1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÁO CÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.46 KB, 55 trang )


– Những trẻ bị ảnh hưởng gián tiếp: là những trẻ có cha hoặc mẹ, hoặc cả cha

và mẹ đều nhiễm HIV/AIDS nhưng bản thân lại không bị mắc, trẻ sử dụng ma túy, bị

xâm hại tình dục, là con của người mua, bán dâm, sử dụng ma túy: là nạn nhân của

tội mua bán người: trẻ em lang thang: mồ côi do các nguyên nhân khác: trẻ em sống

trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Trong báo cáo thực tế, tác giả sử dụng khái niệm trẻ bị ảnh hưởng bởi

HIV/AIDS cận trực tiếp: thân chủ bản thân không mắc nhưng có cha hoặc mẹ hoặc cả

cha và mẹ nhiểm HIV/AIDS.

e. Gia đình

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối

quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và

hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát

triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến

xã hội.

f. Công tác xã hội cá nhân

Công tác xã hội cá nhân là phương pháp của công tá xã hội thông qua tiến trình

giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ cá nhân nhằm tăng cường năng lực

tự giải quyết vấn đề của mình. Trong tiến trình này, nhân viên xã hội cần biết vận dụng

các nền tảng kiến thức khoa học tâm lý học, xã hội học và các khoa học xã hội liên

quan khác đồng thời sử dụng kỹ năng, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, sát cánh cùng đối

tượng, hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề của bản thân và có khả năng giải quyết những

vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai.(tr.27)

1.1.2. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp

a. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow

Tiếp cận theo thuyết nhu cầu nhằm tập trung vào việc tìm kiếm, thức tỉnh cũng

như hỗ trợ để thân chủ tự chủ đạt được những nhu cầu mà họ cần được giải quyết để

có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mỗi đối tượng đều có những nhu cầu khác nhau để tồn tại và phát triển. Sử

dụng thuyết nhu cầu ta sẽ xác định, đánh giá được nhu cầu ưu tiên của thân chủ trong

tiến trình làm việc trợ giúp đối tượng.

Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của A. Maslow chia nhu cầu của con người theo 5 bậc

thang nhu cầu:



16



Hình 1: Tháp nhu cầu của A. Maslow

Thân chủ là trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có những nhu cầu:

- Nhu cầu tự nhiên: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, mặc, ở, đi lại...

- Nhu cầu an toàn: được chăm sóc, được bảo vệ, được thăm khám sức khỏe,

được cung cấp kiến thức để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS...

- Nhu cầu xã hội: được học tập, vui chơi giải trí, được yêu thương, hòa nhập,

giao lưu tình cảm với cha mẹ, người thân, bạn bè và xã hội.

- Nhu cầu tôn trọng: được chấp nhận, có vị trí trong xã hội, được hòa nhập...

- Nhu cầu phát triển, được khẳng định mình: được hoàn thiện, phát triển trí tuệ,

được thể hiện kỹ năng và tiềm lực của mình...

Đối với thân chủ trong báo cáo, tuy trẻ được người nuôi dưỡng, nhà trường,

chính quyền địa phương tạo điều kiện cung cấp, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản

nhưng trẻ vẫn thiếu thốn tình cảm yêu thương, sự chăm sóc gần gũi của cha mẹ do bị

cách ly khỏi cha mẹ và em gái, trẻ vẫn bị phân biệt đối xử mặc dù bản thân trẻ không

bị nhiễm HIV/AIDS...Điều này đã làm hạn chế sự phát triển về tiềm năng và sự hòa

nhập của trẻ.

b. Lý thuyết hệ thống sinh thái

Vận dụng lý thuyết hệ thống sinh thái nhằm thấy được sự tương tác, hỗ trợ,

phức tạp và rộng lớn giữa thân chủ với môi trường sống xung quanh. Tìm hiểu nguyên

nhân nảy sinh vấn đề cũng như phương thức giải quyết vấn đề từ phía môi trường.

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vấn đề của trẻ bị ảnh hưởng bởi

HIV/AIDS bao gồm 3 cấp độ:

17



-



Cấp độ vi mô:là các yếu tố thuộc về bản thân trẻ như: tâm lý, niềm tin, sự mặc



cảm, nhận thức, tình trạng sức khỏe bản thân...

