Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.53 KB, 32 trang )
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thay đổi phương thức hoạt động, thay đổi hình thức tổ chức của các đơn vị kinh
tế, trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất của xã hội.
Trước đây, các tổ chức kinh tế mang các tên gọi khác nhau: nhà máy, xí
nghiệp, công ty, cửa hàng, hợp tác xã, cá thể, tư nhân, v.v… Ngày nay trong cơ
chế thị trường, các đơn vị tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đều được
thống nhất chung với tên gọi là Việt Nam.
Hiện nay ở nước ta có các loại hình doanh nghiệp với các thành phần chủ
sở hữu như sau: cá nhân, nhóm kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty (công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn), hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia
đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước
trên thế giới. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là
trong nông nghiệp ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn,
bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo
cơ chế thị trường trên nền tảng gần 75% dân số đang sinh sống ở nông thôn (căn
cứ vào báo cáo của tổng cục thống kê năm 2015) và điểm xuất phát để tạo cơ sở
vật chất tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đi từ nền kinh tế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, quản lý theo kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
Mặc dù không phải là một thành phần kinh tế nhưng kinh tế hộ gia đình là
một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các
thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh tế,
gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất.
Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm
vô hạn về mọi hoạt động của mình.
Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn, thường gọi là
kinh tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp.
Hiện nay, tại một số địa phương đã hình thành các trang trại gia đình có quy mô
sản xuất và kinh doanh tương đối lớn. Xu hướng này đang có chiều hướng phát
triển và mở rộng ra trên phạm vi toàn quốc. Các cá nhân và nhóm kinh doanh
trong các lĩnh vực như vận tải, xây dựng, thương mại dịch vụ và các ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh.
Như trên đã phân tích, kinh tế hộ gia đình tập trung chủ yếu ở khu vực sản
xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 theo
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
giá so sánh 2010 ước tính đạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2014,
bao gồm: Nông nghiệp đạt 637,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3%; lâm nghiệp đạt 26,6
nghìn tỷ đồng, tăng 7,9%; thủy sản đạt 194,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% (theo
báo cáo của tổng cục thống kê) . Vì vậy, chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế hộ gia đình của Đảng và Nhà nước ta thực chất là việc thực hiện phát
triển một cách hợp lý các hình thức sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp.
Đây là loại hình kinh tế phổ biến nhất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng khu vực, từng địa bàn, cần phân loại các
hộ gia đình theo trình độ sản xuất hàng hoá, khả năng tự chủ trong kinh doanh,
mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh tế để có những biện pháp hỗ trợ thích hợp.
Hộ gia đình có nhiều ưu thế, nhưng cũng có nhiều khó khăn, hạn chế về nhiều
mặt. Việc tác động của Nhà nước, kết hợp với sự liên kết hỗ trợ hướng dẫn của
các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã… là rất cần thiết.
Xem xét đến vấn đề kinh tế nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nói riêng
không thể không đề cập đến vấn đề tiêu dùng. Tiêu dùng là hành vi tất yếu và
thường xuyên của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh
thần của cá nhân, cộng đồng, của toàn xã hội. Tiêu dùng vừa là mục tiêu vừa là
tiền đề của sản xuất và tái sản xuất xã hội. Mức độ tiêu dùng có thước đo và
được chi phối bởi yếu tố thu nhập thực tế tính theo đầu người. Do kết quả của sự
chi phối, giao lưu kinh tế quốc tế trong việc thực hiện chính sách mở cửa, những
năm qua nền kinh tế thị trường đa thành phần ở nước ta có những bước tăng
trưởng đáng kể, nhưng đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng cả
về vật chất lẫn tinh thần.
Sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là quy luật tự nhiên và đáng khuyến
khích. Tuy nhiên, trong trường hợp kinh tế kém phát triển như ở nước ta, chưa
thể có mức tiêu dùng bình quân cao được. Hiện nay, có hiện tượng một bộ phận
hộ gia đình thu nhập cao, tập trung ở thành thị, mức sống và nhu cầu tiêu dùng
chênh lệch cao gấp nhiều lần so với những hộ dân sống ở nông thôn. Đây là vấn
đề cần được quan tâm giải quyết để thực hiện tính công bằng trong phát triển
kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xóa đói giảm nghèo, tình
trạng thất nghiệp, phân công lao động và giải quyết việc làm, thực tế hộ gia đình
cũng là những vấn đề cần được đề cập trong nghiên cứu về các chính sách liên
quan tới lĩnh vực gia đình.
