Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 91 trang )
+ Lưới điện 35KV là lưới trung tính cách đất, phía 35KV có lộ vào, dùng sơ đồ
hai hệ thống thanh cái có máy cắt phân đoạn 35KV tạo thành sơ đồ ba máy cắt và là sơ
đồ cầu trong (Các máy cắt đầu vào đặt phía đường dây). Phía 35KV có một hệ thống
thanh góp, hiện có hai xuất tuyến đường dây:
- Hai xuất tuyến 371 và 372 nhận điện 35KV vào hai máy biến áp T1 và T2 vận
hành độc lập, máy cắt phân đoạn 312 chỉ được thao tác khi một đường dây phải nghỉ
và khi có lệnh của điều độ viên trực ca đương nhiệm (Trong điều kiện vận hành bình
thường máy cắt 312 luôn cắt).
- Các máy cắt phía 35KV sử dụng loại máy cắt SF6 – EDF – 35KV – I đm =
630A/I cắt ngắn mạch = 31,5KA/3S
- Có sơ đồ điều khiển liên động bởi các máy cắt với dao cách ly và dao nối đất.
Với các thiết bị hiển thị vị trí máy cắt và dao nối đất chính, người vận hành dễ dàng
giám sát vị trí các thiết bị chính trên thanh sơ đồ cũng như việc tự giám sát sự làm việc
của mạch cắt của các máy cắt.
- Các thiết bị phục vụ cho hệ thống đo lường, bảo vệ như máy biến dòng điện,
máy biến điện áp đều có cấp chính xác đạt tiêu chuẩn quốc tế, (0,5/3P, 0,5/5P) sẽ đảm
bảo cho hệ thống đo lường và bảo vệ trạm làm việc đạt hiệu quả và độ chính xác cao.
- Hệ thống bảo vệ có đầy đủ chức năng bảo vệ chạm đất thanh cái 35KV, bảo
vệ so lệch, bảo vệ quá dòng hai cấp, bảo vệ quá tải máy biến áp 35KV và bảo vệ quá
dòng phân đoạn 35KV .
Phía 35KV máy biến áp T1 sẽ được bảo vệ bởi máy cắt 371 và máy cắt phân
đoạn 312, phía 35KV máy biến áp T2 sẽ được bảo vệ bởi máy cắt 372 và maý cắt phân
đoạn 312.
- Hệ thống đo đếm kỹ thuật số có cấp chính xác 0,5 hệ thống đo đếm đo được
dòng điện, điện áp, công suất hữu công, công suất vô công, năng lượng điện hữu công,
năng lượng điện vô công, tần số lưới điện … cho cả hai đường dây. Ngoài ra còn có
đồng hồ và chuyển mạch đo dòng điện qua máy cắt phân đoạn 35KV.
- Bảo vệ quá điện áp khí quyển đánh thẳng trạm bằng ba kim chống sét cao
18m.
- Bảo vệ quá điện áp khí quyển máy biến áp phía 35KV bằng ba chống sét van
35KV loại ZnO, ký hiệu CS – 3T1.
- Bảo vệ quá điện áp khí quyển cho TU – C31 bằng ba chống sét van 35KV loại
ZnO, ký hiệu CS – C31.
*) Phần 2: Phía 6,6KV
- Lưới điện 6,6KV là lưới trung tính cách đất phía 6,6KV dùng sơ đồ hai hệ
thống thanh cái có máy cắt phân đoạn 6,6KV. Với sơ đồ này và nhờ vào hệ thống tự
động đóng nguồn dự phòng (ACO), phía 6,6KV tạo thành sơ đồ cung cấp điện linh
hoạt cho từng chế độ vận hành và chế độ sự cố cho bốn lộ ra và một lộ cho máy biến
áp tự dùng 6,6/0,4KV – 30KVA.
- Phía 6,6KV có hai hệ thống thanh góp nhận điện độc lập từ hai máy biến áp
T1 và T2 qua hai máy cắt tổng (đầu cực) 631 và 632. máy cắt phân đoạn 612 chỉ được
thao tác khi một máy biến áp phải nghỉ và khi đó bằng mạch ACO, máy cắt 612 sẽ tự
động đóng lại khi một trong hai thanh cái 6,6KV mất điện và máy cắt tổng bên thanh
cái mất điện đã tự động cắt ra. Khi máy biến áp trước đó nghỉ được khôi phục lại trạng
thái vận hành, người vận hành phải khôi phục lại sự vận hành độc lập của hai thanh cái
bằng chính thao tác của mình (cắt máy cắt phân đoạn 612 trước khi đóng lại máy cắt
tổng 6,6KV cần khôi phục) Trong vận hành bình thường máy cắt phân đoạn 612 luôn
cắt.
