVGS và nhà thầu chính được phép trong khu vực căng kéo;

- Cấm đi lại, đứng trước hướng kích thuỷ lực kéo ra khi thực hiện các công tác kéo

cáp để tránh trường hợp sợi cáp bị đứt bắn vào người;

- Do công nhân thực hiện công tác căng kéo thực hiện các thao tác của mình ở mép

biên công trình nên tất cả các công nhân này phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ

và thắt dây an toàn trong quá trình làm việc.

e.



Bơm vữa

Khi trộn ximăng và bơm vữa phải mang găng tay và khẩu trang chống bụi.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 24



PHỤ LỤC A

A1 - QUY TRÌNH SỐ: QT- DUL- 01

(QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG TÁC LẮP ĐẶT BÓ CÁP)

A1.1 Kiểm tra vị trí của bó cáp:

- Kiểm tra sai lệch của bó cáp theo phương đứng là ±5mm.

- Sai lệch trục theo phương ngang là ±100mm

- Kiểm tra sai lệch vị trí của bó cáp theo phương ngang là ±50mm.

- Kiểm tra bó cáp nằm trên và nằm dưới đúng với bản vẽ thi công.

A1.2 Kiểm tra ống ghen của bó cáp:

- Kiểm tra băng keo ở vị trí tiếp giáp đầu neo sống và ống ghen;

- Kiểm tra băng keo ở vị trí tiếp giáp đầu neo chết và ống ghen;

- Kiểm tra băng keo ở vị trí khớp nối giữa các ống ghen ;

- Kiểm tra khuyết tật của ống ghen. Nếu ống ghen có khuyết tật thì quấn

băng keo bổ sung.

A1.3 Kiểm tra vòi bơm vữa:

- Kiểm tra vòi bơm vữa đã gắn tại đầu neo chết, neo sống và các điểm trung

gian chưa?

- Kiểm tra đã buộc thép cố định chân vòi bơm vữa và ống ghen chưa?

- Kiểm tra đã quấn băng keo dưới chân vòi bơm vữa chưa?

- Kiểm tra đã khoá vòi bơm vữa trước khi đổ bê tông chưa?

A1.4 Kiểm tra chân chống bó cáp:

- Kiểm tra chân chống có được định vị cố định không?

- Kiểm tra chân chống có sơn chống rỉ không?

A1.5 Kiểm tra đầu neo chết:

- Kiểm tra chiều dài đầu neo chết Lmin = 850mm.

- Kiểm tra chiều rộng tối thiểu của đầu neo chết.

- Kiểm tra thép gia cường đầu neo chết lắp đặt đúng thiết kế không?

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 25



A1.6 Kiểm tra đầu neo sống:

- Kiểm tra đế neo đã gắn khuôn neo bằng xốp hay bằng nhựa chưa?

- Kiểm tra đế neo có gắn đúng chủng loại không (3 sợi, 5 sợi)?

- Kiểm tra bề rộng khuôn neo tối thiểu phải bằng bề rộng đế neo.

- Kiểm tra chiều dày khuôn neo tối thiểu phải bằng chiều dày của đế neo.

- Kiểm tra chiều cao khuôn neo phải từ 60mm đến 120mm.

- Kiểm tra khuôn neo đã đặt sát ván khuôn thành chưa?

- Kiểm tra thép gia cường đầu neo sống đã lắp đặt đúng thiết kế không?

A1.7 Kiểm tra số lượng cáp:

- Kiểm tra số sợi cáp trong mỗi bó cáp có đúng theo thiết kế không?

- Kiểm tra số lượng trong bó cáp có đúng theo bản vẽ thiết kế không?

- Kiểm tra các sợi cáp có bị dính mối hàn không?

A2 - QUY TRÌNH SỐ: QT- DUL- 02

(QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG TÁC KÉO CĂNG)

A2.1 Kiểm tra công tác chuẩn bị:

- Kiểm tra kết quả nén mẫu bê tông sàn có đạt cường độ thiết kế không?;

- Kiểm tra vận hành thử kích thuỷ lực, máy bơm cho kích thuỷ lực, đồng hồ

đo áp lực;

- Chuẩn bị thước đo bằng thép, sơn xịt hoặc bút sơn;

- Kiểm tra bó cáp đã được gắn khoá neo và nêm chưa?;

- Kiểm tra bó cáp đã được đánh số theo bản vẽ thi công cáp chưa?.