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ A, HUYỆN B
1. Vài nét về xã A
a) Địa hình, dân số, lao động
Xã A là một xã vùng cao biên giới, có đường biên giới với nước bạn Lào
dài 15km, với tổng diện tích tự nhiên là 6754.99 ha.
Phía đông giáp xã
Phía tây giáp xã
Phía bắc giáp thị trấn B
Phía nam giáp Huyện Viêng Xay ( Lào)
Địa hình rất đa dạng và phức tạp. Chủ yếu là núi cao liên kết tạo thành các
dãy núi liên hoàn, bị chia cắt bởi các con suối tạo thành từng vùng riêng biệt.
Địa hình toàn vùng có hình lòng chảo nghiêng theo 3 hướng: Đông bắc, Tây bắc
và Đông nam.
Đặc điểm loại đất trên địa bàn: gồm 2 nhóm đất Feralit đỏ vàng và nhóm
đất dốc tụ. Trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2011 là: 5.564,14 ha
chiếm 84% so với diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là
543,2 ha chiếm 8,04 % tổng diện tích đất nông nghiệp.Tổng diện tích đất lâm
nghiệp theo quy hoạch năm 2011 là 5.340,62 ha chiếm 81,5 % tổng diện tích đất
nông nghiệp. Trong đó rừng sản xuất là 2847,32 ha. Do điều kiện tự nhiên đa
phần là đồi núi, diện tích ao hồ 4,7 ha đến năm 2014 giảm còn 4,5ha chiếm
0,15% diện tích đất nông nghiệp.
Tổng số hộ trong toàn xã: 1047 hộ; 4989 khẩu; Nam: 2516 người; Nữ:
2473 người; trong đó Lao động chính: 2312 người
Số hộ nông nghiệp là 957 hộ chiếm 91,8%, số hộ dịch vụ thương mại là 35
hộ 3,4%, số hộ dịch vụ công là 55 hộ đạt 4,8%.
Hộ nghèo là 319 hộ (chiếm 32,82% - giảm 18,5% so với năm 2013), số hộ
cận nghèo 82 hộ (chiếm 8,44 %).
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thu nhập bình quân đầu người 8 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương
thực 467 kg/người/năm.
b) Cơ sở vật chất xã:
- Giáo dục: có 3 trường Mầm mon, tiểu học, trung học cơ sở với tổng số
phòng là 60 phòng 1313 họ sinh.
- Y Tế: Trạm y tế đã được đầu tư xây dựng mới với 19 phòng khám và chữa
bệnh.
- Giao thông, cơ sở hạ tầng:
Tổng chiều dài đường giao thông xã: 32 km, Tuyến đường quốc lộ 15C từ
bản PT chạy qua trung tâm xã dài khoảng 10km; đặc biệt tuyến đường từ bản
NT đi vào bản HP dài khoảng 3km là khó khăn nhất.
-
Hệ thống thủy lợi
Trên địa bàn xã có 27 công trình thuỷ lợi, trong đó có 10 đập dâng. Hệ
thống kênh mương dài khoảng 52,24 km phục vụ tưới cho 72,2 ha đất lúa. Xã có
3 hệ thống đường ống dẫn nước phục vụ tưới cho 5 ha lúa nước. Hiện tại xã có 3
đập dâng và 4 kênh mương đang sử dụng tưới tiêu tốt, còn lại 9 đập dâng và 20
km kênh mương đã hư hỏng cần được nâng cấp sửa chữa.
c) Hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã
Tổng số cán bộ xã là 40 người, trong đó 19 cán bộ chuyên trách, 21 cán bộ
không chuyên trách. Trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên. Đảng uỷ - HĐND –
UBND quan tâm chỉ đạo đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng của xã. Nhất là giúp các hộ gia đình xoá đói, giảm nghèo. Tập trung chỉ
đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, xem chăn nuôi theo hộ gia đình là lợi thế, đẩy
mạnh trồng rừng nâng cao đời sống cho nhân dân.
d) Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Diện tích đất lâm nghiệp lớn là tiềm năng về tư liệu sản xuất, phát triển
lâm nghiệp, kinh tế trang trại và sản xuất nông lâm kết hợp; có quỹ đất để khai
hoang mở rộng diện tích lúa nước.
Người thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
7