- Cấp độ trung mô: là những tương tác giữa các hệ thống vi mô ( lớp học, gia

đình, nhà trường, bạn bè,...).có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thân chủ ( mối

liên hệ giữa gia đình với nhà trường, mối liên hệ giữa cha mẹ với công việc, mối quan

hệ giữa trẻ với bạn bè...).

- Cấp độ vĩ mô: là những hệ thống như chính quyền địa phương, cộng đồng , các

yếu tố văn hóa, quan niệm xã hội, các thiết chế, chính sách xã hội tại nơi trẻ đang sinh

sống... tác động tới trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

c. Lý thuyết nhận thức hành vi

Lý thuyết nhận thức- hành vi nêu ra yếu tố nhận thức trong quá trình tạo ra

hành vi của con người. tác nhân kích thích không trực tiếp tạo ra hành vi, mà thông

qua nhận thức của con người.

Thuyết này cho rằng, nguyên nhân của những hành vi chưa tốt hay không tích

cực bắt nguồn từ những nhận thức và suy nghĩ sai lệch.Ví dụ như hành vi bỏ học, đánh

bạn, hay cáu gắt, giận giữ, buồn phiền của trẻ hay những hành vi xa lánh, kì thị của

bạn bè và cộng đồng hay sự cấn đoán, chia cách trẻ với cha mẹ bị nhiễm HIV/AIDS do

chưa hiểu biết cũng như không biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV nên cha mẹ và

người thân của trẻ mới tách trẻ khỏi bản thân vì không muốn con bị nhiễm HIV. Vận

dụng lý thuyết nhận thức hành vi vừa có tính hỗ trợ, vừa có tính củng cố thân chủ thay

đổi hành vi cũ và thiết lập hành vi mới, thái độ mới tích cực hơn.

1.1.3. Cơ sở pháp lý của báo cáo

Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và với trẻ em bị ảnh

hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ như:

trợ cấp lương thực, miễn giảm học phí, cấp thẻ Bảo hiểm y tế, ...điều này được thực

hiện hóa bằng Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các Chương trình quốc gia bảo

vệ trẻ em thường xuyên được phát động, các Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi cũng như

trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng được thực thi có hiệu quả.

Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai

đoạn 2014- 2020 với các nội dung như : Cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ,

chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, Hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi

HIV/AIDS được tiếp cận được tiếp cận với các dịch bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Nâng

18



cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội các cấp,

các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về bảo

vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, không phân biệt đối xử với

trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Căn cứ vào các điều trong Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 2004 đối với

trẻ em, căn cứ và các điều tại chương VI của Luật chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng.

Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm

2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của thủ tướng chính phủ.Căn cứ vào các quy định, các

quy điều hướng dẫn trong hoạt động của ngành công tác xã hội.

Trên đây là một số văn bản pháp lý tôi sử dụng làm cơ sở cho báo cáo thực tế

chuyên môn của mình

1.2. Cơ sở thực tiễn của báo cáo

1.2.1. Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử hình thành của xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên,

tỉnh Thái Nguyên

Xã Đắc Sơn là một xã trung du miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Thị xã Phổ

Yên. Phía Bắc giám phường Phố Cò – thị xã Sông Công, phía đông giáp với xã Đồng

Tiến, phía Tây giáp với xã Minh Đức, phía Nam giáp với xã Vạn Phái, cách trung

tâm Thị xã Phổ Yên 2km. Theo số liệu thống kê năm 2010, Đắc Sơn có tổng diện

tích đất tự nhiên là 1.453 ha với 2.3443 hộ và trên nghìn nhân khẩu,23 khu dân cư,

đời sống của người dân đang từng bước được ổn định. Thu nhập bình quan đầu

người ước tính đạt 30.000.000 đ/người/tháng, tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn

toàn xã bằng 20 phần trăm. Công tác quản lý của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc

trẻ em trên địa bàn có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

1.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của cơ sở với thân chủ và công việc thực tế

a. Thuận lợi

Ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể tại địa phương “Phòng Lao động

– thương binh xã hội, hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên, trạm y tế xã...”rất quan tâm

đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bằng rất nhiều hoạt động như tổ

chức tặng quà cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thành tích cao trong

học tập, giúp các em tiếp cận với hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ví dụ

như được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, được miễn giảm học phí, được hưởng trợ cấp

19



hàng tháng theo quy định...tổ chức cho các em được tham gia vào các buổi giao lưu

văn nghệ, thể dục thể thao vào các ngày tết trung thu 1/6, triển khai và thực hiện các

tiêu chí trong việc xây dựng các xã phường phù hợp với trẻ em.