A2.2 Kiểm tra công tác an toàn khi thao tác:

- Kiểm tra người thao tác có đeo dây an toàn không?;

- Không có người đứng trước hướng kích thuỷ lực lúc đang kéo 100% lực

thiết kế?.

A2.3 Qui trình kéo căng cáp:

- Vỗ nêm công tác, xịt sơn hoặc đánh dấu bằng bút sơn cho từng sợi cáp.

- Sau đó tiến hành kéo 100% lực thiết cho từng sợi cáp trên cùng một bó cáp.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 26



- Lực kéo cho mỗi sợi cáp là 148 kN.

A2.4 Kiểm tra công các kéo căng:

- Kiểm tra tất cả các sợi cáp của bó cáp đã đánh dấu trước khi kéo 50% lực

thiết kế;

- Ghi chỉ số đồng hồ đo áp lực khi lực kéo đạt 50% và 100% lực thiết kế vào

biểu mẫu kéo căng tại hiện trường;

- Đo độ giãn dài của từng sợi cáp và ghi vào biểu mẫu kéo căng tại hiện

trường khi kéo đủ 100% lực thiết kế;

- Báo cáo Nhà thầu chính, Tư vấn giám sát và đề xuất biện pháp xử lý khi có

sự cố xảy ra. Không được tuỳ ý thực hiện khi không có sự đồng ý của các

đơn vị liên quan.

A3 - QUY TRÌNH SỐ: QT- DUL- 03

(QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG TÁC TRỘN VỮA VÀ BƠM VỮA)

A3.1 Công tác chuẩn bị:

A3.1.1 Thiết bị và vật liệu thi công:

- Kiểm tra máy móc thiết bị thi công : vận hành thử.

- Vật liệu: (chất lượng, số lượng theo thiết kế).

• Xi măng: PC40 hoặc PCB40;

• Sika intraplast Z;

• Sika NN;

• Nước;

• Thép buộc.

- Kiểm tra công tác trám các đầu neo sống và thông bó cáp.

A3.1.2 An toàn lao động vệ sinh mội trường:

- Kiểm tra mặt bằng thi công, kiểm tra giàn giáo;

- Nhân lực: Cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề và trang bị bảo hộ;

- An toàn điện: Kiểm tra dây dẫn, ổ cắm có đảm bảo điều kiện an toàn

không? Đảm bảo nguồn điện trong suốt qua trình bơm vữa không?

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 27



A3.2 Công tác kiểm tra trước khi bơm vữa và cấp phối vữa:

- Tập kết vật tư tại nơi thi công;

- Kiểm tra trước khi bơm vữa của bó cáp: cắt ống thông hơi, vệ sinh ống

thông hơi;

- Thông hơi thử ống ghen bó cáp có thông không, nếu ống ghen bó cáp

không thông thì tiến hành khoan thăm dò vào bó cáp tạo lỗ thông hơi.

- Cấp phối vữa cho một mẻ trộn thực tế tại công trường theo thiết kế cấp phối

trình duyệt.

A3.3 Công tác kiểm tra trong quá trình bơm:

A3.3.1 Kiểm tra vữa:

- Kiểm tra thời gian trộn một mẻ vữa ≥ 4 phút, thời gian thi công cho một mẻ

trộn ≤120 phút;

- Vữa phải đồng nhất về màu sắc, độ chảy từ 12 giây đến 28 giây;

- Lấy mẫu thử cường độ vữa.

A3.3.2 Kiểm tra bơm vữa:

- Kiểm tra vữa trào ra ở lần lượt các van trên bó cáp và cuối cùng của bó

cáp.Kiểm tra màu sắc vữa trào ra tại các van xem có giống màu của cấp phối

không? Chỉ cho phép ngừng bơm khi thỏa các điều kiện trên.