Giáo viên biên soạn: Võ Quốc Dũng
34
- Các thiết bị phía 6,6KV là tủ hợp bộ. Hệ thống tủ này có các thanh cái là U đm
= 12KV, Iđm =1250A. các máy cắt là loại chân không, có Iđm = 630A, I cắt ngắn mạch =
31,5KA/3S. Trên mặt tủ có gắn các thiết bị báo động các sự cố. Tủ cầu dao cách ly cắt
có tải dùng loại có Iđm = 100A cấp điện cho máy biến áp tự dùng 6,6/0,4KV – 30KVA
và máy biến áp tự dùng được bảo vệ bởi cầu chảy 6,6KV – 50A. Các tủ biến điện áp
6,6KV trên hai thanh cái với đầy đủ các liên động điện - cơ khí, chỉ thị điện áp ở đầu
vào tất cả các lộ bằng phương pháp chỉ thị cảm ứng nó sẽ phục vụ tốt công tác vận
hành, an toàn và tin cậy.
- Có sơ đồ điều khiển liên động bởi các máy cắt với dao cách ly và dao nối đất.
Với các thiết bị hiển thị vị trí máy cắt và dao nối đất chính, người vận hành dễ dàng
giám sát vị trí các thiết bị chính trên thanh sơ đồ cũng như việc tự giám sát sự làm việc
của mạch cắt của các máy cắt.
- Các thiết bị phục vụ cho hệ thống đo lường, bảo vệ như máy biến dòng điện,
máy biến điện áp đều có cấp chính xác đạt tiêu chuẩn quốc tế, (0,5/3P, 0,5/5P) sẽ đảm
bảo cho hệ thống đo lường và bảo vệ trạm làm việc đạt hiệu quả và độ chính xác cao.
- Hệ thống bảo vệ sử dụng các rơ le kỹ thuật số nó có đầy đủ chức năng bảo vệ
chạm đất thanh cái 6,6KV (SPAU), xa thải phụ tải theo tần số (SPAF) bảo vệ quá dòng
hai cấp (SPAJ) sẽ bảo vệ quá tải máy biến áp 35KV qua máy cắt tổng, bảo vệ quá
dòng hai cấp cho phân đoạn 6,6KV. Bảo vệ quá dòng pha hai cấp với các chức năng
nhân đôi trị số đặt bảo vệ quá dòng khi phụ tải là loại có dòng khởi động lớn, nó có thể
loại trừ được các tác động nhầm của bảo vệ. Với bảo vệ chạm đất độ nhạy cao cho
xuất tuyến 6,6KV, hệ thống bảo vệ rơ le phía 6,6KV của trạm biến áp có độ nhạy, độ
chọn lọc, độ an toàn và độ tin cậy cao.
- Hệ thống đo đếm kỹ thuật số có cấp chính xác 0,5 hệ thống đo đếm đo được
dòng điện, điện áp, công suất hữu công, công suất vô công, năng lượng điện hữu công,
năng lượng điện vô công, tần số lưới điện… Cho cả hai lộ tổng 6,6KV cũng như các lộ
xuất tuyến đường dây. Ngoài ra còn có đồng hồ và chuyển mạch đo dòng điện qua
máy cắt phân đoạn 6,6KV, đo điện áp cho hai thanh cái 6,6KV và đo điện áp thứ tự
không khi có chạm đất 6,6KV
- Bảo vệ quá điện áp khí quyển máy biến áp phía 6,6KV bằng ba chống sét van
- Nguồn cung cấp cho hệ thống điều khiển, bảo vệ được chỉnh lưu trực
tiếp ra 220 Vdc, có ổn áp và có chức năng lưu trữ năng lượng điện 220Vdc, với dung
lượng đủ cho hệ thống rơ le làm việc ít nhất một lần/ba máy cắt khi có sự cố làm sụt
áp hoặc mất nguồn tự dùng 0,4KVAC.
- Hệ thống tín hiệu trung tâm sử dụng các bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số có tín
hiệu còi và ánh sáng nhấp nháy báo tín hiệu sự cố cắt máy, tín hiệu chuông và ánh
sáng nhấp nháy báo tín hiệu sự cố báo trước.