Nhà trường nơi thân chủ đang học tập đã và đang tạo điều kiện cho trẻ được có

cơ hội được học tập và sinh hoạt như bao trẻ em khác.

UBND xã Đắc Sơn, cán bộ, thủ trưởng và công nhân viên làm việc trong xã đã

tạo điều kiện cho tác giả được tham khảo các tài liệu, cung cấp thông tin về thân chủ

cũng như các chính sách dành cho đối tượng để tác giả có tư liệu thục hiện báo cáo

của mình.

Nhà trường, gia đình, người nuôi dưỡng trẻ đã tạo điều kiện cho tác giả được

quan sát, phỏng vấn, được trò chuyện, trao đổi để thu thập các thông tin về thân chủ

phục vụ cho báo cáo và hoạt động can thiệp trợ giúp thân chủ.

a. Khó khăn

Các thông tin về thân chủ được lưu lại tại UBND xã, phòng Lao động - TBXH

không có nhiều, chưa chi tiết.

Địa điểm để tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em vui chơi còn chưa đủ,

chỉ có 17/23 xóm có nhà văn hóa.

Hệ thống giao thông, đường xã đi lại của xã, đường đi tới nhà nơi thân chủ

đang sinh sống xuống cấp, đi lại khó khăn.

Kinh phí để tổ chức các hoạt động trẻ em mặc dù đã có sự đóng góp, ủng hộ

của các ban ngành đoàn thể tuy nhiên còn thấp.

Trình độ nhận thức, sự hiểu biết của gia đình, người nuôi dưỡng thân chủ,

người dân về HIV/AIDS và các cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS còn thấp.

Người thân, gia đình của thân chủ còn e ngại nên lúc đầu còn không muốn tiếp xúc,

chia sẻ các thông tin cho tác giả

Người dân vẫn còn sự kì thị phân biệt đối xử với thân chủ, nên thân chủ ít được

tham gia vào các hoạt động học tập, giao tiếp, vui chơi giải trí.



CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HOẠT

ĐỘNG CAN THIỆP TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI

HIV/AIDS TẠI ĐỊA BÀN XÃ ĐẮC SƠN, THỊ XÃ PHỔ YÊN,

TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Kế hoạch can thiệp dự kiến

Mục tiêu



Hoạt động



Thời

20



Địa



Kết quả mong đợi



gian



điểm



Phỏng vấn cán bộ tại

Tuần 1

UBND xã Đắc Sơn

Tìm hiểu các nguồn tài (từ

liệu liên quan “ báo 22/6/

cáo, cuốn lịch sử Đảng 2015



thực trạng



đến

bộ...”

Sử dụng các phương 28/6/

pháp quan sát, vãng 2015



đời sống



gia,



của trẻ có



liệu....để khái quát thực



hoàn cảnh



trạng cuộc sống của



đặc biệt khó



đối tượng



Tìm hiểu về



phân



tích



Tại địa Mô tả khái quát được thực

bàn



trạng cuộc sống của đối tượng.



Tại



Tìm được các thông tin về các



phòng



quy định hỗ trợ cho đối tượng.



tài



khăn nói

chung và trẻ

em bị ảnh

hưởng bởi

HIV/AIDS

nói riêng

trên địa bàn.

Tìm hiểu hệ Gặp



gỡ



cán



bộ



thống



các LĐTBXH và tìm hiểu



chính



sách qua một số nghị định,



của



đia thông tư, quyết định,



phương của quy định,

Nhà



của cán

bộ



các chính



LĐTB



nước sách mà trẻ em bị ảnh



XH xã



nhằm hỗ trợ hưởng bởi HIV/AIDS



Đắc



cho trẻ em được hưởng



Sơn.



bị



ảnh



hưởng



bởi



HIV/AIDS

Chọn

đối Từ danh sách nhóm đối



Tại



Thống nhất với kiểm huấn viên



tượng



UBND



về đối tượng can thiệp cụ thể.



can tượng và qua quá trình



21



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

×