A3.4 Công tác kết thúc quá trình bơm:

- Kiểm tra các van bơm của bó cáp có được khóa sau khi kết thúc quá trình bơm.

- Đánh giá độ đồng nhất của vữa ở cuối bó cáp để kết thúc quá trình bơm vữa.

- Dọn vệ sinh mặt bằng thi công.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 28



PHỤ LỤC B

B1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN ĐỘ GIÃN DÀI CỦA SỢI CÁP.

B1.1/ Chiều dài tính toán độ giãn dài

Ltt = Ltk - Lđns - 2/3Lđnc

Trong đó: Ltt: Chiều dài tính toán

Ltk: Chiều dài bó cáp theo thiết kế được tính từ 2 đầu mép đổ bê tông

Lđns: Chiều dài tính từ mép bê tông đến đầu neo sống = 100mm

Lđnc: Chiều dài đầu neo chết của bó cáp = 850mm

B1.2/ Công thức tính toán:

Theo công thức sức bền:

Độ giãn dài của một tao cáp dự ứng lực được tính từ công thức sau:

∆ = (Pav * L)/( Ap * Ep) -6mm

Trong đó :

∆ = Độ giãn dài tính toán của tao cáp

Pav = Lực kéo trung bình trong tao cáp

L = Chiều dài tổng cộng tao cáp.

Ap = Diện tích tiết diện ngang tao cáp: Lấy theo kết quả thí nghiệm cơ lý của cáp

DƯL

Ep = Mô đun đàn hồi của thép làm tao cáp: Lấy theo kết quả thí nghiệm cơ lý của

cáp DƯL

6mm: Độ tụt sau khi đóng nêm.

Công thức về tổn hao ứng suất (Theo BS8110):

Px = Po * e –Ʃ(µα+kx)

Trong đó : - Po = Lực ứng suất trước tại vị trí đầu neo.

- Px = Lực căng tao cáp tại vị trí x.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 29



- k: hệ số tổn thất ứng suất do chệch hướng: k = 0.0048

- µ: hệ số tổn thất ứng suất theo phương cong µ = 0.17 (Lấy theo qui định của

thiết kế)

- α =x/r (Radial): Góc chuyển hướng của cáp

B2 – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KÉO CĂNG



Kết quả căng kéo tại hiện trường được ghi chép đó là kết quả giãn dài từ cấp lực P =

0.15Pk đến P = 0.5Pk (∆L0.15÷0.5) và kết quả giãn dài từ cấp lực P = 0.15P k đến P = 1.0Pk

(∆L0.15÷1).

Độ giãn dài ∆0.0÷0.15 của bó cáp được nội suy từ kết quả giãn dài ∆0.15÷0.5.

Độ giãn dài thực tế của sợi cáp ngoài hiện trường:

∆Ltt = (15%*∆L0.15÷0.5/35%) + ∆L0.15÷1 = 3*∆L0.15÷0.5/7 + ∆0.15÷1

Từ kết quả căng kéo tại hiện trường ta tiến hành tính toán sai số độ giãn dài thực tế

của sợi cáp ngoài hiện trường với độ giãn dài tính toán lý thuyết (∆Llt).

Sai số bó cáp: ∆đ/c = ((∆Llt - ∆Ltt)/(∆Llt).

* Điều kiện đánh giá bó cáp đạt yêu cầu (*):

+ Đối với mỗi bó cáp có chiều dài lớn hơn 15m,độ dãn dài giới hạn ±10% trên mỗi

sợi cáp và không quá ± 10% trên độ dãn dài trung bình của các sợi cáp trên 1 bó cáp;

+ Đối với các bó cáp có chiều dài ≤ 15m,độ dãn dài giới hạn ±15% trên mỗi sợi

cáp nhưng không quá ±10% trên độ dãn dài trung bình của các sợi cáp trên 1 bó cáp;



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 30



PHỤ LỤC C

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỰ CỐ

C1 - CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CÁP.

- Khi ống ghen chứa cáp hoặc các vật liệu khác bị khuyết tật phát hiện trước quá trình

đổ bê tông mà có thể ảnh hưởng tới quá trình kéo căng hoặc bơm vữa thì phải tiến hành

xử lý trước khi đổ bê tông.