Giáo viên biên soạn: Võ Quốc Dũng
35
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN ĐIỆN
4.1 Khái quát
Tính toán điện là xác định các thông số trên lưới điện. Bao gồm việc tính toán xác định
các loại tổn thất trong hệ thống điện khi truyề n tải như: tổn thất điện áp, tổn thất công
suất, tổn thất điện năng, phân bố công suất trong mạng điện. Do đó tính toán về điện
đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và vận hành hệ thống điện.
4.2 Sơ đồ thay thế lưới cung cấp điện
Là sơ đồ dùng trong quá trình tính toán lưới cung cấp điện. Do đó thành lập sơ đồ
thay thế lưới điện là giai đoạn đầu tiên của công việc tính toán về điện. Sơ đồ thay thế
lưới điện trên đó người ta thay thế các phần tử của lưới bằng các đại thông số đặt trưng
cho quá trình truyền tải điện.
4.2.1- Sơ đồ thay thế đường dây dẫn điện.
A
1
L;F
S
Sơ đồ thay thế:
Z
G
2
B
2
l: Chiều dài dây dẫn
F: Tiết diện dây dẫn
S: công suất của tải
S
G
2
B
2
Z - Là tổng trở của đoạn đường dây là đại lượng phức
Z = R + jX ( Ω )
R điện trở dây dẫn ( Ω )
R = r0 .l
(Ω )
l: chiều dài dây dẫn (km)
r0: Điện trở của dây dẫn trên 1km ( Ω /km) được xá định như sau:
Cách 1: Sử dụng bảng tra dây dẫn.
Cách 2: Xác định theo điện trở suất hoặc điện dẫn suất.
r0 =
ρ 1000
=
(Ω / km)
F
γ.F
ρ : Điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn ( Ω mm2/km)
ρ : Đối với nhôm ρ = 31,5 ( Ω mm2/km)
ρ : Đối với đồng ρ = 18,8 ( Ω mm2/km)
γ : Điện dẫn suất (m/ Ω mm2)
γ
γ : Đối với nhôm = 31,7(m/ Ω mm2)
γ : Đối với đồng = 53(m/ Ω mm2)
X: Điện kháng dây dẫn
X = x0 . l ( Ω )
Giáo viên biên soạn: Võ Quốc Dũng
36
l: chiều dài dây dẫn (km)
x0: Điện kháng của dây dẫn trên 1km ( Ω /km)
Cách 1: Sử dụng bảng tra dây dẫn.
x0 tra bảng phụ thuộc vào khoảng cách hình học giữa các dây (D) và kích thước
dây dẫn.
Cách 2: Xác định theo công thức sau:
x 0 = 0,1445*log
D
+ 0,0157(Ω / km)
R
D: khoảng cách trung bình hình học giữa các dây (mm)
R: Bán kính dây dẫn (mm)
Chú ý:Với dây cáp x0 = 0.08 Ω /km
Vậy có thể viết tổng trở của đường dây: Z = r0 .l +j x0 .l ( Ω )
= r0 l + jx 0 l ( Ω )
Với đường dây lộ kép: Z
2
G : là điện dẫn trên đoạn đường dây đặc trưng cho tổn thất công suất tác dụng
trên đường dây do rò điện qua sứ, xà, cột và vầng quang điện.
B: là dung dẫn của đoạn đường dây khi dây dẫn tải điện giữa các dây và giữa các
dây với đất hình thành hai bảng cực giống 1 tụ điện. Kết quả là tạo ra một công suất
phản kháng phóng lên đường dây đó.
Với đường dây trung áp (lưới điện cung cấp) các giá trị B và G rất nhỏ nên trong
tính toán cung cấp điện người ta cho phép bỏ qua khi đó lưới điện được thay thế bỡi sơ
đồ
A
1
Z
S
4.2.2- Sơ đồ thay thế MBA
U1
Z B : Tổng trở 2 cuộn dây MBA
Z B = RB + j XB
Z B
U2
∆S 0
RB: Điện trở 2 cuộn dây MBA ( Ω )
XB: Điện kháng 2 cuộn dây MBA ( Ω )
∆S 0 : Tổn thất công suất trong lõi thép MBA
∆S 0 = ∆ P0+ j ∆ Q0
∆ P0 Tổn thất công suất tác dụng
∆ Q0 Tổn thất công suất phản kháng
Với MBA nhà chế tạo trước khi đưa vào sử dụng nhà chế tạo cho biết các thông
số sau:
∆ P0 Tổn hao không tải (kW)
∆ PN Tổn hao ngắn mạch đó là tổn hao định mức trong hai cuộn dây MBA (kW)
Giáo viên biên soạn: Võ Quốc Dũng
37