C2 - CÔNG TÁC KÉO CĂNG CÁP.

- Căn cứ và kết quả thí nghiệm và các thông số kỹ thuật do tư vấn thiết kế quy định

(hệ số tổn thất ma sát dài và ma sát cong k, µ) nhà thầu tiến hành lập bảng tính toán độ

giãn dài lý thuyết cho các bó cáp trên hiện trường để trình chủ đầu tư, tư vấn giám sát phê

duyệt.

- Trước khi bắt đầu kéo căng nếu phát hiện có các vị trí mà bê tông bị lỗ rỗng hoặc nứt

tại vị trí đầu neo sống, đầu neo chết hoặc dọc theo bó cáp thì không được kéo căng mà

báo ngay cho nhà thầu chính, Tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý.

- Khi kéo căng mà đầu neo bị vỡ do những lỗ rỗng của vùng bê tông xung quanh lỗ

neo gây ra. Ngừng việc kéo căng của bó cáp này, báo cáo Tư vấn giám sát, CĐT. Biện

pháp xử lý là đục phần bê tông của đế neo, lắp lại gia cường, đổ bù bê tông bằng vữa

sikagrout hoặc đổ vữa sikadur vào bề mặt tiếp xúc giữa 02 lớp bê tông mới và cũ rồi đổ

bù bê tông mới. Bảo dưỡng thường xuyên và chờ đến khi bê tông đạt cường độ thì tiến

hành kéo căng cho bó cáp này.

- Trong quá trình kéo căng bị đứt cáp. Nhà thầu thi công báo cáo cho CĐT và TVGS

biết. Biện pháp đè xuất của nhà thầu thi công cáp là :Tiến hành kiểm tra và thay bó cáp bị

đứt bằng cách đục bỏ bê tông tại đầu neo chết (ở vị trí sợi cáp bị đứt). Sau đó tiến hành

rút sợi cáp bị đứt ra và đồng thời lắp đặt sợi cáp mới vào, đánh đầu rối, vệ sinh sạch sẽ

trước khi đổ bù bê tông bằng vữa sikagrout hoặc đổ Sikadur và bê tông vào vùng đầu

neo chết. Sau đó khi bê tông đổ bù đạt cường độ bê tông thiết kế thì nhà thầu thi công cáp

DƯL tiến hành kéo căng lại bó cáp bị đứt. Trong quá trình xử lý sự cố sàn bị đứt cáp

không ảnh hưởng gì đến việc đổ bê tông sàn tầng trên.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 31



- Trong trường hợp bất khả kháng không thể thay bó cáp được thì sẽ trình lên tư vấn

thiết kế để kiểm tra và tính toán lại cho phương pháp xử lý.

- Trong điều kiện quá trình thi công được kiểm soát đúng thiết kế, vật tư thiết bị được

kiểm định chất lượng đạt yêu cầu của tư vấn thiết kế đã được phê duyệt nhưng độ giãn

dài của đa số các bó cáp đồng loạt chênh lệch về một chiều (Cùng lớn hơn hoặc cùng nhỏ

hơn) so với độ giãn dài lý thuyết ta tiến hành căng kéo kiểm tra một số bó cáp trên hiện

trường để xác định lại hệ số tổn thất ma sát của các sợi cáp cho phù hợp với thực tế của

công trình.

- Đối với mỗi bó cáp có độ giãn dài thực tế lớn hơn độ giãn dài lý thuyết vượt quá điều

kiện (*) trong Phụ lục B thì tiến hành kiểm tra lực kéo đầu bó cáp bằng phương pháp cho

kích vào và kéo đến lực kéo thiết kế. Ghi lại số liệu, báo cáo Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế

xử lý.

C3 - CÔNG TÁC BƠM VỮA CHO BÓ CÁP.

- Nếu trong quá trình thử nước cho đường ống hoặc bơm vữa mà một trong các vòi

bơm vữa bị tắc không ra vữa thì sẽ tiến hành khoan các lỗ đường kính từ 10 đến 16mm

gần vị trí vòi bơm vữa bị tắc cho đến khi vữa ra thông suốt đường ống.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 32



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

×